THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2001/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2001 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 152/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
Nhằm chấn chỉnh tình trạng tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Tu nghiệp sinh quy định tại Điều 1 của Quyết định này phải chịu các biện pháp xử lý sau đây:
1. Bồi thường cho doanh nghiệp làm dịch vụ cung ứng tu nghiệp sinh (sau đây gọi tắt là "doanh nghiệp Việt Nam") những thiệt hại và chi phí có liên quan đến việc tự ý bỏ hợp đồng, bao gồm:
a) Chi phí tuyển dụng, đào tạo phục vụ cho việc đi tu nghiệp tại Nhật Bản, Hàn Quốc;
b) Phí dịch vụ của các tháng còn lại theo hợp đồng đi tu nghiệp ở nước ngoài đã ký kết với doanh nghiệp Việt Nam;
c) Các khoản tiền phạt, tiền bồi thường mà doanh nghiệp Việt Nam phải trả cho doanh nghiệp tiếp nhận của nước sở tại;
d) Các thiệt hại thực tế, hợp lý khác mà việc tự ý bỏ hợp đồng đã gây ra cho doanh nghiệp Việt Nam.
2. Bị buộc trở về nước và phải chịu toàn bộ chi phí đưa về nước;
3. Bị thông báo cho gia đình, nơi làm việc trước khi đi tu nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú về việc tự ý bỏ hợp đồng.
1. Tiền đặt cọc doanh nghiệp Việt Nam đã nhận của tu nghiệp sinh theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ được sử dụng để thực hiện việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Quyết định này. Việc khấu trừ tiền đặt cọc được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong trường hợp xét thấy tiền đặt cọc theo quy định không đủ để thực hiện việc bồi thường, doanh nghiệp Việt Nam có thể yêu cầu và thỏa thuận với người có nguyện vọng đi tu nghiệp về biện pháp ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của tu nghiệp sinh theo hợp đồng ký kết với doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp tiếp nhận; việc giao kết và thực hiện thỏa thuận ký quỹ, bảo lãnh tuân theo các quy định của Bộ Luật Dân sự.
2. Doanh nghiệp không tuyển chọn tu nghiệp sinh quy định tại Điều 1 của Quyết định này đi tu nghiệp, thực tập kỹ thuật hoặc đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày trở về nước.
a) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp tiếp nhận của nước sở tại về việc tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam phải có văn bản đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc đưa người đó trở về nước; văn bản đề nghị được gửi đồng thời cho Cục Quản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Cục Quản lý lao động với nước ngoài) để báo cáo.
b) Ngay sau ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam phải phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại và cơ quan có thẩm quyền trong nước để thực hiện việc đưa tu nghiệp sinh trở về nước.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an quy định chi tiết về trình tự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong nước và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc để thi hành quy định tại điểm này.
c) Ngay sau ngày nhận được thông báo của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc, doanh nghiệp Việt Nam phải mua vé máy bay cho người bị đưa về nước và tạm ứng các chi phí có liên quan đến việc đưa người đó về nước.
2. Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thỏa thuận với các cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản và Hàn Quốc về thủ tục, trình tự phối hợp đưa tu nghiệp sinh về nước.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thủ tục, trình tự thi hành quy định tại Điều này.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Đối với các tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp trước ngày Quyết định này có hiệu lực mà chưa bị xử lý, thì cũng bị xử lý theo quy định của Quyết định này.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
3. Quyết định này phải được thông báo cho tu nghiệp sinh trước khi đi tu nghiệp, thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, Hàn Quốc; các quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Quyết định này phải được cụ thể hóa trong hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và tu nghiệp sinh.
| Phạm Gia Khiêm (Đã ký) |
File gốc của Quyết định 68/2001/QĐ-TTg về biện pháp xử lý đối với tu nghiệp học sinh Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 68/2001/QĐ-TTg về biện pháp xử lý đối với tu nghiệp học sinh Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 68/2001/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành | 2001-05-02 |
Ngày hiệu lực | 2001-05-17 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Còn hiệu lực |