THUỐC\r\nTHỬ-PHƯƠNG PHÁP SO MÀU NGỌN LỬA XÁC ĐỊNH TẠP CHẤT NATRI, KALI, CANXI VÀ STRONTI
\r\nReagents-flame emission electrophotometric method.Determination of\r\npotassium, sodium calcium and strontium
Tiêu chuẩn này quy định phương\r\npháp so màu ngọn lửa để xác định tạp chất natri, kali, canxi và stronti trong\r\nthuốc thử.
\r\n\r\n\r\n\r\nPhương pháp so màu ngọn lửa chỉ\r\nra rằng dung dịch đem thử dưới tác dụng của luồng không khí nén hoặc luồng oxy\r\nđược phun ra và rơi vào ngọn lửa axetylen, hidro, butan hoặc propan. Khi cháy,\r\ntrong ngọn lửa đèn khí sẽ phát ra tia sáng đặc trưng cho nguyên tố cần xác định.\r\nQua kính lọc sáng hoặc kính đơn sắc sẽ tách ra được tia sáng đặc trưng đó và hướng\r\nvào máy thu ( tée bào quang điện hoặc bộ phận khuyếch đại ánh sáng). Dòng quang\r\nđiện phát sinh ra tỷ lệ với cường độ tia sáng, tức là tỷ lệ với hàm lượng n\r\nnguyên tố cần xác định trong chất đem thử. Dùng điện kế hay máy điện thế tự ghi\r\nloại nhạy để đo dòng quang điện. Dựa vào chỉ số trên máy và đồ thị chuẩn xây dựng\r\nđược qua các dung dịch chuẩn để tìm ra hàm lượng tạp chất cần xác định.
\r\n\r\nDùng máy trắc quang ngọn lửa có\r\nnhững đặc tính như trên để đo dòng quang điện.Khi sử dụng máy, phải tuân thủ những\r\nđiều ghi trong tài liệu hướng dẫn. Điều kiện đo quy định phụ thuộc vào máy đem\r\nsử dụng.
\r\n\r\nỔn định các điều kiện đo là điều\r\nchủ yếu để thu được kết quả lặp lại trong các phép phân tích.
\r\n\r\n2. THUỐC THỬ,\r\nDUNG DỊCH VÀ CÁC CHẤT PHỤ
\r\n\r\nKhông khí nén hoặc oxi
\r\n\r\nAxetylen đã được làm sạch dùng\r\ncho việc so màu ngọn lửa hoặc hidro để dùng cho trường hợp cần nhiệt độ thấp\r\nhơn butan hay propan ( các khí tinh khiết không đạt yêu cầu, phải cho chạy qua\r\naxit sunfuric 96 %).
\r\n\r\nNatri clorua
\r\n\r\nKali nitrat
\r\n\r\nCanxi cacbonat
\r\n\r\nStronti nitrat
\r\n\r\nCác dung dịch chính chuẩn bị như\r\nsau:
\r\n\r\nHoà tan lượng cân của chất tương\r\nứng ( xem bảng 1) vào nước đựng trong bình định mức dung tích 1000 ml và thêm\r\nnước đến vạch mức. Canxi cacbonat đem hoà tan sơ bộ vào 10 ml dung dịch axit\r\nclohidric 25 %.
\r\n\r\nBảng 1
\r\n\r\n\r\n Dung\r\n dịch chính chứa \r\n | \r\n \r\n Lượng\r\n cân \r\n | \r\n \r\n Trong\r\n 1 ml dung dịch chứa \r\n | \r\n
\r\n \r\n Kali \r\nCanxi \r\nNatri \r\nStronti \r\n\r\n | \r\n \r\n \r\n 2,526 g KNO3 \r\n2,497 g CaCO3 \r\n2,541 g Na Cl \r\n2,415 g Sr(NO3)2 \r\n | \r\n \r\n \r\n 0,001 g kali \r\n0,001 g canxi \r\n0,001 g natri \r\n0,001 g stronti \r\n | \r\n
Chú thích. Gĩữ các dung dịch\r\nchính trong bình polyetylen. Khi phân tích trọng tài, các dung dịch chíh phải\r\nlà các dung dịch mới chuẩn bị.
\r\n\r\nThuốc thử không chứa\r\nnatri, kali, canxi và stronti dùng để chuẩn bị dung dịch chuẩn, phải theo đúng\r\ncac tiêu chuẩn áp dụng cho từng thuốc thử và kiểm tra không có các chất đã nêu\r\ndưạ vào vạch quang phổ.
\r\n\r\nDung dịch thử và dung dịch\r\nchuẩn đều phải có một lượng anion như nhau.
\r\n\r\n\r\n\r\nXác định trắc quang kế ngọn\r\nlửa các tạp chất natri, kali, canxi và stronti phải tiến hành theo một trong ba\r\nphương pháp sau đây:
\r\n\r\nXác định hàm lượng giới hạn\r\ncủa tạp chất bằng cách so sánh dung dịch thử với dung dịch chuẩn có lượng tạp\r\nchất tương ứng với mức đã nêu trong tiêu chuẩn áp dụng cho thuốc thử riêng biệt;
\r\n\r\nXác đinh hàm lượng thực của\r\ntạp chất theo đường cong tiêu chuẩn;
\r\n\r\nXác định hàm lượng thực của\r\ntạp chất theo các dung dịch chuẩn giới hạn.
\r\n\r\nViệc áp dụng phương pháp\r\nnào phải được nêu trong tiêu chuẩn tương ứng áp dụng riêng cho thuốc thử đó.\r\nDung dịch thử cũng chuẩn bị tương ứng với tiêu chuẩn áp dụng cho thuốc thử này.
\r\n\r\nTrước khi bắt đầu xác định,\r\nđiều chỉnh máy theo bản hướng dẫn sử dụng.
\r\n\r\nTrước mỗi phép xác định đều\r\nđo nền của ngọn lửa khi lấy nước để phun và quy ước nền đó gọi là “ chỉ số của\r\nnước”.
\r\n\r\nSau mỗi lần phun dung dịch\r\nđều phải thiết lập trị số mới của “chỉ số nước” và tính chỉ số này vào giá trị\r\nđo được.
\r\n\r\n3.1 Phương pháp so sánh
\r\n\r\nĐể xác định trong mẫu hàm lượng\r\ntới hạn của tạp chất sử dụng dung dịch chuẩn có lượng tới hạn cho phép của kim\r\nloại cần xác định.
\r\n\r\nChuẩn bị các dung dịch chuẩn như\r\nđã viết trong các tiêu chuẩn áp dụng riêng cho từng thuốc thử.
\r\n\r\nPhải tuân thủ nghiêm ngặt những\r\nđiều kiện lựa chọn để tiến hành phân tích và phun theo thứ tự:
\r\n\r\nnước cất
\r\n\r\ndung dịch chuẩn
\r\n\r\ndung dịch thử
\r\n\r\nMỗi lần phun đều ghi lại chỉ số\r\ntrên máy đo
\r\n\r\nVới mục đích hạn chế sai số có\r\nthể có, tiến hành đo ba lần và phải có hai kết quả trong số ba kết quả thu được\r\ntrùng nhau.
\r\n\r\nChỉ số đo của các dung dịch thử\r\nkhông được vượt chỉ số của các dung dịch chuẩn cho trong tiêu chuẩn áp dụng\r\nriêng cho từng thuốc thử.
\r\n\r\n3.2Phương pháp xác định\r\nhàm lượng thực của tạp chất dựa vào đường cong chuẩn
\r\n\r\nĐể xác định hàm lượng thực của\r\nnatri, kali, canxi và stronti, phải xây dựng đường cong chuẩn. Muốn vậy phải\r\nchuẩn bị cácdung dịch chuẩn biết hàm lượng chính xác của nguyên tố cần xác định.\r\nLấy lượng dung dịch chính cho trong bảng 2 vào bình định mức dung tích 1000 ml\r\nvà thêm nước đến vạch lắc đều.
\r\n\r\nBảng 2
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n Dung dịch chuẩn \r\n | \r\n \r\n Dung dịch chính ( bảng\r\n 1 ) \r\n | \r\n \r\n Hàm lượng tạp chất tính bằng\r\n phần trăm khi lượng cân của dung dịch thử tính bằng g \r\n | \r\n |
\r\n ml \r\n | \r\n \r\n mg kim loại tương ứng \r\n | \r\n ||
\r\n 1 \r\n2 \r\n3 \r\n4 \r\n5 \r\n6 \r\n7 \r\n8 \r\n9 \r\n10 \r\n11 \r\n12 \r\n13 \r\n | \r\n \r\n 0,4 \r\n1,0 \r\n2,0 \r\n3,0 \r\n4,0 \r\n5,0 \r\n7,0 \r\n10,0 \r\n20,0 \r\n50,0 \r\n70,0 \r\n90,0 \r\n100,0 \r\n | \r\n \r\n 0,4 \r\n1,0 \r\n2,0 \r\n3,0 \r\n4,0 \r\n5,0 \r\n7,0 \r\n10,0 \r\n20,0 \r\n50,0 \r\n70,0 \r\n90,0 \r\n100,0 \r\n | \r\n \r\n 0,004 \r\n0,01 \r\n0,02 \r\n0,03 \r\n0,04 \r\n0,05 \r\n0,07 \r\n0,10 \r\n0,20 \r\n0,50 \r\n0,70 \r\n0,90 \r\n1,00 \r\n | \r\n
Chú thích. Phép xác định\r\nso màu ngọn lửa để xác định stronti sẽ chính xác nếu dùng tế bào quang điện và\r\nđiện kế khi hàm lượng stronti bắt đầu từ 0,05 %. Việc xác định chính xác hàm lượng\r\nstronti nhỏ hơn ( 0,005-0,05 %) phải dùng máy đặc biệt ( tế bào quang điện và\r\nkhuyếch đại quang điện).
\r\n\r\nSau khi điều chỉnh máy so\r\nmàu ngọn lửa(xe phần 3.1), bắt đầu tiến hành so màu quang điện các dung dịch\r\nchuẩn để xây dựng đường cong chuẩn.
\r\n\r\nKhi giữ nghiêm ngặt áp suất\r\nđã chọn, lần lượt phun các dung dịch chuẩn cần thiết và ghi các chỉ số tương ứng\r\ntrên máy đo. Với mục đích hạn chế sai số có thể có, phải đo ba lần để xây dựng\r\nđường cong chuẩn, khi đó lấy kết quả trung bình của ba kết quả thu được.
\r\n\r\nKhông nhất thiết trước mỗi\r\nphép xác định đều phải xây dựng đường cong chuẩn, nếu có thể tịnh tiến đường\r\ncong chuẩn, nếu có thể tịnh tiến đường cong chuẩn về vị trí ban đầu.
\r\n\r\nDựa vào số liệu thu được của\r\ncác dung dịch chuẩn để xây dựng đường cong chuẩn trong hệ toạ độ vuông góc.\r\ntrên trục tung đặt giá trị trung bình của chỉ số chỉ trên điện kế, và trục\r\nhoành-hàm lượng nguyên tố cần xác định có trong dung dịch chuẩn.
\r\n\r\nTiếp tục so màu quang điện\r\ndung dịch thử và dựa vào số liệu thu được để xác định hàm lượng tạp chất có\r\ntrong mẫu thử theo đồ thị đường cong chuẩn.
\r\n\r\n3.3 Phương pháp xác định hàm lượng\r\nthực của tạp chất qua dung dịch giới hạn.
\r\n\r\nChọn hai dung dịch chuẩn nào đó\r\n( xem bảng 2 ) với dự kiến có hàm lượng tạp chất gần với dung dịch thử.
\r\n\r\nNồng độ của nguyên tố được xác định\r\ncủa một trong hai dung dịch đó sẽ nhỏ hơn nồng độ của nguyên tố đó trong mẫu thử,\r\nnếu ngược lại ta sẽ có lớn hơn.
\r\n\r\nHàm lượng tạp chất tính theo\r\ncông thức:
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nV- Thể tích dung dịch đem thử,\r\ntính bằng ml
\r\n\r\nG-lượng cân của thuốc thử đem thử,\r\ntính bằng mg;
\r\n\r\nV'- nồng độ nhỏ nhất của kim loại\r\ncần xác định có trong dung dịch giới hạn;
\r\n\r\nV''- nồng độ tổng cộng của kim\r\nloại được xác định trong dung dịch giới hạn
\r\n\r\nX'- số chỉ trên máy khi đo dung\r\ndịch giới hạn có nồng độ nhỏ nhất ( trong thang chia);
\r\n\r\nXp- số chỉ trên máy khi đo dung\r\ndịch thử ( trong thang chia)
\r\n\r\n\r\n\r\nChuẩn bị sơ bộ thuốc thử cần thử\r\ntheo tiêu chuẩn áp dụng riêng cho từng thuốcthử.
\r\n\r\nThường hơn cả là hoà tan\r\n1,00 g lượng cân thuốc thử vào nước đựng trong bình định mức dung tích 100 ml rồi\r\nthêm nước đến vạch mức, lắc đều.
\r\n\r\nPhun dung dịch cần thử\r\ntrong cùng những điều kiện ( áp suất khí và giới hạn đo ) như khi đo các dung dịch\r\nchuẩn. Sau đó trừ "chỉ số nước" vào các kết quả đo được.
\r\n\r\n\r\n\r\n
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2312:1978 về thuốc thử – phương pháp so màu ngọn lửa xác định hàm lượng tạp chất Natri, Kali, Canxi và stronti do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2312:1978 về thuốc thử – phương pháp so màu ngọn lửa xác định hàm lượng tạp chất Natri, Kali, Canxi và stronti do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật |
Số hiệu | TCVN2312:1978 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 1978-11-16 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Hóa chất |
Tình trạng | Hết hiệu lực |