Paints and\r\nvarnishes - Drying tests - Part 4: Test using a mechanical recorder
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 2096-4:2015 hoàn toàn\r\ntương đương ISO 9117-4:2012.
\r\n\r\nTCVN 2096-4:2015 do Viện Vật\r\nliệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục\r\nTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm\r\nđịnh, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\nBộ tiêu chuẩn TCVN 2096 (ISO 9117) Sơn\r\nvà vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô, gồm các tiêu chuẩn\r\nsau:
\r\n\r\n- TCVN 2096-1 (ISO 9117-1:2009) Phần 1: Xác định\r\ntrạng thái khô hoàn toàn và thời gian khô hoàn toàn;
\r\n\r\n- TCVN 2096-2 (ISO 9117-2:2010) Phần\r\n2: Thử nghiệm áp lực đối với khả năng xếp chồng;
\r\n\r\n- TCVN 2096-3 (ISO 9117-3:2010) Phần 3: Xác định\r\nthời gian khô bề mặt dùng hạt\r\nballotini;
\r\n\r\n- TCVN 2096-4 (ISO 9117-4:2012) Phần 4: Phép thử\r\ndùng máy ghi cơ học;
\r\n\r\n- TCVN 2096-5 (ISO 9117-5:2012) Phần\r\n5: Phép thử Bandow-Wolff cải biến;
\r\n\r\n- TCVN 2096-6 (ISO 9117-6:2012) Phần\r\n6: Xác định trạng\r\nthái không vết.
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\nThời gian khô của lớp phủ có ý nghĩa để xác\r\nđịnh thời điểm một căn phòng, sàn\r\nhay cầu thang được sơn mới có thể được đưa vào sử dụng, hoặc khi một vật thể được sơn mới\r\ncó thể cầm hay đóng gói được.\r\nLớp phủ khô chậm có thể\r\nkhiến lớp phủ bị bám bụi hoặc\r\nhơi ẩm gây ra bề mặt\r\nkhông đồng đều.
\r\n\r\nPhương pháp trong tiêu chuẩn này dùng\r\nmáy ghi cơ học để xác định các\r\ngiai đoạn khô hoặc đóng rắn trong quá trình tạo lớp phủ khô của lớp phủ\r\nhữu cơ nhằm so sánh các loại lớp phủ, thay đổi thành phần hoặc khi thay đổi cả\r\nhai. Để đánh giá định lượng độ khô nên sử dụng máy ghi cơ học theo các điều kiện\r\nmôi trường được kiểm soát. Việc\r\nsử dụng máy ghi cơ học cũng mang đến một phương pháp xác định đặc tính khô của\r\nlớp phủ, trong khi đặc tính này không\r\nthể được xác định\r\ntrong 8 h quy định của ngày làm việc.
\r\n\r\nPhương pháp này hữu ích khi so\r\nsánh diễn biến trong quá\r\ntrình khô của những lớp\r\nphủ cùng loại.\r\nViệc xác định thời gian khô thực tế được tiến hành theo quy trình quy định\r\ntrong TCVN 2096-1 (ISO 9117-1) hoặc TCVN 2096-3 (ISO 9117-3).
\r\n\r\n\r\n\r\n
SƠN VÀ VECNI\r\n- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ KHÔ VÀ THỜI GIAN KHÔ - PHẦN 4: PHÉP THỬ DÙNG\r\nMÁY GHI CƠ HỌC
\r\n\r\nPaints and\r\nvarnishes - Drying tests - Part 4: Test using a mechanical recorder
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định phương pháp\r\nxác định thời gian thực hiện để đạt được các giai đoạn khô khác nhau của lớp\r\nphủ hữu cơ bằng cách sử dụng máy ghi đường thẳng hoặc đường tròn xác định thời gian\r\nkhô. Việc sử dụng máy ghi cơ học có giá trị để so sánh đặc tính khô của các lớp\r\nphủ cùng loại, khi một lớp phủ có thể tạo thành gel ở tốc độ nhanh hơn hay có độ\r\nbền cào xước cao hơn lớp phủ khác. Phương pháp này nhằm mô phỏng điều kiện\r\ntồn tại khi các vật thể đã phủ sơn xếp chồng lên nhau.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau là cần thiết\r\ncho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp\r\ndụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng\r\nphiên bản mới nhất,\r\nbao gồm cả các bản sửa\r\nđổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 2090 (ISO 15528), Sơn, vecni và\r\nnguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu;
\r\n\r\nTCVN 5668 (ISO 3270), Sơn, vecni và\r\nnguyên liệu của chúng - Nhiệt độ và độ ẩm để điều hòa và thử nghiệm;
\r\n\r\nTCVN 5669 (ISO 1513), Sơn và vecni\r\n- Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử;
\r\n\r\nTCVN 5670 (ISO 1514), Sơn và vecni\r\n- Tấm chuẩn để thử;
\r\n\r\nTCVN 9760 (ISO 2808), Sơn và vecni - Xác định độ dày\r\nmàng.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1. Máy\r\nghi đường thẳng
\r\n\r\nTheo phương pháp A (sử dụng máy ghi đường\r\nthẳng), phủ sơn lên các\r\nmiếng thủy tinh có kích thước tối\r\nthiểu 300 mm x 25 mm. Các\r\nmiếng thủy tinh\r\nđược đặt ở vị trí sao cho mỗi\r\nkim vạch dấu có thể hạ thấp xuống vào\r\ntrong lớp phủ sơn ướt trên\r\nmỗi miếng. Các kim\r\ndi chuyển dọc theo miếng thủy tinh\r\nvới tốc độ không đổi đã chọn trước.
\r\n\r\n3.2. Máy\r\nghi đường tròn
\r\n\r\nTheo phương pháp B (sử dụng máy ghi đường\r\ntròn), phủ sơn lên một tấm thủy tinh\r\ncó kích thước khoảng 150 mm x 150 mm. Ngay lập tức đặt máy ghi thời gian khô\r\nlên trên lớp phủ ướt và hạ thấp\r\nkim vạch dấu xuống lớp phủ và di chuyển hình vòng cung 360° với tốc độ không đổi\r\nđã chọn trước.
\r\n\r\n\r\n\r\nLấy mẫu đại diện của sản phẩm được\r\nthử (hoặc của mỗi sản phẩm trong trường hợp hệ phủ đa lớp) theo TCVN 2090 (ISO\r\n15528).
\r\n\r\nKiểm tra và chuẩn bị mỗi mẫu thử theo\r\nTCVN 5669 (ISO 1513).
\r\n\r\n\r\n\r\n5.1. Nền
\r\n\r\nSử dụng tấm thủy tinh sạch như mô tả\r\ntrong TCVN 5670 (ISO 1514).
\r\n\r\n5.2. Phủ tấm thử
\r\n\r\nChuẩn bị mỗi tấm thử theo TCVN 5670\r\n(ISO 1514) và sau đó phủ sản phẩm hoặc hệ sản phẩm cần thử lên tấm thử theo phương pháp\r\nquy định.
\r\n\r\nPhương pháp phủ và độ dày lớp phủ khô được\r\nquy định bởi nhà sản xuất\r\nhoặc được thỏa thuận giữa các bên liên quan, điều này được nêu trong báo cáo thử\r\nnghiệm [xem Điều 11, mục c) 2)].
\r\n\r\n6. Điều kiện và số lần\r\nthử nghiệm
\r\n\r\nTiến hành thử ít nhất trên\r\nhai tấm mẫu thử với quy trình đo giống nhau ở nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối của\r\nmôi trường, trừ khi có thỏa thuận khác (xem TCVN 5668 (ISO 3270)).
\r\n\r\n7. Phương pháp A - Sử\r\ndụng máy ghi đường thẳng xác định thời gian khô
\r\n\r\n7.1. Thiết bị, dụng cụ
\r\n\r\n7.1.1. Máy\r\nghi đường thẳng xác định thời gian khô, được lắp\r\nnhiều kim vạch dấu có đường kính 2 mm, đỉnh kim tròn để kéo trên những tấm thủy tinh\r\nđã phủ có kích thước điển hình 300 mm x 25 mm đặt\r\nsong song nhau. Tay đòn của kim có khối lượng 5 g có thể được bổ sung để tăng áp lực lên\r\ncác kim và vì vậy ghi lại\r\nđược thời gian khô hoàn toàn. Các tải trọng khác có thể được sử dụng\r\ntheo thỏa thuận giữa\r\ncác bên liên quan. Tốc độ có thể thay đổi theo các khoảng thời gian làm khô là\r\n6 h, 12 h và 24 h.
\r\n\r\n7.1.2. Kính\r\nlúp
\r\n\r\n7.2. Cách\r\ntiến hành
\r\n\r\nPhủ sơn lên các miếng thủy tinh. Ghi lại thời\r\ngian phủ. Ngay lập tức gắn các miếng thủy tinh này vào máy ghi và hạ tay đòn của\r\nkim vạch dấu xuống điểm xuất phát. Nhẹ nhàng hạ thấp kim xuống vị\r\ntrí trên miếng thủy tinh tương ứng. Trước khi sử dụng, phải luôn đảm bảo đỉnh\r\nkim sạch và không dính sơn từ những lần thử trước. Bật động cơ và mỗi kim sẽ được\r\ntay đòn kéo dọc theo miếng thủy tinh tương ứng.
\r\n\r\nLuôn luôn đánh dấu trên miếng thủy tinh\r\nvị trí kim lần đầu được hạ thấp xuống lớp phủ ướt bằng bút đánh dấu hoặc phương\r\npháp tương tự. Điều này sẽ hỗ trợ cho việc đo thời gian dọc theo miếng thủy\r\ntinh trong suốt giai đoạn đánh giá, vì thường không dễ nhận ra dấu vết bắt đầu ở điểm nào\r\ndo sơn chảy ngược vào trong vết rãnh.
\r\n\r\nSau khi khô, đánh giá miếng thủy tinh\r\nbằng cách tham khảo Hình 1 để xác định thời gian mà tại đó đã đạt được giai đoạn\r\nkhô cần thiết và ghi lại thời gian này. Việc sử dụng kính lúp làm tăng độ chính xác khi\r\nđánh giá. Thời gian khô là tỷ số giữa khoảng cách đi được ở mỗi giai đoạn và tốc\r\nđộ của kim.
\r\n\r\nXác định độ dày của lớp phủ khô, tính\r\nbằng micromét, theo một trong những phương pháp quy định trong TCVN 9760 (ISO\r\n2808).
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Điểm xuất phát
\r\n\r\n2 Thời gian khô bề mặt
\r\n\r\n3 Thời gian không bong
\r\n\r\n4 Thời gian khô cứng
\r\n\r\n5 Thời gian khô hoàn toàn
\r\n\r\nHình 1 - Các\r\ngiai đoạn khô khi sử dụng máy ghi đường thẳng
\r\n\r\n8. Phương pháp B - Sử\r\ndụng máy ghi đường tròn xác định thời gian khô
\r\n\r\n8.1. Thiết\r\nbị, dụng cụ
\r\n\r\n8.1.1. Máy\r\nghi đường tròn xác định\r\nthời gian khô, gồm một động\r\ncơ gắn trên đế ba chân, chân đế bọc cao su. Trục động cơ được định hướng thẳng\r\nđứng, với một bộ phận tay đòn gắn với nó để điều khiển kim vạch dấu làm bằng\r\nPTFE (polytetrafluoroetylen)\r\ntheo chiều thẳng đứng được thăng bằng, phần cuối trục có đường kính\r\nkhoảng 10 mm. Kim PTFE có khối lượng khoảng 12 g, vạch một vòng cung trên lớp\r\nphủ đang khô. Bộ phận tay đòn gồm một đối trọng để cho phép điều chỉnh áp lực\r\nlên mũi kim gần như bằng không. Kim được di chuyển trong một cung tròn với tốc\r\nđộ không đổi đã chọn trước. Máy ghi có thể ghi các khoảng thời gian khô khác\r\nnhau như 1 h, 6 h, 12 h hay 24 h.
\r\n\r\n8.1.2. Tấm mẫu trong suốt, có thang đo\r\ntương ứng với từng tốc độ động cơ để nhận biết thời gian ở các giai đoạn khô khác nhau do\r\nquan sát thấy những điểm\r\nkhác biệt trên đường đã kẻ.
\r\n\r\n8.1.3. Kính\r\nlúp
\r\n\r\n8.2. Cách\r\ntiến hành
\r\n\r\nChuẩn bị tấm mẫu thử theo quy định\r\ntrong Điều 5. Đối với loại máy ghi này, sử dụng tấm thủy tinh có kích\r\nthước khoảng 150 mm x 150 mm để\r\nxác định thời gian khô.
\r\n\r\nPhủ sơn lên một tấm thủy tinh. Ghi lại\r\nthời gian phủ. Ngay lập tức gắn tấm thủy tinh vào máy ghi, và hạ thấp dần kim vạch dấu\r\nxuống vị trí trên tấm thử. Trước\r\nkhi sử dụng, phải luôn đảm bảo đỉnh kim sạch và không dính sơn từ những lần thử\r\ntrước. Bật động cơ để kim được kéo vòng quanh tấm thủy tinh.
\r\n\r\nLuôn luôn đánh dấu trên tấm thủy tinh\r\nvị trí kim lần đầu được hạ\r\nthấp xuống lớp phủ ướt\r\nbằng bút đánh dấu hoặc\r\nphương pháp tương tự. Điều này sẽ hỗ\r\ntrợ cho việc đo thời gian dọc theo tấm thủy tinh trong suốt giai đoạn đánh giá\r\nvì thường không\r\ndễ nhận ra dấu vết bắt đầu ở điểm nào do sơn chảy ngược vào trong rãnh.
\r\n\r\nSau khi khô, sử dụng tấm mẫu trong suốt\r\nđể đánh giá tấm\r\nthủy tinh bằng cách tham khảo Hình 2 để xác định thời gian mà tại đó đã đạt được\r\ngiai đoạn khô cần thiết và ghi lại\r\nthời gian này. Việc sử dụng kính lúp nâng cao khả năng đánh giá.\r\nThời gian khô là tỷ số giữa khoảng\r\ncách đi được ở mỗi giai đoạn và tốc độ của kim.
\r\n\r\nXác định độ dày của lớp phủ khô,\r\ntính bằng micromét, theo một trong những phương pháp quy định trong TCVN 9760\r\n(ISO 2808).
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Điểm xuất phát
\r\n\r\n2 Thời gian khô bề mặt
\r\n\r\n3 Thời gian không bong
\r\n\r\n4 Thời gian khô cứng
\r\n\r\n5 Thời gian khô hoàn toàn
\r\n\r\nHình 2 - Các\r\ngiai đoạn khô khi sử dụng máy ghi đường tròn xác định thời gian khô
\r\n\r\n\r\n\r\nPhân loại nêu trong Bảng 1 là đặc\r\ntrưng cho những lớp phủ không\r\ntrầy xước bề mặt trong suốt quá trình đóng rắn. Đối với loại lớp phủ bị trầy xước,\r\nnhư lớp phủ epoxy 2 thành phần hay polyuretan, sẽ có dấu vết rất khác biệt ở\r\nchỗ kim vạch làm rách bề mặt lớp phủ gây ra các hình dạng thoi hay cánh diều.
\r\n\r\nBảng 1 - Phân\r\nloại giai đoạn khô
\r\n\r\n\r\n Giai đoạn\r\n khô \r\n | \r\n \r\n Mô tả \r\n | \r\n \r\n Quan sát\r\n trong quá trình thử nghiệm \r\n | \r\n
\r\n Thời gian khô bề mặt \r\n | \r\n \r\n Lớp phủ đã đủ cứng do dung\r\n môi bay hơi hay phản ứng hóa học, hoặc cả hai, lớp phủ không còn chảy\r\n hay dính vào ngón tay, có thể nhẹ nhàng chạm vào lớp phủ. \r\n | \r\n \r\n Thời gian chạm được đạt được khi vết\r\n rãnh hình quả lê\r\n xuất hiện trong lớp phủ và lớp phủ ngừng chảy trên đường di chuyển của\r\n kim, vết để lại trong lớp phủ làm lộ ra nền thủy tinh (xem Hình 1 và Hình 2). \r\n | \r\n
\r\n Thời gian không bong \r\n | \r\n \r\n Khoảng thời gian đến khi đạt điều kiện\r\n bề mặt lớp phủ đã khô hoặc đóng rắn (xem thời gian có thể chạm) để lớp phủ\r\n không dính với các\r\n vật thể rất nhẹ đặt trên\r\n nó. \r\n | \r\n \r\n Thời gian không bong đạt được khi dấu\r\n vết liên tục trong lớp phủ chấm dứt và kim bắt đầu làm rách\r\n lớp phủ hoặc để lại một rãnh xờm/sắc cạnh do nó bắt đầu di chuyển\r\n lên trên lớp phủ\r\n (xem Hình 1 và Hình 2). \r\n | \r\n
\r\n Thời gian khô cứng \r\n | \r\n \r\n Khoảng thời gian đến khi đạt điều kiện\r\n phản ứng làm khô hay đóng rắn, hoặc cả hai, diễn ra vừa đủ để lớp phủ không bị dịch chuyển\r\n cũng như không để lại bất kỳ dấu vết nào\r\n đáng chú ý, khi kẹp tấm\r\n thử giữa ngón tay cái đặt trên lớp phủ và ngón tay trỏ với một lực tương đối\r\n mạnh. \r\n | \r\n \r\n Thời gian khô cứng đạt được khi kim\r\n vượt ra khỏi lớp phủ, di chuyển trên bề mặt, chỉ để lại một vết và không làm\r\n hỏng hệ phủ\r\n (xem ở Hình 1 và Hình 2). \r\n | \r\n
\r\n Thời gian khô hoàn toàn \r\n | \r\n \r\n Khoảng thời gian đến khi đạt\r\n được điều kiện lớp phủ đã cứng hoàn toàn đến mức có thể dùng một lực xoắn lớn mà không\r\n làm lệch lớp phủ. \r\n | \r\n \r\n Thời gian khô hoàn toàn đạt được khi\r\n kim không để lại bất kỳ dấu vết\r\n nào nhìn thấy trên lớp phủ (xem\r\n Hình 1 và Hình 2). \r\n | \r\n
Không có dữ liệu về độ chụm.
\r\n\r\n\r\n\r\nBáo cáo kết quả thử nghiệm tối\r\nthiểu phải bao gồm các thông tin sau đây:
\r\n\r\na) Tất cả các thông tin cần\r\nthiết cho việc nhận biết sản phẩm thử nghiệm;
\r\n\r\nb) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
\r\n\r\nc) Chi tiết quy trình chuẩn bị tấm\r\nmẫu thử, bao gồm:
\r\n\r\n1) Vật liệu nền (bao gồm độ dày) và\r\nsự chuẩn bị bề mặt của nền (xem 5.1);
\r\n\r\n2) Phương pháp phủ lớp phủ thử lên nền,\r\nbao gồm thời gian và điều kiện khô giữa các lớp phủ trong trường hợp hệ phủ đa\r\nlớp (xem 5.2);
\r\n\r\nd) Loại máy ghi xác định thời gian khô\r\nđược sử dụng;
\r\n\r\ne) Thời gian thực hiện để đạt được mỗi\r\ngiai đoạn khô;
\r\n\r\nf) Bất kỳ sai khác, do thỏa thuận hoặc\r\nnguyên nhân khác, so với quy trình đã quy định;
\r\n\r\ng) Bất kỳ điểm khác thường (dị thường) quan\r\nsát được trong quá trình thử nghiệm;
\r\n\r\nh) Ngày thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\n1. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2. Tài liệu viện dẫn
\r\n\r\n3. Nguyên tắc
\r\n\r\n3.1. Máy ghi đường thẳng
\r\n\r\n3.2. Máy ghi đường tròn
\r\n\r\n4. Lấy mẫu
\r\n\r\n5. Tấm thử
\r\n\r\n5.1. Nền
\r\n\r\n5.2. Phủ tấm thử
\r\n\r\n6. Điều kiện và số lần thử\r\nnghiệm
\r\n\r\n7. Phương pháp A - Sử dụng máy\r\nghi đường thẳng xác định thời gian khô
\r\n\r\n7.1. Thiết bị, dụng cụ\r\n
\r\n\r\n7.2. Cách tiến hành
\r\n\r\n8. Phương pháp B - Sử dụng máy\r\nghi đường tròn xác định thời gian khô
\r\n\r\n8.1. Thiết bị, dụng cụ
\r\n\r\n8.2. Cách tiến hành
\r\n\r\n9. Phân loại giai đoạn khô
\r\n\r\n10. Độ chụm
\r\n\r\n11. Báo cáo thử nghiệm
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2096-4:2015 (ISO 9117-4:2012) về Sơn và vecni – Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô – Phần 4: Phép thử dùng máy ghi cơ học đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2096-4:2015 (ISO 9117-4:2012) về Sơn và vecni – Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô – Phần 4: Phép thử dùng máy ghi cơ học
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN2096-4:2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2015-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Hóa chất |
Tình trạng | Còn hiệu lực |