AN TOÀN BỨC XẠ - NGUỒN PHÓNG XẠ KÍN - PHƯƠNG PHÁP THỬ\r\nNGHIỆM RÒ RỈ
\r\n\r\nRadiation\r\nprotection - Sealed radioactive sources - Leakage test methods
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 7443: 2004 hoàn toàn tương đương\r\nvới ISO 9978: 1992;
\r\n\r\nTCVN 7443: 2004 do Ban kỹ thuật Tiêu\r\nchuẩn TCVN/TC 85 Năng lượng hạt nhân biên soạn, Tổng cục\r\nTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được chuyển đổi năm\r\n2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định\r\ntại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1\r\nĐiều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết\r\nthi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
\r\n\r\n\r\n\r\n
AN TOÀN BỨC XẠ\r\n- NGUỒN PHÓNG XẠ KÍN - PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM RÒ RỈ
\r\n\r\nRadiation\r\nprotection - Sealed radioactive sources - Leakage test methods
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định các phương\r\npháp thử nghiệm rò rỉ khác nhau đối với nguồn phóng xạ kín. Tiêu chuẩn này quy\r\nđịnh chi tiết quy trình sử dụng các phương pháp thử nghiệm phóng xạ và không\r\nphóng xạ.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cho các kiểm\r\nsoát sau:
\r\n\r\n- kiểm soát chất lượng cho phép xác nhận tính\r\nđúng đắn của các thử nghiệm được yêu cầu để xác định sự phân loại một nguồn\r\nphóng xạ kín làm mẫu theo TCVN 6853 (ISO 2919).
\r\n\r\n- kiểm soát quá trình sản xuất các nguồn phóng\r\nxạ kín;
\r\n\r\n- thanh tra định kỳ các nguồn phóng xạ kín được\r\nthực hiện trong các khoảng thời gian đều đặn của quá trình làm việc.
\r\n\r\nPhụ lục A của tiêu chuẩn này đưa ra\r\nkhuyến cáo để chỉ dẫn cho người sử dụng lựa chọn phương pháp thích hợp nhất\r\ntheo dạng nguồn và dạng kiểm soát.
\r\n\r\nCần lưu ý rằng có thể có những trường\r\nhợp đặc biệt trong đó các thử nghiệm đặc biệt được yêu cầu và những thử nghiệm\r\nđó không được mô tả trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nTuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng\r\ntrong các trường hợp liên quan đến sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển\r\ncác nguồn phóng xạ kín, việc tuân thủ tiêu chuẩn này không thể thay thế cho việc\r\ntuân thủ các yêu cầu của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của IAEA\r\nvà các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia có liên quan khác.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau là rất cần\r\nthiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban\r\nhành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban\r\nhành thì áp dụng bản mới nhất.
\r\n\r\nTCVN 6853: 2001 (ISO 2919:1980), Nguồn\r\nphóng xạ kín - Yêu cầu chung và phân loại.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật\r\nngữ và định nghĩa sau:
\r\n\r\n3.1.
\r\n\r\nNguồn phóng xạ kín (Sealed\r\nradioactive source)
\r\n\r\nVật liệu phóng xạ được bọc kín trong một\r\nhoặc vài lớp vỏ bọc và/hoặc kết hợp với một vật liệu mà nó gắn chặt vào vỏ bọc\r\nhay vật liệu gắn chặt đó phải đủ bền\r\nđể giữ không rò rỉ nguồn kín trong các điều kiện sử dụng hay quá trình hao mòn\r\nmà nó được thiết kế.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, thuật\r\nngữ "Nguồn kín" được sử dụng tắt thay cho “Nguồn phóng xạ\r\nkín".
\r\n\r\n3.2.
\r\n\r\nĐộ kín (Leaktight)
\r\n\r\nThuật ngữ này dùng cho các nguồn kín\r\nmà sau khi thử nghiệm rò rỉ thì đáp ứng các trị số giới hạn cho trong Bảng 1.
\r\n\r\n3.3.
\r\n\r\nVỏ bọc (Capsule)
\r\n\r\nVỏ bảo vệ thường được làm bằng kim loại\r\ndùng để phòng ngừa sự rò rỉ vật liệu phóng xạ.
\r\n\r\n3.4.
\r\n\r\nNguồn kín giả (Dummy sealed\r\nsource)
\r\n\r\nBản sao của một nguồn kín, vỏ bọc của\r\nnó có cùng một kết cấu và được làm bằng vật liệu đúng như vật liệu của nguồn\r\nkín thật mà nó mô phỏng nhưng đáng lẽ chứa vật liệu phóng xạ thì lại chứa một vật\r\nliệu khác càng giống nó càng tốt về tính chất vật lý và hóa học.
\r\n\r\n3.5.
\r\n\r\nNguồn kín mô phỏng (Simulated\r\nsealed source)
\r\n\r\nBản sao của một nguồn kín mà vỏ bọc của\r\nnó có cùng cấu trúc và được làm bởi cùng một vật liệu như nguồn kín thật nhưng\r\nđáng lẽ mang vật liệu phóng xạ thì lại mang một chất có tính chất hóa học và vật\r\nlý càng giống càng tốt với vật liệu phóng xạ và chỉ mang chất phóng xạ với một\r\nlượng vết chất đánh dấu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Chất đánh dấu phải tan\r\ntrong một dung môi không tác động đến vỏ bọc và có hoạt độ phóng xạ tối đa thích hợp\r\nđể sử dụng trong một vỏ bọc kín.
\r\n\r\n3.6.
\r\n\r\nSự ấn định kiểu loại (Model\r\ndesignation)
\r\n\r\nThuật ngữ để mô tả hoặc số tham chiếu\r\nnhằm xác định một thiết kế nguồn phóng xạ kín cụ thể.
\r\n\r\n3.7.
\r\n\r\nNguồn kín làm mẫu (Prototype\r\nsealed source)
\r\n\r\nNguyên mẫu của một nguồn kín dùng làm\r\nmẫu để chế tạo tất cả các nguồn kín được xác định bằng cùng một ấn định kiểu loại.
\r\n\r\n3.8.
\r\n\r\nKiểm soát chất lượng (Quality\r\ncontrol)
\r\n\r\nCác kiểm soát trên một nguồn kín\r\nnguyên mẫu cần thiết để xác lập sự tuân thủ của các nguồn kín đó với TCVN 6853,\r\nbao gồm cả việc xác định phân loại.
\r\n\r\n3.9.
\r\n\r\nKiểm soát quá trình sản xuất (Production\r\ncontrol)
\r\n\r\nThử nghiệm đặc tính của một nguồn kín\r\nmới trước khi các nguồn kín có cùng sự ấn định kiểu loại được đưa vào chế tạo\r\nvà sử dụng.
\r\n\r\n3.10
\r\n\r\nThanh tra định kỳ (Recurrent\r\ninspections)
\r\n\r\nCác kiểm soát cụ thể được thực hiện tại\r\ncác khoảng thời gian định kỳ để xác lập (cả trong bảo quản và sử dụng) độ kín\r\nrò của nguồn kín.
\r\n\r\n3.11.
\r\n\r\nSự rò rỉ (Leakage)
\r\n\r\nSự dịch chuyển vật liệu phóng xạ từ\r\nnguồn kín ra ngoài môi trường.
\r\n\r\n3.12.
\r\n\r\nKhông thể tan và không phân tán được\r\n(Non-leachable)
\r\n\r\nThuật ngữ dùng để chỉ chất phóng xạ được\r\nchứa trong nguồn kín ở dạng không có khả năng hòa tan trong nước và\r\nkhông thể chuyển đổi thành sản phẩm phân tán được (xem TCVN 6853) (ISO 2919).
\r\n\r\n3.13
\r\n\r\nTốc độ rò rỉ heli tiêu chuẩn (Standard\r\nhelium leakage rate)
\r\n\r\nTốc độ rò rỉ heli ở áp suất trên là\r\n105 Pa ± 5 x 103 Pa và áp suất dưới là 103 Pa hoặc nhỏ hơn ở nhiệt độ 296\r\nK ± 7 K (23° C ± 7° C); trong tiêu chuẩn này đơn vị micro pascal mét khối trên\r\ngiây được sử dụng có tính đến dải các giá trị giới hạn 1 mPa.m3.s-1= 10-6 mPa.m3.s-1 » 10-5 atm.cm3.s-1 » 7,5 X 10-3 lusec.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác thử nghiệm trong tiêu chuẩn này phải\r\nđược thực hiện bởi những người\r\ncó thẩm quyền và trình độ chuyên môn và đã được đào tạo thích hợp về an toàn bức\r\nxạ.
\r\n\r\nTùy theo dạng kiểm soát và loại nguồn\r\nkín, ít nhất một trong các thử nghiệm được mô tả trong điều 5 và điều 6 cần được\r\nthực hiện (xem phụ lục A để chọn thử nghiệm)
\r\n\r\nTuy nhiên, trong trường hợp một thử\r\nnghiệm đặc biệt không được mô tả trong tiêu chuẩn này được thực hiện (xem điều\r\n1), người sử dụng cần chứng minh phương pháp được dùng ít nhất có hiệu quả như\r\nphương pháp tương ứng cho trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCần lưu ý rằng trong thực tế thường tiến\r\nhành nhiều hơn một kiểu thử nghiệm rò rỉ và cũng thực hiện việc thử nghiệm\r\nlau cuối cùng cho việc kiểm tra sự nhiễm xạ.
\r\n\r\nTrong kết luận của phép thử nghiệm,\r\nnguồn kín phải được coi là không rò rỉ nếu nó tuân thủ các giá trị giới hạn nêu\r\ntrong Bảng 1.
\r\n\r\nNếu không có sự phù hợp trực tiếp giữa\r\ncác mức đo của các phương pháp đo khác nhau thì kết quả sẽ phụ thuộc vào qui\r\ntrình và thiết bị đo.
\r\n\r\nBảng 1 - Giá trị ngưỡng\r\nphát hiện và giá trị giới hạn cho các thử nghiệm khác nhau
\r\n\r\n\r\n Phương pháp\r\n thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n Điều \r\n | \r\n \r\n Giá trị ngưỡng\r\n phát hiện \r\n | \r\n \r\n Giá trị giới\r\n hạn \r\n | \r\n |
\r\n Các thành\r\n phần không thể tan và không phân tán được \r\n | \r\n \r\n Các thành\r\n phần thể khí có thể tan hoặc phân tán được \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Hoạt độ, Bq \r\n | \r\n \r\n kBq \r\n | \r\n |
\r\n Thử nghiệm nhúng bằng chất lỏng nóng \r\n | \r\n \r\n 5.1.1 \r\n | \r\n \r\n 10 đến 1 \r\n | \r\n \r\n 0,2 \r\n | \r\n \r\n 0,2 \r\n | \r\n
\r\n Thử nghiệm nhúng bằng chất lỏng sôi \r\n | \r\n \r\n 5.1.2 \r\n | \r\n \r\n 10 đến 1 \r\n | \r\n \r\n 0,2 \r\n | \r\n \r\n 0,2 \r\n | \r\n
\r\n Thử nghiệm nhúng bằng chất nhấp nháy\r\n lỏng \r\n | \r\n \r\n 5.1.3 \r\n | \r\n \r\n 10 đến 1 \r\n | \r\n \r\n 0,2 \r\n | \r\n \r\n 0,2 \r\n | \r\n
\r\n Thử nghiệm xạ khí hấp thụ \r\n | \r\n \r\n 5.2.1 \r\n | \r\n \r\n 4 đến 0,4 \r\n | \r\n \r\n -1) \r\n | \r\n \r\n 0,2 | \r\n
\r\n Thử nghiệm xạ khí bằng chất nhấp\r\n nháy lỏng \r\n | \r\n \r\n 5.2.2 \r\n | \r\n \r\n 0,4 đến\r\n 0,004 \r\n | \r\n \r\n -1) \r\n | \r\n \r\n 0,2 | \r\n
\r\n Thử nghiệm lau ướt \r\n | \r\n \r\n 5.3.1 \r\n | \r\n \r\n 10 đến 1 \r\n | \r\n \r\n 0,2 \r\n | \r\n \r\n 0,2 \r\n | \r\n
\r\n Thử nghiệm lau khô \r\n | \r\n \r\n 5.3.2 \r\n | \r\n \r\n 10 đến 1 \r\n | \r\n \r\n 0,2 \r\n | \r\n \r\n 0,2 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Tốc độ rò rỉ\r\n heli tiêu chuẩn, mPa.m3.s-1 \r\n | \r\n ||
\r\n Thử nghiệm hêli \r\n | \r\n \r\n 6.1.1 \r\n | \r\n \r\n 10-2 đến 10-4 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 10-2 \r\n | \r\n
\r\n Thử nghiệm gia áp hêli \r\n | \r\n \r\n 6.1.2 \r\n | \r\n \r\n 1 đến 10-2 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 10-2 \r\n | \r\n
\r\n Thử nghiệm bọt chân không \r\n | \r\n \r\n 6.2.1 \r\n | \r\n \r\n 1 2) \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n -3) \r\n | \r\n
\r\n Thử nghiệm bọt chất lỏng nóng \r\n | \r\n \r\n 6.2.2 \r\n | \r\n \r\n 1 2) \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n -3) \r\n | \r\n
\r\n Thử nghiệm bọt gia áp khí \r\n | \r\n \r\n 6.2.3 \r\n | \r\n \r\n 1 2) \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n -3) \r\n | \r\n
\r\n Thử nghiệm bọt nitơ lỏng \r\n | \r\n \r\n 6.2.4 \r\n | \r\n \r\n 10-2 2) \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 10-2 \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Khối lượng\r\n nước nhận, mg \r\n | \r\n ||
\r\n Thử nghiệm gia áp nước \r\n | \r\n \r\n 6.3 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n -3) \r\n | \r\n
\r\n 1) Không phù hợp \r\n2) Các giới hạn phát hiện này chỉ áp\r\n dụng với sự rò rỉ đơn dưới các điều kiện dễ quan sát bằng mắt \r\n3) Không đủ nhạy \r\n | \r\n
Tốc độ rò rỉ 10 mPa.m3.s-1 đối với các\r\nhàm lượng phóng xạ thể rắn không có khả năng rò rỉ và 0,1 mPa.m3.s-1 đối với các\r\nthể rắn có khả năng rò rỉ, các chất phóng xạ thể lỏng và thể khí trong hầu hết\r\ncác trường hợp, được coi là tương đương với giới hạn thất thoát hoạt độ phóng xạ\r\nlà 2 kBq (» 50 nCi) theo\r\n[12].
\r\n\r\nMột khẳng định nữa về ngưỡng chấp nhận\r\ntheo thể tích nêu trong 2. Tốc độ rò rỉ 10-7 atm.cm3.s-1 hay nhỏ hơn\r\nđối với không khí khô ở nhiệt độ 298 K (250° C) và với sự chênh lệch áp suất 1\r\natm so với chân không 10-2 atm hoặc nhỏ hơn, được\r\ncoi là biểu hiện của sự rò rỉ, bất kể bản chất vật lý của thành phần bên trong.
\r\n\r\nTrước khi tiến hành bất kỳ thử nghiệm\r\nnào, trừ các trường hợp thanh tra định kỳ, nguồn kín phải được làm sạch cẩn thận\r\nvà phải được kiểm tra kỹ bằng mắt thường.
\r\n\r\nTất cả các thiết bị dùng thử nghiệm phải\r\nđược bảo dưỡng thích hợp và hiệu chuẩn định kỳ.
\r\n\r\nKhi có thể, phải quy định các thông số\r\nsau:
\r\n\r\n- Áp suất;
\r\n\r\n- Nhiệt độ;
\r\n\r\n- Hệ số tỷ lệ giữa thể tích nguồn kín và thể\r\ntích trong vùng thử nghiệm cũng như thể tích chất lỏng dùng để bao nguồn kín thử\r\nnghiệm.
\r\n\r\nThử nghiệm lau không được coi là thử\r\nnghiệm rò rỉ, trừ trường hợp đối với một vài nguồn đặc biệt (ví dụ các nguồn với\r\ncửa sổ mỏng), đối với các đợt thanh tra định kỳ và trong trường hợp không có thử\r\nnghiệm nào khác thích hợp hơn.
\r\n\r\nCác mẫu thử nghiệm lau hay thử nghiệm\r\nnhúng chất lỏng, khi có thể, phải kiểm tra ngay bằng thiết bị đo độ nhiễm xạ cơ\r\nbản, ví dụ dùng một ống đếm Geiger-Muller để xác định xem có nhiễm xạ hay không\r\ntrước khi đo lần cuối bằng thiết bị đo được kiểm chuẩn và chính xác hơn.
\r\n\r\n5. Các thử nghiệm bằng\r\nphương pháp phóng xạ
\r\n\r\n5.1. Các thử nghiệm nhúng
\r\n\r\n5.1.1. Thử nghiệm nhúng bằng\r\nchất lỏng nóng
\r\n\r\nNhúng nguồn kín vào một chất lỏng mà\r\nnó không tác động đến vật liệu lớp vỏ ngoài của nguồn kín này và trong điều kiện\r\ncủa thử nghiệm này, nó được coi là hiệu quả nhất để tẩy hết các vết của chất\r\nphóng xạ. Ví dụ về các chất lỏng như vậy là: nước cất và các dung dịch chất tẩy\r\nyếu hoặc các phức chất và các dung dịch axit hay kiềm yếu có nồng độ khoảng 5\r\n%. Đun nóng chất lỏng đến 323 K ± 5 K (50 °C ± 5 °C) và duy trì ở nhiệt\r\nđộ đó ít nhất 4 h. Bỏ nguồn phóng xạ kín ra và đo hoạt độ phóng xạ của chất lỏng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Phương pháp làm sạch\r\nbằng siêu âm cũng có thể được sử dụng.\r\nTrong trường hợp này thời gian nhúng trong chất lỏng có nhiệt độ 343 K ± 5 K\r\n(70 °C ± 5 °C) có thể giảm đi được 30 min.
\r\n\r\n5.1.2. Thử nghiệm nhúng bằng\r\nchất lỏng sôi
\r\n\r\nNhúng nguồn kín vào một chất lỏng mà\r\nnó không tác động đến vật liệu lớp vỏ ngoài của nguồn kín này và trong điều kiện\r\ncủa thử nghiệm này, nó được coi là hiệu quả nhất để tẩy hết các vết của chất\r\nphóng xạ có mặt. Đun sôi trong khoảng 10 min, để nguội, sau đó rửa nguồn kín\r\ntrong một chậu chất lỏng sạch. Lặp lại các thao tác này hai lần với việc nhúng\r\nlại nguồn kín vào chất lỏng ban đầu. Bỏ nguồn phóng xạ kín ra và đo hoạt độ\r\nphóng xạ của chất lỏng.
\r\n\r\n5.1.3. Thử nghiệm nhúng bằng\r\nchất nhấp nháy lỏng
\r\n\r\nNhúng nguồn kín ít nhất 3 h ở nhiệt độ\r\nphòng, vào một dung dịch chất nhấp nháy lỏng mà nó không tác động đến vật liệu\r\nlớp vỏ ngoài của nguồn kín này. Bảo quản trong tối để tránh hiện tượng phát\r\nsáng quang hóa. Bỏ nguồn\r\nphóng xạ kín ra và đo hoạt độ phóng xạ của chất lỏng bằng kỹ thuật đo nhấp nháy\r\nlỏng.
\r\n\r\n5.1.4. Thử nghiệm nhúng ở\r\nnhiệt độ phòng 2
\r\n\r\nNhúng nguồn kín vào một chất lỏng mà\r\nnó không tác động đến vật liệu lớp vỏ ngoài của nguồn kín này và trong điều kiện\r\ncủa thử nghiệm này, nó được coi là hiệu quả nhất để tẩy hết các vết của chất\r\nphóng
\r\n\r\nNhúng nguồn kín vào trong chất lỏng ở\r\nnhiệt độ phòng 293 K ± 5 K (20 °C ± 5 °C) và duy trì ở nhiệt độ đó trong 24 h.\r\nBỏ nguồn phóng xạ kín ra và đo hoạt độ phóng xạ của chất lỏng.
\r\n\r\n5.1.5. Tiêu chí chấp nhận
\r\n\r\nNguồn kín được coi là không rò rỉ nếu\r\nhoạt độ phát hiện được không vượt quá 0,2 kBq (» 5 nCi).
\r\n\r\n5.2. Thử nghiệm xạ khí
\r\n\r\n5.2.1. Thử nghiệm xạ khí hấp\r\nthụ\r\n(với các nguồn phóng xạ kín radi-226)
\r\n\r\nĐặt nguồn phóng xạ kín trong một bình\r\nnhỏ kín khí cùng với chất hấp thụ thích hợp, ví dụ than hoạt tính, bông hoặc\r\npolyetylen, và để như vậy ít nhất trong 3 h. Sau đó lấy nguồn ra và đóng bình lại. Đo\r\nngay hoạt độ của chất hấp thụ.
\r\n\r\n5.2.2. Thử nghiệm xạ khí bằng\r\nchất nhấp nháy lỏng (đối với các nguồn phóng xạ kín radi - 226)
\r\n\r\nThực hiện theo các bước như trình bày\r\ntrong 5.1.3.
\r\n\r\n5.2.3. Thử nghiệm xạ khí (đối với các\r\nnguồn phóng xạ kín krypton-85)
\r\n\r\nGiữ cho nguồn phóng xạ kín dưới áp suất\r\nthấp trong 24 h. Phân tích thành\r\nphần của buồng chứa krypton-85 bằng kỹ thuật đếm dùng chất nhấp nháy dẻo. Lặp lại\r\nthử nghiệm sau ít nhất 7 ngày.
\r\n\r\n5.2.4. Các thử nghiệm xạ khí\r\nkhác
\r\n\r\nBất kỳ phương pháp thử nghiệm nào khác\r\ntương đương với các phương pháp đã được trình bày từ 5.2.1 đến 5.2.3 đều có thể\r\nsử dụng được.
\r\n\r\n5.2.5. Tiêu chí chấp nhận
\r\n\r\nKhi các thử nghiệm được nêu trong\r\n5.2.1 và 5.2.2 đã hoàn tất thì nguồn phóng xạ kín được coi là không rò rỉ nếu\r\nhoạt độ đo được của radon tích luỹ trong thời gian tổng cộng là 12 h không vượt\r\nquá 0,2 kBq (» 5 nCi). Nếu\r\nthời gian thử nghiệm nhỏ hơn 12 h thì phải tiến hành các hiệu chỉnh thích hợp.
\r\n\r\nKhi các thử nghiệm được nêu trong\r\n5.2.3 và 5.2.4 đã hoàn tất thì nguồn phóng xạ kín được coi là không rò rỉ nếu\r\nhoạt độ đo được không vượt quá 4 kBq/ 24 h (» 100 nCi/ 24 h).
\r\n\r\n5.3. Thử nghiệm lau
\r\n\r\nNếu thử nghiệm lau được dùng để xác định\r\nđộ rò rỉ thì sau khi thực hiện việc thử nghiệm nguyên mẫu về mặt cơ học hay nhiệt,\r\nnguồn kín thử nghiệm phải được làm sạch (tẩy xạ) trước khi thử nghiệm.
\r\n\r\nKhi sử dụng phương pháp lau để kiểm\r\ntra sự rò rỉ được tiến hành ngay trong giai đoạn sản xuất thì nguồn phóng xạ\r\nkín phải được làm sạch trước khi thử nghiệm và phải chờ 7 ngày sau mới được tiến\r\nhành thử nghiệm.
\r\n\r\nVới các phương pháp thử nghiệm lau, cần\r\nthiết phải tính đến kỹ thuật, trang thiết bị được sử dụng và áp suất khi thực\r\nhiện vì phương pháp được sử dụng có thể không đảm bảo khả năng đạt được đầy đủ\r\nđộ tái lập.
\r\n\r\n5.3.1. Thử nghiệm lau ướt
\r\n\r\nLau sạch bề mặt của nguồn kín cẩn thận\r\nbằng một miếng gạc/giấy lọc hay một vật liệu thích hợp khác có độ hút ẩm cao.\r\nMiếng gạc được làm ẩm bằng một loại chất lỏng không tác động đến vật liệu làm vỏ\r\nbọc nguồn kín và trong các điều kiện của thử nghiệm này, chất lỏng được chứng\r\nminh là có hiệu quả trong việc loại bỏ tất cả các chất phóng xạ. Đo hoạt độ\r\nphóng xạ của miếng gạc.
\r\n\r\n5.3.2. Thử nghiệm lau khô
\r\n\r\nPhương pháp thử nghiệm này được sử dụng\r\ntrong những trường hợp không thích hợp để dùng gạc ẩm, ví dụ: với những nguồn\r\ncobalt - 60 hoạt độ\r\nlớn hay trong các đợt thanh tra định kỳ.
\r\n\r\nĐể tiến hành thử nghiệm, dùng một miếng\r\ngạc khô hoặc giấy lọc chà xát lên toàn bộ bề mặt của nguồn kín, sau đó đo hoạt\r\nđộ phóng xạ của vật liệu lau.
\r\n\r\n5.3.3. Tiêu chí chấp nhận
\r\n\r\nNếu hoạt độ phóng xạ đo được không vượt\r\nquá 0,2 kBq (» 5 nCi) thì\r\nnguồn kín được coi là không rò rỉ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4: Những điểm quan trọng\r\nliên quan đến việc sử dụng các phương pháp thử nghiệm bằng cách lau trên những\r\nbề mặt có thể tiếp cận được sát với các nguồn phóng xạ kín và sự\r\ncần thiết phải\r\nxem xét đến việc bảo vệ bức xạ cần được chú ý [xem điều 3, mục b.
\r\n\r\n6. Các thử nghiệm sử\r\ndụng phương pháp không phóng xạ
\r\n\r\nKhi các quy trình không phóng xạ được\r\nsử dụng thì mối tương quan giữa Tốc độ rò rỉ thể tích và độ thất thoát vật liệu\r\nphóng xạ phải được thiết lập. Trong thực tế có nhiều khó khăn để làm được điều\r\nnày vì có rất nhiều dạng vật liệu phóng xạ được dùng trong các nguồn phóng xạ\r\nkín và cũng có rất nhiều kiểu rò rỉ khác nhau, số liệu đưa ra trong tiêu chuẩn\r\nnày cho thấy mối tương quan giữa Tốc độ rò rỉ thể tích và độ thất thoát vật liệu\r\nphóng xạ dựa trên cơ sở những giá trị đã có trong các xuất bản phẩm của IAEA và\r\nmặc dù chúng chưa được kiểm nghiệm thực tế để khẳng định một cách tuyệt đối nhưng các phương\r\npháp thử nghiệm rò rỉ thể tích đã được thực hiện trong nhiều năm và kinh nghiệm\r\ncho thấy chúng có thể được chấp nhận là các phương pháp thử nghiệm có giá trị.
\r\n\r\nTrước khi tiến hành bất kỳ thử nghiệm\r\nnào được mô tả từ 6.1 đến 6.3, nguồn phóng xạ kín phải được làm sạch và sấy khô\r\ncẩn thận.
\r\n\r\nVới những nguồn phóng xạ kín có thể rò\r\nrỉ hay có thành phần khí thì có thể sử dụng phương pháp thử nghiệm heli được\r\ntrình bày trong 6.1.
\r\n\r\nCần đảm bảo không có bất kỳ sai sót\r\nnào có thể làm sai lệch kết quả của phương pháp thử nghiệm được mô tả, ví dụ bằng\r\nkiểm tra mắt thường hoặc bằng một phương pháp kém nhạy hơn phương pháp thử nghiệm đã\r\nđược mô tả. Để các thử nghiệm này được cho là đúng, ngoại trừ trường hợp được\r\nnêu trong 6.3, thể tích tự do bên trong nguồn kín phải lớn hơn 0,1 cm3.\r\nNếu thử nghiệm này được dùng cho những nguồn phóng xạ kín có thể tích tự do nhỏ\r\nhơn 0,1 cm3 thì người sử dụng phải chứng tỏ được tính hợp thức của\r\nthử nghiệm này [9].
\r\n\r\nVì các phương pháp thử nghiệm này có\r\ngiới hạn phát hiện thấp hơn, nên chỉ những thử nghiệm sử dụng heli (6.1) là\r\nthích hợp với những nguồn phóng xạ kín có thể rò rỉ hay có thành phần khí.
\r\n\r\n6.1. Các thử nghiệm rò rỉ\r\nsử dụng khối phổ kế hêli
\r\n\r\n6.1.1 Thử nghiệm heli
\r\n\r\nĐặt nguồn kín có chứa heli vào trong một\r\nbuồng chân không thích hợp, sau đó buồng được hút chân không qua một khối phổ kế\r\nheli. Đánh giá Tốc độ rò rỉ heli thực tế theo các khuyến cáo của nhà sản xuất\r\nthiết bị thử nghiệm rò rỉ.
\r\n\r\nCần đảm bảo thể tích tự do trong nguồn\r\nkín có hàm lượng heli thương mại lớn hơn 5%. Tốc độ rò rỉ heli đo được theo\r\nđánh giá trước đó chia cho hàm lượng heli trong thể tích tự do cho biết Tốc độ\r\nrò rỉ tiêu chuẩn của heli.
\r\n\r\n6.1.2. Thử nghiệm gia áp\r\nheli
\r\n\r\nĐặt nguồn kín vào trong một buồng áp\r\nsuất, sử dụng heli để làm sạch\r\nkhông khí trong buồng. Nâng áp suất buồng lên một mức áp suất heli đã cho và\r\nduy trì trong một khoảng thời gian. Hạ áp suất của buồng, làm sạch nguồn kín bằng\r\ncách phun nitơ khô hoặc rửa trong chất lỏng fluocacbon dễ bay hơi và chuyển nó đến một buồng\r\nchân không thích hợp. Tiến hành đo Tốc độ rò rỉ heli như miêu tả trong 6.1.1.
\r\n\r\nVối Tốc độ rò rỉ heli nhận được, Q, Tốc độ rò rỉ\r\ntiêu chuẩn heli, L, có thể được tính bằng công thức sau:
\r\n\r\nQ = (1)
Trong đó: p0= 1,01325 x 105 Pa.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH
\r\n\r\n5. Với áp suất heli, p, tính bằng megapascal\r\n(trong thực tế là giữa 0,5 Mpa và 10 MPa) được duy trì trong thời\r\ngian điều kiện hóa t, tính bằng giờ, thời\r\ngian trễ giữa việc nâng áp suất và phép đo dưới 10 min và có tính đến thể tích\r\ntrống, V, tính bằng centimet khối, lớn hơn 0,1 cm3 ở bên trong nguồn kín, các\r\nthông số thử nghiệm\r\nthuận tiện nhất có thể được chọn và các kết quả thử nghiệm được đánh giá bằng\r\ncách dùng công thức sau:
\r\n\r\nQ = 0,35 (2)
trong đó:
\r\n\r\nQ là Tốc độ rò rỉ đo được (mPa.m3.s-1).
\r\n\r\nL là Tốc độ rò rỉ heli tiêu chuẩn (mPa.m3.s-1) nằm trong\r\nkhoảng giữa các giá trị giới hạn 1mPa.m3.s-1 và 10 mPa.m3.s-1 (L £ 1,7 ).
6. Công thức (2) chỉ đúng trong\r\ntrường hợp dòng phân tử đi qua một\r\nhay nhiều chỗ rò rỉ.\r\nTrong trường hợp dòng chảy nhớt phân thành lớp chiếm tỷ trọng lớn thì công thức\r\nnày sẽ dẫn đến sự đánh giá cao Tốc độ rò rỉ heli tiêu chuẩn, nhưng yếu tố này\r\nchỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến\r\nkết quả thử nghiệm.
\r\n\r\n6.1.3. Tiêu chí chấp nhận
\r\n\r\nKhi các thử nghiệm này được hoàn thành\r\nthì nguồn kín được coi là thực sự kín nếu như Tốc độ rò rỉ heli tiêu chuẩn nhỏ\r\nhơn 1 mPa.m3.s-1 đối với\r\nthành phần không có khả năng rò rỉ và 10-2 mPa.m3.s-1 với các\r\nthành phần có khả năng rò rỉ hoặc các thành phần dạng khí (xem Bảng 1).
\r\n\r\n6.2. Các thử nghiệm rò rỉ\r\nbằng bọt
\r\n\r\nCác thử nghiệm rò rỉ bằng bọt dựa trên\r\nsự tăng áp suất bên trong. Theo đó, khí từ những chỗ trống bên trong có thể đi\r\nqua bất kỳ chỗ rò rỉ nào và tạo nên những bong bóng trong bồn chất lỏng. Với một\r\nchỗ rò rỉ riêng biệt, số lượng bong bóng hình thành gia tăng khi sức căng bề mặt\r\ngiảm.
\r\n\r\n6.2.1. Thử nghiệm bọt chân\r\nkhông
\r\n\r\nBằng cách sử dụng etylen glycol,\r\nisopropyl. dầu khoáng hoặc dầu Silicon, hoặc nước cùng với tác nhân làm ướt như\r\nmột chất lỏng để thử nghiệm rò rỉ trong một buồng chân không thích hợp, hạ thấp\r\nthành phần khí trong chất lỏng bằng cách hút chân không buồng trong một khoảng\r\nthời gian ít nhất là 1 min. Lặp lại áp suất khí quyển và nhúng toàn bộ nguồn\r\nphóng xạ kín ở độ sâu ít nhất là 5 cm dưới mức chất lỏng. Giảm áp suất tuyệt đối\r\ntrong buồng xuống từ 15 kPa đến 25 kPa. Theo dõi các bọt bong bóng phát ra từ\r\nnguồn phóng xạ kín trong khoảng thời gian ít nhất là 1 min.
\r\n\r\n6.2.2. Thử nghiệm bọt chất lỏng\r\nnóng
\r\n\r\nCần đảm bảo nguồn phóng xạ kín ở nhiệt\r\nđộ môi trường. Nhúng nguồn phóng xạ kín xuống độ sâu ít nhất là 5 cm dưới mực nước\r\ntrong bồn nước ở nhiệt độ trong khoảng 363 K và 368 K (90 °C và 95 °C). Có thể dùng Glycerin ở\r\nnhiệt độ từ 393 K đến 423 K (120 °C đến 150 °C) thay thế cho nước. Quan sát các\r\nbọt bong bóng phát ra từ nguồn phóng xạ kín trong khoảng thời gian ít nhất là 1\r\nmin; tuy nhiên khoảng thời gian ngắn nhất 2 min được khuyến cáo bất cứ khi nào\r\ncó thể thực hiện được và đặc biệt là khi các vỏ bọc có nhiệt dung lớn và có độ\r\ndẫn nhiệt kém.
\r\n\r\n6.2.3. Thử nghiệm bọt gia áp\r\nkhí
\r\n\r\nĐặt nguồn phóng xạ kín trong một buồng\r\náp suất thích hợp có thể tích ít nhất là gấp hai lần thể tích của\r\nnguồn phóng xạ kín và ít nhất là gấp năm lần thể tích tự do bên trong nguồn\r\nphóng xạ kín. Nâng áp suất trong buồng bằng khí heli lên áp suất ít nhất là 1\r\nMPa và duy trì áp suất này trong 15 min. Giảm áp suất, chuyển nguồn phóng xạ\r\nkín ra khỏi buồng và nhúng nó xuống độ sâu 5 cm dưới mức etylen glycol,\r\nisopropyl, axeton hoặc nước có chứa chất làm ẩm trong bồn chứa. Quan sát các bọt\r\nbong bóng phát ra từ nguồn phóng xạ kín trong khoảng thời gian ít nhất là 1\r\nmin.
\r\n\r\n6.2.4. Thử nghiệm bọt nitơ lỏng
\r\n\r\nNhúng hoàn toàn nguồn phóng xạ kín vào\r\ntrong nitơ lỏng trong khoảng thời gian 5 min, sau chuyển nó đến chất lỏng thử\r\nnghiệm (thường là metanol). Quan sát các bọt bong bóng phát ra từ nguồn phóng xạ\r\nkín trong một khoảng thời gian ít nhất là 1 min.
\r\n\r\n6.2.5. Tiêu chí chấp nhận
\r\n\r\nNếu không có bọt bong bóng nào xuất hiện\r\ncho đến khi kết thúc các thử nghiệm đã được trình bày từ 6.2.1 đến 6.2.4 thì\r\nnguồn phóng xạ kín được coi là có Tốc độ rò rỉ nhỏ hơn 1 mPa.m3.s-1 và là thực sự\r\nkín chỉ khi thành phần của nó là không có khả năng rò rỉ.
\r\n\r\n6.3. Thử nghiệm gia áp nước
\r\n\r\nXác định khối lượng của nguồn phóng xạ\r\nkín bằng một cái cân. Tiến hành thử nghiệm áp suất thực nghiệm với nước, lau\r\nkhô nguồn phóng xạ kín và xác định lại khối lượng của nó trên cùng cái cân đã\r\ndùng trước đó.
\r\n\r\nNếu khối lượng cần được nhỏ\r\nhơn 50 ng thì nguồn phóng xạ kín được coi là kín nhưng chỉ khi các thành phần\r\nkhông có khả năng rò rỉ.
\r\n\r\nĐể phương pháp thử nghiệm này đáng tin\r\ncậy thì thể tích tự do theo tính toán của nguồn phóng xạ kín phải có khả năng\r\nlưu giữ được ít nhất là năm lần lớn hơn lượng nước ứng với ngưỡng nhạy của thiết\r\nbị đo khối lượng. Thử nghiệm này có thể áp dụng được riêng cho việc đánh giá thử\r\nnghiệm áp suất ngoài cho các cấp 3, 4, 5 và 6 của TCVN 6853: 2001 (ISO 2919).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\nHướng dẫn lựa chọn thử nghiệm cần tiến hành\r\ntùy theo dạng kiểm soát và loại nguồn phóng xạ kín
\r\n\r\nPhụ lục này cung cấp hướng dẫn nhằm hỗ\r\ntrợ việc lựa chọn các phương pháp thử nghiệm thích hợp nhất để thực hiện việc\r\nkiểm tra chất lượng, kiểm soát sản xuất và cho các thanh tra định kỳ, có tính đến\r\nloại nguồn phóng xạ kín (thiết kế, các đặc trưng,...)
\r\n\r\nBảng A.1 là không hoàn toàn đầy đủ,\r\ntuy nhiên nó bao hàm một dải rộng và có thể dùng như một hướng dẫn cho nhiều dạng\r\nthiết kế nguồn phóng xạ kín.
\r\n\r\nA.1 Thử nghiệm rò rỉ trong sản xuất\r\nnguồn phóng xạ kín
\r\n\r\nPhương pháp thử nghiệm rò rỉ thích hợp\r\nnhất trong khi sản xuất các nguồn kín chứa một đồng vị phóng xạ có thể\r\nđược xác định trong Bảng A.1, tùy theo thiết kế nguồn cụ thể và công nghệ của\r\nchúng.
\r\n\r\nA.2 Các thử nghiệm rò rỉ đối với\r\ncác nguồn phóng xạ kín nguyên mẫu
\r\n\r\nCác thử nghiệm cho phép chấp nhận các\r\ncuộc thử nghiệm được yêu cầu để xác định sự phân loại cho một nguồn phóng xạ\r\nkín nguyên mẫu theo TCVN 6853 (ISO 2919) có thể được tiến hành đối với:
\r\n\r\n- các nguồn phóng xạ kín nguyên mẫu với thành\r\nphần phóng xạ danh định,
\r\n\r\n- các nguồn phóng xạ kín mô phỏng,
\r\n\r\n- các nguồn phóng xạ kín giả.
\r\n\r\nVới trường hợp cuối cùng, rõ ràng là sẽ cần phải\r\nsử dụng phương pháp thử nghiệm rò rỉ không phóng xạ.
\r\n\r\nPhương pháp thử nghiệm rò rỉ thích hợp\r\nnhất sẽ tùy thuộc vào công nghệ và thiết\r\nkế của nguồn kín và có thể được xác định từ Bảng A.1.
\r\n\r\nA.3 Các cuộc thanh tra định kỳ
\r\n\r\nRõ ràng là cần thiết phải thử nghiệm định\r\nkỳ các nguồn phóng xạ vào những thời điểm nhất định sau khi chúng được nhà sản\r\nxuất cung cấp nhằm chắc chắn chúng không phát sinh ra bất cứ một chỗ rò rỉ nào.\r\nỞ nhiều nước đã có những quy định luật pháp xác định tần suất của\r\ncác thử nghiệm. Khoảng thời gian giữa các thử nghiệm có thể thay đổi tùy thuộc\r\nvào loại và thiết kế của nguồn phóng xạ kín cũng như môi trường làm việc.
\r\n\r\nNhững thử nghiệm này không nhất thiết\r\nphải giống với các thử nghiệm được coi là thích hợp để thực hiện trong quá\r\ntrình sản xuất. Điều quan trọng là phải tính đến những điều kiện ứng dụng của\r\nnguồn phóng xạ kín và mọi rủi ro cụ thể mà nguồn có thể gặp phải trong suốt thời\r\ngian làm việc của mình.
\r\n\r\nNhư vậy có một số điều kiện có thể gặp\r\nphải trong thực tế khi xem xét đến các thử nghiệm định kỳ:
\r\n\r\na) Nguồn phóng xạ kín chỉ có thể được thử\r\nnghiệm ngay tại hiện trường nơi nó được sử dụng và có khả năng tiến hành thử\r\nnghiệm lau trên phần gần nhất có thể tiếp cận được. Trong trường hợp này, việc\r\nthử nghiệm lau (5.3) được chọn. Việc kiểm tra bằng mắt thường đối với nguồn\r\nphóng xạ kín cũng được tiến hành nếu có thể được.
\r\n\r\nb) Nguồn chỉ có thể được thử nghiệm ngay\r\ntại nơi nó được sử dụng nhưng việc tiếp cận trực tiếp với nguồn là không thể được\r\nhoặc không nên do nó gây nên sự chiếu xạ không được luận chứng đối với người thực\r\nhiện việc thử nghiệm, ví dụ: với những nguồn xạ trị hoạt độ cao hay những nguồn\r\nkhác được bảo vệ trong hộp đựng nguồn. Trong trường hợp này, cần tiến hành thử\r\nnghiệm kiểm tra độ sạch trên phần gần nhất có thể tiếp cận được.
\r\n\r\nCẢNH BÁO - Nếu độ phóng xạ được xác định\r\nlà tồn tại, ngay cả\r\nkhi thấp hơn giá trị giới hạn 0,2 kBq3) (» 5 nCi) thì phải xác định xem điều này có\r\ngây nên từ sự rò rỉ nguồn hay không. Cần có một quy chế để lặp\r\nlại các thử nghiệm định kỳ nhằm xác định hoạt độ phóng xạ phát hiện có tăng lên hay\r\nkhông.
\r\n\r\nc) Những cơ sở, ví dụ như một số bệnh viện\r\ntiến hành thử nghiệm nguồn bằng các phương pháp khác, như bằng cách trả về nhà sản\r\nxuất hay bằng cách gửi cho các phòng thí nghiệm thích hợp khác thì nên sử dụng\r\ncác phương pháp được khuyến cáo cho các nguồn sản xuất nêu trong Bảng A.1. Nếu\r\ncó thể, việc kiểm tra bằng mắt thường đối với nguồn phóng xạ kín cũng nên tiến\r\nhành.
\r\n\r\nCẢNH BÁO - Khi tiến\r\nhành các thử nghiệm định kỳ, điều quan trọng là phải\r\nđảm bảo mức chiếu xạ\r\nnằm trong giới hạn được chấp nhận.
\r\n\r\nBảng A.1 - Lựa\r\nchọn phương pháp thử nghiệm độ rò rỉ liên quan đến công nghệ chế tạo
\r\n\r\n\r\n Loại nguồn \r\n | \r\n \r\n Thử nghiệm\r\n đối với nguồn khi\r\n sản xuất \r\n | \r\n \r\n Thử nghiệm\r\n để phân loại nguồn \r\n | \r\n ||
\r\n Nên thực hiện \r\n | \r\n \r\n Lựa chọn thứ\r\n hai \r\n | \r\n \r\n Nên thực hiện \r\n | \r\n \r\n Lựa chọn thứ\r\n hai \r\n | \r\n |
\r\n A Nguồn phóng xạ\r\n kín chứa vật liệu phóng xạ \r\nA1 Cửa sổ đơn tích phân, mỏng, ví dụ\r\n như detector sương \r\nA2 Các nguồn chuẩn hoạt độ thấp, ví\r\n dụ như được bao bọc bằng nhựa \r\n | \r\n \r\n Nhúng (5.1) \r\n | \r\n \r\n Lau (5.3) \r\n | \r\n \r\n Nhúng (5.1) \r\n | \r\n \r\n Lau (5.3) \r\n | \r\n
\r\n A3 Các nguồn có một hay hai lớp vỏ bọc\r\n (ngoại trừ 3H, 226Ra) để đo mức, chụp ảnh phóng xạ và xạ\r\n trị áp sát \r\n | \r\n \r\n Nhúng (5.1) \r\nHeli (6.1) \r\n | \r\n \r\n Bọt (6.2) \r\n | \r\n \r\n Nhúng (5.1) \r\nHeli (6.1) \r\n | \r\n \r\n Bọt (6.2) \r\n | \r\n
\r\n A4 Nguồn 226Ra và các\r\n nguồn dạng khí khác có một hoặc hai lớp vỏ \r\n | \r\n \r\n Phát xạ khí\r\n (5.2) \r\n | \r\n \r\n Nhúng (5.1) \r\n | \r\n \r\n Phát xạ khí (5.2) \r\n | \r\n \r\n Nhúng (5.1) \r\n | \r\n
\r\n A5 Nguồn có hai vỏ bọc dùng trong xạ\r\n trị từ xa và các nguồn chiếu xạ hoạt độ cao \r\n | \r\n \r\n Heli (6.1) \r\n | \r\n \r\n Lau (5.3.2) \r\n | \r\n \r\n Nhúng (5.1) \r\nHeli (6.1) \r\n | \r\n \r\n Bọt (6.2) \r\n | \r\n
\r\n B Nguồn phóng kín\r\n mô phỏng thuộc các loại A3, A4 và A5 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Nhúng (5.1) \r\nHeli (6.1) \r\n | \r\n \r\n Bọt (6.2) \r\n | \r\n
\r\n C Nguồn phóng xạ kín\r\n giả \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Heli (6.1) \r\n | \r\n \r\n Bọt (6.2) \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\n\r\n\r\n[1] McMasters, R.C., ed.,\r\nNon-distructive Testing Handbook, Vol.1, Leak Testing, Americal Society for\r\nNon-distructive Testing /Americal Society for Metals, 2nd ed., 1982.
\r\n\r\n[2] Americal National Standard for\r\nRadioactive Materials, Leakage Tests on Packages for Shipment, ANSI No.\r\n14.5-1987.
\r\n\r\n[3] ASTM E 515-74 (Reapproved 1980),\r\nStandard Method of Testing for Leaks Using Bubble Emission Technique.
\r\n\r\n[4] ASTM F 98-72 (Reapproved 1977),\r\nStandard Recommended Practices for Determining Hermeticity of Electron Devices\r\nby a Bubble Test.
\r\n\r\n[5] ASTM F 134-78, Standard Recommended\r\nPractices for Determining Hermeticity of Electron Devices with a Helium Mass\r\nSpetrometer Leak Detector.
\r\n\r\n[6] ASTM F 730-81, Standard test Methods\r\nfor Hermeticity of Electron Devices by a Weight-gain Test.
\r\n\r\n[7] BIRAM, . and BURROWS.,\r\nBubbles test for gass tightness, Vacumm, 14(7), 1964, pp.221-226.
\r\n\r\n[8] HOWL, D.A., and MANN, C.A., The\r\nback-pressurizing technique for leak-testing. Vacumm, 15(7), 1965, pp. 347-352.
\r\n\r\n[9] ASTON, D., BODIMEADE, A.H.,\r\nHALL, E.G. and TAYLOR, C.B.G., The specifications and testing of radioactive sources\r\ndesignated as "special form" under the IAEA transport regulations,\r\nreport EUR 8053 EN, 1982.
\r\n\r\n[10] DWIGHT, DJ., A new method for leak-testing\r\nsealeded sources of radium-226 and thorium-228, Report RCC-R 176 (1964) and\r\nAddendum RCC-R 176 (1965).
\r\n\r\n[11] IAEA Safety Series No.6, Regulations\r\nfor the safe transport of radioactive materials, Vienna, 1985.
\r\n\r\n[11] IAEA Safety Series No.37\r\nAdvisory material for the application of the IAEA transport regulations,\r\nVienna, 1987.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
2 Thử nghiệm này là rất hữu ích khi các\r\nthử nghiệm chất lỏng nóng không thể thực\r\nhiện được, tuy nhiên phương pháp sau được khuyến khích áp dụng bất kỳ khi nào\r\ncó thể được vì việc sử dụng chúng đã được biết đến trong nhiều năm và bởi vì\r\nchúng hiệu quả hơn.
\r\n\r\n3) Giá trị giới hạn 0,2 kBq được đảm bảo bằng phát biểu rằng các thử nghiệm\r\ntiếp theo sẽ được tiến hành nếu bất kỳ độ phóng xạ nào đó là có thực.
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7443:2004 (ISO 9978: 1992) về An toàn bức xạ – Nguồn phóng xạ kín – Phương pháp thử nghiệm rò rỉ đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7443:2004 (ISO 9978: 1992) về An toàn bức xạ – Nguồn phóng xạ kín – Phương pháp thử nghiệm rò rỉ
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Số hiệu | TCVN7443:2004 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2005-01-14 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Hóa chất |
Tình trạng | Còn hiệu lực |