Paints and\r\nvarnishes - Drying tests - Part 2: Pressure test for stackability
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 2096-2:2015 hoàn toàn\r\ntương đương ISO 9117-2:2010.
\r\n\r\nTCVN 2096-2:2015 do Viện Vật\r\nliệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ\r\nKhoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\nBộ tiêu chuẩn TCVN 2096 (ISO 9117) Sơn\r\nvà vecni - Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô, gồm các tiêu chuẩn\r\nsau:
\r\n\r\n- TCVN 2096-1 (ISO 9117-1:2009) Phần 1: Xác định trạng thái\r\nkhô hoàn toàn và thời gian khô hoàn toàn;
\r\n\r\n- TCVN 2096-2 (ISO\r\n9117-2:2010)\r\nPhần\r\n2: Thử nghiệm áp lực đối với khả năng xếp chồng;
\r\n\r\n- TCVN 2096-3 (ISO\r\n9117-3:2010)\r\nPhần\r\n3: Xác định thời gian khô bề mặt dùng hạt ballotini;
\r\n\r\n- TCVN 2096-4 (ISO\r\n9117-4:2012)\r\nPhần\r\n4: Phép thử dùng máy ghi cơ học;
\r\n\r\n- TCVN 2096-5 (ISO\r\n9117-5:2012)\r\nPhần\r\n5: Phép thử Bandow-Wolff cải biến;
\r\n\r\n- TCVN 2096-6 (ISO\r\n9117-6:2012)\r\nPhần\r\n6: Xác định trạng thái không vết.
\r\n\r\n\r\n\r\n
SƠN VÀ VECNI\r\n- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ KHÔ VÀ THỜI GIAN KHÔ - PHẦN 2: THỬ NGHIỆM ÁP\r\nLỰC ĐỐI VỚI KHẢ\r\nNĂNG XẾP CHỒNG
\r\n\r\nPaints and\r\nvarnishes - Drying tests - Part 2: Pressure test for stackability
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định phương pháp thử\r\ntheo điều kiện tiêu chuẩn để xác định\r\nlớp phủ đơn\r\nhay\r\nhệ phủ đa lớp của sơn, vecni hoặc các lớp phủ tương tự, sau khoảng thời gian\r\nkhô quy định đã đủ khô hay chưa để không bị hư hỏng khi hai bề mặt đã phủ sơn hoặc một\r\nbề mặt đã phủ sơn và một bề mặt khác tiếp xúc với\r\nnhau dưới áp lực.
\r\n\r\nPhương pháp này nhằm mô phỏng điều kiện\r\nkhi các vật thể đã phủ sơn được xếp chồng lên nhau.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ở một số quốc gia,\r\nphương pháp thử này được gọi là phương pháp thử "chống kết khối".
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho\r\nviệc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng\r\nbản được nêu. Đối\r\nvới các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản\r\nsửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 2090 (ISO 15528), Sơn, vecni\r\nvà nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu;
\r\n\r\nTCVN 5668 (ISO 3270), Sơn, vecni và\r\nnguyên liệu của chúng - Nhiệt độ và độ ẩm để điều hòa và thử nghiệm;
\r\n\r\nTCVN 5669 (ISO 1513), Sơn và vecni - Kiểm tra và\r\nchuẩn bị mẫu thử;
\r\n\r\nTCVN 5670 (ISO 1514), Sơn và vecni - Tấm chuẩn để\r\nthử;
\r\n\r\nTCVN 9760 (ISO 2808), Sơn và vecni\r\n- Xác định độ dày màng.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này sử dụng\r\ncác thuật ngữ và định nghĩa sau:
\r\n\r\n3.1. Khả năng xếp chồng\r\n(stackability)
\r\n\r\nKhả năng chống hư hỏng do sự bám dính không mong\r\nmuốn giữa những bề mặt liền kề của các sản phẩm được đặt tiếp xúc nhau.
\r\n\r\n\r\n\r\nSơn hay vecni được phủ lên nền và\r\nđược làm khô theo điều kiện quy định. Tấm mẫu thử được cắt thành các miếng thử và hai\r\nmiếng được đặt sao cho\r\ncác bề mặt thử nghiệm tiếp xúc sát\r\nnhau. Hệ này được đặt trong một thiết bị thử nghiệm và chịu tải trọng của\r\ncác quả cân. Sau khoảng thời gian quy định, các tấm mẫu thử được kiểm tra\r\nxem có bất kỳ hư hỏng nào trên lớp phủ ở vùng tiếp xúc hay không.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.1. Thiết bị thử\r\nnghiệm,\r\nví dụ như thể\r\nhiện ở Hình 1, gồm đế và trục nén\r\ntrượt tự do. Trục nén có đường kính đầu\r\ntrục (50 ± 1) mm,\r\nkhối lượng (250 ± 2) g và được thiết kế sao cho mặt đáy trục nén hướng thẳng tới bề\r\nmặt trên của tấm mẫu thử.
\r\n\r\nGiữa trục nén và đầu trục nên có một\r\nbi nối.
\r\n\r\n5.2. Quả cân, khối lượng nằm\r\ntrong khoảng từ 100 g đến 1000 g.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Trục nén
\r\n\r\n2 Bi nối
\r\n\r\n3 Đầu trục nén
\r\n\r\n4 Tấm mẫu thử
\r\n\r\n5 Đế
\r\n\r\n6 Mặt đáy
\r\n\r\nHình 1 - Ví dụ\r\nthiết bị thử nghiệm\r\nthích hợp
\r\n\r\n\r\n\r\nLấy mẫu đại diện của sản phẩm\r\nđược thử (hoặc của mỗi sản phẩm trong trường hợp hệ phủ đa lớp) theo TCVN 2090 (ISO\r\n15528).
\r\n\r\nKiểm tra và chuẩn bị mỗi mẫu\r\nthử theo TCVN 5669 (ISO 1513).
\r\n\r\n\r\n\r\n7.1. Nền
\r\n\r\nLựa chọn nền từ một trong những loại tấm\r\nchuẩn được mô tả trong TCVN 5670 (ISO 1514) để có thể phù hợp với ứng dụng thực tế dự kiến.
\r\n\r\n7.2. Chuẩn bị và phủ sơn
\r\n\r\nChuẩn bị mỗi tấm thử (xem 7.1) theo\r\nTCVN 5670 (ISO 1514) và sau đó phủ tấm thử với sản phẩm hoặc hệ sản phẩm cần thử theo\r\nphương pháp quy định.
\r\n\r\n7.3. Làm khô
\r\n\r\nLàm khô (hoặc sấy khô) và ổn\r\nđịnh mỗi tấm mẫu thử, nếu có thể, ở vị trí nằm ngang với điều kiện không\r\nkhí lưu thông tự do nhưng\r\ntránh gió lùa và ánh nắng chiếu trực tiếp trong thời gian quy định theo các điều\r\nkiện quy định.
\r\n\r\n7.4. Chuẩn bị miếng mẫu thử
\r\n\r\nNgay sau thời gian khô quy định, cắt từ\r\nnhững tấm mẫu thử ít nhất 6 miếng mẫu\r\nthử có chiều rộng l = (30\r\n± 1) mm và chiều dài gấp\r\nkhoảng 5 lần chiều\r\nrộng sao cho: tránh gây hư hỏng\r\ntrên lớp phủ sơn; tạo ra ít\r\nbiến dạng nhất đối với nền và đảm bảo\r\nduy trì miếng mẫu thử\r\ncó độ phẳng nhất có thể.
\r\n\r\nLoại bỏ các viền thừa xung\r\nquanh miếng mẫu thử trước khi thử nghiệm.
\r\n\r\nNếu việc chuẩn bị miếng mẫu thử thích hợp với kích thước như trên là\r\nkhông khả thi, do lớp phủ được thử có thể dễ dàng bị hư hỏng, thì có thể sử dụng\r\nmiếng mẫu thử với\r\nkích thước lên đến 100 mm x 75 mm. Trong\r\ntrường hợp này,\r\náp dụng Điều 9.
\r\n\r\nNếu xác định có sự tương tác giữa bề mặt\r\nđã phủ với bề mặt khác thì chuẩn bị miếng\r\nmẫu thử tương tự dùng vật liệu nền khác.
\r\n\r\n7.5. Độ dày lớp phủ
\r\n\r\nXác định độ dày của lớp phủ khô, tính bằng\r\nmicromét, theo một trong những quy trình được quy định trong TCVN 9760 (ISO 2808).
\r\n\r\n\r\n\r\n8.1. Tiến hành thử\r\nnghiệm ba lần ở nhiệt độ chuẩn (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối của môi trường (xem\r\nTVCN 5668 (ISO 3270)). Phải đo độ ẩm tương đối trong quá trình thử nghiệm\r\nvà nêu trong báo cáo thử nghiệm.
\r\n\r\n8.2. Xếp chồng các miếng mẫu thử\r\nlệch nhau (90 ± 2)° sao cho các bề mặt thử nghiệm tiếp xúc sát nhau (xem hình chiếu bằng\r\nở Hình 2). Sắp xếp các miếng\r\nmẫu thử sao cho diện tích bị hư hỏng là nhỏ nhất trong quá trình xếp chồng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Có thể sử dụng một\r\nthước vuông để đảm bảo vùng thử nghiệm\r\nlà hình vuông.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\nl chiều rộng của hình vuông tiếp xúc khi các miếng được xếp chồng (xem 7.4).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Chiều dài của miếng mẫu thử gấp khoảng 5 lần chiều rộng\r\n(xem 7.4).
\r\n\r\nHình 2 - Hình chiếu bằng của\r\ncác miếng mẫu thử được xếp chồng\r\ntheo cách điển hình
\r\n\r\n8.3. Đặt các miếng\r\nmẫu thử lên đế để trục nén bao phủ toàn bộ hình vuông tiếp xúc. Đặt quả cân lên trên trục nén\r\nvà đặt nhẹ nhàng hệ tải\r\ntrọng này tiếp xúc với các miếng mẫu thử. Duy trì ở vị trí đó trong thời gian quy định. Khối lượng\r\nvà thời gian tiếp xúc dưới tải trọng phải được quy định giữa các bên liên quan.
\r\n\r\n8.4. Kết thúc giai\r\nđoạn này, nâng trục nén lên, tách các miếng mẫu thử và kiểm tra lớp phủ ở vùng tiếp\r\nxúc có bị hư hỏng hay không, ví dụ xuất hiện các vết quan sát được, miếng mẫu thử bị dính và bất\r\nkỳ sự bong tróc nào của lớp phủ. Thời gian từ khi nâng tải trọng lên đến khi kiểm\r\ntra được nêu trong báo cáo thử nghiệm.
\r\n\r\n8.5. Lặp lại quy\r\ntrình từ 8.2 đến 8.4 đối với hai lần xếp chồng thử nghiệm khác.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp lực trên các bề mặt tấm mẫu thử, p, tính bằng\r\npascan (1 Pa = 1 N/m2), có thể được tính theo phương trình sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nm1 là khối lượng của hệ trục\r\nnén, tính bằng gam;
\r\n\r\nm2 là khối lượng\r\ncủa quả cân, tính bằng gam;
\r\n\r\nm3 là khối lượng\r\ncủa miếng mẫu thử nằm phía trên cùng, tính\r\nbằng gam;
\r\n\r\nl chiều rộng của hình vuông tiếp xúc khi các\r\nmiếng xếp chồng, tính bằng milimét (xem Hình 2);
\r\n\r\ng là gia tốc rơi tự do, tính bằng\r\nniutơn trên kilôgam (xấp xỉ 10 N/kg).
\r\n\r\n\r\n\r\nKhông có dữ liệu về độ chụm.
\r\n\r\n\r\n\r\nBáo cáo kết quả thử nghiệm tối thiểu\r\nphải bao gồm các thông tin sau\r\nđây:
\r\n\r\na) Tất cả các\r\nthông tin cần thiết cho việc nhận biết sản phẩm hoặc hệ thử nghiệm;
\r\n\r\nb) Viện dẫn tiêu\r\nchuẩn này;
\r\n\r\nc) Chi tiết quy\r\ntrình chuẩn bị tấm mẫu thử,\r\nbao gồm:
\r\n\r\n1) Vật liệu nền\r\n(bao gồm độ dày) và sự chuẩn bị bề mặt của nền (xem\r\n7.1);
\r\n\r\n2) Phương pháp\r\nphủ lớp phủ thử lên nền, bao gồm thời gian và điều kiện khô giữa các lớp\r\nphủ trong trường hợp hệ phủ đa lớp (xem 7.2);
\r\n\r\n3) Thời gian, điều\r\nkiện khô (hoặc sấy khô) và ổn định lớp phủ (nếu có thể) trước khi thử nghiệm (xem 7.3);
\r\n\r\n4) Độ dày của lớp phủ khi\r\nkhô, tính bằng micromét và phương pháp đo theo TCVN 9760 (ISO 2808) đối với cả\r\nlớp phủ đơn và hệ phủ đa lớp (xem 7.5);
\r\n\r\nd) Độ ẩm tương đối\r\ntrong quá trình thử nghiệm (xem 8.1);
\r\n\r\ne) Tổng khối lượng\r\ncủa trục nén và quả cân (nghĩa là tải trọng thử nghiệm) hay áp lực được sử dụng (xem 8.3);
\r\n\r\nf) Thời gian tiếp xúc dưới tải trọng của hai miếng mẫu thử (xem\r\n8.3);
\r\n\r\ng) Thời gian từ\r\nkhi nâng tải trọng lên đến khi kiểm tra (xem\r\n8.4);
\r\n\r\nh) Kết quả thử\r\nnghiệm theo các yêu cầu đã nêu và mô tả\r\nmọi hư hỏng;
\r\n\r\ni) Bất kỳ điểm\r\nkhác thường (dị thường)\r\nquan sát được trong quá trình thử nghiệm;
\r\n\r\nj) Bất kỳ sai khác nào so với quy\r\ntrình đã quy định;
\r\n\r\nk) Ngày thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\n1. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2. Tài liệu viện dẫn
\r\n\r\n3. Thuật ngữ và định nghĩa
\r\n\r\n4. Nguyên tắc
\r\n\r\n5. Thiết bị, dụng cụ
\r\n\r\n6. Lấy mẫu
\r\n\r\n7. Tấm thử
\r\n\r\n7.1. Nền
\r\n\r\n7.2. Chuẩn bị và phủ sơn
\r\n\r\n7.3. Làm khô
\r\n\r\n7.4. Chuẩn bị miếng thử
\r\n\r\n7.5. Độ dày lớp phủ
\r\n\r\n8. Cách tiến hành
\r\n\r\n9. Tính toán áp lực
\r\n\r\n10. Độ chụm
\r\n\r\n11. Báo cáo thử nghiệm
\r\n\r\n\r\n\r\n
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2096-2:2015 (ISO 9117-2:2010) về Sơn và vecni – Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô – Phần 2: Thử nghiệm áp lực đối với khả năng xếp chồng đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2096-2:2015 (ISO 9117-2:2010) về Sơn và vecni – Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô – Phần 2: Thử nghiệm áp lực đối với khả năng xếp chồng
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN2096-2:2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2015-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Hóa chất |
Tình trạng | Còn hiệu lực |