HƯỚNG\r\nDẪN ĐO DẦU MỎ - PHƯƠNG PHÁP ĐO THỦ CÔNG
\r\n\r\nGuidelines\r\nfor petroleum\r\nmeasurement - Proving\r\nsystems - Manual gauging
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 10960:2015 được xây dựng trên cơ\r\nsở tham khảo API 3.1A:2013 Manual gauging of petroleum and petroleum products.
\r\n\r\nTCVN 10960:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn\r\nquốc gia TCVN/TC 30 Đo lưu lượng lưu chất trong ống dẫn kín biên soạn, Tổng\r\ncục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
HƯỚNG DẪN ĐO\r\nDẦU MỎ - PHƯƠNG PHÁP ĐO THỦ CÔNG
\r\n\r\nGuidelines\r\nfor petroleum\r\nmeasurement - Proving systems - Manual gauging
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định:
\r\n\r\na) quy trình đo thủ công dầu mỏ và sản\r\nphẩm dầu mỏ trong bể không có áp mái cố định có mái phao và các hầm chứa trên tầu;
\r\n\r\nb) quy trình thủ công đo mức nước tự\r\ndo có trong xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ;
\r\n\r\nc) các phương pháp được sử dụng để kiểm\r\ntra độ dài của thước ngoài hiện trường, ảnh hưởng của khối lượng quả dọi và nhiệt\r\nđộ lên chiều dài của thước, và
\r\n\r\nd) các ảnh hưởng có thể ảnh hưởng đến\r\nvị trí của điểm đo chuẩn (tấm mức và điểm đo chuẩn).
\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này, thuật ngữ dầu mỏ\r\nbao gồm dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ hoặc các chất lỏng thường gắn\r\nliền với công nghiệp dầu mỏ.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng\r\nđể đo các đại lượng\r\nchất lỏng có áp suất hơi Reid dưới 103 kPa (15 psia).
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không bao gồm phương\r\npháp xác định dung tích chứa của bể từ các số đọc trên thước.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này cũng không bao gồm việc\r\nxác định nhiệt độ, khối lượng riêng, tỷ trọng API, các tạp chất lơ lửng và nước\r\ntrong thành phần chứa trong bể không.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết\r\ncho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố\r\nthì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm\r\ncông bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu\r\ncó).
\r\n\r\nAPI Manual of petroleum\r\nmeasurement standards - Chapter 2 (all part): Tank calibration (Tiêu chuẩn hướng\r\ndẫn đo lường xăng dầu (API Chương 2: (Tất cả các phần) Hiệu chuẩn\r\nbể chứa)
\r\n\r\nAPI Manual of petroleum\r\nmeasurement standards - Chapter 3: Tank gauging (Tiêu chuẩn hướng dẫn đo lường\r\nxăng dầu (API Chương 3: Phương\r\npháp đo bể)
\r\n\r\nAPI Manual of petroleum measurement\r\nstandards - Chapter 17 (all part):\r\nMarine measurement (Tiêu chuẩn hướng dẫn đo lường xăng dầu (API Chương 17 (tất\r\ncả các phần): Đo dầu cho hàng hải)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ\r\nvà định nghĩa sau:
\r\n\r\n3.1. Phép đo đóng (Closing\r\ngauge)
\r\n\r\nPhép đo lượng chứa hoặc lượng hao hụt\r\n(độ vơi) được thực hiện sau khi chuyển nguyên liệu vào hoặc ra khỏi bể chứa.
\r\n\r\n3.2. Vùng tới hạn (Critical\r\nzone)
\r\n\r\nKhoảng cách giữa điểm mái phao nằm\r\ntrên các giá đỡ tiêu chuẩn và điểm mái phao di chuyển tự do được tham chiếu\r\ntrên bảng dung tích của bể chứa
\r\n\r\n3.3. Đường cắt (Cut)
\r\n\r\nĐường danh giới trên thang\r\nđo do nguyên liệu\r\nđang được đo tạo thành.
\r\n\r\n3.4. Tấm mức (Datum\r\nplate)
\r\n\r\nTấm kim loại được đặt ngay bên dưới điểm\r\nđo chuẩn tạo ra mặt tiếp xúc cố định để phép đo độ sâu có thể thực hiện được từ\r\nđó.
\r\n\r\n3.5. Nhũ tương (Emulsion)
\r\n\r\nHỗn hợp dầu/nước không phân tách
\r\n\r\n3.6. Nước tự do (Free water)
\r\n\r\nNước chứa tại ở trạng thái phân tách
\r\n\r\n3.7. Đo lượng chứa (nhúng) (Innage gauge\r\n(dip))
\r\n\r\nMức chất lỏng trong bể\r\nchứa được đo từ tấm mức hoặc từ đáy bể chứa đến bề mặt của chất lỏng
\r\n\r\n3.8. Độ nghiêng (List)
\r\n\r\nĐộ nghiêng hoặc độ dốc của hầm chứa về\r\nphía cửa hoặc mạn phải so với phương thẳng đứng được biểu thị bằng độ.
\r\n\r\n3.9. Thước chuẩn (Master\r\ntape)
\r\n\r\nThước được sử dụng để hiệu chuẩn thước\r\ncông tác dùng để đo bể chứa và được xác định theo Báo cáo hiệu chuẩn tại 20 oC\r\n[68 oF ] và tại sức căng cụ thể theo quy định của Viện Đo lường quốc\r\ngia..
\r\n\r\n3.10. Chiều cao\r\nquan sát được\r\n(Observed gauge height)
\r\n\r\nKhoảng cách thực từ đáy bể chứa hoặc tấm\r\nmức đến điểm đo chuẩn tại thời điểm đo bể chứa
\r\n\r\n3.11. Phép đo mở (Opening\r\ngauge)
\r\n\r\nPhép đo lượng chứa hoặc lượng hao hụt\r\n(độ vơi) được thực hiện trước khi vận chuyển thành phần chứa trong bể vào hoặc\r\nra khỏi bể chứa.
\r\n\r\n3.12. Đo lượng hao hụt (độ\r\nvơi)\r\n(Outage gauge (ullage))
\r\n\r\nKhoảng cách từ mặt chất lỏng trong bể\r\nchứa đến điểm đo chuẩn của bể chứa
\r\n\r\n3.13. Chiều cao đo\r\nchuẩn\r\n(Reference gauge\r\nheight)
\r\n\r\nKhoảng cách thẳng đứng lấy theo bảng dung tích\r\nbể chứa, giữa điểm đo chuẩn trên lỗ đo và điểm dấu mốc trên đáy bể hoặc tấm mức
\r\n\r\n3.14. Điểm đo chuẩn (Reference gauge\r\npoint)
\r\n\r\nĐiểm mà tất cả các phép đo\r\nmức chất lỏng phải được thực\r\nhiện:
\r\n\r\na) khi xác định tại thời điểm hiệu chuẩn\r\nbể chứa và khi tra cứu trên bảng\r\ndung tích của bể chứa
\r\n\r\nb) khi điều chỉnh theo các hướng dẫn\r\ntrong API Chương 2 và API Chương 3 và tất cả các phép tính hiệu chính được thực hiện\r\nhoặc bảng dung tích mới được ban hành đều phải dựa trên vị trí điểm đo mới.
\r\n\r\n3.15. Bảng dung tích bể (bảng đo của\r\nbể chứa) (Tank gauge table)
\r\n\r\nBảng chỉ ra các mức dung tích hoặc thể\r\ntích trong bể chứa đối với các các mức chất lỏng khác nhau được đo từ điểm đo chuẩn.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1. Quy định\r\nchung
\r\n\r\nĐiều này đề cập đến các thiết bị đang\r\nđược sử dụng hiện nay. Bao gồm cả các thiết bị mới chưa được sử dụng rộng rãi\r\ntrong thương mại miễn là độ chính xác của các thiết bị này nằm trong các dung\r\nsai sai số cho phép lớn nhất được qui định trong tiêu chuẩn này và các qui\r\ntrình sử dụng chúng phải có khả năng đạt được mức độ chính xác tương đương.
\r\n\r\nTất cả các thiết bị đo mức phải thích\r\nhợp với việc sử dụng trong các môi trường nguy hiểm và phải được tiếp đất\r\nđúng cách (xem API 2003).
\r\n\r\n4.2. Thước\r\nđo mức không có cơ cấu điện tử, quả dọi, cọc\r\nđo
\r\n\r\n4.2.1. Yêu cầu\r\nchung
\r\n\r\nThước vạch (xem Hình 1) được sử dụng để\r\nđo lượng chứa hoặc hao hụt phải đáp ứng các qui định sau đây:
\r\n\r\na) Vật liệu: Thép (hoặc vật liệu không\r\nbị ăn mòn, nếu thước dùng để đo thành phần chứa trong bể có tính ăn mòn).
\r\n\r\nb) Độ dài: Thước đo có độ dài liên tục\r\nphù hợp với chiều cao của bể cần được đo.
\r\n\r\nc) Chiều dầy độ rộng: Mặt cắt ngang của\r\nthước phải đảm bảo khi thước nằm ngang trên một mặt phẳng sẽ không bị kéo dãn\r\nhơn 0,0075 % một đơn vị kéo.
\r\n\r\nd) Hộp bảo vệ: Tang và quay tay phải bền;\r\ncụm chi tiết được đặt trong khuôn hoặc hộp.
\r\n\r\ne) Đầu tự do: được gắn với một khóa\r\nnhanh lò xo hoặc cơ cấu khóa khác để quả dọi có thể gắn được vào đó. Khóa nhanh\r\nkiểu móc lò xo sẽ làm giảm sụ đứt, gãy thước đo.
\r\n\r\nf) Thang đo:
\r\n\r\n1) Thước đo lượng chứa - được chia\r\nđộ theo đơn vị mét, centimet và milimét. Đầu quả dọi phải là điểm 0 của thang\r\nđo;
\r\n\r\n2) Thước đo lượng hao hụt - được chia\r\nđộ theo mét, centimét và milimét. Điểm không của thang đo là điểm tiếp xúc giữa\r\nkhóa nhanh và vòng treo quả rọi.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Không sử dụng thước bị thắt\r\nnút hoặc nối hay có các vạch dấu không rõ ràng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Thước đo lượng chứa có thể\r\nđược sử dụng để đo cả lượng chứa chứa hoặc lượng hao hụt tuy nhiên thước\r\nđo lượng hao hụt chỉ được sử dụng\r\nđể đo lượng hao hụt.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n a) Thước cuộn và quả\r\n dọi thông thường \r\n | \r\n \r\n b) Cọc đo nước\r\n thông thường \r\n | \r\n
Hình 1 - Thước\r\ncuộn, quả dọi và cọc đo nước\r\nthông thường
\r\n\r\nCọc đo nước, quả dọi khắc vạch hình trụ,\r\nhình vuông hoặc\r\nhình chữ nhật (xem Hình 1) phải phù hợp với các qui định\r\nsau:
\r\n\r\na) Vật liệu: không bị ăn mòn và phát lửa;
\r\n\r\nb) Chiều dài thông thường: quả dọi hoặc\r\ncọc đo là 15 cm, 30 cm hoặc 45 cm;
\r\n\r\nc) Khối lượng: đủ nặng để giữ thẳng\r\nthước phù hợp với các yêu cầu về độ chính xác;
\r\n\r\nd) Vòng treo: phần không thể thiếu của\r\nquả dọi hoặc cọc đo, thường được gia cố bằng ống cách điện cứng để chống ăn mòn;
\r\n\r\ne) Đỉnh: quả dọi và cọc đo đo lượng chứa\r\nphải có đỉnh hình nón đủ cứng\r\nđể tránh hư hỏng khi va chạm với kim loại khác;
\r\n\r\nf) Thang đo:
\r\n\r\n1) Quả dọi và cọc đo lượng chứa - được\r\nkhắc vạch trên một mặt theo đơn vị centimét với độ chia tối thiểu là 1 mm. Điểm\r\nkhông của thang đo là tại đỉnh của quả dọi;
\r\n\r\n2) Quả dọi đo lượng hao hụt/độ vơi -\r\nđược khắc vạch trên một mặt theo đơn vị cm với độ chia tối thiểu là 1 mm. Điểm\r\nkhông của thang đo nằm bên trong của\r\nvòng treo, ngoại trừ quả dọi đo lượng hao hụt/độ vơi “giãn nở” (xem Hình 1).
\r\n\r\n4.2.2. Các\r\nyêu cầu về độ chính xác của thước đo và cọc đo cơ học
\r\n\r\n4.2.2.1. Độ\r\nchính xác
\r\n\r\nThước đo mới phải được kiểm tra trên\r\ntoàn bộ chiều dài của thước để xác định rằng các chữ số và vạch chia giữa các\r\nchữ số được vạch trên thước một cách chính xác. Độ chính xác của thước công tác\r\nvà quả dọi đi kèm phải được kiểm định bằng cách so sánh với thiết bị chuẩn (ví\r\ndụ thước chuẩn) đã được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận hoặc được dẫn xuất từ\r\nchuẩn quốc gia. Độ chính xác của thước công tác phải phù hợp với các yêu cầu\r\ntrong A.3
\r\n\r\n4.2.2.2. Chu kì kiểm định
\r\n\r\nThước đo và quả dọi đi kèm phải được\r\nkiểm tra hàng ngày hoặc trước khi sử dụng (trường hợp không sử dụng thường\r\nxuyên) để đảm bảo rằng hiện tượng ăn mòn trên khóa nhanh của thước, vòng treo\r\nquả rọi hoặc đầu quả dọi không tạo ra sai số khi đọc thang đo của thước. Phải\r\nkiểm tra cả chỗ thắt nút\r\ntrên thước. Thước bị thắt nút,\r\nkhông rõ ràng hoặc bị ghép nối đều không được sử dụng.
\r\n\r\nThước công tác có quả dọi\r\nđi kèm phải được kiểm định độ chính xác khi còn mới và ít nhất một lần hằng năm\r\nsau đó theo qui trình trong Phụ lục A.
\r\n\r\n4.2.2.3. Khắc vạch
\r\n\r\nThước đo chia độ và\r\nquả dọi của mỗi thước đo phải được khắc vạch bằng chuỗi các chữ số đồng nhất để\r\ncó thể diễn giải được trên giấy chứng nhận hiệu chuẩn phục vụ cho mục đích kiểm tra.
\r\n\r\n4.3. Thiết\r\nbị đo kiểu điện tử di động
\r\n\r\n4.3.1. Yêu cầu\r\nchung
\r\n\r\nThước đo kiểu điện tử di động (PEGD)\r\nthường bao gồm một cơ cấu cảm biến điện tử được gắn trên thước đo và một hộp hiện\r\nsố. Các thiết bị này phải có độ chính xác đo lường giống như thước đo và quả dọi\r\ncơ học và phải được hiệu chuẩn hoặc kiểm định dựa trên phép đo chuẩn (xem Phụ lục\r\nA)
\r\n\r\nThiết bị có thể được thiết kế cho các ứng\r\ndụng đo mở, đo giới hạn\r\nhoặc đo đóng. Các phép đo đóng hoặc đo giới hạn thường yêu cầu sử dụng thước đo\r\nkiểu điện tử cùng với một van khóa hơi thích hợp.
\r\n\r\n4.3.2. Cấu tạo\r\nvà vạch chia
\r\n\r\nVật liệu chế tạo và vạch chia của thước\r\nđo chính phải phù hợp với qui định đối với thước đo nêu trong 4.2
\r\n\r\n4.3.3. Khắc vạch
\r\n\r\nThước chia độ, đầu cảm biến và thân\r\nkhung cuộn của mỗi PEGD phải được khắc vạch bằng các dãy số đồng nhất để có thể\r\ndiễn giải trên giấy chứng nhận hiệu chuẩn phục vụ cho mục đích kiểm tra.
\r\n\r\n4.3.4. Điểm “không”
\r\n\r\nDo thiết kế của đầu đo được sử dụng, đỉnh của đầu đo\r\ncó thể không phải là điểm “không” của thước đo. Trong trường hợp này, phải thực\r\nhiện điều chỉnh số đọc để chuyển đổi chiều cao chuẩn quan sát được sang chiều\r\ncao chuẩn được hiệu chính. Việc điều chỉnh này phải được thể hiện trên giấy chứng\r\nnhận hoặc trong hướng dẫn của nhà sản xuất
\r\n\r\n4.3.5. Các\r\nyêu cầu về độ chính xác của thiết bị đo kiểu điện tử di động
\r\n\r\n4.3.5.1. Độ\r\nchính xác
\r\n\r\nThước đo mới phải được kiểm tra trên\r\ntoàn bộ chiều dài của thước để xác định rằng các chữ số và độ chia giữa các chữ\r\nsố được vạch trên thước một cách chính xác. Độ chính xác của PEGD, thước công\r\ntác và bộ cảm biến đi kèm phải được kiểm định bằng cách so sánh với thiết bị\r\nchuẩn (ví dụ thước chuẩn) đã được chứng nhận bởi các cơ quan đo lường có thẩm\r\nquyền hoặc được dẫn xuất từ chuẩn đo lường quốc gia bằng cách sử dụng qui trình\r\ntrong Phụ lục A. Độ chính xác của thước công tác phải phù hợp với các yêu cầu\r\ntrong A.3.
\r\n\r\n4.3.5.2. Chu kì kiểm định
\r\n\r\nBộ thước đo kiểu điện tử di động phải\r\nđược kiểm tra hằng ngày hoặc trước khi sử dụng (trường hợp không sử dụng thường\r\nxuyên) để đảm bảo rằng thước đo/cảm biến không tạo ra sai số khi đọc thang đo của\r\nthước và cảm biến làm việc\r\nđúng chức năng. Thước bị thắt nút, không rõ ràng hoặc bị ghép nối đều không được\r\nsử dụng.
\r\n\r\nPEGD phải được kiểm định khi còn mới\r\nvà ít nhất một lần hàng năm sau đó bằng cách sử dụng quy trình trong Phụ lục A.
\r\n\r\n4.4. Thiết\r\nbị đo mức khác
\r\n\r\n4.4.1. Quả dọi\r\nmở rộng đo lượng hao hụt /độ vơi
\r\n\r\nQuả dọi mở rộng (xem Hình 1) được thiết\r\nkế để đo lượng hao\r\nhụt/độ vơi cùng với\r\nthước đo lượng hao hụt. Các qui định đối với tỉ lệ chia độ của quả dọi giống với\r\nquả dọi thông thường.
\r\n\r\n4.4.2. Thuốc chỉ\r\nthị mức nước
\r\n\r\nThuốc chỉ thị mức nước được sử dụng\r\ncùng với cọc đo, quả dọi và thước đo để chỉ thị xăng dầu và mặt nước tự do. Thuốc thử\r\nphải không được phản ứng với xăng dầu hoặc nhũ tương nhưng nó phải đổi màu khi\r\ntiếp xúc với nước tự do.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thuốc thử nước chỉ thị nhũ\r\ntương bằng cách tạo đốm có thể được sử dụng tuy nhiên không được sử dụng thuốc\r\nthử nước chỉ ra nhũ tương\r\nbằng sự thay đổi màu sắc hoàn toàn trong thời gian nhúng được qui định trong Điều\r\n6.
\r\n\r\n4.4.3. Thuốc chỉ\r\nthị sản phẩm
\r\n\r\nĐối với xăng dầu nhẹ, mức chất lỏng\r\nkhông thể đọc được\r\ntrên thước do xăng dầu bay hơi trong khi thước được kéo lên từ chất lỏng. Để khắc phục vấn\r\nđề này, thuốc thử sản phẩm được bôi vào thước. Khi thuốc thử tiếp xúc với dầu mỏ\r\nnó sẽ đổi màu hoặc hòa tan vì thế hiển thị số chỉ (vạch cắt).
\r\n\r\n4.4.4. Bơm\r\nhút dầu
\r\n\r\nBơm hút kiểu ống chữ U (xem 6.2) là một\r\ndụng cụ lấy mẫu có thể được sử dụng để đo gần đúng lượng nước tự do hoặc dầu bị\r\nnhũ tương hóa, cặn và các mức\r\nnước trong đáy bể.
\r\n\r\n4.5. Thước đo nước
\r\n\r\n4.5.1. Yêu cầu\r\nchung
\r\n\r\nThước đo nước được sử dụng cùng với\r\nthuốc chỉ thị mức nước và được thiết kế riêng để đo độ sâu nước tự do nằm dưới\r\ndầu đục.
\r\n\r\n4.5.2. Cấu tạo
\r\n\r\nThước đo nước IP như nêu trong Hình 2, khung\r\nngoài và phần cách điện phải được làm bằng đồng (để duy trì việc liên tục\r\ntiếp đất qua thước đo chiều sâu bằng thép). Các bộ phận bằng nhựa trong suốt\r\nthay thế phải được xác định sao cho không làm xuất hiện nguy cơ tĩnh điện trong\r\nkhi vẫn cho phép phản ứng với thuốc chỉ thị mức nước để quan sát được trên thước.\r\nDiện tích bề mặt của mỗi tấm nhựa thay thế phải nhỏ hơn 2.8x10-3 m2.\r\nKhối lượng của thước phải đủ nặng để đảm bảo rằng thước đo độ sâu được giữ căng (khi nó được\r\ndùng để kiểm tra chiều cao chuẩn của bể tại cùng thời điểm đo nước tự do).
\r\n\r\nMặt đáy phải là gốc ‘0’ đối với độ\r\nchia của thước nhưng không phải là gốc ‘0’ đối với thước đo độ sâu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Do thước dài hơn 200 mm so\r\nvới quả dọi tiêu chuẩn, một\r\nsố hiệu chính bằng 200 mm được thêm vào các\r\nsố đọc được từ thước đo được sử dụng để treo thước đo nước (ví dụ khi chiều cao\r\nchuẩn của bể được kiểm tra bằng cách sử dụng một thước đo kết hợp với thước thử\r\nnước thay cho việc sử dụng thước đo kèm quả dọi).
\r\n\r\n4.5.3. Khắc vạch
\r\n\r\nToàn bộ chiều dài của mặt thước phải\r\nđược chia độ với giá trị vạch chia 1 mm. Mỗi vạch 5 mm và 10 mm phải có chiều\r\ndài tăng lên để dễ đọc. Mỗi vạch 50 mm phải được đánh số để chỉ thị khoảng cách\r\ntheo centimét từ mặt đáy. Khối lượng danh nghĩa của thước cũng phải được ghi.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.1. Tóm tắt\r\nphương pháp
\r\n\r\nCó hai qui trình cơ bản được sử dụng để\r\nthu thập số đọc trên thước - lượng\r\nchứa và lượng hao hụt (độ sâu và độ vơi). Thước đo lượng chứa dùng để đo trực tiếp\r\nđộ sâu của chất lỏng. Thước đo lượng hao hụt/độ vơi dùng để đo gián tiếp độ sâu\r\ncủa chất lỏng. Thước đo lượng hao hụt/độ vơi dựa trên cùng độ cao chuẩn\r\ntrong phép đo mở hoặc đóng để\r\nxác định chính xác khối lượng được luân chuyển. Khi thực hiện việc đo lượng hao\r\nhụt/độ vơi, chiều cao chuẩn phải được sử dụng tại mọi thời điểm trừ khi các bên\r\nliên có thỏa thuận khác. Hình 3 minh họa các phương pháp đo lượng hao hụt/độ vơi để thu được\r\nsố đọc.
\r\n\r\nĐối với các bể chứa hoặc các thành phần\r\nchứa trong bể, khi đáy bể (hoặc tấm mức) không có lắng cặn thì cả hai phương\r\npháp đo lượng chứa chứa hoặc lượng hao hụt/độ vơi đều có thể được sử dụng. Đối\r\nvới cả hai phương pháp được lựa chọn, chiều cao quan sát được phải được thực\r\nhiện tại phép đo mở hoặc đóng và\r\nphải được ghi lại.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 2 - Thước\r\nđo nước
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Xem bản ghi chiều cao chuẩn\r\ntrước đây có thể biết đáy bể\r\ncó đàn hồi hay không (làm thay đổi đáy). Để có thêm thông tin, xem “dịch chuyển\r\nđáy” trong Phụ lục\r\nB.
\r\n\r\nPhép đo lượng chứa hiếm khi được áp dụng\r\nđối với một số sản phẩm, ví dụ nhựa đường, hắc ín, soda kiềm, axit.\r\nPhép đo lượng hao hụt/độ vơi đối với các sản phẩm này giảm thiểu tiếp\r\nxúc của thiết bị và con người. Các trường hợp được trình bày ở trên, thường\r\nkhông có khả năng kiểm định chiều cao chuẩn của bể bằng phương pháp thủ công.\r\nPhép đo lượng hao hụt/độ vơi thường được lựa chọn và chiều cao chuẩn được sử dụng\r\nđể tính lượng chứa chứa qua lượng hao hụt/độ vơi.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 3 - Sơ đồ\r\nđo
\r\n\r\nĐiều kiện thường gặp khác, đối với nhiều\r\nbể hoặc thành phần chứa, lớp lắng cặn, đóng cứng hoặc mảng bám dưới đáy bể làm\r\ncản trở việc kiểm định chiều cao chuẩn của bể trong khi bể đang giao nhận. Trong các trường\r\nhợp này, phép đo lượng hao hụt/độ vơi thường được lựa chọn và chiều cao chuẩn\r\nđược sử dụng để tính lượng chứa qua lượng hao hụt/độ vơi.
\r\n\r\nKhi các thay đổi được lặp lại giữa chiều\r\ncao chuẩn quan sát được và chiều cao chuẩn trong giấy chứng nhận, phải kiểm tra\r\nnguyên nhân để xác định bể\r\ncó phù hợp với việc giao nhận trong tương lai hay không.
\r\n\r\nPhép đo bể không được thực hiện từ các\r\nống đo không được khoan lỗ hoặc xẻ rãnh (gọi là “lỗ dẫn dẫn” hoặc “ống cố\r\nđịnh”), khi mức chất lỏng được đo bên trong các ống đo không được khoan lỗ hoặc\r\nxẻ rãnh không\r\ngiống mức chất lỏng bên ngoài ống đo. Đo bể chỉ được thực hiện từ các ống đo được khoan lỗ\r\nhoặc xẻ rãnh cho phép\r\ndòng chất lỏng tự do ra vào ống đo. Tại các vị trí nhất định, các ống đo không\r\nđược khoan lỗ và xẻ rãnh được sử\r\ndụng để phù hợp với các qui định về ô nhiễm không khí cục bộ. Các ống đo kín\r\nnày có thể làm phép đo chiều cao chất lỏng, xác định nhiệt độ và lấy mẫu mắc\r\nsai số nghiêm trọng. (xem Phụ lục\r\nB).
\r\n\r\n5.2. Số chỉ và báo cáo số\r\nliệu đo
\r\n\r\nSố liệu đo được báo cáo phải được xác\r\nđịnh bằng các số đọc từ các phép đo liên tiếp như sau:
\r\n\r\nPhép đo thủ công phải lấy hai số đọc\r\nliên tiếp giống nhau hoặc ba số đọc liên tiếp nằm trong khoảng 3 mm, giá trị\r\ntuyệt đối. Khi sử dụng thước đo theo đơn vị mét, nếu hai số đọc đầu tiên giống\r\nnhau thì số đọc này phải được ghi lại đến giá trị 1 mm tiếp theo. Khi lấy ba số\r\nđọc thì cả ba số đọc\r\nphải nằm trong khoảng 3 mm và các số đọc được lấy trung bình đến 1 mm tiếp theo\r\nđối với thước theo đơn vị mét.
\r\n\r\nĐối với các sản phẩm chứa nhẹ hơn, thuốc\r\nchỉ thị sản phẩm phù hợp phải được bôi lên thước để đọc số đọc dễ dàng hơn.\r\nKhông được sử dụng thuốc phấn hoặc thuốc đá tan vì dầu mỏ có xu hướng\r\nlàm chảy phấn hoặc thuốc phủ trên thước.
\r\n\r\n5.3. Quy\r\ntrình đo lượng chứa
\r\n\r\nĐối với phép đo lượng chứa, qui trình\r\nđược thực hiện như sau:
\r\n\r\na) Sau khi thước đo được nối đất an\r\ntoàn và mở nắp lỗ đo,\r\nbôi thuốc chỉ thị sản phẩm thích hợp và nhúng từ từ quả dọi và thước vào bể cho\r\nđến khi quả dọi nằm cách đáy một\r\nđoạn ngắn, được xác định bằng chiều dài thước được tháo ra khỏi tang so với chiều\r\ncao chuẩn của bể;
\r\n\r\nb) Sau đó, khi thước đến gần điểm đo\r\nchuẩn, thả thước từ từ\r\ncho đến khi đỉnh quả dọi chạm vào tấm mức (hoặc đáy bể nếu không có tấm mức) (xem\r\nHình 3);
\r\n\r\nc) Ghi lại số đọc trên thước tại điểm\r\nđo chuẩn và ghi chú tất cả sai lệch so với chiều cao chuẩn của bể. So sánh số đọc\r\nchiều cao đo được với chiều cao chuẩn của bể là cách nhận biết quả dọi được\r\ntreo thẳng đứng trong khi tiếp xúc với tấm mức hoặc đáy bể hay không. Nếu thước\r\nđược thả quá dài sẽ làm quả dọi nghiêng hoặc nếu quả dọi nằm trên vật lạ trong\r\nđáy bể sẽ làm số đọc không chính\r\nxác;
\r\n\r\nd) Khi thu thập các giá trị của lượng\r\nchứa, phải đảm bảo rằng thước được thả tại cùng một điểm đo chuẩn đối với cả\r\ncác phép đo mở và đóng. Người\r\nđo được khuyến nghị sau khi nhấc quả dọi khỏi mặt nước nên để một khoảng\r\nthời gian đủ dài để mặt nước đứng yên trước khi tiếp tục thả quả dọi;
\r\n\r\ne) Kéo thước lên khỏi bể cho đến\r\nkhi quan sát thấy vạch cắt chất lỏng;
\r\n\r\nf) Đọc thang đo của thước tại vạch cắt\r\nchất lỏng và ghi lại số chỉ lượng chứa này;
\r\n\r\ng) Lặp lại qui trình như đã nêu trong\r\n5.2.
\r\n\r\n5.4. Qui\r\ntrình đo lượng hao hụt/độ vơi
\r\n\r\nĐo lượng hao hụt/độ vơi được thực hiện\r\nnhư sau:
\r\n\r\na) Sau khi thước được nối đất an toàn\r\nvà mở nắp lỗ đo, bôi thuốc sản phẩm thích hợp và nhúng từ từ quả dọi và thả thước\r\nvào bể cho đến khi quả dọi chạm vào mặt chất lỏng (xem Hình 3);
\r\n\r\nb) Sau khi quả dọi đứng yên, thả thước\r\ntừ từ cho đến khi một phần nhỏ của quả dọi ngập trong chất lỏng và đúng một vạch\r\nchia theo đơn vị centimét trên thước nằm ở điểm đo chuẩn;
\r\n\r\nc) Ghi lại số chỉ của thước tại điểm\r\nđo chuẩn;
\r\n\r\nd) Kéo thước lên khỏi bể chứa và đọc\r\nthang đo của quả dọi đo lượng hao hụt/độ vơi tại vạch cắt chất lỏng và ghi lại số\r\nđọc. Quá trình kéo lên phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo thước đo và quả\r\ndọi không bị chạm lại vào chất lỏng. Nếu thước bị chạm lại vào mặt sản phẩm chứa,\r\ngiá trị đo sẽ không có giá trị và phải tiến hành lại;
\r\n\r\ne) Lặp lại quá trình như đã nêu trong 5.2
\r\n\r\n5.5. Chuyển\r\nđổi giữa số liệu\r\nđo lượng chứa và lượng hao hụt/độ\r\nvơi
\r\n\r\nSố liệu đo lượng hao hụt/độ vơi có thể\r\nđược chuyển đổi thành số liệu đo lượng bằng cách lấy chiều cao chuẩn của\r\nbể trừ đi số chỉ đo lượng hao hụt/độ vơi.
\r\n\r\nVÍ DỤ: Chiều cao đo chuẩn 13 560 m, số\r\nliệu đo lượng hao hụt/độ vơi 3 275 thì số liệu đo lượng chứa là 10 285.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1. Qui\r\ntrình sử dụng thuốc chỉ thị mức nước
\r\n\r\n6.1.1. Quy định\r\nchung
\r\n\r\nĐây là qui trình được sử dụng để xác định\r\nchiều cao của nước tự do trong dầu mỏ, tại đó có một lớp phân cách nước/dầu\r\nkhác (xem Hình 4). Khi sử\r\ndụng thước đo thủ công và quả dọi, phương pháp được khuyến nghị để đo nước tự\r\ndo là phương pháp đo lượng chứa.
\r\n\r\nVạch nước có thể đọc trên quả dọi hoặc trên\r\nthước; tuy nhiên nếu vạch nước nằm trên móc treo, phải sử dụng quả dọi dài hơn. Quả\r\ndọi hình vuông hoặc dạng thanh không được\r\nkhuyến nghị sử dụng bởi các góc trên quả dọi có thể tạo ra độ nghiêng và dốc xuất\r\nhiện trên thuốc vì thế cho các số đọc sai lệch.
\r\n\r\nCó nhiều nhãn hiệu thuốc chỉ thị mức nước\r\nlàm thay đổi màu sắc khi\r\ntiếp xúc với nước tự do. Mặc dù tất cả thuốc chỉ thị mức nước đều phản ứng với nước\r\ntự do tuy nhiên chúng có thể khác nhau.
\r\n\r\nNên sử dụng hai thuốc thử khác nhau\r\ntrên cọc đo tại thời điểm bắt đầu thực hiện phép đo để lựa chọn ra thuốc thử\r\nlàm việc tốt nhất.
\r\n\r\nKhi bôi hai thuốc thử lên cọc đo, phủ\r\ntừng loại thuốc lên ít hơn một nửa bề mặt của cọc tròn. Đảm bảo thang đo không\r\ndính với thuốc. Bôi một lớp thuốc thử mỏng nhưng vừa đủ lên cọc đo. Thực tế sẽ\r\nxác định nên bôi bao nhiêu thuốc thử để thu được vạch cắt nước hợp lý. Nên sử dụng\r\ncùng một loại thuốc thử cho giao nhận\r\nsản phẩm và cho ghi lại nước tự do nếu biết và có sẵn.
\r\n\r\nGiữ cọc đo tại vị trí đo ít nhất 10 s\r\nđối với xăng và dầu hỏa và các sản phẩm dầu nhẹ tương tự. Giữ cọc đo tại vị trí\r\nđo từ 1 min đến 5 min đối với dầu mỏ có độ nhớt cao. Lượng thời gian này được\r\nyêu cầu để trôi đi lượng\r\ndầu mỏ bám dính với thuốc thử. Khi đo nước tự do trong bể chứa dầu mỏ có độ nhớt cao thì\r\nbôi đều một lớp bôi trơn sáng lên thuốc thử để làm trôi dễ dàng lượng xăng dầu\r\nkhỏi thuốc thử.
\r\n\r\nKhi cọc đo được nhấc lên, không thổi\r\nhoặc lau xăng dầu khỏi thuốc thử\r\nvì việc này có thể làm mờ vạch cắt nước. Nếu dầu mỏ làm mờ vạch cắt nước (dầu\r\nđen), có thể làm sạch bề mặt của thuốc thử bằng dung môi thích hợp. Khi việc cần\r\nlàm như vậy thì dung môi phải được rót hoặc xịt nhẹ lên cọc đo ngay trên vạch cắt\r\ndự đoán và được\r\nphép rửa sạch toàn bộ mặt cắt ngang của vạch cắt. Rót trực tiếp dung môi lên\r\nthuốc có thể làm mờ vạch cắt nước.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 4 - Đo\r\nnước tự do
\r\n\r\nMột vài thuốc thử không bám dính tốt với\r\ncác ứng dụng phân lớp. Trong các trường hợp này, cọc đo phải được lau khô và vệ\r\nsinh bằng dung môi trước khi sử dụng lại.
\r\n\r\nBằng cách phủ toàn bộ bề mặt của cọc bằng\r\nhai thuốc thử, một đường phân cách rõ nét sẽ đưa ra dấu hiệu nhận biết của vạch\r\ncắt nước. Nếu một mặt bị tạo đốm hoặc thấp hơn mặt còn lại, ghi lại số chỉ mức\r\ncao hơn. Sự bám dính của dầu có thể làm số đọc thấp hơn nhưng không làm số đọc\r\ncao hơn. Sự tạo đốm có thể cho thấy một lớp gồm dầu đã nhũ hóa, điều đó chỉ ra rằng\r\nthành phần chứa đã không trôi hoàn toàn khỏi các thuốc thử. Hiện tượng này được\r\nthấy trên sản phẩm chứa nhẹ cũng như sản phẩm chứa nặng và biểu hiện ở dạng đốm\r\nhoặc ngấn. Ghi lại mức tạo đốm đối với chuẩn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Khi phát hiện nhũ tương, cần\r\nlấy mẫu và sau đó thử\r\nnghiệm tại phòng thí nghiệm. Nếu chắc chắn tồn tại một lớp nhũ tương, đọc và\r\nghi lại cả phép đo tạo đốm và có vạch cắt rõ ràng. Một số thuốc chỉ thị nước cho thấy có\r\nnhũ tương khi thay đổi màu sắc hoàn toàn và không được sử dụng khi tỉ lệ phần\r\ntrăm dầu và nước trong nhũ tương không thể xác định một cách chính xác bằng các\r\nthuốc chỉ thị. Mẫu có thể thu\r\nđược bằng cách sử dụng các qui trình được qui định trong API MPMS Chương 8.1.
\r\n\r\n6.1.2. Lựa chọn\r\nthuốc thử chỉ thị
\r\n\r\nLựa chọn thuốc chỉ thị nước phù hợp\r\nnhư sau:
\r\n\r\n- cho sự thay đổi màu sắc rõ ràng khi\r\ntiếp xúc với nước tự do;
\r\n\r\n- có thời gian phản ứng nhanh\r\nphù hợp với các điều kiện vận hành;
\r\n\r\n- không xuất hiện hiện tượng “trôi”;
\r\n\r\n- có tính nhất quán phù hợp\r\nđể sử dụng tại nhiệt độ của chất lỏng và môi trường làm việc.
\r\n\r\n6.1.3. Các\r\nlưu ý trong quy\r\ntrình
\r\n\r\nThuốc thử nước cụ thể cho biết sự có mặt\r\ncủa nước tự do khi được nhúng hoàn toàn trong nhũ tương có hàm lượng nước\r\ncao (ví dụ ³ 30 % nước\r\ntrong dầu). Điểm phản ứng của mỗi loại thuốc thử phải được xác định và ghi nhớ\r\ntrong quá trình tính toán lượng chứa trong đó có thể có lớp nhũ tương hình thành.
\r\n\r\nKhi xuất hiện các hạt nước ở dạng huyền\r\nphù, thuốc thử có thể tạo ra phản ứng tạo đốm. Trong trường hợp này, tốt hơn là\r\nxác định định lượng lớp nhũ tương bằng các kĩ thuật lấy mẫu thủ công.
\r\n\r\nKhi thuốc thử nước được sử dụng trong\r\ndầu đục, dung môi có thể\r\nđược xịt lên thiết bị để làm sạch dầu và nhìn thấy phần không màu. Thao tác này\r\nđòi hỏi sự thận trọng\r\nvì sử dụng dung môi có thể ảnh hưởng đến thuốc chỉ thị và dẫn đến số đọc được ghi lại\r\nkhông chính xác. Trong trường hợp này, thước đo nước có thể được ưu tiên sử dụng,\r\nlau lớp phủ dầu đục ở mặt sau của thước để có thể nhìn thấy thuốc chỉ thị nước\r\nqua phần trong suốt của thước (không làm xáo trộn thuốc phản ứng hoặc làm ảnh\r\nhưởng nó bằng dung môi).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Phải thao tác thận trọng để\r\nđảm bảo rằng không bôi một lớp quá dầy thuốc chỉ thị nước lên thước đo nước.\r\nVì toàn bộ độ dày của thuốc chỉ thị phản ứng để nhìn thấy sự đổi màu\r\ntừ mặt sau của thước. Do đó chỉ cần bôi/xịt một lớp thuốc chỉ thị mỏng.
\r\n\r\n6.2. Qui\r\nbình bơm hút
\r\n\r\nKhi nhũ tương dầu và nước xuất hiện hoặc\r\nở dạng huyền phù, quá trình bơm hút có thể được sử dụng để xác định chiều cao của\r\nlớp nhũ hóa hoặc lấy mẫu lớp nhũ hóa để thử nghiệm. Nếu quá trình bơm hút được sử\r\ndụng, phải được các bên liên quan chấp thuận. Bơm hút dạng bẫy (xem Hình 5) được\r\nsử dụng đối với qui trình này như sau:
\r\n\r\na) Với van đáy hoặc van cửa mở và đỉnh\r\nmở hoàn toàn,\r\nnhúng bơm hút từ từ xuống đáy bể. Sau thời gian cần thiết để nước tự do và nhũ tương\r\nnước-dầu đạt đến mức cần thiết, đóng bơm hút bằng dây chuyên dụng. Một số bơm\r\nhút đóng tự động khi thanh dẫn chạm đáy bể;
\r\n\r\nb) Nhấc bơm hút ra và rót thành phần\r\nchứa trong bơm hút trở lại bể cho đến khi phát hiện thấy nước. Nếu cần thiết, sản\r\nphẩm chứa có thể được rót thành dòng qua cốc thử nghiệm;
\r\n\r\nc) Ngay khi nước hoặc nhũ tương xuất hiện, đặt\r\nbơm hút trở lại vị trí thẳng đứng;
\r\n\r\nd) Dùng thang chia độ của bơm hút, đo\r\nlượng sản phẩm chứa còn lại trong bơm hút. Ghi lại giá trị đo này làm chiều cao\r\ncủa nước tự do và lớp nhũ tương dầu-nước được chứa trong bể chứa;
\r\n\r\ne) Giữ bơm hút thẳng đứng, mở nhỏ van đáy\r\nhoặc van cửa và để nước tự do chảy trở lại bể;
\r\n\r\nf) Dùng thang chia độ của bơm hút, đo\r\nthành phần chứa còn lại trong bể hút, ghi lại giá trị này là chiều dầy của lớp\r\nnhũ tương dầu-nước. Nước tự do có chiều cao xấp xỉ bằng chiều cao của nước tự\r\ndo và lớp nhũ tương dầu-nước trừ đi chiều dầy của lớp nhũ tương dầu-nước.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 5 - Bơm\r\nhút dây, kiểu bẫy
\r\n\r\ng) Có thể được sử dụng các van xả được lắp\r\nphía bơm hút để hút mẫu vào trong ống ly tâm hoặc các vật chứa khác để xác định\r\nchiều cao của lớp nhũ tương nước dầu. Bắt đầu với van xả ở vị trí cao nhất và\r\nhút mẫu phía dưới cho đến khi phát hiện thấy lớp nhũ tương.
\r\n\r\nQui trình này thường được sử dụng đối\r\nvới các bể chứa sản phẩm dầu thô có dung tích danh nghĩa khoảng 150 m3\r\nhoặc nhỏ hơn, không áp dụng qui trình này đối với các hoạt động giao nhận khác.
\r\n\r\n6.3. Giao\r\ndiện điện tử
\r\n\r\nXem API 17.11
\r\n\r\n7. Qui trình đo đối với\r\nbể chứa trên tàu
\r\n\r\n7.1. Khái\r\nquát và lựa chọn phương pháp
\r\n\r\nQui trình và hướng dẫn từ điều 5.1 thường\r\náp dụng đối với các bể chứa trên tàu tuy nhiên nội dung trong đoạn thứ 5 của điều\r\n5.1 liên quan đến sự chênh lệch giữa chiều cao quan sát được trong phép đo đóng\r\nvà mở và các sai lệch giữa chiều cao quan sát được và chiều cao chuẩn không áp\r\ndụng đối với các bể chứa trên tàu vì chúng ở điều kiện cân bằng và nghiêng (nghĩa\r\nlà chiều cao đo được sẽ thay đổi do sự sai lệch của thước so với phương thẳng đứng).\r\nSự thay đổi này sẽ làm thay đổi giá trị cân bằng và nghiêng và chiều cao của\r\nbể. Tham khảo API Chương 17 về nội dung này.
\r\n\r\n7.2. Đọc và\r\nbáo cáo số liệu đo
\r\n\r\n7.2.1. Yêu cầu\r\nchung
\r\n\r\nGiá trị ghi phải được xác định từ giá\r\ntrị trung bình của ba giá trị đo bể liên tiếp, nằm trong khoảng 3 mm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Nếu hai số đọc đầu tiên giống\r\nnhau, số đọc đó có thể được báo cáo mà không cần phải thực hiện thêm phép đo\r\nnào nữa.
\r\n\r\n7.2.2. Giá trị đo trong khi\r\ntàu chuyển động
\r\n\r\nTrong trường hợp giá trị của ba phép\r\nđo không nằm trong khoảng 3 mm bởi vì tàu đang di chuyển, thì phải ghi lại\r\nít nhất 5 số đọc trong thời gian nhỏ nhất và sau đó lấy giá trị trung bình của chúng.\r\nCác phép đo lượng hao hụt/độ vơi phải được thực hiện càng nhanh càng tốt có thể\r\nvà thời gian nhúng quả dọi/thước phải ngắn nhất có thể. Các điều kiện\r\nngược lại với các qui định này đều phải được báo cáo lại.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong trường hợp điều kiện\r\nthời tiết xấu, thước đo tự động của bể chứa thường được ưu tiên sử dụng. Việc sử\r\ndụng thước đo tự động phải được ghi lại và báo cáo số liệu.
\r\n\r\nĐể có thêm thông tin về qui trình đo đối\r\nvới bể chứa trên tàu, tham khảo API Chương 17.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.1. Quy định\r\nchung
\r\n\r\nĐộ chính xác tổng hợp của phép đo bể\r\ncó thể bị ảnh hưởng bởi qui trình vận hành được sử dụng trong quá trình vận\r\nchuyển xăng dầu ra khỏi bể.
\r\n\r\n8.2. Tính\r\ntoàn vẹn của hệ thống và đường ống
\r\n\r\nBể chứa, van nổi và đường vận chuyển\r\nrò rỉ trong khi vận chuyển xăng dầu sẽ tạo ra việc đánh giá số lượng được vận\r\nchuyển cao hơn hoặc thấp hơn. Tất cả các vấn đề nghi ngờ liên quan đến tính toàn vẹn của\r\nhệ thống phải được kiểm tra ngay.
\r\n\r\n8.3. Kiểm\r\ntra trước khi đo
\r\n\r\nTrước khi các phép đo được thực hiện,\r\ncần kiểm tra:
\r\n\r\n- Tấm mức: Khi đo các bể trụ có tấm mức,\r\nkhi được sử dụng để giao nhận mức chất lỏng phải ngang bằng hoặc\r\ntrên tấm mức.
\r\n\r\n- Phải chú ý để đảm bảo rằng dầu hoặc nước\r\nkhông chảy vào hoặc chảy ra khỏi bể trong khi đo và trong trường hợp bể chứa\r\ntrên tàu, giá trị cân bằng và giá trị nghiêng được giữ không đổi.
\r\n\r\n- Sự ổn định: Sau khi dầu được bơm vào trong bể,\r\ncần một thời gian để ổn định bề mặt và giảm sự phóng tĩnh điện bề mặt chất lỏng\r\nsau đó mới thực hiện phép đo. Trong trường hợp dầu nhớt phải có thời gian để\r\nkhông khí được giải phóng khỏi dầu. Khi xuất hiện bọt trên bề mặt dầu, được phép\r\nhút\r\nhoặc\r\nlàm sạch khỏi bề mặt ở dưới lỗ đo trước khi đo độ sâu của dầu.
\r\n\r\n8.4. Các\r\nmáy khuấy trong bể
\r\n\r\nNếu bể được lắp đặt máy khuấy, phải tắt\r\nmáy khuấy trước khi đo. Khoảng thời gian giữa lúc tắt máy khuấy và đo phải đủ\r\ndài để chất lỏng trở về trạng thái ổn định và triệt tiêu tĩnh điện (xem thêm\r\ntrong Phụ lục C).
\r\n\r\n8.5. Xả nước
\r\n\r\nCác đường xả nước phải được đóng trong\r\nthời gian giữa phép đo mở và đóng.
\r\n\r\n8.6. Bọt\r\nkhí và sủi bọt
\r\n\r\nĐể một thời gian cần thiết trước khi\r\nđo để chất lỏng tự loại bỏ bọt khí hoặc hơi. Phép đo giao nhận không được thực\r\nhiện cho đến khi bọt được hút hết khỏi bề mặt chất lỏng qua lỗ đo và cho đến\r\nkhi bề mặt chất lỏng ổn định.
\r\n\r\n8.7. Lỗ đo
\r\n\r\nThông thường các bể có nhiều hơn một lỗ\r\nđo để đo. Duy nhất một lỗ được sử dụng để đo, cụ thể là lỗ trên đó điểm\r\nđo chuẩn được thiết lập. Lỗ đo này phải là lỗ đo được dùng để hiệu chuẩn bể. Điều\r\nnày quan trọng vì chiều cao chuẩn có thể thay đổi từ lỗ đo này đến lỗ đo khác\r\nvà vì thế mái phao có thể không cân bằng. Số lượng các lỗ không quan trọng mà quan trọng\r\nlà thực hiện phép đo mở và đóng ở cùng một lỗ.
\r\n\r\n8.8. Sự\r\nchoán chỗ của mái phao
\r\n\r\nMái phao (xem Hình 6) sẽ choán chỗ một\r\nthể tích chất lỏng nhất định khi nó ở vị trí nổi tự do. Khối lượng của chất lỏng\r\nbị choán chỗ sẽ bằng khối lượng của mái phao và quả nặng gắn kèm. Vì vậy khối lượng của mái\r\nphao, nhiệt độ của chất lỏng và khối lượng riêng thu được phải được xem xét khi\r\ntính sự choán chỗ của mái phao. Sự choán chỗ của mái phao được sử dụng để hiệu\r\nchính thể tích trong bảng dung tích\r\ncủa bể khi chiều cao của chất lỏng trong bể ngang bằng hoặc trên điểm hoặc độ cao mà mái\r\nphao nổi tự do trên đó. Khi mái phao đứng yên trên tất cả các thanh đỡ,\r\nkhông cần áp dụng số hiệu chính đối với sự choán chỗ của mái phao. Chất lỏng bị\r\nchoán chỗ một phần khi mái phao nằm giữa điểm hoặc độ cao mà tại đó chất lỏng\r\nchỉ đến phần thấp nhất của mái phao và điểm hoặc độ cao ở đó các mái phao nổi tự\r\ndo.
\r\n\r\nDiện tích choán chỗ một phần được gọi\r\nlà “miền tới hạn”. Thể tích của\r\nbể trong diện tích choán chỗ một phần này có thể tính được. Tuy nhiên, cách\r\nchính xác duy nhất để thu được các số liệu thể tích cho một bảng dung tích ở\r\nmiền tới hạn là bằng qui trình hiệu chuẩn chất lỏng. Tính thể tích bể trong miền\r\ntới hạn là để đánh giá sai số. Vì thế các phép đo mở và đóng phải được thực hiện\r\nkhi mái phao nổi tự do hoặc khi mái phao đứng yên tại các thanh đỡ và chiều cao\r\nchất lỏng thấp hơn\r\nphần mái phao thấp nhất. Thực tế vận hành, mái phao phải nổi tự do trong phép\r\nđo mở và đóng.
\r\n\r\nVị trí của miền tới hạn phụ thuộc vào chiều dài\r\ncủa ống (thấp hoặc cao) sử dụng.\r\nCần phải lưu ý\r\nnếu có cặn dầu và/hoặc cát\r\ntrong bể, có thể làm tăng mức miền tới hạn cũng như mức được chỉ thị trên bảng\r\ndung tích của bể.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ THÍCH Miền tới hạn là miền tại đó mái phao\r\nchoán chỗ một phần. Các giới hạn miền phải được đánh dấu rõ ràng trên bảng đo. Nếu các phép đo\r\nchất lỏng yêu cầu độ\r\nchính xác thì tránh thực\r\nhiện các phép đo trong miền này. Đối với các phép đo tới hạn, miền\r\nnày có thể được hiệu chuẩn bằng chất lỏng, sử dụng bể chứa đã được hiệu chuẩn\r\nhoặc đồng hồ đã biết độ chính\r\nxác. Để kiểm soát hoạt động, miền này có thể được\r\nhiệu chuẩn bằng việc xác định dạng hình học giữa các vị trí A và B hoặc\r\nbằng các dạng\r\nhình học được xác định từ các bản vẽ của đơn vị xây dựng. Số gia thể tích trên toàn miền\r\nthể tích từng phần phải tiếp tục được tiếp tục tăng đến thể tích toàn\r\nphần, tương ứng với\r\nkhối lượng của mái phao và các vật phụ trợ.
\r\n\r\nHình 6 - Sơ đồ\r\nkhối minh họa miền choán chỗ từng phần thông thường đối với tất\r\ncả các mái phao
\r\n\r\nSự choán chỗ của mái phao tăng lên do\r\nsự tích tụ của nước,\r\ntuyết hoặc băng vì vậy cần phải loại bỏ hoặc đánh giá khối lượng thêm vào này để\r\ntính được sự choán chỗ của mái phao. Trong khi thực hiện các hoạt động giao nhận\r\nliên quan đến các phép đo bể, nếu nước, tuyết hoặc băng không thể loại bỏ khỏi mái\r\nphao được, cách tốt nhất là giữa nguyên điều kiện đối với cả phép đo mở\r\nvà đóng.
\r\n\r\nViệc tính sự choán chỗ của mái phao\r\ncũng có thể được áp dụng đối với các bể có mái cố định chứa mái phao bên trong.
\r\n\r\n8.9. Đáy bể
\r\n\r\nMột số bể được lắp đặt đáy hình nón\r\nngược hoặc các bình lắng để thuận lợi cho việc lấy nước tự do. Với kiểu đáy bể\r\nnày, chiều cao nước tự do không đủ để chạm đến tấm mức. Trong trường hợp này,\r\ncác phép đo nước tự do phải được thực hiện thông qua lỗ đo được đặt trên điểm\r\nthấp nhất trong bể.\r\nViệc này chỉ có thể áp dụng\r\nnếu bảng dung tích của bể liệt kê các mức dung tích bên dưới tấm mức từ điểm đo\r\nđược sử dụng để xác định thể tích nước tự do.
\r\n\r\n8.10. Xác định\r\nnhiệt độ và lấy mẫu
\r\n\r\nViệc xác định nhiệt độ và lấy mẫu để\r\nxác định khối lượng riêng, cặn và nước phải được thực hiện tại thời điểm đo.
\r\n\r\nSai số trong việc xác định nhiệt độ,\r\nkhối lượng riêng hoặc cặn và nước có thể dẫn đến đánh giá thành phần chứa tăng\r\nlên hoặc giảm đi bất kể độ chính xác đạt được của phép đo mức.
\r\n\r\n8.11. Lớp\r\nváng cứng
\r\n\r\nSự tồn tại của một lớp màng kim loại\r\nđóng cứng trên mặt sản phẩm chứa trong bể có thể ảnh hưởng bất lợi đến độ chính\r\nxác của phép đo và phải thận trọng khi điều kiện này tự xuất hiện. Nếu quả dọi\r\nkhông thể xuyên qua bề\r\nmặt của sản phẩm thì các phương pháp đo thay thế phải được xem xét.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\nSO\r\nSÁNH THƯỚC ĐO DỰA TRÊN CHUẨN QUY CHIẾU ĐƯỢC DẪN XUẤT
\r\n\r\nA.1. Quy định\r\nchung
\r\n\r\nNếu cần giấy chứng nhận hiệu chuẩn cho\r\ncác thiết bị bất kỳ đề cập\r\ntrong phụ lục này thì giấy chứng nhận hiệu chuẩn phải có liên kết với chuẩn quốc\r\ngia hoặc quốc tế.
\r\n\r\nA.2. Kiểm định\r\nthước đo công tác bằng cách so sánh với phép đo chuẩn
\r\n\r\nThước công tác và quả dọi phải được kiểm\r\ntra độ chính xác khi còn mới, khi sửa chữa và ít nhất định kì hằng\r\nnăm từ sau ngày đưa vào sử dụng bằng cách so sánh với chuẩn (ví dụ thước chuẩn).\r\nViệc so sánh thước và\r\nquả dọi được coi là phép kiểm định, có thể được thực hiện theo chiều ngang (xem\r\nA.5) hoặc theo chiều dọc (xem A.6) khi sử dụng thước chuẩn. Các yêu cầu đối với\r\nPEGDs được mô tả trong A.7.
\r\n\r\nA.3. Yêu cầu về độ\r\nchính xác của thước đo/ quả dọi công tác
\r\n\r\nKhi so sánh các thiết bị được sử dụng\r\nnhư thước/quả dọi công tác, sự sai lệch giữa điểm chuẩn ghi trên thước công tác\r\nvà chiều dài thực của thước/quả dọi công tác tại điểm đó không được vượt quá ±2 mm đối với tất cả\r\ncác khoảng cách từ 0 m đến 35 m. Việc so sánh phải được thực hiện tại các các\r\nkhoảng cách đều nhau trên toàn bộ chiều dài làm việc của thước/quả dọi gắn kèm,\r\ncác khoảng cách này không được vượt quá 5 m.
\r\n\r\nA.4. Các yêu cầu\r\nđối với chuẩn quy chiếu
\r\n\r\nĐộ không đảm bảo đo của chuẩn quy chiếu\r\n(ví dụ: thước chuẩn) không được vượt quá ± 0,3 mm đối với tất cả các khoảng cách từ 0 đến 30 m. Thước\r\nchuẩn phải được hiệu chuẩn lại ít nhất 5 năm 1 lần. Giấy chứng nhận phải được cấp cùng với\r\nthước chuẩn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thước chuẩn được chứng nhận\r\nvới lực căng tác động lên thước theo\r\nphương ngang. Lực căng thường bằng 44 N đối với các thước dài đến 30 m hoặc 100\r\nN đối với các thước dài hơn 30 m
\r\n\r\nA.5. Kiểm định\r\nthước đo theo phương ngang
\r\n\r\nĐể thực hiện phép so sánh thước đo\r\ntheo phương ngang, lắp đặt phép thử giống Hình A.1 và A.2 và thực hiện như sau:
\r\n\r\na) Kiểm tra thước chuẩn và kiểm tra giấy\r\nchứng nhận dựa trên số seri của thước;
\r\n\r\nb) Kiểm tra thước công tác xem có xoắn,\r\nkhóa nhanh, vòng nối quả dọi, đầu quả dọi có bị hư hỏng hay không và\r\ncác chữ số có rõ ràng hay không;
\r\n\r\nc) Việc kiểm tra hiệu chuẩn cân lò xo\r\nđể có giá trị đọc đúng bằng một quả cân có khối lượng 5 kg ± 0,10 kg đã biết khi\r\nđược kiểm định trên thang đo hoặc cân được chứng nhận dẫn xuất từ chuẩn quốc gia.\r\nQuả cân chuẩn phải được kiểm định ít nhất 5 năm 1 lần. Nếu quả cân bị rơi hoặc\r\như hỏng, phải kiểm định lại\r\ntrước khi sử dụng tiếp (xem Hình A.1). Cân lò xo phải có khả năng chỉ thị tải 5\r\nkg với độ chính xác ±0,10 kg;
\r\n\r\n\r\n\r\n
d) Thước đo và miếng đệm quả dọi (xem\r\nHình A.2) cho phép so sánh hai thước đo có quả dọi hoặc một thước đo có quả dọi\r\nvới một thước đo không có quả dọi (thước đo chu vi bể). Các thước đo phải được\r\nbỏ ra khỏi bỏ bọc của\r\nchúng và duỗi thẳng như minh họa trên Hình A.2. Thước đo và quả dọi phải được đặt\r\nvới đầu quả dọi dựa vững chắc vào vách ngăn và miếng đệm quả dọi. Thước đo\r\nkhông có quả dọi (nếu được sử dụng) phải được đặt xuyên qua rãnh trên vách ngăn\r\nsao cho tâm của vạch “0” trên thước nằm\r\nngang bằng với mặt trước của vách ngăn. Trong khi lắp đặt, phải lưu ý tránh để\r\nxoắn thước;
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Không nên sử dụng thước gắn\r\nquả dọi làm thước chuẩn vì tác động 5 kg lực liên tục sẽ làm móc bị duỗi thẳng\r\nsau một thời gian.
\r\n\r\ne) Kéo thẳng thước công tác và thước\r\nchuẩn song song với nhau trên một\r\nmặt phẳng nhất có thể (như hành lang của tòa nhà hoặc mặt bãi đỗ xe). Sự bằng\r\nphẳng của bề mặt không quan trọng bằng sự song song của thước.\r\nHai thước phải nằm cách nhau một khoảng không đổi từ 1 cm đến 3 cm. Các điểm\r\n“không” (thường là đầu quả dọi) của thước phải bằng nhau như được minh họa trên\r\nA.2;
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.2 - So\r\nsánh thước và quả dọi
\r\n\r\nf) Sử dụng đai căng (xem Hình A.2) để\r\ntạo tải như đã được\r\nghi trên cân lò xo (lưu ý sử dụng khớp quay để tránh làm xoắn thước). Phải áp dụng lực căng\r\nquy định để kiểm định thước chuẩn. Lực căng tác động lên thước công tác phải\r\nlà:
\r\n\r\n1) 44 N đối với thước chuẩn có chiều\r\ndài nhỏ hơn 30 m hoặc
\r\n\r\n2) tương ứng với thước/quả dọi trong\r\nkhi sử dụng miễn là lực căng được áp dụng phải đủ để giữ thước công tác căng và\r\nkhông bị trùng trong khi kiểm định
\r\n\r\nTrong cả hai trường hợp, lực căng tác\r\nđộng lên thước chuẩn và thước công tác trong phép kiểm định phải được thông báo\r\ntrong biên bản kiểm định
\r\n\r\ng) Lục căng được tác động lên thước\r\nchuẩn trong khi kiểm định được ghi trong giấy chứng nhận.
\r\n\r\nh) Đặt một thang đo bằng thép chia vạch\r\ntheo milimét tại điểm kiểm tra như được minh họa trên Hình A.2. Điều chỉnh thước,\r\nthang đo bằng thép và bảng đỡ sao cho tất cả song song hoàn toàn với nhau. Ghi lại khoảng\r\ncách giữa các thước gần điểm “không” và giữ khoảng cách này tại các điểm kiểm tra. Trong\r\nphương pháp này, sự song song của hai thước được kiểm tra một cách dễ dàng;
\r\n\r\ni) Điều chỉnh lực căng cuối cùng lên\r\nthước và kiểm tra lại sự song song tại tất cả các điểm kiểm tra trước khi ghi số\r\nđọc. Không tác động vào thước hay thang đo trong khi thực hiện các phép đo;
\r\n\r\nj) Một thước đo góc (xem Hình A.2) được\r\nsử dụng để trợ giúp đọc thang đo. Tại mỗi điểm kiểm tra, tâm của cạnh thước đo\r\ngóc trên vạch chia của thước chuẩn và đọc thang đo theo milimét khi chúng giao\r\nvới cạnh của thước đo góc. [Xem ví dụ số đọc A trong bước p]. Không can thiệp\r\nvào thước hoặc thang đo milimét, tâm của cạnh của thước đo góc trên vạch chia của\r\nthước công tác và đọc thang đo milimét khi chúng giao với cạnh của thước đo\r\ngóc. [Xem ví dụ số đọc B trong bước p]. Khi đọc thang đo, ước lượng số đọc đến\r\ngần 0,5 mm.
\r\n\r\nk) Ghi lại các số đọc vào biên bản\r\nquan sát cho lần thử nghiệm lần\r\nthứ nhất;
\r\n\r\nI) Giải phóng lực căng trên\r\nthước và lại tác động một lực căng;
\r\n\r\nm) Di chuyển thang đo vài milimét. Sau\r\nđó điều chỉnh lại các lực\r\ncăng, kiểm tra\r\nđộ song song và ghi lại số đọc thứ hai cho lần thử nghiệm lần hai;
\r\n\r\nn) Điều chỉnh lại như bước I) và m).\r\nSau đó ghi lại số đọc cho lần thử nghiệm thứ 3;
\r\n\r\no) Tính chiều dài thực của thước công\r\ntác tại điểm kiểm tra theo phương trình sau:
\r\n\r\nL = S + K x [(SB - SA)/3]
\r\n\r\nL = S + K/3 x [(SB - SA)]
\r\n\r\ntrong đó:
\r\n\r\nL là chiều dài thực của thước làm việc\r\ntại điểm kiểm tra;
\r\n\r\nS là chiều dài được chứng nhận của thước\r\nchuẩn tại điểm kiểm tra;
\r\n\r\nK là hệ số chuyển đổi, (ví dụ K =\r\n0,00328084 ft/mm);
\r\n\r\nK/3 là 0,0010936 (giá trị này đối với\r\n3 số đọc);
\r\n\r\nSA là tổng số đọc trên thang của thước chuẩn;
\r\n\r\nSB là tổng số đọc trên thang của thước công\r\ntác.
\r\n\r\np) Tính và ghi lại B-A tại mỗi lần thử\r\nnghiệm. Sau đó ghi lại R, phạm vi giá trị (cao nhất và thấp nhất)
\r\n\r\nVÍ DỤ: Chiều dài kiểm định của\r\nthước chuẩn (S) = 30 480 mm
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Số đọc A \r\n | \r\n \r\n Số đọc B \r\n | \r\n \r\n (B-A) \r\n | \r\n \r\n Phạm vi (R)a \r\n | \r\n
\r\n Lần thử nghiệm 1 \r\n | \r\n \r\n 25,5 mm \r\n | \r\n \r\n 28,0 mm \r\n | \r\n \r\n 2,5 mm \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Lần thử nghiệm 2 \r\n | \r\n \r\n 27,0 mm \r\n | \r\n \r\n 29,0 mm \r\n | \r\n \r\n 2,0 mm \r\n | \r\n \r\n 1 mm \r\n | \r\n
\r\n Lần thử nghiệm 3 \r\n | \r\n \r\n 29,0 mm \r\n | \r\n \r\n 32,0 mm \r\n | \r\n \r\n 3,0 mm \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n SA = 81,5 mm \r\nSB = 89,0 mm \r\nL = S + 0,0010936 [SB - SA] = 30 480 mm \r\na Phạm vi giá trị\r\n (B-A) được diễn đạt bằng (R), không xuất hiện sai số lớn, thường sai\r\n khác không quá\r\n 3\r\n mm đối với thước 30 m\r\n hoặc 0,01 % \r\n | \r\n
Trong khi thực hiện qui trình so sánh\r\n(xem Điều A.5), mặt cắt ngang của hai thước phải bằng nhau. Nếu qui trình so\r\nsánh này được sử dụng đối với các thước có tiết diện ngang khác nhau, sự sai lệch\r\nvề chiều dài được phát hiện có thể là sự kết hợp các sai lệch về chiều dài của\r\nthước và sự sai lệch về đơn vị lực căng giữa hai thước.
\r\n\r\nKhông yêu cầu áp dụng số hiệu chính\r\nnhiệt độ miễn là thước công tác và thước chuẩn ở cùng một nhiệt độ và được làm\r\ntừ các vật liệu có hệ số giãn nở nhiệt giống nhau. Các thước cùng màu sẽ có nhiệt độ giống\r\nnhau khi ở ngoài ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên thước đo màu trắng và đen có sự\r\nchênh\r\nlệch\r\nnhiệt độ nhiều nhất là 8 oC khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.\r\nTrong các trường hợp này, sự chênh lệch về nhiệt độ sẽ không cố định do thay\r\nđổi sự tiếp xúc dọc theo chiều dài của mỗi thước. Nếu có thể, thường ưu tiên thực\r\nhiện các phép hiệu chuẩn tại phòng thí nghiệm hoặc trong bóng tối.
\r\n\r\nViệc so sánh thước đo/quả dọi công tác\r\nvà thước chuẩn có thể được thực hiện theo phương ngang. Việc so sánh phải được\r\nkiểm định tại các khoảng đều nhau trên toàn bộ chiều dài làm việc của bộ thước/quả\r\ndọi, các khoảng này thường không vượt quá 5 m với điều kiện phủ toàn bộ chiều\r\ndài của thước. Khi được sử dụng để giao nhận, sự so sánh giữa thước chuẩn và\r\nthước công tác phải đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác trong A.3.
\r\n\r\nViệc so sánh thước theo phương ngang\r\nlà sự so sánh chiều dài thước thực tế, tác động lên thước công tác một lực căng\r\ncao hơn (sức căng đơn vị) lực căng được tác động dưới điều kiện vận hành bình\r\nthường. Vì thế chiều dài của thước trong khi sử dụng để đo mức có thể không giống\r\nvới chiều dài của thước thu được trong quá trình kiểm tra so sánh.
\r\n\r\nA.6. Kiểm định\r\nthước thẳng đứng
\r\n\r\nViệc so sánh giữa thước đo/quả dọi\r\ncông tác và thước chuẩn có thể được thực hiện theo phương thẳng đứng, như vậy\r\ngiữ cả hai thước ở điều kiện giống với điều kiện khi thực hiện phép đo thực tế. Việc so\r\nsánh phải được kiểm tra tại các khoảng đều nhau trên suốt chiều dài làm việc của\r\nbộ thước/quả dọi, các khoảng này thường không vượt quá 5 m với điều kiện phủ toàn bộ chiều\r\ndài của thước. Khi được sử dụng để giao nhận, sự so sánh giữa thước chuẩn và\r\nthước công tác phải đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác trong A.3
\r\n\r\nThước chuẩn được sử dụng để so sánh với\r\nthước công tác tại vị trí thẳng đứng phải được kiểm định với một lực căng tương\r\nđương với lực căng của thước đo/quả dọi làm việc tại điều kiện vận hành. Tổ chức chứng\r\nnhận được yêu cầu chứng nhận thước chuẩn đối với ứng dụng này với lực căng sẽ\r\ntái lập chính xác hơn ảnh hưởng của quả dọi công tác lên thước thẳng đứng.
\r\n\r\nA.7. Kiểm định\r\nthiết bị đo điện tử di động
\r\n\r\nCác bước sau đây dùng để kiểm tra độ chính\r\nxác của thước đo điện tử di động
\r\n\r\nĐiểm “không” của mức được đo bằng thước\r\nđo điện tử di động phải là điểm phản ứng tại đó cảm biến phát hiện mặt chất lỏng\r\nkhi vận hành ở chế độ đo lượng hao hụt/độ vơi. Vì cảm biến điện tử thông thường\r\ncần phải tránh các va chạm cơ học, điểm không của tổ hợp thước đo/đầu đo thường\r\nkhông phải là mặt đáy của đầu cảm biến. Vì thế điểm “không” sẽ không thể kiểm tra trực tiếp\r\nmà không treo theo phương thẳng đứng vào trong mặt chất lỏng. Trong các trường\r\nhợp này, điểm “không” ở tại một khoảng cách cố định từ mặt đáy của đầu đo. Khoảng\r\ncách “bù điểm không” (được khuyến nghị bởi nhà sản xuất) phải được kiểm định và\r\ncông bố trên giấy chứng nhận.
\r\n\r\nKiểm định khoảng cách điểm “không” dựa\r\ntrên một thiết bị chuẩn hiệu chuẩn khi đầu cảm biến được treo thẳng đứng vào mặt\r\nchất lỏng. Nếu cảm\r\nbiến dùng để đo mặt phân\r\ncách dầu/nước, điểm “không” của cảm biến\r\nphải được kiểm định bằng đầu đo được treo thẳng đứng vào mặt nước.
\r\n\r\nKiểm định thước chia vạch theo A.1 và\r\nA.5 hoặc A.6, theo qui trình và dung sai giống với thước đo bằng thép cơ khí. Lực căng\r\ntác động không được làm hư hỏng thước điện tử và các dây nối tín hiệu với cảm biến được\r\ngắn trên thước. Độ chính xác của thước công tác (cảm biến/đầu đo) phải được kiểm định bằng\r\ncách so sánh với thước chuẩn đã được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận hoặc chuẩn\r\nquốc gia tương đương theo quy trình trong phụ lục này.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\nĐỘ\r\nKHÔNG ĐẢM BẢO CỦA CÁC PHÉP ĐO BỂ
\r\n\r\nB.1. Tổng quan
\r\n\r\nCác số đọc và bảng dung tích của bể được\r\nsử dụng để xác định tổng thể tích xăng dầu được chứa trong bể. Độ chính xác của\r\ntổng thể tích xăng dầu chứa bị giới hạn bởi độ chính xác sẵn có của bể không\r\nliên quan đến thiết bị đo được sử dụng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong phần phạm vi áp dụng của\r\ntiêu chuẩn này được giới hạn để xác định mức\r\nchất lỏng, việc chuyển đổi mức về thể tích sẽ là cần thiết tại một số điểm. Các\r\nphần sau đây được trình bày để giúp người sử dụng xác định sự sai lệch có thể xảy\r\nra gắn với phép đo bể. Phải chú ý thêm là trong hầu hết các trường hợp không thể\r\nđịnh lượng ảnh hưởng nếu có của các\r\nđộ không đảm bảo đo này và phải thận trọng khi lựa chọn qui trình đo thay thế là kết\r\nquả của độ không đảm bảo này nếu độ chụm hoặc độ không đảm bảo đo của quá trình\r\nthay thế chưa biết hoặc chưa đánh giá.
\r\n\r\nB.2. Độ chính xác\r\ncủa bảng dung tích bể
\r\n\r\nAPI MPMS chương 2 mô tả các phương\r\npháp và qui trình được sử dụng để hiệu chuẩn bể cũng như các qui trình tính toán được\r\nsử dụng để xây dựng bảng dung tích của bể từ các số liệu hiệu chuẩn bể. Bảng\r\ndung tích của bể được tạo ra từ các qui trình sau bao gồm cả độ không chính xác\r\nvốn có do:
\r\n\r\na) Hiệu chuẩn thước đo;
\r\n\r\nb) Sự giãn nở của thước\r\nđo;
\r\n\r\nc) Lực căng của thước đo;
\r\n\r\nd) Số hiệu chính đối với sự giãn nở của thành bể\r\ndo áp suất của chất lỏng (áp suất tĩnh);
\r\n\r\ne) Đo độ dày của thành bể;
\r\n\r\nf) Tính khối lượng choán chỗ, và
\r\n\r\ng) Các hệ số khác.
\r\n\r\nCác sai số do các sự sai lệch này có\r\nthể gây ra sự đánh giá khối lượng cao hơn hoặc thấp hơn.
\r\n\r\nB.3. Độ giãn nở của\r\nthành bể do áp suất chất lỏng
\r\n\r\nKhi bể được chứa đầy, thành bể sẽ giãn\r\nnở do khối lượng của\r\nthành phần chứa trong bể (áp suất tĩnh). Số hiệu chính áp suất tĩnh có thể được\r\náp dụng trong phép tính thể tích hay nói cách khác số hiệu chính áp suất tĩnh\r\nphải được gắn với bảng dung tích của bể. Quá trình tính toán được sử dụng để hiệu\r\nchính bảng dung tích của bể đối với sự giãn nở thành bể do áp suất tĩnh được\r\nnêu trong API MPMS Chương 2.
\r\n\r\nĐộ lệch góc của thành bể gần đáy bể là để đáy bể\r\nchống lại sự giãn nở của thành bị gây ra bởi áp suất chất lỏng tăng lên khi bể được\r\nchứa đầy. Độ lệch góc này của thành bể (thùng kín) có thể dẫn đến sự dịch chuyển của đáy bể\r\nvà mái hình nón. Số hiệu chính đối với hai sự dịch chuyển này không\r\nđược thể hiện trong bảng dung tích.
\r\n\r\nB.4. Dịch chuyển\r\nđáy
\r\n\r\nĐáy bể có thể bị biến dạng do khối lượng\r\nchứa trong bể. Biến dạng này có thể vĩnh cửu (lún) hoặc đàn hồi (vách ngăn).
\r\n\r\nThỉnh thoảng, khi bể được chứa đầy, phần\r\nđáy bể liền kề với thành bể dịch chuyển hướng lên do độ lệch góc của thành bể\r\nra bên ngoài. Đáy bể ở cách xa thành bể hơn có thể ở trạng thái đứng yên trong\r\nkhi tâm của đáy bể dịch chuyển hướng xuống. Tổng dịch chuyển phụ thuộc vào độ\r\ngiãn nở của nền và\r\nphụ thuộc vào hình dạng của\r\nđáy bể. Nếu vị trí đo gần với thành bể, chiều cao chuẩn có thể bị ngắn hơn khi\r\nbể được chứa đầy. Trong trường hợp này (xem trường hợp 1 trong Hình B.2), đo lượng\r\nhao hụt/độ vơi được khuyến nghị hơn là đo lượng chứa, nếu không sẽ mắc phải việc\r\nđánh giá thể tích chất lỏng trong bể nhỏ đi (tại thời điểm đo).
\r\n\r\nNếu vị trí đo cách xa thành bể, chiều\r\ncao chuẩn có thể cao hơn khi bể chứa đầy. Trong trường hợp này (xem trường hợp\r\n2 trong Hình B.2), đo lượng chứa được\r\nkhuyến nghị nếu không sẽ mắc phải việc đánh giá thể tích chất lỏng trong bể lớn\r\nhơn (tại thời điểm đo).
\r\n\r\nĐể xác định điều kiện nào đang tồn tại và để làm giảm ảnh\r\nhưởng của vách ngăn đàn hồi lên độ chính xác của phép đo, khuyến nghị ghi lại lịch\r\nsử và phân tích chiều cao quan sát được.
\r\n\r\nChiều cao đo được.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình B.1 - Bể\r\nkhông biến dạng
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Hình\r\n B.2-Trường hợp 1 \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n B.2-Trường hợp 2 \r\n | \r\n
B.5. Bể có ống đo\r\n(lỗ đo)
\r\n\r\nCác bể đặc biệt là bể có mái phao\r\nthường được lắp đặt cùng với các ống đo. Miệng trên của ống đo là vị trí phù hợp\r\nlàm điểm đo chuẩn. Đầu thấp hơn của ống đo đóng vai trò đỡ tấm mức. Tuy nhiên,\r\nsự dịch chuyển theo phương thẳng đứng của ống đo sẽ làm cho điểm đo chuẩn và tấm\r\nmức gắn kèm dịch chuyển theo phương thẳng đứng. Sự dịch chuyển này gây ra các\r\nsai số trong phép đo chiều cao của chất lỏng. Dưới đây mô tả một ống đo được lắp\r\nđặt đúng cách.
\r\n\r\na) Đường kính nhỏ nhất được\r\nkhuyến nghị của một ống đo được khoan lỗ hoặc xẻ rãnh là 20 cm. Các ống đo có\r\nđường kính nhỏ hơn có thể\r\nđược sử dụng với điều kiện có đủ không gian để lấy mẫu thủ công trong bể bằng\r\nbình lấy mẫu hoặc bơm hút. Nếu các ống đo có đường kính nhỏ hơn được\r\nsử dụng, thiết kế và cấu trúc của ống đo phải được kiểm tra về độ bền và độ cứng\r\ncơ học.
\r\n\r\nb) Ống đo phải được dẫn từ điểm cao nhất\r\ncủa bể và không được gắn cứng
\r\n\r\nc) Miệng dưới của ống đo phải được mở\r\nrộng trong khoảng 30 cm của đáy bể
\r\n\r\nd) Ống đo phải có hai hàng rãnh hoặc\r\nhai hàng lỗ (tức là: các lỗ khoan) được bố trí trên các mặt đối diện của ống bắt\r\nđầu từ đáy ống và lên dần đến cao hơn mức chất lỏng lớn nhất. Kích cỡ thông thường\r\ncủa các rãnh có chiều rộng là 2,5 cm và chiều dài là 25 cm. Đường kính thông\r\nthường của các lỗ khoan là 5 cm.
\r\n\r\ne) Trong trường hợp các ống đo có đường kính nhỏ\r\nhơn được tra thêm vào bên trong ống đo lớn hơn, các rãnh hoặc lỗ khoan phải được\r\nthiết kế để cho phép đòng chất lỏng tự do đi qua để đảm bảo độ chính xác của\r\nphép đo bể (mức, lấy mẫu và nhiệt độ).
\r\n\r\nf) Khoảng cách lớn nhất giữa các lỗ\r\nkhoan hoặc rãnh trong trường hợp chúng không chồng lên nhau phải là 30 cm.
\r\n\r\ng) Ống đo có thể được chống đỡ từ đáy\r\nbể nếu đáy bể không dịch chuyển theo phương thẳng đứng khi các thành\r\nbể được hàn với tấm đáy tại các góc đáy của bể.
\r\n\r\nh) Khi sử các phương tiện khác chống đỡ\r\nống đo, các phương tiện chống đỡ này phải được thiết kế để ngăn ngừa\r\nsự dịch chuyển theo phương thẳng đứng của các bộ phận gắn kèm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nếu sự dịch chuyển theo\r\nphương thẳng đứng của ống đo không thể ngăn chặn được, các hệ thống đo thay thế\r\ncần được nghiên cứu.
\r\n\r\ni) Phép đo bể không được thực hiện với\r\ncác ống đo không khoan lỗ hoặc không xẻ rãnh (được gọi là “ống dẫn” hoặc “ống tĩnh”),\r\nkhi đó mức chất lỏng đo được bên trong các ống đo không khoan lỗ hoặc không xẻ\r\nrãnh thường không bằng mức chất lỏng ở bên ngoài ống đo. Phép đo bể chỉ được thực hiện\r\nvới các ống đo có các lỗ khoan hoặc rãnh xẻ cho phép dòng chất lỏng tự do ra vào ống đo.\r\nTại các vị trí xác định, các ống đo không có rãnh xẻ được sử dụng để phù hợp\r\ncác qui định về khí thải. Các ống đo “đặc” có thể dẫn đến các sai số nghiêm trọng trong\r\nviệc lấy mẫu, xác định nhiệt độ và đo chiều cao của chất lỏng.
\r\n\r\nB.6. Thay đổi chiều\r\ncao điểm đo chuẩn
\r\n\r\nĐộ lệch góc của thành bể có thể làm tấm\r\nmức và/hoặc điểm đo chuẩn dịch chuyển lên trên khi chúng được gắn cố định với tầng\r\nđáy của thành bể. Khi áp suất chất lỏng trên thành bể tăng lên, đỉnh các tầng thành bể\r\ndịch chuyển xuống là kết quả của sự co lại của thép vuông góc với độ giãn nở của\r\nthành bể. Sự dịch chuyển xuống này liên quan đến sự giãn nở của thành bể liên hệ\r\nvới sự giãn nở của thành bể bằng tỉ số Poison của thép (nghĩa là: 0,3). Ví dụ,\r\nkhi độ giãn nở của thành là 0,2 % thì đỉnh của thành sẽ di\r\nchuyển xuống 0,3 x 0,2 % = 0,06 % với một bể chứa đầy và theo tỉ lệ thấp hơn với\r\nmức độ\r\nđầy\r\ncủa bể. Các điểm đo chuẩn được gắn với đỉnh của thành bể cũng sẽ dịch chuyển\r\nđi xuống khi bể được chứa đầy. Các lực khác tác động lên bể như tải trên mái của bể hình nón cũng\r\ncó thể làm điểm đo chuẩn dịch chuyển theo phương thẳng đứng so với đỉnh của\r\nthành bể khi được chống đỡ bằng mái.
\r\n\r\nB.7. Tấm mức
\r\n\r\nNếu bể được lắp đặt tấm mức, tấm mức\r\ncó thể là:
\r\n\r\na) được gắn với đáy bể
\r\n\r\nb) được gắn với góc nơi mà thành bể và\r\nđáy gặp nhau
\r\n\r\nc) được gắn trực tiếp với đầu dưới của\r\nống đo.
\r\n\r\nNếu bể được lắp đặt tấm mức, thì phải\r\nđược đặt trực tiếp dưới điểm đo chuẩn. Phải có một không gian mở giữa miệng\r\ndưới của ống đo và tấm mức.
\r\n\r\nĐường tâm của tấm mức phải trong khoảng\r\n45 cm - 80 cm từ thành bể, được đặt thẳng đứng bên dưới điểm đo
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Sự dịch chuyển của đáy bể\r\ncó thể gây ra sự dịch chuyển của tấm mức
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Các tấm mức được gắn\r\ncố định vào thành bể và chìa ra bên ngoài sẽ dịch\r\nchuyển lên khi bể\r\nđược\r\nchứa đầy do sự lệch góc của thành bể. Trong hầu hết các trường hợp, sự lệch góc\r\ncủa thành bể làm hạn chế sự dịch chuyển của đáy bể ở gần 45 cm đến\r\n60 cm từ thành bể.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Tấm mức được gắn với đầu\r\ndưới của ống đo sẽ dịch chuyển khi ống đo dịch chuyển.
\r\n\r\nB.8. Đóng cặn
\r\n\r\nBể có thể tích tụ các chất cặn như gỉ sắt, sáp, nến,\r\nnhựa đường, nước và lưu huỳnh lên mặt trong của thành bể và thanh đỡ mái phao.\r\nSự đóng cặn này sẽ làm giảm dung tích chứa của bể, dẫn đến việc công bố lượng chứa lớn\r\nhơn. Trong điều kiện này, cần phải vệ sinh bể sạch sẽ trước khi đánh giá độ\r\nchính xác (tham khảo API 2556).
\r\n\r\nB.9. Giãn nở nhiệt của\r\nthành bể và ống đo
\r\n\r\nBảng dung tích của bể được lập tại nhiệt\r\nđộ thành bể tiêu chuẩn giả định. Vì thế, hệ số hiệu chính được áp dụng đối với\r\nthể tích thu được từ bảng dung tích của bể được tính vào nhiệt độ thực của\r\nthành bể. Xem API 12.1 để biết thêm chi tiết.
\r\n\r\nĐiểm đo chuẩn phía trên có thể\r\ndi chuyển theo phương thẳng đứng do sự giãn nở nhiệt của thành bể (và ống đo mà\r\nđiểm đo chuẩn thường được gắn\r\ntrên đó). Sự di chuyển này có thể gây ra sai số nếu mức chất lỏng (hoặc độ sâu)\r\nđược xác định từ đo lượng hao hụt
\r\n\r\nB.10. Các điểm đo\r\nthay thế
\r\n\r\nCác điểm đo thay thế thường được đặt\r\ntrong khoảng 0,5 m và 1,0 m hướng vào tâm từ thành bể vì miền này là miền tốt\r\nnhất cung cấp các mức mốc ổn định. Phép đo nhiệt độ cũng được khuyến nghị thực\r\nhiện trong miền này (để tránh các\r\nsai số do sự bức xạ mặt trời trực tiếp ảnh hưởng đến nhiệt độ trong phạm vi 0,5\r\nm của thành bể). Nếu đáy bể có hình nón ngược và nước xuất hiện trong bể, hoặc\r\nnếu sự dịch chuyển của đáy bể xuất hiện do hiện tượng lún của nền xây bể, nên lắp\r\nđặt thêm một lỗ đo tại hoặc gần tâm bể.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\nMÁY\r\nKHUẤY TRONG BỂ VÀ KHUẤY BỂ TRONG GIAO NHẬN
\r\n\r\nC.1. Tổng quan
\r\n\r\nViệc xác định thể tích giao nhận trong\r\nbể trụ đứng được dựa trên các phép đo thực hiện tại lỗ đo. Các phép đo này bao\r\ngồm đo mức, nhiệt độ, nước tự do và lấy mẫu. Lỗ đo là vị trí được chứng nhận đối\r\nvới tất cả các phép đo bể. Theo cách này, sản phẩm trong lỗ đo được giả định là\r\nthể hiện đúng thể tích tổng cộng chứa trong bể. Hay nói cách khác, giả định sản\r\nphẩm trong bể được trộn đều hoàn toàn hoặc đồng nhất.
\r\n\r\nC.2. Cơ sở
\r\n\r\nCả bể giao nhận và bể chứa đều nhận các\r\nsản phẩm có chất lượng khác nhau, trọng lực, nhiệt độ, độ nhớt và lượng nước\r\nkhác nhau (đặc biệt là dầu thô). Từ điều kiện dòng chảy và cấu hình của đường ống\r\nlàm xuất hiện năng lượng khuấy trộn, năng lượng khuấy trộn đủ để khuấy đều\r\nthành phần chứa trong bể.
\r\n\r\nTrong trường hợp không có máy khuấy\r\ntrong bể (máy trộn) và sự khuấy trộn trong bể, thành phần chứa trong bể không\r\nthể kì vọng là đồng nhất hoàn toàn vì thế giả định vị trí của lỗ đo đại diện\r\ncho toàn bộ bể có thể không hoàn toàn có giá trị trong tất cả các trường hợp.\r\nThiếu sự khuấy trộn, các thành phần trong bể có thể bị phân tầng nhiệt độ theo\r\nchiều ngang và chiều dọc, có thể gây ra sự phân tầng SW và cũng có thể gây ra sự\r\ntích tụ cặn dầu.
\r\n\r\nC.3. Máy khuấy và\r\nthời gian khuấy
\r\n\r\nTất cả các bể trong hoạt động giao nhận\r\ncần có máy khuấy và các bể phải được khuấy đúng cách trước khi thực hiện các\r\nphép đo giao nhận tại lỗ đo. Số lượng các máy khuấy và thời gian khuấy sẽ thay\r\nđổi theo từng bể phụ thuộc vào kích thước bể và tính chất của sản phẩm trong bể\r\n(độ nhớt, khối lượng riêng và nhiệt độ). Số lượng máy khuấy có thể thay đổi từ 1 đến 3\r\nvì dung tích của\r\nmỗi máy khuấy phụ thuộc vào đường kính của bể và các thông số chất lượng của sản phẩm\r\ntrong bể. Bên cạnh đó là thời gian khuấy, thời gian khuấy tối ưu nhất phải được\r\nxác định bằng các phép thử nghiệm ngoài hiện trường thực tế. Thời gian khuấy ít nhất là 30\r\nmin trong trường hợp không có các tiêu chuẩn khác
\r\n\r\nCác máy khuấy phải là một bộ phận được\r\ntích hợp sẵn trong cấu tạo của một bể mới dùng cho hoạt động giao nhận. Đối với\r\ncác bể đã sử dụng để\r\ngiao nhận, việc lắp đặt máy khuấy phải được xem xét khi bể được đặt lịch kiểm\r\ntra bên trong và thực hiện bảo dưỡng.
\r\n\r\nC.4. Ứng dụng\r\ncủa máy khuấy
\r\n\r\nSử dụng máy khuấy sẽ làm tăng tính đồng\r\nnhất của các phép đo giao nhận tại lỗ đo. Do giảm thiểu sự phân tầng khối lượng\r\nriêng, hạn chế sự tích tụ cặn dầu của bể và thực hiện dễ dàng hơn việc kiểm định\r\nchiều cao chuẩn và xác định nước tự do cũng như giảm thiểu sự phân tầng SW.\r\nNhìn chung, việc khuấy bể sẽ nâng cao chất lượng của các phép đo trong giao nhận.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM\r\nKHẢO
\r\n\r\n[1] API MPMS Chương 12.1: Tính toán\r\ncác đại lượng xăng dầu tĩnh.
\r\n\r\n[2] API Qui trình kĩ thuật khuyến nghị\r\n2003 - Phòng tránh cháy nổ do tích điện, chiếu sáng và các dòng điện tản.
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n 1. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n|
\r\n 2. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n|
\r\n 3. \r\n | \r\n \r\n Thuật ngữ và định\r\n nghĩa \r\n | \r\n |
\r\n 4. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n|
\r\n \r\n | \r\n \r\n 4.1. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 4.3. \r\n | \r\n \r\n Thiết bị đo kiểu điện\r\n tử di động \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 4.4. \r\n | \r\n \r\n Thiết bị đo mức\r\n khác \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 5.1. \r\n | \r\n \r\n Tóm tắt phương pháp \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 5.2. \r\n | \r\n \r\n Số chỉ và báo cáo số\r\n liệu đo \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 5.3. \r\n | \r\n \r\n Quy trình đo lượng\r\n chứa \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 5.4. \r\n | \r\n \r\n Qui trình đo lượng\r\n hao hụt/độ vơi \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 5.5. \r\n | \r\n \r\n Chuyển đổi giữa số\r\n liệu đo lượng chứa và lượng hao hụt/độ vơi \r\n | \r\n
\r\n 6. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n|
\r\n \r\n | \r\n \r\n 6.1. \r\n | \r\n \r\n Qui trình sử dụng\r\n thuốc chỉ thị mức nước \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 6.2. \r\n | \r\n \r\n Qui bình bơm hút \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 6.3. \r\n | \r\n \r\n Giao diện điện tử \r\n | \r\n
\r\n 7. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n|
\r\n \r\n | \r\n \r\n 7.1. \r\n | \r\n \r\n Khái quát và lựa chọn\r\n phương pháp \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 7.2. \r\n | \r\n \r\n Đọc và báo cáo số\r\n liệu đo \r\n | \r\n
\r\n 8. \r\n | \r\n \r\n Các lưu ý vận hành \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n 8.1. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 8.2. \r\n | \r\n \r\n Tính toàn vẹn của hệ\r\n thống và đường ống \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 8.3. \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra trước khi\r\n đo \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 8.4. \r\n | \r\n \r\n Các máy khuấy trong\r\n bể \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 8.5. \r\n | \r\n \r\n Xả nước \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 8.6. \r\n | \r\n \r\n Bọt khí và sủi bọt \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 8.7. \r\n | \r\n \r\n Lỗ đo \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 8.8. \r\n | \r\n \r\n Sự choán chỗ của mái phao \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 8.9. \r\n | \r\n \r\n Đáy bể \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 8.10. \r\n | \r\n \r\n Xác định nhiệt độ và lấy mẫu \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 8.11. \r\n | \r\n \r\n Lớp váng cứng \r\n | \r\n
\r\n Phụ lục A So sánh thước\r\n đo dựa trên chuẩn quy chiếu được dẫn xuất \r\n | \r\n ||
\r\n Phụ lục B Độ không đảm bảo của các phép đo\r\n bể \r\n | \r\n ||
\r\n Phụ lục C Máy khuấy trong bể và khuấy bể\r\n trong giao nhận \r\n | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10960:2015 về Hướng dẫn đo dầu mỏ – Phương pháp đo thủ công đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10960:2015 về Hướng dẫn đo dầu mỏ – Phương pháp đo thủ công
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN10960:2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2015-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Hóa chất |
Tình trạng | Còn hiệu lực |