CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 152/1999/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 1999 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ các điều 18, 134, 135 và 184 của Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
2. Người lao động và chuyên gia (sau đây gọi chung là người lao động) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
b) Thông qua doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động;
c) Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
3. Người lao động không được đi làm việc ở nước ngoài thuộc các khu vực cấm và không được làm các nghề thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hình thức nói tại khoản 2 Điều này phải dựa trên cơ sở hợp đồng theo các quy định của Nghị định này và pháp luật của nước sử dụng lao động, đồng thời phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
1. Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh;
2. Doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh, nhưng có hợp đồng nhận thầu, khoán xây dựng công trình, hợp đồng liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài, hợp đồng cung ứng lao động phù hợp với ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đầu tư ra nước ngoài.
a) Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp Đoàn thể thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội đồng Trung ương Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
b) Có vốn điều lệ từ một tỷ đồng trở lên;
c) Doanh nghiệp phải có ít nhất 50% cán bộ quản lý và điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trình độ đại học trở lên, có ngoại ngữ để trực tiếp làm việc với đối tác nước ngoài. Người lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý phải có lý lịch rõ ràng, chưa bị kết án hình sự;
d) Có tài liệu chứng minh khả năng ký kết hợp đồng và thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Hồ sơ xin phép hoạt động chuyên doanh gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp phép hoạt động chuyên doanh;
b) Các văn bản chứng minh về vốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm xin cấp phép, có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền;
c) Luận chứng kinh tế về khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, có ý kiến của Thủ trưởng cơ quan chủ quản của doanh nghiệp (Thủ trưởng Bộ, ngành, Đoàn thể Trung ương hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chủ quản của doanh nghiệp);
d) Quyết định thành lập doanh nghiệp chuyên doanh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1. Doanh nghiệp đăng ký hợp đồng tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định sau đây:
a) Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh phải đăng ký hợp đồng ít nhất ba ngày trước khi tổ chức tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
b) Doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này phải đăng ký hợp đồng ít nhất bảy ngày trước khi tổ chức tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài
c) Hồ sơ đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp gồm có:
Bản sao hợp đồng đã ký với bên nước ngoài;
Đối với doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này phải có văn bản chứng minh khả năng tài chính của doanh nghiệp đảm bảo thực hiện hợp đồng tại thời điểm đăng ký hợp đồng, có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền.
Hồ sơ xin đăng ký hợp đồng lao động cá nhân gồm có:
Đơn xin đi lao động ở nước ngoài, có xác nhận của ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn về nơi thường trú của người lao động. Đối với những người đang làm việc ở các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất dịch vụ thì cần có thêm xác nhận của nơi người lao động làm việc;
Bản sao hợp đồng lao động hoặc bản sao văn bản tiếp nhận làm việc của bên nước ngoài.
3. Trong trường hợp xét thấy hợp đồng gửi đăng ký không đủ các điều kiện cần thiết do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hoặc vi phạm các quy định của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng với bên nước ngoài.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI
a) Cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan dân cử, cơ quan Đoàn thể chính trị - xã hội;
b) Sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
c) Người chưa được phép xuất cảnh theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Hồ sơ cá nhân nộp cho doanh nghiệp gồm có:
a) Đơn xin đi làm việc ở nước ngoài;
b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, đơn vị nơi quản lý đương sự;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
đ) Giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài (nếu có).
1. Được cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về việc làm, nơi ở và nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, chế độ bảo hiểm và những thông tin cần thiết khác trước khi ký kết hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài;
2. Được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng;
3. Được hưởng chế độ ưu đãi trong việc chuyển thu nhập bằng ngoại tệ và thiết bị, nguyên liệu về nước để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh theo chính sách và pháp luật hiện hành của Việt Nam;
5. Ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài, ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài và được hưởng các quyền lợi ghi trong các hợp đồng đã ký;
6. Được tham gia chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
7. Được nhận lại số tiền đặt cọc đã nộp và lãi suất phát sinh sau khi hoàn thành hợp đồng làm việc ở nước ngoài về nước.
1. Thực hiện đúng các điều khoản đã ký trong hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài và hợp đồng lao động, quy chế làm việc và sinh hoạt ở nơi làm việc;
2. Nộp phí dịch vụ cho doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này;
3. Nộp tiền đặt cọc cho doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng làm việc ở nước ngoài;
4. Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp làm việc ở những nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập theo quy định tại Hiệp định đó;
5. Nộp tiền bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành;
6. Tham dự các khóa đào tạo và giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
7. Không được tự ý bỏ hợp đồng hoặc tổ chức cho người lao động khác bỏ hợp đồng lao động đã ký với người sử dụng lao động để đi làm việc ở nơi khác;
8. Tự chịu trách nhiệm về thiệt hại do bản thân vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật gây ra cho doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và cho bên nước ngoài theo pháp luật của Việt Nam và pháp luật của nước sở tại;
9. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý công dân Việt Nam ở nước ngoài và chịu sự quản lý của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại;
10. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại, giữ gìn bí mật quốc gia và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tôn trọng phong tục tập quán và có quan hệ tốt với nhân dân của nước sở tại.
2. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nói tại điểm a khoản 2 Điều 2 có các quyền, lợi ích và nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 Điều 8 và các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 9 của Nghị định này.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 12. Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh có các quyền sau đây:
1. Chủ động tìm kiếm, khảo sát thị trường lao động, lựa chọn hình thức hợp đồng và trực tiếp ký kết các hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người lao động;
2. Thu phí dịch vụ để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp với mức không quá 12% lương của người lao động theo hợp đồng, riêng đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển thu không quá 18% lương của người lao động theo hợp đồng;
3. Nhận tiền đặt cọc của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này. Việc nhận tiền đặt cọc phải được ghi rõ trong hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài;
5. Khởi kiện ra Toà án để yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp luật;
6. Đề nghị cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan Nhà nước có liên quan cung cấp thông tin về thị trường lao động ở nước ngoài và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp;
7. Được Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề, kỹ thuật và công nghệ, ngoại ngữ cho người lao động và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ của doanh nghiệp làm nhiệm vụ quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Điều 13. Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh có nghĩa vụ sau đây:
1. Đăng ký hợp đồng, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo đúng các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan của Nhà nước;
3. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng đã ký với nước ngoài, bảo đảm đầy đủ các quyền, lợi ích của người lao động theo các điều khoản của hợp đồng đã ký với người lao động và với bên nước ngoài;
4. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận tiền đặt cọc của người lao động, doanh nghiệp phải chuyển toàn bộ số tiền đặt cọc đã thu vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại Kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và thông báo bằng văn bản cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
5. Thu tiền bảo hiểm xã hội của người lao động để nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
6. Ưu tiên tuyển chọn đối tượng thuộc diện chính sách ưu đãi theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
7. Tổ chức đưa đi, quản lý, đưa về và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ về số lượng và nơi làm việc của người lao động Việt Nam cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước có người lao động của doanh nghiệp làm việc. Chịu sự chỉ đạo của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động do doanh nghiệp đưa đi;
8. Trường hợp người lao động bị tai nạn, mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết ở nước ngoài, doanh nghiệp phải chủ trì và phối hợp với bên nước ngoài, các cơ quan chức năng của Việt Nam và của nước sở tại để kịp thời giải quyết, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động;
9. Không được đưa người lao động đi làm những nghề, những khu vực ở nước ngoài theo danh mục cấm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
11. Bồi thường cho người lao động thiệt hại do doanh nghiệp hoặc do bên nước ngoài vi phạm hợp đồng gây ra theo pháp luật của Việt Nam và pháp luật của nước sở tại;
12. Nộp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phí quản lý bằng 1% khoản thu phí dịch vụ, nộp thuế theo luật định đối với các hoạt động có liên quan đến đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ về quản lý tài chính, quản lý và sử dụng ngoại tệ theo quy định hiện hành của Nhà nước;
2. Trong trường hợp doanh nghiệp tuyển chọn lao động ở các đơn vị khác hoặc ở địa phương thì phải xuất trình giấy phép hoạt động chuyên doanh với đơn vị cung cấp lao động hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Doanh nghiệp phải quy định thời hạn tuyển chọn, làm thủ tục cho người lao động đi làm việc nước ngoài. Trong trường hợp hết thời hạn mà chưa đưa được người lao động đi nước ngoài làm việc thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động biết. Nếu hết thời hạn đó, người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, thì phải thanh toán lại toàn bộ số tiền mà người lao động đã chi phí theo quy định và thoả thuận với doanh nghiệp.
Khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp phải ưu tiên tuyển người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp. Trong trường hợp lao động của doanh nghiệp không đủ thì được tuyển người lao động vào doanh nghiệp để đưa đi làm việc ở nước ngoài.
Điều 18. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
1. Đàm phán, ký kết các Hiệp định Chính phủ về hợp tác sử dụng lao động với nước ngoài theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ;
2. Xác định chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và 5 năm về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; phối hợp với các Bộ, ngành, Đoàn thể trung ương và địa phương chỉ đạo thực hiện;
3. Nghiên cứu các chính sách, chế độ liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ đó;
4. Nghiên cứu thị trường lao động ngoài nước và quy định các điều kiện làm việc, sinh hoạt cần thiết cho người lao động, quy định các danh mục các nghề cấm, các khu vực cấm đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
5. Hướng dẫn công tác bồi dưỡng nghề, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; quy định các chương trình đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Thành lập các trung tâm quốc gia đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước;
6. Cấp, đình chỉ và thu hồi giấy phép hoạt động chuyên doanh, nhận đăng ký hợp đồng và thu lệ phí, phí quản lý theo quy định;
7. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan và doanh nghiệp có liên quan đến việc thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 3 Điều 24 của Nghị định này;
9. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc quản lý người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ;
10. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ nghiên cứu tổ chức bộ phận quản lý lao động trong cơ quan đại diện Việt Nam ở những nước và khu vực có nhiều lao động Việt Nam làm việc hoặc có nhu cầu và khả năng nhận nhiều lao động Việt Nam với số lượng biên chế, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phù hợp với Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
2. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quản lý Nhà nước đối với lao động Việt Nam ở nước sở tại; thông qua Bộ Ngoại giao cung cấp kịp thời cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về tình hình thị trường lao động ngoài nước và tình hình người lao động Việt Nam ở nước sở tại; liên hệ với các cơ quan chức năng của nước sở tại để giúp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thiết lập quan hệ hợp tác sử dụng lao động; phối hợp với các tổ chức, cơ quan hữu quan của nước sở tại và các tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và của doanh nghiệp Việt Nam.
3. Bộ Công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tạo điều kiện để người lao động được cấp hộ chiếu một cách thuận lợi theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu về thời gian thực hiện hợp đồng với bên nước ngoài.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nội dung hợp tác lao động với nước ngoài vào các kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại, các chương trình hợp tác quốc tế, cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định chỉ tiêu kế hoạch về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hàng năm, 5 năm.
5. Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách tạo điều kiện để người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thực hiện các quyền quy định tại khoản 3 Điều 8, khoản 1 Điều 10 và Điều 17 của Nghị định này.
1. Thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định số lượng các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý được phép đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật;
2. Chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh;
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có đóng góp tích cực và hiệu quả vào hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì được khen thưởng.
2. Người lao động vi phạm các điều khoản của hợp đồng đã ký với doanh nghiệp tổ chức đi làm việc ở nước ngoài, với người sử dụng lao động ở nước ngoài và những quy định của Nghị định này thì phải bồi thường những thiệt hại và chi phí có liên quan, phải buộc trở về nước theo thoả thuận ghi trong hợp đồng, và bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Doanh nghiệp vi phạm các quy định của Nghị định này thì bị cảnh cáo, phạt tiền theo quy định hiện hành; bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động chuyên doanh.
Các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng giấy phép cho đến khi hết thời hạn. Doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này khi hết thời hạn được đổi giấy phép mới.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
File gốc của Nghị định 152/1999/NĐ-CP quy định việc người lao động và chuyên gia Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đang được cập nhật.
Nghị định 152/1999/NĐ-CP quy định việc người lao động và chuyên gia Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 152/1999/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 1999-09-20 |
Ngày hiệu lực | 1999-10-05 |
Lĩnh vực | Lao động |
Tình trạng | Hết hiệu lực |