Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Điều 7. Phân cấp quản lý tài chính công đoàn
1. Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán. công khai dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn. xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở.
2. Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán. quyết toán. công khai dự toán, quyết toán. kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên. phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
3. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. quyết định nguyên tắc xây dựng, phân bổ, duyệt dự toán cho các đơn vị cấp dưới theo quy định của Tổng Liên đoàn. xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán. công khai dự toán, quyết toán. kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên. phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính của công đoàn Việt Nam. quyết định nguyên tắc xây dựng, xét duyệt, phân bổ dự toán tài chính công đoàn hàng năm. tổng hợp phê duyệt dự toán, quyết toán cấp Tổng dự toán, các đơn vị cấp dưới. kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn, thực hiện nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn. ban hành các quy định, quy chế, hướng dẫn về thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính công đoàn theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn. phê duyệt dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn hàng năm.
5. Thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, cấp vốn điều lệ, vay vốn, cho vay vốn:
a) Thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn:
- Phê duyệt chủ trương đầu tư tài chính (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng), cấp vốn điều lệ trên 2 tỷ đồng.
- Phê duyệt chủ trương sử dụng nguồn tài chính công đoàn cho các đơn vị trong tổ chức công đoàn vay.
- Phê duyệt đề án vay vốn trên 2 tỷ đồng cho các đơn vị trong tổ chức công đoàn.
b) Thẩm quyền của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương:
- Phê duyệt chủ trương sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng), cấp vốn điều lệ cho doanh nghiệp công đoàn theo quy chế tổ chức, quản lý tài chính doanh nghiệp công đoàn đến 2 tỷ đồng.
- Phê duyệt chủ trương sử dụng nguồn tài chính công đoàn cho các đơn vị trực thuộc vay vốn đến 2 tỷ đồng.
- Phê duyệt đề án vay vốn theo quy định của pháp luật cho các đơn vị trực thuộc đến 2 tỷ đồng.
* Đối với Ban Công đoàn Quốc phòng không có Ban Thường vụ thì thẩm quyền do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
c) Thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được vận dụng cơ chế tài chính Công ty TNHH MTV công đoàn được quyết định vay vốn, huy động vốn từ 02 tỷ đồng trở xuống, mức trên 02 tỷ đồng trở lên trình Chủ sở hữu phê duyệt để thực hiện.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 1764/QĐ-TLĐ năm 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 ... của Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn. thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
1. Khoản 5 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, cấp vốn điều lệ. vay vốn, huy động vốn:
a) Thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn:
- Phê duyệt chủ trương đầu tư tài chính (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng).
- Phê duyệt đề án cấp vốn (không bao gồm cấp kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên) cho đơn vị sự nghiệp và công ty TNHH Một thành viên.
- Cấp vốn cho đơn vị sự nghiệp và công ty TNHH Một thành viên trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Phê duyệt chủ trương vay vốn, huy động vốn thực hiện đầu tư của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên trực thuộc Tổng Liên đoàn.
b) Thẩm quyền của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương:
- Xây dựng phương án đầu tư tài chính từ nguồn tài chính công đoàn của đơn vị trình Tổng Liên đoàn phê duyệt (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng).
- Thẩm định đề án cấp vốn (không bao gồm cấp kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên) cho đơn vị sự nghiệp và công ty TNHH Một thành viên trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trình Tổng Liên đoàn phê duyệt.
- Cấp vốn cho đơn vị sự nghiệp và công ty TNHH Một thành viên trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương sau khi được Tổng Liên đoàn phê duyệt.
- Phê duyệt chủ trương vay vốn, huy động vốn thực hiện đầu tư của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.
* Đối với Ban Công đoàn Quốc phòng không có Ban Thường vụ thì thẩm quyền do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
c) Thẩm quyền của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn: Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên được vay vốn, huy động vốn thực hiện đầu tư trên cơ sở được Tổng Liên đoàn phê duyệt chủ trương.”*
...
Điều 16. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt dự toán, quyết toán đầu tư XDCB, mua sắm tài sản. sử dụng tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết
1. Thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn:
- Phê duyệt chủ trương đầu tư XDCB, mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp qua Tổng Liên đoàn và nguồn tài chính của Tổng Liên đoàn cấp.
- Phê duyệt chủ trương đầu tư XDCB, mua sắm tài sản bằng nguồn tài chính công đoàn (bao gồm cả nguồn khác nhưng công đoàn quyết định đầu tư) trên 2 tỷ đồng trở lên và ủy quyền cho Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương thực hiện quy trình đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về XDCB và đấu thầu.
- Phê duyệt chủ trương mua ô tô mới, thanh lý xe ô tô cũ của các cấp công đoàn, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn (bao gồm cả công ty cổ phần công đoàn giữ cổ phần chi phối).
- Phê duyệt chủ trương sử dụng tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp trực thuộc công đoàn các cấp theo quy định của pháp luật có giá trị của hợp đồng trên 2 tỷ đồng.
2. Thẩm quyền của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương:
- Phê duyệt chủ trương đầu tư XDCB, mua sắm bằng nguồn tài chính công đoàn của đơn vị đến 2 tỷ đồng. Thực hiện quy trình đầu tư xây dựng và đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng nguồn tài chính của đơn vị trên 2 tỷ đồng, sau khi được Tổng Liên đoàn phê duyệt chủ trương.
- Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương phê duyệt chủ trương sử dụng tài sản cho thuê, liên doanh liên kết của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật có giá trị của hợp đồng đến 2 tỷ đồng.
3. Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư XDCB, mua sắm tài sản của Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn:
- Dự án XDCB, mua sắm tài sản cố định bằng nguồn tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn phê duyệt.
- Dự án XDCB, mua sắm tài sản (trừ ô tô) từ quỹ hoạt động sự nghiệp. sử dụng quỹ hoạt động sự nghiệp đầu tư tài chính (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng), góp vốn liên doanh, liên kết: các đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, các đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên quyết định giá trị từ 02 tỷ đồng trở xuống, các đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên quyết định giá trị tối đa 01 tỷ đồng, các đơn vị được ngân sách đảm bảo chi thường xuyên quyết định giá trị tối đa 500 triệu đồng.
4. Cấp quyết định đầu tư, mua sắm tài sản, quyết định việc thanh lý tài sản.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 1764/QĐ-TLĐ năm 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều ... 16 ... của Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn. thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
...
2. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt dự toán, quyết toán dự án đầu tư công (có cấu phần xây dựng, không có cấu phần xây dựng). mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ. sử dụng tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết
1. Thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn:
1.1. Dự án đầu tư công:
a) Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước:
- Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm.
- Phê duyệt: chủ trương đầu tư dự án. dự án. kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án. quyết toán dự án hoàn thành.
b) Sử dụng nguồn tài chính công đoàn. vốn từ nguồn thu hợp pháp của các đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác:
- Phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
- Phê duyệt: chủ trương đầu tư dự án. dự án. kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, quyết toán dự án hoàn thành.
c. Sử dụng nguồn vốn hỗn hợp (nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, tài chính công đoàn).
Căn cứ vào tỷ lệ vốn đầu tư đối với dự án cụ thể thì thực hiện theo thỏa thuận giữa các cấp có thẩm quyền để xác định cơ quan quyết định đầu tư dự án.
1.2. Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác:
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
1.3. Mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên:
a) Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước:
- Lập kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Phân bổ dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hàng năm.
- Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. phê duyệt quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.
b) Sử dụng nguồn tài chính công đoàn. quỹ phát triển tại đơn vị sự nghiệp công lập:
Phê duyệt kế hoạch trung hạn. phê duyệt dự toán, quyết toán hàng năm.
1.4. Sử dụng tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết. mua sắm, thanh lý xe ô tô, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp:
- Phê duyệt chủ trương. đề án sử dụng tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp thuộc các cấp công đoàn theo quy định của pháp luật.
- Phê duyệt chủ trương mua sắm xe ô tô, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. thanh lý xe ô tô, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cấp công đoàn, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương. đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế là chủ đầu tư:
2.1. Dự án đầu tư công:
a) Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước:
- Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm và trình Tổng Liên đoàn xem xét.
- Thực hiện kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước được phân bổ, giao hàng năm.
- Trình Tổng Liên đoàn xem xét, phê duyệt: chủ trương đầu tư dự án. dự án. kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án. quyết toán dự án hoàn thành.
- Thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
b) Sử dụng nguồn tài chính công đoàn. vốn từ nguồn thu hợp pháp của các đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác:
- Thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được Tổng Liên đoàn giao.
- Trình Tổng Liên đoàn xem xét, phê duyệt: chủ trương đầu tư dự án. dự án. kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, quyết toán dự án hoàn thành.
- Thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
c) Sử dụng nguồn vốn hỗn hợp (nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, tài chính công đoàn):
Thực hiện dự án theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2.2. Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác:
Thực hiện dự án theo quyết định của Tổng Liên đoàn và quy định của pháp luật.
2.3. Mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên:
a) Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước:
- Lập kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và trình Tổng Liên đoàn xem xét.
- Thực hiện mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hàng năm theo số phân bổ, dự toán được duyệt.
- Trình Tổng Liên đoàn kế hoạch lựa chọn nhà thầu. trình quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.
b) Sử dụng nguồn tài chính công đoàn. quỹ phát triển tại đơn vị sự nghiệp công lập:
- Thực hiện mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hàng năm theo dự toán được duyệt.
- Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. phê duyệt quyết toán tài chính hàng năm của các đơn vị trực thuộc trực tiếp.
2.4. Sử dụng tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết. mua sắm, thanh lý xe ô tô, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp:
- Lập, thẩm định hồ sơ. trình Tổng Liên đoàn chủ trương, đề án sử dụng tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Lập, thẩm định hồ sơ. trình Tổng Liên đoàn về việc mua sắm, thanh lý xe ô tô, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
3. Cấp quyết định đầu tư, mua sắm tài sản, quyết định việc thanh lý tài sản.”*
...
Điều 19. Phân cấp thu và phương thức thu kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng cho tổ chức công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn. Tổng Liên đoàn thống nhất thu và phân cấp cho các cấp công đoàn thu kinh phí công đoàn như sau:
1. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách Trung ương hoặc ngân sách địa phương bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và tương đương thu đối với các đơn vị do mình quản lý trực tiếp và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để thực hiện. đồng thời thông báo cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố hoặc Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để phối hợp thu.
2. Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước có công đoàn cơ sở hoặc chưa thành lập công đoàn cơ sở
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để biết thực hiện.
3. Liên đoàn Lao động cấp tỉnh thành phố và tương đương. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chỉ được phân cấp thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cấp dưới đối với các đơn vị sau:
- Công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước
- Công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có từ 5.000 lao động trở lên, có tài khoản, có kế toán công đoàn chuyên trách, ba năm liền kề thực hiện tốt việc thu kinh phí công đoàn, báo cáo dự toán, quyết toán thu chi tài chính công đoàn, nộp nghĩa vụ lên công đoàn cấp trên đầy đủ, kịp thời
- Các đơn vị thuộc đối tượng thực hiện Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường, lâm trường quốc doanh
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Quyết định 1764/QĐ-TLĐ năm 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều ... 19 ... của Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn. thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
...
3. Khoản 3 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phân cấp thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở đối với các đơn vị thuộc đối tượng thực hiện Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 về quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước.”*
4. Các cấp công đoàn phải ban hành Quyết định phân cấp thu kèm theo danh sách đối tượng đóng kinh phí công đoàn được phân cấp để công đoàn các cấp dưới thực hiện
5. Phương thức thu kinh phí công đoàn đối với tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước Tổng Liên đoàn có hướng dẫn riêng.
...
Điều 21. Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn cơ sở
1. Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được sử dụng 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Quyết định 1764/QĐ-TLĐ năm 2020
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều ... 21 của Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn. thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
...
4. Khoản 1 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 21. Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn cơ sở
1. Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Phần kinh phí công đoàn phân phối cho công đoàn cơ sở theo hướng mỗi năm tăng 1% để đạt mức 75% đến năm 2025.
Phần đoàn phí công đoàn thu tăng thêm so với quy định tại Điều 23 Quyết định này và nguồn thu khác được để lại 100% cho công đoàn cơ sở sử dụng.”*
2. Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn.
Công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn nộp lên công đoàn cấp trên (cấp được phân cấp quản lý tài chính công đoàn) tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trong năm nộp theo dự toán, khi có quyết toán nộp theo số thu quyết toán.
3. Cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn.
Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp cho công đoàn cơ sở (đơn vị nộp kinh phí công đoàn) trong vòng 05 ngày làm việc.
4. Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trong tổng số thu kinh phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này. Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết phải quản lý, theo dõi và trả lại cho công đoàn cơ sở khi đơn vị đó thành lập tổ chức công đoàn. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở đã phá sản, giải thể thì số thu kinh phí công đoàn được ghi tăng nguồn thu tài chính công đoàn tại cấp trên cơ sở được phân cấp thu.