- Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
- Căn cứ Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn ngày 19/12/2016 về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu và phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính và các quy định có liên quan khác;
- Nghị quyết số 07b/NQ-TLĐ ngày 21/1/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới;
- Quy chế phối hợp số 3601/QCPH-TLĐ-BHXH ngày 20/9/2016 giữa Tổng Liên đoàn và Bảo hiểm Xã hội về việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu trong việc khởi kiện ra tòa đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Hướng dẫn số 09/HD-TLĐ ngày 10/9/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam;
- Công văn số 808/TLĐ ngày 06/8/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc bổ sung đối tượng không phải đóng đoàn phí công đoàn;
- Căn cứ kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại thông báo Kết luận kiểm toán số 170/TB-KTNN ngày 29/7/2020; của Thanh tra Bộ Tài chính tại Kết luận Thanh tra số 666/KL-TTr ngày 22/7/2019.
- Đoàn phí công đoàn thu trên số đoàn viên công đoàn theo tiền lương và phụ cấp lương tại từng khu vực và theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Phân phối nguồn chi tại các cấp, tỷ trọng chi tại các mục và mức chi của các nội dung đảm bảo theo quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
Số thu kinh phí công đoàn được xác định trên cơ sở số lao động phải đóng kinh phí công đoàn và tiền lương bình quân của lao động. Cách xác định cụ thể như sau:
- Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở:
Khoản 5 Điều 8 Quy chế phối hợp số 3601/QCPH-TLĐ-BHXH), số lao động tại đơn vị thuộc đối tượng phải nộp KPCĐ nhưng chưa tham gia BHXH, số lao động dự kiến tăng (giảm) tại đơn vị trong năm kế hoạch 2021.
LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: phải thống kê được danh sách các doanh nghiệp đã đóng BHXH tại thời điểm 30/6/2020 (theo số liệu của cơ quan BHXH cung cấp), từ đó thực hiện xác định số lao động tại các doanh nghiệp như với Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở. Năm 2021, Tổng Liên đoàn chưa giao kế hoạch thu KPCĐ 2% tại các doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS có dưới 10 lao động tuy nhiên vẫn khuyến khích các đơn vị thu.
1.2. Về quỹ lương thu kinh phí công đoàn
Số dự toán thu KPCĐ khu vực SXKD tại LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn là dữ liệu để nhập Phần mềm thu KPCĐ khu vực SXKD năm 2021 theo Hướng dẫn số 1305/HD-TLĐ ngày 15/8/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng Liên đoàn; Hướng dẫn số 09/HD-TLĐ ngày 10/9/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Số thu ĐPCĐ năm 2021 được xác định trên cơ sở số đoàn viên thực tế (có đối chiếu với Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn) tại các công đoàn cơ sở nhân với tiền lương và phụ cấp của đoàn viên được quy định chi tiết tại Chương IV Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Mức thu đoàn phí công đoàn bình quân của 1 đoàn viên năm 2021 tại các LĐLĐ tỉnh thành phố, Công đoàn ngành TW và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đảm bảo không thấp hơn mức thu bình quân của 1 đoàn viên công đoàn theo báo cáo quyết toán năm 2019 được duyệt. Trong trường hợp các địa phương bị ảnh hưởng do dịch COVID 19 cần có thuyết minh giải trình riêng về việc số thu ĐPCĐ sụt giảm so với số quyết toán 2019.
Năm 2021, công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí và 71% tổng số thu kinh phí công đoàn.
1.2. Công đoàn cấp trên cơ sở:
Điều 22, Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở. Tổng Liên đoàn hướng dẫn tỷ lệ phân phối ước tính tại cấp trên cơ sở để áp dụng tỷ lệ phân phối mặc định cho Phần mềm thu KPCĐ 2% khu vực SXKD qua tài khoản của Tổng Liên đoàn. Hết niên độ tài chính, việc bù trừ giữa LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW và tương đương với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW quyết định.
Nguồn thu khác phát sinh ở cấp nào, cấp đó được sử dụng.
Năm 2021 dừng xác định số kinh phí nộp tiết giảm của các đơn vị theo Nghị quyết số 09c/NQ-BCH ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về “Điều chỉnh tỷ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất”.
- Chi tiền lương, phụ cấp dự toán theo thực tế số biên chế và lao động.
- Chi hoạt động phong trào căn cứ theo số thực hiện năm trước (theo số quyết toán 2019) và nhiệm vụ được giao trong năm tại đơn vị.
2. Ban Thường vụ LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn căn cứ Nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn 2021, Hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính công đoàn 2021, các quy định hiện hành về tài chính của Tổng Liên đoàn để tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Nơi nhận: - Thường trực ĐCT-TLĐ; - LĐLĐ các tỉnh,thành phố; CĐ ngành TW và tương đương; CĐ TCT trực thuộc TLĐ; đơn vị sự nghiệp trực thuộc TLĐ; - Lưu Tài chính; VT TLĐ.
Điều 22. Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở
Công đoàn các cấp trên cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Nguồn thu khác của đơn vị nào đơn vị đó được sử dụng.
1. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương quy định cho đến khi có hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.
2. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Tổng Liên đoàn với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương như sau:
a) Đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên chênh lệch trên 10% so với số chi của đơn vị (bao gồm công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, phải nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.
Số kinh phí nộp về Tổng Liên đoàn = (Tổng hợp toàn bộ số thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn của đơn vị) x mức nộp như sau:
- Số thu đến 500 tỷ đồng.
(Bảng biểu, xem nội dung chi tiết tại văn bản)
- Số thu trên 500 tỷ đồng.
Đơn vị có số thu trên 500 tỷ đồng trở lên ngoài kinh phí nộp theo mức 1 của bảng trên thì phần chênh lệch tăng thêm thực hiện mức nộp về Tổng Liên đoàn là 5,5%.
Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết toán nộp theo số quyết toán.
Trường hợp số thu quyết toán vượt trên mức thu của bậc giao dự toán thì ngoài kinh phí nộp theo mức đã giao dự toán, phần chênh lệch tăng thêm thực hiện mức nộp của bậc trên liền kề.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, điều chỉnh mức nộp đối với các đơn vị không thực hiện được mức nộp theo quy định trên khi giao dự toán hàng năm.
b) Đơn vị tự cân đối thu, chi
Các đơn vị có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên cân đối được thu, chi hoặc chênh lệch từ 10% trở xuống so với số chi (bao gồm cả công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm được xác định là đơn vị tự cân đối thu, chi.
c) Đơn vị được cấp hỗ trợ.
Các đơn vị có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên không cân đối được thu, chi tính theo định mức cán bộ công đoàn chuyên trách, định mức chi, hệ số điều chỉnh đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa do Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, được cấp hỗ trợ phần chênh lệch.
Trường hợp số cán bộ chuyên trách công đoàn cấp trên cơ sở tính theo định mức và hệ số điều chỉnh nêu trên cao hơn số cán bộ công đoàn chuyên trách do Tổng Liên đoàn thông báo thì lấy số cán bộ công đoàn chuyên trách Tổng Liên đoàn thông báo làm căn cứ tính cấp hỗ trợ.
Đối với các đơn vị không cân đối được thu, chi phải hỗ trợ ngoài quy định trên, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
3. Sử dụng số thu của Tổng Liên đoàn.
Số thu của Tổng Liên đoàn được sử dụng để cấp cho Văn phòng Tổng Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn. cấp hỗ trợ cho các đơn vị theo quy định trên. dự phòng của Tổng Liên đoàn và hỗ trợ khác cho các đơn vị theo quyết định của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
4. Kinh phí chỉ đạo phối hợp (thực hiện theo Quyết định số 887/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2015 của Tổng Liên đoàn)
a) Công đoàn ngành trung ương và tương đương nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp về Tổng Liên đoàn bằng 4% số thu kinh phí công đoàn phần công đoàn cấp trên được sử dụng.
b) Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp về Tổng Liên đoàn bằng 4% số thu kinh phí công đoàn của đơn vị chỉ đạo phối hợp phần công đoàn cấp trên được sử dụng.
Điều 22. Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở
Công đoàn các cấp trên cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Nguồn thu khác của đơn vị nào đơn vị đó được sử dụng.
1. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương quy định cho đến khi có hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.
2. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Tổng Liên đoàn với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương như sau:
a) Đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên chênh lệch trên 10% so với số chi của đơn vị (bao gồm công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, phải nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.
Số kinh phí nộp về Tổng Liên đoàn = (Tổng hợp toàn bộ số thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn của đơn vị) x mức nộp như sau:
- Số thu đến 500 tỷ đồng.
(Bảng biểu, xem nội dung chi tiết tại văn bản)
- Số thu trên 500 tỷ đồng.
Đơn vị có số thu trên 500 tỷ đồng trở lên ngoài kinh phí nộp theo mức 1 của bảng trên thì phần chênh lệch tăng thêm thực hiện mức nộp về Tổng Liên đoàn là 5,5%.
Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết toán nộp theo số quyết toán.
Trường hợp số thu quyết toán vượt trên mức thu của bậc giao dự toán thì ngoài kinh phí nộp theo mức đã giao dự toán, phần chênh lệch tăng thêm thực hiện mức nộp của bậc trên liền kề.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, điều chỉnh mức nộp đối với các đơn vị không thực hiện được mức nộp theo quy định trên khi giao dự toán hàng năm.
b) Đơn vị tự cân đối thu, chi
Các đơn vị có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên cân đối được thu, chi hoặc chênh lệch từ 10% trở xuống so với số chi (bao gồm cả công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm được xác định là đơn vị tự cân đối thu, chi.
c) Đơn vị được cấp hỗ trợ.
Các đơn vị có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên không cân đối được thu, chi tính theo định mức cán bộ công đoàn chuyên trách, định mức chi, hệ số điều chỉnh đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa do Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, được cấp hỗ trợ phần chênh lệch.
Trường hợp số cán bộ chuyên trách công đoàn cấp trên cơ sở tính theo định mức và hệ số điều chỉnh nêu trên cao hơn số cán bộ công đoàn chuyên trách do Tổng Liên đoàn thông báo thì lấy số cán bộ công đoàn chuyên trách Tổng Liên đoàn thông báo làm căn cứ tính cấp hỗ trợ.
Đối với các đơn vị không cân đối được thu, chi phải hỗ trợ ngoài quy định trên, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
3. Sử dụng số thu của Tổng Liên đoàn.
Số thu của Tổng Liên đoàn được sử dụng để cấp cho Văn phòng Tổng Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn. cấp hỗ trợ cho các đơn vị theo quy định trên. dự phòng của Tổng Liên đoàn và hỗ trợ khác cho các đơn vị theo quyết định của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
4. Kinh phí chỉ đạo phối hợp (thực hiện theo Quyết định số 887/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2015 của Tổng Liên đoàn)
a) Công đoàn ngành trung ương và tương đương nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp về Tổng Liên đoàn bằng 4% số thu kinh phí công đoàn phần công đoàn cấp trên được sử dụng.
b) Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp về Tổng Liên đoàn bằng 4% số thu kinh phí công đoàn của đơn vị chỉ đạo phối hợp phần công đoàn cấp trên được sử dụng.
Điều 8. Trách nhiệm của BHXH Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam
...
5. Hàng năm, trước ngày 30/6, BHXH tỉnh và BHXH huyện cung cấp danh sách đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH do đơn vị mình quản lý gồm các thông tin về số người, số tiền đóng BHXH cho tổ chức công đoàn cùng cấp để phục vụ nhu cầu quản lý.
File gốc của Quyết định 1355/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2021 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1355/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2021 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành