BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2141/TCT-PCCS | Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2006 |
Kính gửi: Cục thuế Thành phố Hà Nội
Trả lời công văn số 5920 CT/CV-TTr1 ngày 23/5/2006 của Cục thuế thành phố Hà Nội về việc xử lý nợ Ngân sách của doanh nghiệp phá sản, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Khoản 1 Điều 37 Luật số 21/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về phá sản quy định thứ tự phân chia tài sản: "Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây:
a) Phí phá sản;
b) Các Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Các Khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các Khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các Khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần Khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng".
Căn cứ vào quy định trên thì việc thanh toán các Khoản thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước theo trình tự cùng với các Khoản nợ không có bảo đảm trong danh sách chủ nợ. Trường hợp doanh nghiệp không đủ giá trị tài sản để trả nợ thuế cho Ngân sách Nhà nước thì sẽ được xử lý xóa nợ cho doanh nghiệp. Tổng cục Thuế ghi nhận ý kiến của Cục thuế để có hướng dẫn về việc xử lý xóa nợ thuế cho các đối tượng này.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục thuế biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
File gốc của Công văn số 2141/TCT-PCCS của Tổng Cục Thuế về việc xử lý nợ Ngân sách của doanh nghiệp phá sản đang được cập nhật.
Công văn số 2141/TCT-PCCS của Tổng Cục Thuế về việc xử lý nợ Ngân sách của doanh nghiệp phá sản
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Thuế |
Số hiệu | 2141/TCT-PCCS |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Phạm Duy Khương |
Ngày ban hành | 2006-06-16 |
Ngày hiệu lực | 2006-06-16 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |