TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH SỬ DỤNG HỆ ĐO\r\nLIỀU DẪN SÓNG QUANG HỌC NHUỘM MÀU TRONG XỬ LÝ BẰNG BỨC XẠ
\r\n\r\nStandard\r\nPractice for Use of a Radiochromic Optical Waveguide Dosimetry System
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 7912:2008 hoàn\r\ntoàn tương đương với ISO/ASTM 51310:2004; TCVN 7912:2008 do Ban kỹ thuật tiêu\r\nchuẩn quốc gia TCVN/TC/F5 Vệ sinh thực phẩm và chiếu xạ biên soạn, Tổng\r\ncục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
TIÊU\r\nCHUẨN THỰC HÀNH SỬ DỤNG HỆ ĐO LIỀU DẪN SÓNG QUANG HỌC NHUỘM MÀU TRONG XỬ LÝ BỨC\r\nXẠ 1)
\r\n\r\nStandard\r\nPractice for Use of a Radiochromic Optical Waveguide Dosimetry System
\r\n\r\n\r\n\r\n1.1 Tiêu chuẩn này bao gồm\r\ncác qui trình xử lý, thử nghiệm và sử dụng hệ đo liều dẫn sóng quang học nhuộm\r\nmàu để đo liều hấp thụ trong các vật liệu được chiếu xạ bởi các photon được quy\r\nnhư là liều hấp thụ trong nước.
\r\n\r\n1.2 Tiêu chuẩn này áp\r\ndụng hệ đo liều dẫn sóng quang học nhuộm màu, có thể sử dụng cho một phần hoặc\r\ntất cả các dải cụ thể sau đây:
\r\n\r\n1.2.1 Dải liều hấp thụ từ\r\n1 Gy đến 10 000 Gy đối với các photon.
\r\n\r\n1.2.2 Suất liều hấp thụ từ\r\n0,001 Gy.s-1 đến 1 000 Gy.s-1.
\r\n\r\n1.2.3 Dải năng lượng bức\r\nxạ đối với các photon từ 0,1 MeV đến 10 MeV.
\r\n\r\n1.2.4 Nhiệt độ chiếu xạ từ\r\n- 78 oC đến + 60 oC.
\r\n\r\n1.3 Tiêu chuẩn này không\r\nđề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn. Trách nhiệm của người sử\r\ndụng tiêu chuẩn này là phải tự xác lập các tiêu chuẩn thích hợp về thực hành an\r\ntoàn và sức khoẻ và xác định khả năng áp dụng các giới hạn luật định trước khi\r\nsử dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn\r\nsau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện\r\ndẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện\r\ndẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa\r\nđổi.
\r\n\r\n2.1 Tiêu chuẩn ASTM 2)
\r\n\r\nASTM E 170 Terminology\r\nRelating to Radiation Measurements and Dosimetry (Thuật ngữ liên quan đến các\r\nphép đo bức xạ và đo liều).
\r\n\r\nASTM E 275 Practice\r\nfor Describing and Measuring Performance of Ultraviolet, Visible, and Near\r\nInfrared Spectrophotometers (Thực hành sử dụng máy đo quang phổ tử ngoại, nhìn\r\nthấy và vùng gần hồng ngoại để mô tả và đo đạc)
\r\n\r\nASTM E 668 Practice\r\nfor the Application of Thermoluminescence-Dosimetry (TLD) Systems for\r\nDetermining Absorbed Dose in Radiation-Hardness Testing of Electronic Devices\r\n(Thực hành đối với việc ứng dụng các hệ đo liều nhiệt huỳnh quang (TLD) để xác định\r\nliều hấp thụ trong việc thử nghiệm khả năng chịu bức xạ của các thiết bị điện\r\ntử)
\r\n\r\nASTM E 925 Practice\r\nfor the Periodic Calibration of Narrow Band-Pass Spectrophotometers (Thực hành\r\nhiệu chuẩn định kỳ các máy đo quang phổ có khe sáng hẹp)
\r\n\r\nASTM E 958 Practice\r\nfor Measuring Practical Spectral Bandwidth of Ultraviolet-Visible Spectrophoto-\r\nmeters (Thực hành đo đạc khi sử dụng thiết bị máy đo quang phổ tử ngoại - nhìn\r\nthấy có khe sáng rộng)
\r\n\r\nASTM E 1026 Practice for\r\nUsing the Fricke Reference Standard Dosimetry System (Thực hành về cách sử dụng\r\nhệ liều kế chuẩn Fricke).
\r\n\r\n2.2 Tiêu chuẩn\r\nISO/ASTM
\r\n\r\nISO/ASTM 51261 Guide for\r\nSelection and Calibration of Dosimetry Systems for Radiation Processing (Hướng\r\ndẫn lựa chọn và hiệu chuẩn các hệ đo liều trong công nghệ xử lý bằng bức xạ)3).
\r\n\r\nISO/ASTM 51400 Practice\r\nfor Characterization and Performance of a High-Dose Radiation Dosimetry Calibration\r\nLaboratory (Thực hành xác định các đặc tính và chất lượng vận hành của phòng thử\r\nnghiệm hiệu chuẩn liều cao trong phép đo liều bức xạ).
\r\n\r\nISO/ASTM 51707 Guide for\r\nEstimating Uncertainties in Dosimetry for Radiation Processing (Hướng dẫn đánh\r\ngiá độ không đảm bảo đối với các phép đo liều trong công nghệ xử lý bằng bức\r\nxạ).
\r\n\r\n2.3 Báo cáo của Cơ\r\nquan Quốc tế về các Đơn vị và các Phép đo liều bức xạ (ICRU) 4)
\r\n\r\nICRU Report 14 -\r\nRadiation Dosimetry: X-Rays and Gamma Rays with Maximum Photon Energies Between\r\n0.6 MeV and 50 MeV (Báo cáo ICRU 14 Đo liều bức xạ: tia X và gamma với năng\r\nlượng photon tối đa từ 0,6 MeV đến 50 MeV.
\r\n\r\nICRU Report 17\r\nRadiation Dosimetry: X Rays Generated at Potentials of 5 to 150 kV (Báo cáo số\r\n17 của ICRU về đo liều bức xạ: Đối với tia X được sinh ra tại các hiệu điện thế\r\ntừ 5 kV đến 150 kV).
\r\n\r\nICRU Report 34 The\r\nDosimetry of Pulsed Radiation (Báo cáo ICRU 34 - Đo liều bức xạ xung).
\r\n\r\nICRU Report 60\r\nFundamental Quantities and Units for Ionizing Radiation (Báo cáo ICRU 60 về\r\nđịnh lượng cơ bản và các đơn vị bức xạ ion hoá).
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1 Định nghĩa
\r\n\r\n3.1.1
\r\n\r\nBước sóng phân tích\r\n(Analysis wavelength)
\r\n\r\nBước sóng được sử\r\ndụng trong thiết bị đo quang phổ để đo độ hấp thụ quang học hoặc độ phản xạ.
\r\n\r\n3.1.2
\r\n\r\nĐường chuẩn (Calibration curve)
\r\n\r\nBiểu diễn bằng đồ thị\r\nhàm đặc trưng độ nhạy của hệ đo liều.
\r\n\r\n3.1.3
\r\n\r\nMẻ liều kế (Dosimeter batch)
\r\n\r\nSố liều kế được sản xuất\r\ntừ một lượng vật liệu nhất định có thành phần đồng nhất, được chế tạo trên một\r\ndây chuyền sản xuất được khống chế theo các điều kiện nhất định và có mã nhận\r\ndạng thống nhất.
\r\n\r\n3.1.4
\r\n\r\nHệ đo liều (Dosimetry system)
\r\n\r\nHệ thiết bị được sử dụng\r\nđể xác định liều hấp thụ bức xạ, bao gồm các liều kế, các dụng cụ đo, các chuẩn\r\nso sánh có liên quan và các qui trình hướng dẫn sử dụng hệ đo liều.
\r\n\r\n3.1.5
\r\n\r\nKế hoạch đảm bảo chất\r\nlượng của phép đo\r\n(Measurement quality assurance plan)
\r\n\r\nChương trình được văn\r\nbản hoá đối với quá trình đo nhằm đảm bảo rằng độ không đảm bảo mở rộng của phép\r\nđo liều luôn đáp ứng các yêu cầu của ứng dụng cụ thể. Kế hoạch này yêu cầu liên\r\nkết với chuẩn đo lường quốc gia hoặc quốc tế được công nhận.
\r\n\r\n3.1.6
\r\n\r\nSố gia của độ nhạy, DR (Net response, DR )
\r\n\r\nĐộ thay đổi do bức xạ\r\ntạo ra của hệ số hấp thụ quang đo tại một bước sóng nhất định, xác định bởi\r\nhiệu số của độ nhạy sau chiếu xạ R và độ nhạy trước chiếu xạ Ro.
\r\n\r\nDR = R- Ro(1)
\r\n\r\nVà\r\nR =
R0\r\n= []0 (2)
trong đó:
\r\n\r\nAl là độ hấp thụ quang\r\ntại bước sóng phân tích, l;
\r\n\r\nAlref là độ hấp thụ quang\r\ntại bước sóng đối chứng, lref.
\r\n\r\n3.1.7
\r\n\r\nDụng cụ dẫn sóng\r\nquang học\r\n(Optical waveguide)
\r\n\r\nBao gồm đường dẫn\r\nsóng quang học có hệ số khúc xạ cao đối với vật liệu bao quanh.
\r\n\r\n3.1.8
\r\n\r\nDụng cụ dẫn sóng\r\nquang học nhuộm màu\r\n(Radiochromic optical waveguide)
\r\n\r\nBao gồm đường dẫn\r\nsóng quang học được chế tạo đặc biệt có chứa các thành phần mà dưới tác dụng\r\ncủa bức xạ thì gây ra những biến đổi độ hấp thụ quang được gây ra bởi bức xạ\r\nion. Sự thay đổi của độ hấp thụ quang này có thể liên quan đến liều hấp thụ\r\ntrong nước [1, 2]5).
\r\n\r\n3.1.9
\r\n\r\nBước sóng đối chứng, lref (Reference\r\nwavelength, lref )
\r\n\r\nBước sóng được chọn để\r\nso sánh với bước sóng phân tích. Bước sóng này được chọn sao cho giảm thiểu\r\nnhững ảnh hưởng liên quan đến hiện tượng kết hợp quang học và những thăng giáng\r\nvề mặt hình học khác trong liều kế.
\r\n\r\n3.1.10
\r\n\r\nHàm đặc trưng độ nhạy (Response function)
\r\n\r\nMối quan hệ toán học\r\ngiữa độ nhạy của liều kế và liều hấp thụ đối với hệ đo liều đó.
\r\n\r\n3.2 Định nghĩa về các\r\nthuật ngữ khác dùng trong tiêu chuẩn này có liên quan đến phép đo bức xạ và đo\r\nliều có thể tham khảo ở tài liệu ASTM E170. Định nghĩa trong E170 phù hợp với ICRU\r\n60, do đó, ICRU 60 có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo thay thế.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1 Hệ đo liều dẫn sóng\r\nquang học nhuộm màu đưa ra phương pháp đo liều hấp thụ trong các vật liệu. Dưới\r\ntác dụng của bức xạ ion hoá, như bức xạ photon, các phản ứng hoá học xảy ra\r\ntrong dẫn sóng tạo ra và/hoặc làm thay đổi dải hấp thụ quang trong vùng nhìn\r\nthấy của phổ. Độ nhạy quang học được xác định tại các bước sóng chọn dựa vào\r\ncông thức trong 3.1.6. Các ví dụ về các bước sóng thích hợp để phân tích cho các\r\nhệ đo liều cụ thể được cung cấp bởi các nhà sản xuất ra chúng và trong các tài\r\nliệu tham khảo từ [1] đến [5].
\r\n\r\n4.2 Trong ứng dụng hệ đo\r\nliều cụ thể, liều hấp thụ thường được xác định bằng cách sử dụng đường chuẩn\r\nđược liên kết với chuẩn đo lường quốc gia hoặc quốc tế.
\r\n\r\n4.3 Liều hấp thụ xác\r\nđịnh được thường được quy chuẩn về liều hấp thụ trong nước. Liều hấp thụ trong\r\ncác vật liệu khác có thể được xác định bằng việc áp dụng các hệ số chuyển đổi được\r\nđề cập trong ISO/ASTM Guide 51261.
\r\n\r\nChú thích Chi tiết\r\nhơn về các phương pháp đo liều khác nhau áp dụng cho các kiểu bức xạ và các mức\r\nnăng lượng đề cập trong tiêu chuẩn này, xem các báo cáo của ICRU số 14, 17 và\r\n34.
\r\n\r\n4.4 Các hệ đo liều này\r\nthường được áp dụng trong quá trình chiếu xạ công nghiệp với các loại sản phẩm\r\nkhác nhau, ví dụ như chiếu xạ khử trùng các dụng cụ y tế hay chế biến thực phẩm\r\n[4 - 6].
\r\n\r\n\r\n\r\n5.1 Hệ đo liều dẫn sóng\r\nquang học nhuộm màu sử dụng để xác định liều hấp thụ gồm có các thiết bị, dụng cụ\r\nsau:
\r\n\r\n5.1.1 Liều kế, một mẻ\r\nhoặc một phần của mẻ các liều kế dẫn sóng quang học nhuộm màu.
\r\n\r\n5.1.2 Máy đo quang phổ hoặc\r\nmáy đo quang, như quang phổ kế được trang bị với một giá đỡ liều kế đặc\r\nbiệt và các thiết bị quang học kết hợp (ví dụ, xem tài liệu tham khảo số 7),\r\nhoặc là một quang kế cải tiến (xem Hình 1 mô tả hình khối của một dụng cụ có sử\r\ndụng một bước sóng đối chứng), cùng với các tài liệu\r\nhướng dẫn bao gồm các bước sóng phân tích, độ chính xác của việc chọn bước\r\nsóng, xác định độ hấp thụ, độ rộng phổ và cách loại bỏ ánh sáng vãng lai.
\r\n\r\n5.1.3 Giá\r\nđỡ liều kế, dùng để định vị liều kế khi trong chùm tia đo.
\r\n\r\nHình 1 - Sơ đồ khối của thiết bị được mô tả trong điều 5
\r\n\r\n6 Kiểm\r\ntra hiệu năng của các trang thiết bị
\r\n\r\n6.1 Kiểm tra\r\nvà lưu hồ sơ về hoạt động của máy đo quang phổ hoặc máy đo quang (xem ASTM\r\nPractice E 275, E 925, E 958 và E 1026). Sử dụng các chuẩn liên kết với chuẩn\r\nđo lường quốc gia hoặc quốc tế, trừ khi thiết kế của máy đo quang phổ hoặc máy đo\r\nquang không cho phép áp dụng như vậy.
\r\n\r\n6.1.1 Khi sử\r\ndụng máy đo quang, cần kiểm tra và ghi chép lại độ chính xác của thang đo độ\r\nhấp thụ định kỳ không quá một tháng trước khi sử dụng hoặc bất cứ khi nào thiết\r\nbị hoạt động không ổn định.
\r\n\r\n6.1.2 Khi sử\r\ndụng máy đo quang phổ, cần kiểm tra và ghi chép lại độ chụm và độ lệch của thang\r\nđo bước sóng và thang đo độ hấp thụ tại (hoặc gần) bước sóng phân tích, định kỳ\r\nkhông quá một tháng trước khi sử dụng hoặc bất cứ khi nào thiết bị hoạt động\r\nkhông ổn định.
\r\n\r\n6.1.3 Ghi chép\r\nlại việc so sánh các thông tin thu được từ 6.1.1 hoặc 6.1.2 với đặc trưng kỹ\r\nthuật ban đầu của thiết bị để đánh giá tính năng hoạt động của thiết bị.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.1 Trước\r\nkhi sử dụng, hệ đo liều (bao gồm các mẻ liều kế cụ thể và các dụng cụ đo chuyên\r\ndụng) cần phải được hiệu chuẩn qui trình hướng dẫn sử dụng trong đó qui định\r\nchi tiết quá trình hiệu chuẩn và yêu cầu đảm bảo chất lượng. Quy trình hiệu\r\nchuẩn này phải được định kỳ lặp lại để đảm bảo duy trì độ chính xác của phép đo\r\nliều hấp thụ trong giới hạn quy định. Các phương pháp hiệu chuẩn được nêu trong\r\nASTM/ISO Guide 51261.
\r\n\r\n7.2 Hiệu\r\nchuẩn liều kế
\r\n\r\nChiếu xạ\r\nlà một khâu quan trọng của quá trình hiệu chuẩn hệ đo liều. Chiếu xạ hiệu chuẩn\r\nbằng cách chiếu xạ liều kế phải được thực hiện theo một trong ba cách sau:
\r\n\r\n7.2.1 Chiếu xạ\r\nliều kế tại một phòng hiệu chuẩn được công nhận, cung cấp liều hấp thụ (hoặc\r\nsuất liều hấp thụ) có liên kết chuẩn đo lường quốc gia hoặc quốc tế được công\r\nnhận;
\r\n\r\n7.2.2 Chiếu xạ\r\nliều kế tại một thiết bị hiệu chuẩn nội bộ cung cấp liều hấp thụ (hoặc suất\r\nliều hấp thụ) có liên kết chuẩn đo lường quốc gia hoặc quốc tế được công nhận;
\r\n\r\n7.2.3 Chiếu xạ\r\nliều kế tại một thiết bị chiếu xạ sản xuất hoặc nghiên cứu cùng với các liều kế\r\nchuẩn hoặc liều kế truyền chuẩn và có liên kết chuẩn đo lường quốc gia hoặc\r\nquốc tế được công nhận;
\r\n\r\n7.3 Khi liều\r\nkế dẫn sóng quang học được sử dụng như một liều kế truyền chuẩn thì chiếu xạ\r\nhiệu chuẩn có thể chỉ cần thực hiện như mô tả trong 7.2.1 hoặc 7.2.2 tại một thiết\r\nbị đáp ứng các yêu cầu nêu trong ISO/ASTM Guide 51400.
\r\n\r\n7.4 Hiệu\r\nchuẩn và xác nhận hiệu năng của dụng cụ đo
\r\n\r\nViệc hiệu\r\nchuẩn và việc xác nhận hiệu năng của các dụng cụ đo giữa các lần hiệu chuẩn xem\r\nISO/ASTM Guide 51261 và/hoặc sổ tay hướng dẫn thực hiện thiết bị cụ thể.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.1 Quy trình\r\nkiểm tra và bảo quản liều kế
\r\n\r\n8.1.1 Liều kế\r\ncó thể bị đổi màu khi bị chiếu bởi bức xạ tử ngoại (UV). Thực hiện các phép thử\r\nnghiệm để đảm bảo rằng môi trường khi sử dụng và đọc kết quả liều kế không ảnh hưởng\r\nđến khả năng tạo màu của liều kế. Nếu cần, đặt bộ lọc tia tử ngoại che chắn các\r\nnguồn sáng huỳnh quang hoặc các cửa sổ để giảm sự phát triển màu của liều kế.
\r\n\r\nChú thích\r\n2 Các liều kế có thể được bảo quản trong vật liệu chống tia tử ngoại nhằm tránh\r\nnhững hiệu ứng được lưu ý trong 8.1.1.
\r\n\r\n8.1.2 Khi thao\r\ntác phải cầm dọc theo các mặt bên của liều kế, tuyệt đối không chạm tay vào các\r\nđầu của liều kế. Cần thao\r\ntác nhẹ nhàng.
\r\n\r\n8.1.3 Kiểm tra\r\ncác liều kế bằng mắt thường để phát hiện những sai hỏng (ví dụ các liều kế bị\r\nmất các khớp nối). Loại bỏ những liều kế có sai hỏng.
\r\n\r\n8.1.4 Nhận\r\ndiện các liều kế theo mã tương ứng liên quan đến nhà sản xuất, loại liều kế và\r\nmẻ liều kế.
\r\n\r\n8.1.5 Bảo quản\r\nliều kế theo đúng các khuyến cáo của nhà sản xuất.
\r\n\r\n8.2 Quy trình\r\nchiếu xạ
\r\n\r\n8.2.1 Xác định\r\nđộ nhạy của liều kế trước chiếu xạ, Ro, đối với mỗi liều kế tại các\r\nbước sóng được chọn để phân tích. Điều này có thể thực hiện được đối với mỗi\r\nliều kế hoặc sử dụng một giá trị trung bình Ro, được xác định bởi\r\nkết quả đọc của một số liều kế kết hợp với một độ không đảm bảo, miễn là phù\r\nhợp với yêu cầu về độ chụm của ứng dụng.
\r\n\r\n8.2.2 Nếu cần,\r\nphải bao gói các liều kế trong vật liệu tránh được tia tử ngoại.
\r\n\r\n8.2.3 Đánh dấu\r\ncác liều kế được bao gói thích hợp để có thể nhận biết dễ dàng.
\r\n\r\n8.2.4 Chiếu\r\nxạ liều kế
\r\n\r\nChú thích\r\n3 Các liều kế có thể được chiếu xạ cùng các sản phẩm được xử lý bức xạ hoặc\r\ntrong môi trường có các thành phần tương tự, hoặc trong nước có kích thước đủ\r\nđể đảm bảo các điều kiện gần đúng cân bằng electron. Các điều kiện cân bằng electron\r\nnhư vậy thường không thể đạt được khi các liều kế được chiếu xạ cùng với sản phẩm\r\ntrong các điều kiện chiếu xạ thực tế. Điều này cụ thể xẩy ra tại vùng lân cận\r\ncác mặt tiếp giáp của liều kế với các vật liệu khác nhau. Việc chiếu xạ liều kế\r\ntrong điều kiện không cân bằng electron, ví dụ trên bề mặt của thùng sản phẩm,\r\nthường được dùng để kiểm soát liều hấp thụ của sản phẩm và có thể xác định được\r\nliều hấp thụ bên trong sản phẩm bằng các hệ số hiệu chính dưới những điều kiện\r\ncụ thể.
\r\n\r\n8.3 Quy trình\r\nphân tích
\r\n\r\n8.3.1 Cần\r\ntránh các bức xạ tử ngoại có thể gây biến màu của liều kế (xem 8.1.1).
\r\n\r\n8.3.2 Xác định\r\nđộ nhạy của liều kế sau chiếu xạ, R, tại các bước sóng phân tích được chọn để\r\nsử dụng cho việc hiệu chuẩn hệ liều kế.
\r\n\r\n8.3.3 Tính số\r\ngia độ nhạy của liều kế, DR, theo công thức sau:
\r\n\r\nDR = R - R0 (3)
\r\n\r\n8.3.4 Xác định\r\nliều hấp thụ từ đường chuẩn hoặc từ hàm đặc trưng độ nhạy.
\r\n\r\n9 Xác định\r\nđặc trưng của mỗi mẻ liều kế
\r\n\r\n9.1 Độ\r\ntái lập của số gia độ nhạy
\r\n\r\n9.1.1 Xác định\r\nđộ tái lập của số gia độ nhạy đối với mỗi mẻ liều kế bằng cách phân tích dữ\r\nliệu từ bộ liều kế được chiếu xạ trong quá trình hiệu chuẩn tại mỗi giá trị\r\nliều hấp thụ.
\r\n\r\n9.1.2 Sử dụng độ\r\nlệch chuẩn của mẫu (Sn-1) được xác định trong quá trình hiệu chuẩn để\r\ntính hệ số dao động (CV) đối với mỗi giá trị liều hấp thụ như sau:
\r\n\r\nCV = 100 x [] (4)
9.1.3 Ghi chép\r\nlại các hệ số dao động này và chú ý những thay đổi lớn bất thường.
\r\n\r\nChú thích\r\n4 Nhìn chung, nếu giá trị của hệ số dao động mà lớn hơn ± 2 % thì\r\nnên xác định lại số liệu đã được khẳng định hoặc là trong trường hợp tồi nhất\r\nthì có thể loại bỏ cả mẻ liều kế.
\r\n\r\n9.2 Ảnh\r\nhưởng của suất liều hấp thụ
\r\n\r\n9.2.1 Hình dạng\r\n(độ nghiêng) của đường chuẩn liên quan đến một số liều kế dẫn sóng quang học\r\nnhuộm màu có thể bị ảnh hưởng bởi suất liều hấp thụ đối với ứng dụng được đề\r\ncập ở trên. Nếu một ứng dụng yêu cầu suất liều hấp thụ khác xa với suất liều\r\ndùng để hiệu chuẩn hệ đo liều trước đó thì nó có thể gây ra sai số đáng kể đối\r\nvới phép xác định liều hấp thụ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH\r\n5 Các thông tin được văn bản hóa phù hợp về độ lớn và ảnh hưởng của suất liều\r\nhấp thụ có thể tìm thấy trong các tài liệu khoa học [8, 9], hoặc từ các\r\nnhà sản xuất hoặc nhà phân phối liều kế, người vận hành thiết bị chiếu xạ, hoặc\r\ntừ các tổ chức thử nghiệm chất lượng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH\r\n6 Trong cấu tạo của liều kế có dùng bộ phận lọc (xả) điện tử để có thể giảm hoặc\r\nloại bỏ ảnh hưởng của suất liều hấp thụ [8, 9].
\r\n\r\n9.2.2 Nếu suất\r\nliều hấp thụ được chỉ định cho một ứng dụng nào đó khác biệt với suất liều hấp\r\nthụ dùng để hiệu chuẩn thì cần phải tính đến ảnh hưởng của sự khác biệt này lên\r\nđộ nhạy của liều kế (xem ISO/ASTM 51261).
\r\n\r\n9.3 Xác định\r\ncác đặc tính sau chiếu xạ
\r\n\r\n9.3.1 Một số\r\nloại liều kế có thể bị phai màu hoặc có thể tiếp tục tạo màu sau chiếu xạ. Hiệu\r\nứng này có thể phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản sau chiếu xạ như nhiệt độ.\r\nĐể xác định các hiệu ứng này nếu chúng có ý nghĩa đối với ứng dụng tương ứng,\r\nthì cần đo độ hấp thụ tại bước sóng được chọn trong giai đoạn phân tích và\r\ntrong mọi điều kiện bảo quản trong thực tế.
\r\n\r\n9.3.2 Nếu số\r\ngia của độ nhạy đo được trong 9.3.1 có thay đổi đáng kể theo thời gian bảo quản\r\nsau chiếu xạ thì phải sử dụng các hệ số hiệu chỉnh đối với những thay đổi phụ thuộc\r\nvào thời gian đó khi tính tính đường chuẩn đối với mỗi mẻ liều kế để giảm thiểu\r\nsai số của phép đo trong các ứng dụng thông thường.
\r\n\r\n9.3.3 Đối với một\r\ntập hợp các điều kiện chiếu xạ đã cho, thì quy trình này chỉ cần thực hiện một lần\r\ncho mỗi mẻ liều kế.
\r\n\r\n9.4 Các\r\nyếu tố khác
\r\n\r\nCần tính\r\nđến ảnh hưởng của nhiệt độ, bức xạ tử ngoại của nền, trạng thái cân bằng điện\r\ntử và phổ năng lượng của bức xạ. Các thông tin mô tả đầy đủ về độ lớn và những ảnh\r\nhưởng lên phép đo thực hiện bởi hệ đo liều có thể thu thập từ các tài liệu khoa\r\nhọc [3-5, 8-12], từ các nhà sản xuất liều kế, nhà phân phối liều\r\nkế, người vận hành thiết bị chiếu xạ, hoặc các tổ chức thử nghiệm chất lượng.
\r\n\r\n\r\n\r\n10.1 Số lượng\r\nliều kế yêu cầu sử dụng cho một phép đo liều hấp thụ tại một vị trí ở trên hay\r\nbên trong vật liệu được xác định bởi độ chụm của hệ đo liều và độ chính xác yêu\r\ncầu liên quan đến ứng dụng. Phụ lục X3 của tiêu chuẩn ASTM Practice E668 mô tả\r\nphương pháp thống kê để xác định số lượng liều kế này.
\r\n\r\n10.2 Thực\r\nhiện các qui trình theo 8.2 và 8.3.
\r\n\r\n10.3 Xác định\r\nliều hấp thụ từ giá trị số gia độ nhạy và đường chuẩn của hệ đo liều mà kết quả\r\ncó được từ các quy trình trong điều 8.
\r\n\r\n10.4 Lưu hồ\r\nsơ giá trị liều hấp thụ tính được và tất cả các dữ liệu có liên quan như trong\r\nđiều 11.
\r\n\r\n\r\n\r\n11.1 Lưu hồ\r\nsơ nhà sản xuất, loại và số mẻ và số hiệu (mã) liều kế.
\r\n\r\n11.2 Lưu hồ\r\nsơ hoặc viện dẫn ngày hiệu chuẩn, nguồn hiệu chuẩn và các dụng cụ có liên quan được\r\nsử dụng để hiệu chuẩn hệ đo liều.
\r\n\r\n11.3 Lưu hồ sơ\r\nhoặc viện dẫn các điều kiện môi trường khi chiếu xạ đối với các liều kế thông thường,\r\nbao gồm nhiệt độ, áp suất (nếu không phải môi trường khí quyển), độ ẩm tương\r\nđối và môi trường xung quanh (nếu không phải là không khí).
\r\n\r\n11.4 Lưu hồ\r\nsơ ngày chiếu xạ và các ngày phân tích liều kế chiếu xạ và chưa chiếu xạ.
\r\n\r\n11.5 Lưu hồ\r\nsơ bước sóng phân tích, độ nhạy trước và sau chiếu xạ, số gia độ nhạy và liều\r\nhấp thụ.
\r\n\r\n11.6 Lưu hồ\r\nsơ hoặc viện dẫn độ không đảm bảo kèm theo giá trị liều hấp thụ đo được.
\r\n\r\n11.7 Lưu hồ\r\nsơ hoặc viện dẫn kế hoạch đảm bảo chất lượng được sử dụng cho hệ đo liều.
\r\n\r\n\r\n\r\n12.1 Phép đo\r\nliều cần phải kèm theo độ không đảm bảo đo mới có giá trị.
\r\n\r\n12.2 Thành\r\nphần sai số sẽ được phân thành hai loại sau đây:
\r\n\r\n12.2.1 Loại A -\r\nĐược đánh giá bằng phương pháp thống kê, hoặc
\r\n\r\n12.2.2 Loại B -\r\nĐược đánh giá bằng phương pháp khác.
\r\n\r\n12.3 Các cách\r\nkhác về phân loại sai số đã được dùng rộng rãi và có thể có ích cho báo cáo về\r\nsai số. Ví dụ, thuật ngữ độ chính xác và độ lệch, sai số ngẫu nhiên và sai số\r\nhệ thống (không ngẫu nhiên) được dùng để mô tả các loại sai số khác nhau.
\r\n\r\n12.4 Nếu thực\r\nhiện đánh giá độ không đảm bảo đo theo tiêu chuẩn này, việc đánh giá độ không đảm\r\nbảo mở rộng của liều hấp thụ được xác định bởi hệ đo liều này phải nhỏ hơn 6 % với\r\nhệ số phủ k = 2 (tương ứng với độ tin cậy khoảng 95 % đối với phân bố chuẩn).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH\r\n7 Nhận biết sai số loại A và loại B dựa trên phương pháp đánh giá sai số xuất\r\nbản năm 1993 bởi tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) trong tài liệu hướng dẫn về\r\nbiểu thức sai số trong phép đo (13). Mục đích dùng loại đặc trưng này là để\r\ntăng cường sự hiểu biết về sai số được xây dựng như thế nào và cung cấp cơ sở\r\nđể so sánh quốc tế về kết quả đo.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH\r\n8 ISO/ASTM Guide 51707 xác định các khả năng về độ không đảm bảo đo trong phép\r\nđo thực hiện trong thiết bị xử lý chiếu xạ và đưa ra quy trình đánh giá độ\r\nkhông đảm bảo đo của phép đo liều hấp thụ sử dụng hệ đo liều. Tài liệu này đưa\r\nra và bàn luận các khái niệm cơ bản về phép đo, bao gồm đánh giá giá trị định\r\nlượng, giá trị "đúng", sai số và độ không đảm bảo đo. Thành phần của độ\r\nkhông đảm bảo đo được xem xét và đưa ra phương pháp đánh giá chúng. Tài liệu\r\nnày cũng đưa ra các phương pháp tính độ không đảm bảo đo chuẩn kết hợp và độ\r\nkhông đảm bảo đo mở rộng (tổng thể).
\r\n\r\n\r\n\r\n
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
\r\n\r\n[1] Kronenberg,\r\nS., McLaughlin, W. L., and Siebentritt, C, "Broad Range Dosimetry and Leuko\r\nDye Optical Waveguides," Nuclear Instruments and Methods, 1985, p. 4821.
\r\n\r\n[2] Humpherys,\r\nK. C, Wilde, W. O., and Kantz, A. D., "An Opti-Chromic Dosimetry System\r\nfor Radiation Processing of Food," Radiation Physics and Chemisty, Vol 22,\r\n1983, p. 291.
\r\n\r\n[3] Radak,\r\nB. B., and McLaughlin, W. L., "The Gamma-Ray Response of Opti-Chromic\r\nDosimeters," Radiation Physics and Chemistry, Vol 23, 1984, p. 673.
\r\n\r\n[4] Zhan-Jun,\r\nL., Radak, B. B., and McLaughlin, W. L., "Food Irradiation Dosimetry by\r\nOpti-Chromic Techniques," Radiation Physics and Chemistry, Vol 25, 1985, p.\r\n125.
\r\n\r\n[5] McLaughlin,\r\nW. L., Kahn, H. M., Warasawas, M., Al-Sheikhly, M., and Radak, B. B., "Optical\r\nWaveguide Dosimetry for Gamma Radiation in the Dose Range 0.1 to 30 000\r\nGy," Radiation Physics and Chemistry, Vol 33, 1989.
\r\n\r\n[6] McLaughlin,\r\nW. L, Humphreys, J. C, Hocken, D., and Chappas, W. J., "Radiochromic\r\nDosimetry for Validation and Commissioning of Industrial Radiation\r\nProcesses" Radiation Physics and Chemistry, Vol 31, 1988, p. 505.
\r\n\r\n[7] Xingnong,\r\nD., Yuhua, Z., Boling, H., and Jianhuan, Z., "New Method for Measurement\r\nof Radiochromic Optical Waveguide (OWG) Dosim-eter," Radiation Physics and\r\nChemistry, Vol 31, 1988, p. 525.
\r\n\r\n[8] Rativanich,\r\nN., Radak, B. B., Miller, A., Uribe, R. M., and McLaughlin, W. L., "Liquyd\r\nRadiochromic Dosimetry," Radiation Physics and Chemistry, Vol 18, 1981, p.\r\n1001.
\r\n\r\n[9] Humpherys,\r\nK.C., and Kantz, A. D., "Improvement in Opti-Chromic Dosimeters for\r\nRadiation Processing," Radiation Physics and Chemistry, Vol 31, 1988, p.\r\n515.
\r\n\r\n[10] McLaughlin,\r\nW.L., Boyd, A.W., Chadwick, K.H., McDonald, J.C., and Miller, A., Dosimetry for\r\nRadiation Processing, Taylor and Francis, New York, NY, 1989, pp. 151-153.
\r\n\r\n[11] Sohrabpour,\r\nM., Sharpe, P. H. G., and Barrett, J. H., "Dose and Temperature Response\r\nof Opti-Chromic Dosimeters," Radiation Physics and Chemistry, Vol 31,\r\n1988, p. 435.
\r\n\r\n[12] Yuhua,\r\nZ., Boling, H., Xingnong, D., Jianhuan, Z., Xianguri, G., and Weigang, L.,\r\n"Characteristics of Newly Developed Model OWG-86 Radiochromic Optical Waveguide\r\n(OWG) Dosimeter," Radiation Physics and Chemistry, Vol 31, 1988, p. 521.
\r\n\r\n[13] "Guide\r\nto the Expression of Uncertainty in Measurement," International\r\nOrganization for Standardization, 1995, ISBN 92-67-10188-9. (Available from International\r\nOrganization for Standardization, 1 rue de Varembe, Case Postale 56, CH-1211,\r\nGeneva 20, Switzerland.).
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
1) Tiêu chuẩn thực hành\r\nnày nằm trong phạm vi thẩm quyền của ASTM Ban E 10 Công nghệ và ứng dụng hạt\r\nnhân và thuộc trách nhiệm của Tiểu Ban E10.01 Đo liều quá trình bức xạ và cũng\r\nthuộc phạm vi thẩm quyền của ISO/TC 85/WG 3.
\r\n\r\nẤn bản hiện hành được thông qua vào\r\nngày 5 tháng 4 năm 2004, được xuất bản ngày 15 tháng 6 năm 2004, nguyên bản là\r\nASTM E 1310-89. ấn bản trước gần đây nhất là E 1310-98, ASTM E 1310-94 được ISO\r\nthông qua vào năm 1998 với số hiệu tiêu chuẩn là ISO 15559:1998. Tiêu chuẩn\r\nISO/ASTM 51310:2004 hiện hành là bản soát xét chính và thay thế ISO 15559.
\r\n\r\n2)\r\nĐối với các tiêu chuẩn của ISO/ASTM và ASTM, xem website của ASTM www.astm.org,\r\nhoặc liên hệ với Dịch vụ Khách hàng của ASTM theo địa chỉ [email protected]. Về sổ tay tiêu chuẩn của ASTM, xem bản tổng\r\nhợp tài liệu trên trang điển tử của ASTM
\r\n\r\n3)\r\nSổ tay tiêu chuẩn ASTM tập 12.02
\r\n\r\n4)\r\nỦy ban quốc tế về các phép đo và các đơn vị đo bức xạ (ICRU). 7910 Woodmont\r\nAve., Bethesda, MD 20814, Mỹ.
\r\n\r\n5)\r\nSố in đậm trong dấu ngoặc đơn viện dẫn trong Tài liệu viện dẫn ở cuối Tiêu\r\nchuẩn này
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7912:2008 (ISO/ASTM 51310:2004) về Tiêu chuẩn thực hành sử dụng hệ đo liều dẫn sóng quang học nhuộm màu trong xử lý bằng bức xạ đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7912:2008 (ISO/ASTM 51310:2004) về Tiêu chuẩn thực hành sử dụng hệ đo liều dẫn sóng quang học nhuộm màu trong xử lý bằng bức xạ
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN7912:2008 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2008-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Hóa chất |
Tình trạng | Còn hiệu lực |