CHAI CHỨA KHÍ - CHAI CHỨA KHÍ BẰNG THÉP KHÔNG\r\nHÀN - KIỂM TRA VÀ THỬ ĐỊNH KỲ
\r\n\r\nGas\r\ncylinders - Seamless steel gas cylinders - Periodic inspection and testing
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 10363:2014 hoàn\r\ntương đương với ISO 6406:2005.
\r\n\r\nTCVN 10363:2014 do\r\nBan kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 58 Chai chứa khí biên soạn,\r\nTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công\r\nbố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHAI\r\nCHỨA KHÍ - CHAI CHỨA KHÍ BẰNG THÉP KHÔNG HÀN - KIỂM TRA VÀ THỬ ĐỊNH KỲ
\r\n\r\nGas\r\ncylinders -\r\nSeamless steel gas cylinders - Periodic inspection and testing
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp\r\ndụng cho các chai chứa khí di động bằng thép không hàn (chai đơn hoặc cụm chai)\r\ndùng để chứa khí nén và khí hóa lỏng có áp suất với dung tích nước từ 0,5 L đến\r\n150 L; và khi có thể thực hiện được, tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các chai\r\ncó dung tích nước nhỏ hơn 0,5 L.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy\r\nđịnh các yêu cầu về kiểm tra và thử định kỳ để xác minh tính toàn vẹn của chai\r\nchứa khí khi được đưa vào sử dụng lại thêm một khoảng thời gian nữa.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không\r\náp dụng cho kiểm tra và thử định kỳ các chai chứa axetylen hoặc các chai bằng\r\ncomposit có lớp lót bằng thép.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn\r\nsau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện\r\ndẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện\r\ndẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa\r\nđổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 5868:2009 (ISO\r\n9712:2005/ cor 1:2006) Thử không phá hủy - Trình độ chuyên môn và cấp chứng\r\nchỉ cá nhân.
\r\n\r\nTCVN 6874-1:2013 (ISO\r\n11114-1:2010), Chai chứa khí di động - Tính tương thích của vật liệu làm\r\nchai chứa và làm van với khí chứa - Phần 1: Vật liệu kim loại.
\r\n\r\nTCVN 7389 (ISO\r\n13341), Chai chứa khí di động - Lắp van vào chai chứa khí.
\r\n\r\nTCVN 10357 (ISO\r\n13769), Chai chứa khí - Ghi nhãn.
\r\n\r\nTCVN 10359 (ISO\r\n11621), Chai chứa khí - Quy trình thay đổi khí chứa.
\r\n\r\n3. Chu kỳ kiểm tra và\r\nthử định kỳ
\r\n\r\nMột chai chứa khí\r\nphải được đưa vào kiểm tra và thử định kỳ sau khi hết hạn thời gian tính từ khi\r\nnhận được lần đầu từ người nạp được xác lập phù hợp theo quy định của cơ quan\r\ncó thẩm quyền quốc gia hoặc với các yêu cầu của khuyến nghị của Liên hiệp quốc\r\nvề vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm - Quy định mẫu (xem Phụ lục A).
\r\n\r\nNếu chai vẫn ở trong\r\ncác điều kiện sử dụng bình thường và không có sự sử dụng quá mức và không ở\r\ntrong tình trạng không bình thường có thể làm cho chai mất an toàn thì không\r\nyêu cầu người sử dụng phải đưa chai chứa khí về để kiểm tra và thử định kỳ\r\ntrước khi sử dụng hết khí chứa mặc dù chu kỳ kiểm tra định kỳ có thể đã trôi\r\nqua.
\r\n\r\nNgười chủ sở hữu hoặc\r\nngười sử dụng có trách nhiệm đưa chai chứa khí để kiểm tra và thử nghiệm định\r\nkỳ trong chu kỳ do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia quy định hoặc theo quy\r\nđịnh trong tiêu chuẩn thiết kế chai chứa khí có liên quan nếu chu kỳ này ngắn\r\nhơn.
\r\n\r\n4. Danh mục các quy\r\ntrình kiểm tra và thử định kỳ
\r\n\r\nMỗi chai phải được\r\nkiểm tra và thử định kỳ. Các quy trình sau, khi áp dụng, tạo thành các yêu cầu\r\ncho các kiểm tra và thử định kỳ này và được giải thích đầy đủ thêm trong các\r\nđiều tiếp theo:
\r\n\r\na) Nhận dạng chai và\r\nchuẩn bị cho kiểm tra và thử nghiệm (Điều 5);
\r\n\r\nb) Giảm áp và tháo\r\nvan (Điều 6);
\r\n\r\nc) Kiểm tra bên ngoài\r\nbằng mắt (Điều 7);
\r\n\r\nd) Kiểm tra tình\r\ntrạng bên trong (Điều 8);
\r\n\r\ne) Các thử nghiệm bổ\r\nsung (Điều 9);
\r\n\r\nf) Kiểm tra cổ chai\r\n(Điều 10);
\r\n\r\ng) Thử áp suất hoặc\r\nkiểm tra bằng siêu âm (Điều 11);
\r\n\r\nh) Kiểm tra van và\r\ncác phụ tùng khác (Điều 12);
\r\n\r\ni) Thay thế các chi\r\ntiết của chai (Điều 13);
\r\n\r\nj) Sửa chữa chai\r\n(Điều 14);
\r\n\r\nk) Các nguyên công\r\ncuối cùng (Điều 15);
\r\n\r\nl) Loại bỏ và đưa\r\nchai vào diện không sử dụng được (Điều 16).
\r\n\r\nNên thực hiện các quy\r\ntrình từ a) đến l) theo trình tự đã được liệt kê. Đặc biệt là nên thực hiện\r\nkiểm tra tình trạng bên trong (d) trước khi thử áp suất hoặc trước khi kiểm tra\r\nbằng siêu âm (g).
\r\n\r\nCác chai không đáp\r\nứng các yêu cầu của kiểm tra hoặc thử nghiệm phải được loại bỏ (xem Điều 16).\r\nKhi một chai vượt qua các quy trình nêu trên nhưng vẫn còn nghi ngờ về tình\r\ntrạng của chai thì phải thực hiện các thử nghiệm bổ sung để xác nhận sự thích\r\nhợp của chai cho sử dụng tiếp tục (xem Điều 9) hoặc chai phải được đưa vào diện\r\nkhông sử dụng được.
\r\n\r\nTùy thuộc vào lý do\r\nloại bỏ, một số chai có thể được phục hồi (xem Phụ lục B).
\r\n\r\nChỉ những người có\r\nnăng lực và thẩm quyền theo các quy định có liên quan mới được thực hiện các\r\nkiểm tra và thử nghiệm.
\r\n\r\nCơ tính của các chai\r\nbằng thép có thể bị ảnh hưởng của sự phơi nhiệt. Vì vậy nhiệt độ lớn nhất cho\r\nbất cứ quá trình nào cũng phải được giới hạn phù hợp với khuyến nghị của nhà\r\nsản xuất.
\r\n\r\n5. Nhận dạng chai và\r\nchuẩn bị cho kiểm tra và thử
\r\n\r\nTrước khi thực hiện\r\nbất cứ công việc gì phải có sự nhận biết dữ liệu có liên quan, dung lượng của\r\nchai và quyền sở hữu chai [ví dụ: từ nhãn dán trên chai và nhãn dập trên chai, xem\r\nTCVN.10367 (ISO 13769)]. Các chai được ghi nhãn không đúng hoặc không đọc được\r\nhoặc không biết khí chứa phải được để sang một bên để xử lý riêng.
\r\n\r\nNếu khí chứa trong\r\nchai được nhận dạng là hyđro hoặc khi gây giòn khác thì chỉ những chai được chế\r\ntạo hoặc được cấp chứng chỉ là các chai chứa hyđro mới được sử dụng chứa khí\r\nnày. Phải kiểm tra để bảo đảm rằng chai thích hợp để chứa hyđro, nghĩa là thích\r\nhợp về mặt giới hạn bền kéo lớn nhất và trạng thái bề mặt bên trong. Các chai\r\nphù hợp với TCVN 10367 (ISO 13769) được ghi nhãn “H”.
\r\n\r\nTất cả các chai khác\r\nphải được loại ra khỏi dịch vụ chứa hyđro và phải kiểm tra sự phù hợp của chúng\r\nvới dịch vụ mới theo dự định [xem TCVN 10359 (ISO 11621)].
\r\n\r\n6. Quy trình giảm áp\r\nvà tháo van
\r\n\r\n6.1. Quy định chung
\r\n\r\nCác chai được yêu cầu\r\ngiảm áp và tháo van trước khi được kiểm tra bên trong hoặc thử bằng áp suất.\r\nCác chai không được kiểm tra bên trong bằng mắt và được thử bằng kiểm tra siêu\r\nâm không yêu cầu phải giảm áp hoàn toàn và tháo van trừ khi kiểm tra bằng siêu\r\nâm để xác nhận sự hiện diện của vết nứt không chấp nhận được và kiểm tra viên\r\nmuốn tiến hành kiểm tra thêm (xem 11.4).
\r\n\r\n6.2. Các chai được yêu\r\ncầu giảm áp
\r\n\r\nCác chai phải được\r\ngiảm áp và loại bỏ môi chất một cách an toàn và có kiểm soát trước khi tiến\r\nhành các kiểm tra. Phải đặc biệt chú ý đến các chai chứa các khí dễ cháy, oxy\r\nhóa, ăn mòn hoặc độc hại để loại trừ các rủi ro ở giai đoạn kiểm tra bên trong.\r\nXem Phụ lục C.
\r\n\r\nTrước khi tháo bất cứ\r\nphụ tùng chịu áp lực nào, ví dụ: van, mặt bích v.v... phải thực hiện kiểm tra\r\ncẩn thận để bảo đảm rằng chai không còn chứa bất cứ khí có áp nào. Có thể thực\r\nhiện công việc này như đã mô tả trong Phụ lục D khi sử dụng dụng cụ như đã chỉ\r\ndẫn trên Hình D.1.
\r\n\r\nCác chai có các van\r\nkhông hoạt động được hoặc bị tắc phải được xử lý như đã nêu trong Phụ lục D.
\r\n\r\nTương tự như vậy,\r\ntrong trường hợp các chai được tháo ra từ nhóm chai và không được trang bị các\r\nvan chai, các đầu nối chữ T cũng phải được kiểm tra để xác định khả năng khí có\r\nthể thoát ra từ chai đang sử dụng, ví dụ như dụng cụ đã chỉ dẫn trên Hình D.1.
\r\n\r\nVới điều kiện là các\r\nyêu cầu nên trên đã được tuân thủ, chai phải được giảm áp an toàn và van phải được\r\ntháo ra.
\r\n\r\n6.3. Các chai không\r\nyêu cầu phải tháo van
\r\n\r\nCác chai phải được\r\ngiảm áp xuống dưới 5 bar trước khi kiểm tra bằng siêu âm. Đối với các chai được\r\nkiểm tra bằng phương pháp siêu âm, xem 11.4.
\r\n\r\n7. Kiểm tra bên ngoài\r\nbằng mắt
\r\n\r\n7.1. Chuẩn bị cho\r\nkiểm tra bên ngoài bằng mắt
\r\n\r\nKhi cần thiết, chai\r\nphải được làm sạch và tất cả các lớp phủ bị bong ra các sản phẩm ăn mòn, nhựa\r\nđường, dầu và tất cả các vật lạ khác phải được loại bỏ khỏi bề mặt bên ngoài\r\nbằng phương pháp thích hợp, ví dụ chải bằng bàn chải, phun bi (trong các điều\r\nkiện có kiểm soát chặt chẽ), làm sạch bằng tia nước có vật liệu mài, làm sạch\r\nhóa học hoặc các phương pháp thích hợp khác. Phương pháp được sử dụng để làm\r\nsạch chai phải là phương pháp có hiệu lực và được kiểm soát. Phải có sự chú ý\r\ntrong mọi lúc để tránh gây sự hỏng cho chai hoặc lấy đi lượng chiều dày quá mức\r\ncủa thành chai (xem Phụ lục B).
\r\n\r\nNếu có lớp nylông,\r\npolyetylen bị cháy hoặc một lớp phủ tương tự ép dính vào bề mặt ngoài của chai\r\nvà lớp phủ này đã bị hư hỏng hoặc ngăn cản việc kiểm tra một cách chính xác thì\r\nnó phải được tháo loại bỏ đi. Nếu lớp phủ được lấy đi bằng tác dụng nhiệt thì\r\ntrong bất cứ trường hợp nào nhiệt độ của chai cũng không được vượt quá 300oC.
\r\n\r\n7.2. Quy trình kiểm\r\ntra
\r\n\r\nBề mặt ngoài của mỗi\r\nchai phải được kiểm tra về:
\r\n\r\na) Vết lõm, vết cắt,\r\nvết đục, chỗ phình, vết nứt, sự phân tách lớp hoặc bị mòn quá mức;
\r\n\r\nb) Hư hỏng do nhiệt,\r\ncác vết cháy do hàn hoặc hồ quang điện (xem Bảng B.1);
\r\n\r\nc) Ăn mòn (xem Bảng\r\nB.2). Phải đặc biệt chú ý tới các bề mặt có thể bị đọng nước. Các bề mặt này\r\nbao gồm toàn bộ bề mặt đáy chai, mối nối giữa thân chai và vành chân chai cũng\r\nnhư mối nối giữa thân chai và vành đai bảo vệ;
\r\n\r\nd) Các khuyết tật\r\nkhác như ghi nhãn cố định không đọc được, không đúng hoặc không được phép, hoặc\r\ncác phần thêm vào hoặc cải tiến không được phép;
\r\n\r\ne) Tính toàn vẹn của\r\ntất cả các phụ tùng cố định (xem B.2);
\r\n\r\nf) Độ ổn định thẳng\r\nđứng, nếu có liên quan (xem Bảng B.1);
\r\n\r\nVề các tiêu chí loại\r\nbỏ, xem Phụ lục B. Các chai không còn thích hợp cho sử dụng phải được đưa vào\r\ndiện không sử dụng được (xem Điều 16).
\r\n\r\n8. Kiểm tra tình\r\ntrạng bên trong
\r\n\r\nCác chai phải được\r\nkiểm tra bên trong để hoàn thiện các yêu cầu về kiểm tra và thử nghiệm. Đối với\r\ncác chai được kiểm tra bằng phương pháp siêu âm thay vì thử áp suất và khi sử\r\ndụng các rãnh chuẩn như quy định trong 11.4.4.2.2 để hiệu chuẩn thì van không\r\ncần phải tháo ra. Nếu không, mỗi chai phải được kiểm tra bên trong khi sử dụng\r\nnguồn chiếu sáng thích hợp để nhận dạng bất cứ các khuyết tật nào như đã liệt\r\nkê trong 7.2 a) và 7.2 c).
\r\n\r\nPhải có sự đề phòng\r\nđể bảo đảm cho phương pháp chiếu sáng này không gây sự cố cho người kiểm tra\r\ntrong khi thực hiện công việc. Bất cứ lớp lót hoặc lớp phủ bên trong nào có thể\r\ngây cản trở cho việc kiểm tra bên trong bằng mắt một cách tốt nhất phải được\r\nloại bỏ. Bất cứ chai nào có sự xuất hiện của vật lạ hoặc các dấu hiệu sự mòn\r\nlớn hơn ăn mòn nhẹ trên bề mặt cũng phải được làm sạch bên trong trong điều\r\nkiện được kiểm soát chặt chẽ bằng phun bi, làm sạch bằng tia nước có vật liệu\r\nmài, làm sạch bằng gò, đập, tia hơi nước, tia nước nóng, làm sạch bằng quay\r\nmài, làm sạch hóa học hoặc phương pháp làm sạch thích hợp khác. Phương pháp\r\nđược sử dụng để làm sạch chai phải là phương pháp có hiệu lực và được kiểm soát.\r\nPhải có sự chú ý trong mọi lúc để tránh gây hư hỏng cho chai hoặc lấy đi lượng\r\nchiều dày quá mức của thành chai (xem Phụ lục B). Nếu có yêu cầu làm sạch, chai\r\nphải được kiểm tra lại sau khi làm sạch.
\r\n\r\nĐối với các chai chứa\r\ncác khí không ăn mòn và có dung tích nước < 0,5 L với đường kính bên trong\r\ncủa cổ chai < 9 mm, có thể sử dụng các phương pháp khác thay thế cho kiểm\r\ntra bên trong bằng mắt.
\r\n\r\nCác phương pháp là:
\r\n\r\n- Kiểm tra hơi ẩm tại\r\nthời điểm khử khí cho chai khi chai ở vị trí lật ngược và trước khi tháo van.\r\nNếu có sự xuất hiện của bất cứ hơi ẩm nào, chai phải được đưa vào diện không sử\r\ndụng được.
\r\n\r\n- Kiểm tra nhiễm bẩn,\r\nví dụ: gỉ từ nước sau khi thử thủy lực. Nếu quan sát thấy sự nhiễm bẩn do gỉ trong\r\nchất làm thử thủy lực, chai phải được đưa vào diện không sử dụng được.
\r\n\r\n\r\n\r\nKhi có nghi ngờ về\r\nloại và/hoặc tính nghiêm trọng của một khuyết tật được tìm thấy qua kiểm tra\r\nbằng mắt phải áp dụng các thử nghiệm hoặc các phương pháp kiểm tra bổ sung, ví\r\ndụ: kiểm tra bằng siêu âm, cân kiểm tra hoặc các thử nghiệm không phá hủy khác.\r\nChỉ khi đã loại bỏ được tất cả các nghi ngờ thì chai mới được tiếp tục xử lý\r\nthêm (xem Phụ lục B).
\r\n\r\n\r\n\r\n10.1. Ren lắp van vào\r\nchai
\r\n\r\nkhi tháo van ra, phải\r\nkiểm tra ren để lắp van vào chai để nhận dạng loại ren (ví dụ: 25 E) và để bảo đảm\r\nrằng các ren này
\r\n\r\n- Sạch và có dạng ren\r\nđầy đủ;
\r\n\r\n- Không bị hư hỏng;
\r\n\r\n- Không có ba via;
\r\n\r\n- Không có các vết\r\nnứt;
\r\n\r\n- Không có các khuyết\r\ntật khác.
\r\n\r\nCác vết nứt tự xuất\r\nhiện như các đường chạy thẳng đứng xuống ren và đi ngang qua các mặt ren. Không\r\nnên nhầm lẫn các vết nứt này với các vết tarô ren (các vết gia công trên đỉnh\r\nren). Nên có sự chú ý đặc biệt đến bề mặt ở đáy ren.
\r\n\r\n10.2. Các bề mặt khác\r\ncủa cổ chai
\r\n\r\nPhải kiểm tra các bề\r\nmặt khác của cổ chai để bảo đảm rằng các bề mặt này không có vết nứt hoặc các\r\nkhuyết tật khác (xem Phụ lục B).
\r\n\r\n10.3. Ren trong của\r\ncổ chai bị hư hỏng
\r\n\r\nKhi cần thiết và khi\r\nnhà sản xuất hoặc cơ quan thiết kế có thẩm quyền xác nhận rằng thiết kế của cổ\r\nchai cho phép thì ren có thể được tarô lại hoặc kiểu ren được thay đổi để đạt\r\nđược số vòng ren hiệu dụng thích hợp. Sau khi tarô lại hoặc thay đổi dạng ren\r\nphải kiểm tra ren bằng calip ren thích hợp [ ví dụ: TCVN 9316-1 (ISO 11361-1) đối\r\nvới ren 25 E].
\r\n\r\n10.4. Vành cổ chai và\r\nđai xiết vành cổ chai
\r\n\r\nKhi sử dụng liên kết\r\nvành cổ chai /đai siết phải kiểm tra để bảo đảm rằng mối liên kết được cố định\r\nvững chắc và kiểm tra sự hư hỏng của ren. Chỉ được thay đổi vành cổ chai khi sử\r\ndụng phương pháp được chấp thuận. Nếu phát hiện ra bất cứ hư hỏng lớn nào đối\r\nvới vật liệu chai do sự thay thế vành/ vòng cổ chai thì chai phải được đưa vào\r\ndiện không sử dụng được (xem Điều 16).
\r\n\r\n11.\r\nThử áp suất hoặc kiểm tra bằng siêu âm
\r\n\r\n11.1. Quy định chung
\r\n\r\nMỗi chai phải được\r\nthử áp suất hoặc kiểm tra bằng siêu âm.
\r\n\r\nCẢNH BÁO: Phải đảm\r\nbảo chắc chắn có biện pháp an toàn thích hợp để vận hành an toàn và khi có sự\r\ngiải phóng năng lượng trong quá trình thao tác. Cần lưu ý rằng các thử nghiệm\r\nvới áp suất khí nén đòi hỏi phải có sự đề phòng cẩn thận hơn so với các thử\r\nnghiệm bằng áp suất thủy lực bởi vì, bất kể cỡ kích thước của bình chứa, bất cứ\r\nsai sót nào trong thực hiện thử nghiệm này đều có nguy cơ cao dẫn đến sự phá\r\nhủy dưới tác dụng của áp suất khí. Vì vậy, chỉ được tiến hành các thử nghiệm\r\nnày sau khi bảo đảm rằng các biện pháp an toàn đáp ứng được các yêu cầu về an\r\ntoàn.
\r\n\r\nMỗi chai phải được\r\nthử áp suất thủy lực bằng môi chất thích hợp, môi chất thử thường sử dụng là\r\nnước. Thử thủy lực có thể là thử bền cũng như thử độ giãn nở thể tích để đánh\r\ngiá đặc tính kỹ thuật thiết kế của chai. Có thể thay thế thử áp suất thử thủy\r\nlực bằng thử ở áp suất thử khí nén. Khi đã quyết định sử dụng một kiểu thử\r\nriêng biệt thì các kết quả thử phải là các kết quả thử cuối cùng. Áp suất thử\r\nphải tuân theo áp suất thử đóng trên chai.
\r\n\r\nKhi một chai không\r\nđáp ứng được yêu cầu của một trong các thử nghiệm nêu trên, không được áp dụng\r\ncác phương pháp thử khác để cấp chứng nhận cho chai này.
\r\n\r\n11.2. Thử với áp suất\r\nthử
\r\n\r\n11.2.1. Quy định\r\nchung
\r\n\r\nPhương pháp dưới đây\r\nlà phương pháp điển hình để thực hiện thử nghiệm. Bất cứ chai nào không đáp ứng\r\ncác yêu cầu của thử nghiệm với áp suất thử phải được đưa vào diện không sử dụng\r\nđược.
\r\n\r\nPhép thử này yêu cầu\r\náp suất trong chai được tăng lên dần tới khi đạt được áp suất thử. Phải giữ áp\r\nsuất thử chai trong thời gian ít nhất là 30 s với chai được cách ly khỏi nguồn\r\náp suất, trong thời gian này không được có sự suy giảm áp suất ghi được hoặc có\r\nbằng chứng về sự rò rỉ. Phải có sự đề phòng bảo đảm an toàn thích hợp trong quá\r\ntrình thử.
\r\n\r\n11.2.2. Thiết bị thử
\r\n\r\n11.2.2.1. Tất cả các đường ống\r\ncứng, đường ống mềm, van, phụ tùng nối ống và các chi tiết tạo thành hệ thống\r\náp lực của thiết bị thử phải được thiết kế để chịu được áp suất ít nhất là bằng\r\n1,5 lần áp suất thử lại lớn nhất của bất cứ chai nào có thể được thử.
\r\n\r\n11.2.2.2. Các áp kế phải là\r\nloại áp kế công nghiệp cấp 1 (sai lệch ± 1 % so với giá trị ở cuối thang đo) có\r\nthang đo thích hợp cho áp suất thử (ví dụ: EN 837-1 hoặc EN 837-3). Các áp kế\r\nnày phải được kiểm tra độ chính xác dựa vào một áp kế mẫu đã được hiệu chuẩn, ở\r\ncác khoảng thời gian cách đều nhau ít nhất là một tháng một lần. Áp kế mẫu phải\r\nđược hiệu chuẩn phù hợp với các yêu cầu của quốc gia. Áp kế phải được lựa chọn\r\nsao cho áp suất thử ở giữa khoảng từ một phần ba đến hai phần ba giá trị có thể\r\nđo được trên áp kế.
\r\n\r\n11.2.2.3. Việc thiết kế và lắp\r\nđặt thiết bị, nối các chai và các quy trình vận hành phải bảo đảm sao cho tránh\r\ntạo ra túi khí trong hệ thống khi sử dụng môi chất lỏng
\r\n\r\n11.2.2.4. Tất cả các mối nối\r\ntrong hệ thống không được rò rỉ.
\r\n\r\n11.2.2.5. Phải lắp trong thiết\r\nbị thử cơ cấu khống chế thích hợp cho hệ thống sao cho áp suất thử không vượt\r\nquá trị số dung sai cho phép trong 11.2.3.3.
\r\n\r\n11.2.3. Tiêu chí thử\r\nnghiệm
\r\n\r\n11.2.3.1. Có thể thử nghiệm\r\ncùng một lúc nhiều hơn một chai với điều kiện là chúng có cùng một áp suất thử.\r\nNếu không sử dụng các điểm thử riêng thì trong trường hợp có rò rỉ, tất cả các\r\nchai được thử phải được thử lại riêng biệt.
\r\n\r\n11.2.3.2. Trước khi tác dụng áp\r\nsuất, bề mặt ngoài của chai phải khô.
\r\n\r\n11.2.3.3. Áp suất tác dụng\r\nkhông được nhỏ hơn áp suất thử và không được vượt quá áp suất thử 3 % hoặc 10\r\nbar, lấy giá trị nhỏ hơn.
\r\n\r\n11.2.3.4. Khí đạt được áp suất\r\nthử, chai phải được cách ly khỏi bơm và áp suất được duy trì trong khoảng thời\r\ngian ít nhất là 30 s.
\r\n\r\n11.2.3.5. Nếu có sự rò rỉ trong\r\nhệ thống chịu áp lực thì rò rỉ này phải được khắc phục và các chai phải được\r\nthử lại.
\r\n\r\n11.2.4. Tiêu chí\r\nnghiệm thu
\r\n\r\nTrong thời gian 30 s,\r\náp suất được chỉ thị trên áp kế phải được giữ không đổi.
\r\n\r\nKhông được có sự rò\r\nrỉ nhìn thấy được trên toàn bộ bề mặt của chai. Phải thực hiện kiểm tra này\r\ntrong thời gian duy trì 30 s. Không được có biến dạng dư nhìn thấy được.
\r\n\r\n11.3. Thử giãn nở thể\r\ntích bằng thủy lực
\r\n\r\nPhụ lục E đưa ra các\r\nphương pháp điều chỉnh để thực hiện phép thử này và cho các nội dung chi tiết để\r\nxác định độ giãn nở thể tích của các chai chứa khí bằng thép không hàn bằng\r\nphương pháp dùng áo nước hoặc phương pháp không dùng áo nước. Các phương pháp\r\nthử thiết bị và quy trình được lựa chọn phải được cơ quan có thẩm quyền phê\r\nduyệt. Phải thực hiện thử nghiệm giãn nở thể tích dùng áo nước trên thiết bị có\r\nburet đo độ cao, có buret cố định hoặc có đĩa cân. Phải chú ý bảo đảm cho toàn\r\nbộ bề mặt ngoài của chai ướt và không xuất hiện bất cứ bọt khí nào.
\r\n\r\nĐộ giãn nở thể tích\r\ndư của chai được biểu thị theo tỷ lệ phần trăm của tổng độ giãn nở ở áp suất\r\nthử không được vượt quá tỷ lệ phần trăm được cho trong điều kiện kỹ thuật thiết\r\nkế sau khi chai đã được giữ ở áp suất thử trong khoảng thời gian ít nhất là 30\r\ns. Nếu trị số độ giãn nở dư này bị vượt quá, chai phải được đưa vào diện không\r\nsử dụng được.
\r\n\r\n11.4. Kiểm tra bằng\r\nsiêu âm
\r\n\r\n11.4.1. Cơ sở
\r\n\r\nKiểm tra bằng siêu âm\r\ncác chai chứa khí như được mô tả dưới đây dựa trên cơ sở kiểm tra bằng siêu âm\r\ncác ống phù hợp với ISO 9305, ISO 9764 và ISO 10543. Cần tính đến các đặc điểm\r\nđặc trưng về hình học của các chai chứa khí và các điều kiện biên cho các kiểm\r\ntra định kỳ.
\r\n\r\n11.4.2. Phạm vi
\r\n\r\nKiểm tra bằng siêu âm\r\n(UE) các chai chứa khí bằng thép không hàn (dung tích nước ≥ 2 L) trong khuôn\r\nkhổ các kiểm tra định kỳ có thể được thực hiện thay vì các thử nghiệm được mô\r\ntả trong 11.2 và 11.3.
\r\n\r\n11.4.3. Yêu cầu
\r\n\r\n11.4.3.1. Quy định\r\nchung
\r\n\r\nPhần hình trụ của\r\nchai, phần chuyển tiếp đến vai chai, phần chuyển tiếp ở đáy và các vùng giới\r\nhạn của đáy phải được kiểm tra bằng siêu âm với sự trợ giúp của thiết bị kiểm\r\ntra tự động (ví dụ xem Hình 1). Khi thiết bị kiểm tra này không thể kiểm tra\r\nđược phía ngoài phần hình trụ, phải thực hiện kiểm tra bổ sung bằng tay (xem\r\nHình 2).
\r\n\r\nCác chai bị nghi ngờ\r\ncó hư hỏng do cháy hoặc nhiệt không được kiểm tra bằng siêu âm.
\r\n\r\n11.4.3.2. Thiết bị\r\nkiểm tra
\r\n\r\nThiết bị phải có khả\r\nnăng quét toàn bộ bề mặt phần hình trụ của chai, bao gồm cả các phần chuyển\r\ntiếp liền kề với đáy và vai chai. Hệ thống kiểm tra phải có một số kiểu đầu dò\r\nvà các hướng chùm tia khác nhau để nhận dạng tất cả các đặc điểm chuẩn trong\r\nchi tiết hiệu chuẩn. Một thiết bị kiểu này có thể có năm hoặc nhiều hơn 5 đầu\r\ndò siêu âm được bố trí một cách thích hợp (ví dụ xem Hình 3).
\r\n\r\nCó thể có các bố trí\r\nkhác của các đầu dò với điều kiện là có thể phát hiện được các khuyết tật dọc\r\nvà ngang.
\r\n\r\nPhải sử dụng bất cứ\r\nphương pháp siêu âm nào (ví dụ: xung dội, sóng được dẫn hướng) chứng minh được\r\nkhả năng phát hiện các khuyết tật và đo chiều dày thành chai. Các kỹ thuật phổ\r\nbiến nhất được sử dụng hiện nay là kỹ thuật kiểu tiếp xúc hoặc nhúng. Có thể sử\r\ndụng các kỹ thuật khác. Ví dụ xem Hình 4.
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Các đầu dò kiểm tra\r\nbằng siêu âm (UE) di động.
\r\n\r\n2 Thiết bị kiểm tra\r\nbằng siêu âm.
\r\n\r\n3 Chuyển đổi của\r\nchai.
\r\n\r\nHình\r\n1 - Các ví dụ về hai kiểu thiết bị kiểm tra bằng siêu âm cho các chai chứa khí
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\nL Theo chiều dọc của hình\r\ndạng đáy.
\r\n\r\nT Theo chiều ngang\r\ncủa hình dạng đáy.
\r\n\r\n■ Bằng tay (quy trình\r\nkỹ thuật phổ biến).
\r\n\r\n□ Tự động (quy trình\r\nkỹ thuật phổ biến).
\r\n\r\nHình\r\n2 - Phát hiện khuyết tật ở các đầu mút chai có các vành chân
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\nL1, L2 Các đầu dò\r\ntheo chiều dọc.
\r\n\r\nT1, T2 Các đầu dò\r\ntheo chiều ngang.
\r\n\r\nw Biến tử chiều dày\r\nthành.
\r\n\r\nHình\r\n3 - Các ví dụ về bố trí các đầu dò
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Các đầu dò.
\r\n\r\n2 Chai.
\r\n\r\na Nước.
\r\n\r\nHình\r\n4 - Các ví dụ về kỹ thuật tiếp âm
\r\n\r\nPhải kiểm tra thành\r\nchai khi sử dụng các biến tử UE có khả năng phát hiện các rãnh V hiệu chuẩn quy\r\nđịnh. Kiểm tra phải quét để phát hiện các khuyết tật dọc theo cả hai chiều chu\r\nvi (theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ) và các khuyết tật ngang\r\ntheo cả hai chiều dọc (về phía trước và về phía sau) và xem các khuyết tật này\r\nđược định vị trên các bề mặt bên trong và bên ngoài.
\r\n\r\nPhải kiểm tra thành\r\nchai khi sử dụng các biến tử UE có khả năng phát hiện chiều dày thành nhỏ nhất được\r\nbảo đảm theo quy định với một đầu dò bình thường (góc khúc xạ 0o). Độ chính xác của\r\nhệ thống phải là ± 5 % hoặc ± 0,1 mm, lấy giá trị lớn hơn. Phải tính đến độ\r\nchính xác khi kiểm tra chiều dày thành.
\r\n\r\nCác chai phải được\r\nkiểm tra và biến tử cùng các đầu dò phải thực hiện chuyển động quay và dịch\r\nchuyển tương đối so với nhau. Các tốc độ dịch chuyển và quay không được vượt\r\nquá tốc độ được sử dụng trong quá trình hiệu chuẩn.
\r\n\r\nThiết bị kiểm tra\r\nbằng siêu âm phải có một màn hình có khả năng vẽ các khuyết tật khác nhau xuất\r\nhiện trong chai hiệu chuẩn. Thiết bị phải có một bộ phận báo động tự động khi\r\nmột tín hiệu lỗi (khuyết tật hoặc dưới chiều dày thành nhỏ nhất được bảo đảm) được\r\nghi lại và báo cho người vận hành của mỗi biến tử để bảo đảm rằng độ chính xác\r\ncủa thiết bị được duy trì. Xem Hình 5. Phải có khả năng phân biệt trong phát\r\nhiện khuyết tật giữa các vết nứt bên trong và bên ngoài.
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\nT1 Đầu dò ngang.
\r\n\r\n1 Màn hình.
\r\n\r\n2 Thành của mẫu thử\r\nhiệu chuẩn.
\r\n\r\n3 Vết tín hiệu UE từ\r\nthành mẫu thử hiệu chuẩn.
\r\n\r\n4 Rãnh chuẩn bên\r\ntrong.
\r\n\r\n5 Vết tín hiệu UE từ\r\nrãnh chuẩn bên trong.
\r\n\r\n6 Rãnh chuẩn bên\r\nngoài.
\r\n\r\n7 Vết tín hiệu UE từ\r\nrãnh chuẩn bên ngoài.
\r\n\r\n8 Mức báo động.
\r\n\r\nHình\r\n5 - Các ví dụ về báo động vết nứt
\r\n\r\n11.4.3.3. Thiết bị\r\nsiêu âm bằng tay
\r\n\r\nPhài áp dụng các yêu\r\ncầu trong 11.4.3.2, khi thích hợp, cho việc lựa chọn các biến tử và bảo dưỡng\r\nthiết bị.
\r\n\r\n11.4.3.4. Chai
\r\n\r\nCác bề mặt bên trong\r\nvà bên ngoài của bất cứ chai nào được kiểm tra bằng siêu âm phải ở trong trạng\r\nthái thích hợp cho phép thử chính xác và có thể tái tạo lại được. Đặc biệt là\r\nbề mặt ngoài không được có ăn mòn, không có sự bám dính của sơn, bụi bẩn và\r\ndầu. Kiểm tra bằng siêu âm chỉ có ý nghĩa khi các tín hiệu nhiễu do bề mặt gây\r\nra ít nhất là thấp hơn tín hiệu chuẩn tương ứng 50 %.
\r\n\r\n11.4.3.5. Nhân viên
\r\n\r\nThiết bị kiểm tra\r\nphải được vận hành và được giám sát sự vận hành chỉ bởi nhân viên đã được cấp\r\nchứng chỉ và có kinh nghiệm như đã quy định trong TCVN 5868 (ISO 9712). Nhân\r\nviên thử siêu âm có thể được cấp chứng chỉ theo TCVN 5868 (ISO 9712). Bậc I cho\r\nkiểm tra bằng siêu âm; tuy nhiên nhân viên bậc I phải được giám sát bởi nhân\r\nviên bậc II. Tổ chức thử nghiệm phải có một nhân viên bậc III (nhân viên của\r\ncông ty hoặc của một bên thứ ba) để giám sát toàn bộ chương trình kiểm tra bằng\r\nsiêu âm.
\r\n\r\n11.4.4. Hiệu chuẩn
\r\n\r\n11.4.4.1. Quy định\r\nchung
\r\n\r\nPhải sử dụng một mẫu\r\nthử hiệu chuẩn có các rãnh cho hiệu chuẩn việc kiểm tra khuyết tật UE và đo\r\nchiều dày thành. Phải chuẩn bị một mẫu thử có chiều dài thuận tiện từ một chai\r\nđại diện cho chai được thử có cùng một đường kính danh nghĩa, chiều dày thành,\r\nsự gia công hoàn thiện từ mặt ngoài và vật liệu có các tính chất âm thanh tương\r\ntự như chai được thử, ví dụ: tất cả các loại thép. Mẫu chuẩn (chai chuẩn hoặc\r\nchai hiệu chuẩn) phải có chiều dày thành nhỏ nhất được bảo đảm đã biết, tg, nhỏ hơn hoặc bằng\r\nchiều dày thành của chai được thử.
\r\n\r\n11.4.4.2. Phát hiện\r\nkhuyết tật
\r\n\r\n11.4.4.2.1. Yêu cầu\r\nvà kích thước của rãnh UE
\r\n\r\nĐối với kiểm tra\r\nkhuyết tật bằng tay hoặc tự động, ít nhất cần phải có bốn rãnh chữ nhật dùng\r\nlàm các rãnh chuẩn trong mẫu thử hiệu chuẩn (xem Hình 6). Có thể chế tạo các\r\nrãnh bằng ăn mòn điện hoặc của hoặc bằng gia công cơ. Các góc ở đáy rãnh có thể\r\nlàm tròn. Các rãnh phải được bố trí sao cho không can thiệp vào bất cứ khuyết\r\ntật nào khác trong mẫu chuẩn. Phải kiểm tra hình dạng và kích thước của mẫu\r\nchuẩn. Bốn rãnh phải được bố trí như sau:
\r\n\r\n- Rãnh bên trong theo\r\nchiều dọc;
\r\n\r\n- Rãnh bên trong theo\r\nchiều ngang;
\r\n\r\n- Rãnh bên ngoài theo\r\nchiều dọc;
\r\n\r\n- Rãnh bên ngoài theo\r\nchiều ngang;
\r\n\r\nVới các kích thước\r\nsau trong mỗi trường hợp:
\r\n\r\n- Chiều dài L: 50 mm;
\r\n\r\n- Chiều sâu D: đối\r\nvới các chai có giới hạn bền kéo thực tế ≥ 950 MPa hoặc các chai dùng để chứa\r\ncác khí gây giòn [xem TCVN 6874-1 (ISO 11114-1)], chiều sâu D ≤ (5 ± 1) % chiều\r\ndày thành thực tế đo được, ta của chi tiết hiệu chuẩn được định vị\r\ntrên thành bên ở vị trí không vượt quá 115 % chiều dày thành nhỏ nhất được bảo\r\nđảm có trị số tuyệt đối nhỏ nhất 0,2 mm và trị số tuyệt đối lớn nhất 1 mm;
\r\n\r\n- Chiều sâu D: đối\r\nvới chai có giới hạn bền kéo thực tế < 950 MPa và không được dùng để chứa\r\ncác khí gây giòn, chiều sâu D ≤ 10 % chiều dày thành thực tế đo được, ta, của chi tiết hiệu\r\nchuẩn được định vị trên thành bên ở vị trí không vượt quá 115 % chiều dày thành\r\nnhỏ nhất được bảo đảm có trị số tuyệt đối nhỏ nhất 0,2 mm và trị số tuyệt đối\r\nlớn nhất 1 mm;
\r\n\r\n- Chiều rộng W ≤ 2D.
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Rãnh bên ngoài.
\r\n\r\n2 Rãnh bên trong.
\r\n\r\nL Chiều dài của rãnh:\r\n50 mm.
\r\n\r\nD Chiều sâu của rãnh:\r\n≤ (5 ± 1) % tg hoặc ≤ 10 % ta.
\r\n\r\nW Chiều sâu của rãnh\r\n≤ 2D.
\r\n\r\nta Chiều dày thành thực\r\ntế đo được.
\r\n\r\nHình\r\n6 - Các ví dụ về rãnh\r\nchuẩn
\r\n\r\nKhi sử dụng tiêu chí\r\ncho rãnh ở thành bên 10 %, cần có một rãnh chuyển tiếp ngang bên trong thứ năm\r\nđể kiểm tra để kiểm tra vùng chuyển tiếp thành bên - đáy (SBT). Rãnh thứ năm\r\nphải có cùng các kích thước chiều rộng, và chiều dài như bốn rãnh đã mô tả ở\r\ntrên với chiều sâu của rãnh (10 ± 1) % chiều dày thành tính toán nhỏ nhất (xem\r\nHình 7).
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Vị trí thích hợp\r\ncủa rãnh.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Chiều sâu\r\nrãnh (10 ± 1) % chiều dày thành tính toán nhỏ nhất, tc.
\r\n\r\nHình\r\n7 - Vùng chuyển tiếp\r\nthành bên - đáy (SBT)
\r\n\r\n11.4.4.2.2. Yêu cầu\r\ncủa rãnh kiểm tra bên trong
\r\n\r\nKhi sử dụng kiểm tra\r\nbằng siêu âm để kiểm tra bên trong cần phải có một trong các nhóm rãnh hiệu\r\nchuẩn sau:
\r\n\r\n- Các rãnh chuẩn dọc\r\nvà ngang bên trong 5 % có các kích thước như đã quy định trước đây cho bốn\r\nrãnh. Khi chuẩn (tiêu chí) của rãnh này được lựa chọn như một bộ phận đưa hệ\r\nthống vào vận hành thì nó phải được xác nhận trên một mẫu thử điển hình rằng hệ\r\nthống có khả năng phát hiện rãnh SBT (10 ± 1) % (xem Hình 7); hoặc
\r\n\r\n- Các rãnh chuẩn dọc\r\nvà ngang bên trong 10 % có các kích thước như đã quy định trước đây cho bốn\r\nrãnh, một rãnh SBT thứ năm (xem Hình 7) có các kích thước được quy định trước,\r\ncũng như một lỗ ở đáy phẳng (FBH) có chiều sâu bằng 1/3 chiều dày thành nhỏ\r\nnhất được bảo đảm và đường kính nhỏ hơn hoặc bằng x 2 chiều dày thành nhỏ nhất\r\nđược bảo đảm (xem Hình 8).
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Lỗ ở đáy phẳng\r\n(FBH).
\r\n\r\nHình\r\n8 - Rãnh hình lỗ ở đáy phẳng (FBH) điển hình
\r\n\r\n11.4.4.2.3. Quy trình\r\nhiệu chuẩn
\r\n\r\nTrong quy trình hiệu\r\nchuẩn, thiết bị kiểm tra bằng siêu âm phải được điều chỉnh sao cho biên độ của\r\ncác tiếng dội từ các rãnh chuẩn bằng mức báo động (ví dụ, Hình 9). Mức báo động\r\nnày phải được chỉnh đặt tới ít nhất là 50 % chiều cao của màn hình. Trên các hệ\r\nthống tự động, bước này phải được thực hiện bằng động lực học. Độ nhạy này là\r\nđộ nhạy chuẩn.
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Mức báo động.
\r\n\r\n2 Tín hiệu của rãnh\r\nchuẩn.
\r\n\r\nHình\r\n9 - Biên độ của rãnh chuẩn
\r\n\r\nĐối với các chai chứa\r\nkhí được kiểm tra bằng màn hình mà trước đây chưa được kiểm tra bằng siêu âm và\r\nchứa khí gây giòn [xem TCVN 6874-1 (ISO 11114-1)], độ nhạy của siêu âm có thể\r\nđược lên 6 dB với điều kiện là hệ thống được hiệu chuẩn lần đầu tiên dựa vào\r\nđặc điểm chuẩn được sử dụng cho chuẩn nghiệm thu để xác lập độ nhạy cơ bản (ví\r\ndụ: Hình 10). Các chai không đáp ứng yêu cầu của kiểm tra bằng màn hình cần\r\nphải được khảo sát thêm hoặc được đưa vào diện không sử dụng được.
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Mức báo động.
\r\n\r\n2 Tín hiệu của rãnh\r\nchuẩn được điều chỉnh.
\r\n\r\nHình\r\n10 - Biên độ thử trên màn hình
\r\n\r\n11.4.4.3. Chiều dày\r\nthành
\r\n\r\nĐể hiệu chuẩn phép đo\r\nchiều dày thành bằng tay và tự động, phải sử dụng một bề mặt cục bộ mỏng (LTA) có\r\nđường kính tối thiểu phải bằng x 2 chiều rộng hiệu dụng của chùm tia tại điểm\r\nđi vào trên mẫu thử hiệu chuẩn, và đã biết chiều dày chính xác của thành.
\r\n\r\nChiều dày thành nhỏ\r\nnhất được bảo đảm của chai chứa khí đã biết từ phê duyệt kiểu được chỉnh đặt\r\nlàm mức báo động trong thiết bị đánh giá của dụng cụ đo chiều dày thành bằng siêu\r\nâm.
\r\n\r\n11.4.4.4. Tần suất\r\nhiệu chuẩn
\r\n\r\nThiết bị kiểm tra\r\nbằng siêu âm (UE) phải được hiệu chuẩn ít nhất là tại lúc bắt đầu và kết thúc\r\nmỗi ca của người vận hành, bất kể độ dài của thời gian và khi thay đổi bất cứ\r\nthiết bị đo thời gian nào (ví dụ: thay đổi biến tử). Cũng phải thực hiện sự\r\nhiệu chuẩn tại lúc các hoạt động có thời gian ít hơn khoảng thời gian của một\r\nca bình thường. Nếu trong quá trình hiệu chuẩn không phát hiện được sự hiện\r\ndiện của rãnh chuẩn tương ứng thì tất cả các chai được kiểm tra tiếp sau sự\r\nhiệu chuẩn cuối cùng được chấp nhận phải được kiểm tra lại sau khi hiệu chuẩn\r\nlại thiết bị.
\r\n\r\n11.4.5. Thực hiện\r\nkiểm tra
\r\n\r\n11.4.5.1. Phát hiện\r\nkhuyết tật trong phần hình trụ bằng thiết bị tự động
\r\n\r\nPhần hình trụ của\r\nchai và các phần chuyển tiếp với vai và đáy chai phải được kiểm tra các khuyết\r\ntật dọc và ngang bằng thiết bị kiểm tra tự động. Tốc độ lặp lại của xung trong\r\ncác biến tử, tốc độ quay của chai và tốc độ chiều trục của đầu quét phải được\r\nđiều chỉnh so với nhau sao cho hệ thống có khả năng định vị tất cả các vết nứt\r\nhiệu chuẩn. Tại bất cứ thời điểm nào, các tốc độ được sử dụng trong kiểm tra\r\ncũng không được vượt quá các tốc độ được sử dụng trong hiệu chuẩn. Phải bảo đảm\r\ncho hệ thống phải được 100 % bề mặt được kiểm tra. Khi có thể áp dụng được, ví\r\ndụ như, một hệ thống phát hiện dựa trên đường xoắn ốc, phải bảo đảm có độ phủ\r\nchờm ít nhất là 10 %. Hình 7 giới thiệu sự bố trí rãnh cho kiểm tra của một\r\nvùng chuyển tiếp thành bên đáy, (SBT).
\r\n\r\n11.4.5.2. Phát hiện\r\nkhuyết tật ở các đầu mút chai đối với các chai có các vành chân
\r\n\r\nTrong trường hợp các\r\nchai có vành chân chai, phải kiểm tra bề mặt giới hạn trong vùng chuyển tiếp,\r\ncó tính đến khả năng tiếp cận bề mặt thử và độ nhám của bề mặt ngoài (xem Hình\r\n2).
\r\n\r\n11.4.5.3. Đo chiều\r\ndày thành bằng thiết bị tự động
\r\n\r\nPhải kiểm tra 100 %\r\nthành mỏng của phần hình trụ.
\r\n\r\n11.4.5.4. Đo chiều\r\ndày đáy bằng thử nghiệm bằng tay
\r\n\r\nChỉ đối với các chai\r\ncó đáy lồi (xem Hình 11) phải đo chiều dày của đáy ở tâm bằng tay với biến tử\r\nsiêu âm bình thường nếu không thực hiện được kiểm tra bằng siêu âm (UE) bằng\r\nthiết bị tự động. Giá trị đo này phải lớn hơn hoặc bằng chiều dày nhỏ nhất được\r\nbảo đảm của thành bên cho các dạng A và B Hình 11 và lớn hơn hoặc bằng x 1,5\r\nchiều dày nhỏ nhất được bảo đảm của thành bên cho các dạng C và D.
\r\n\r\nChiều dày, b, ở\r\ntâm của đầu mút lồi không được nhỏ hơn chiều dày được yêu cầu bởi các chuẩn\r\n(tiêu chí) sau khi bán kính góc lượn chuyển tiếp bên trong, r, không nhỏ\r\nhơn 0,075 D.
\r\n\r\nb ≥1,5 tc đối với 0,40 > H/D\r\n≥ 0,20
\r\n\r\nb ≥ tc đối với H/D ≥\r\n0,40
\r\n\r\n11.4.6. Giải thích\r\nkết quả
\r\n\r\nCác chai chứa khí\r\nđược kiểm tra theo độ nhạy kiểm tra phù hợp với 11.4.4.2 và 11.4.4.3 được xem\r\nlà vượt qua được kiểm tra khi không ghi được tín hiệu khuyết tật nào vượt quá\r\nmức báo động. Khi ghi được một tín hiệu khuyết tật vượt qua mức báo động\r\n(khuyết tật hoặc chiều dày thành dưới chiều dày thành nhỏ nhất được bảo đảm) (ví\r\ndụ: Hình 12), chai phải được đánh giá lại phù hợp với Phụ lục B hoặc bị loại\r\nbỏ.
\r\n\r\n11.4.7. Hồ sơ
\r\n\r\nNgoài hồ sơ yêu cầu\r\nnhư đã quy định trong 15.7, phải ghi lại các thông tin sau:
\r\n\r\na) Nhận dạng thiết bị\r\nsiêu âm sử dụng;
\r\n\r\nb) Số loạt hoặc nhận\r\ndạng duy nhất của chai hiệu chuẩn được sử dụng;
\r\n\r\nc) Ký hiệu (biểu\r\ntượng) của kiểm tra bằng siêu âm;
\r\n\r\nd) Các kết quả kiểm\r\ntra. Nếu sự đánh giá tiếp sau phù hợp với 11.4.6 và Phụ lục B về đánh giá lại\r\nchai, phải ghi lại cơ sở của việc đánh giá lại.
\r\n\r\n12.\r\nKiểm tra van và các phụ tùng khác
\r\n\r\nNếu đưa lại vào sử\r\ndụng một van hoặc bất cứ phụ tùng nào khác thì chúng phải được kiểm tra và bảo\r\ndưỡng để bảo đảm rằng sẽ được sử dụng tốt và đáp ứng các yêu cầu về độ kín khí\r\nso với tiêu chuẩn chế tạo van, xem TCVN 7163 (ISO 10297). Ví dụ về một phương\r\npháp thích hợp được cho trong Phụ lục F.
\r\n\r\n13.\r\nThay thế các chi tiết của chai
\r\n\r\nCó thể thực hiện việc\r\nthay thế các vành chân chai và vành cổ chai hoặc mài các rãnh cắt và các khuyết\r\ntật khác. Tất cả các nguyên công đòi hỏi phải sử dụng nhiệt tuân theo các giới\r\nhạn và nhiệt được cho trong 15.1. Tất cả các sản phẩm ăn mòn phải được loại bỏ\r\ntrước khi sửa chữa.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Khi vành\r\ncổ và/hoặc vành chân chai được thay thế, khối lượng rỗng của chai có thể thay\r\nđổi.
\r\n\r\n\r\n\r\nBất cứ nguyên công\r\nnào có thể dẫn đến suy giảm chiều dày thành xuống dưới chiều dày thành nhỏ nhất\r\nđược bảo đảm phải được thực hiện trước khi kiểm tra và thử nghiệm (xem Phụ lục\r\nB).
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Phần hình trụ.
\r\n\r\nHình\r\n11 - Các đầu mút của đáy lồi
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\nT2 Biến tử ngang.
\r\n\r\n1 Màn hình.
\r\n\r\n2 Thành chai.
\r\n\r\n3 Tín hiệu UE từ\r\nthành chai.
\r\n\r\n4 Vết nứt trên bề mặt\r\ntrong.
\r\n\r\n5 Tín hiệu UE từ vết\r\nnứt.
\r\n\r\n6 Vùng có các tín\r\nhiệu từ các vết nứt trên bề mặt trong.
\r\n\r\n7 Vùng có các tín\r\nhiệu từ các vết nứt trên bề mặt ngoài.
\r\n\r\n8 Mức báo động.
\r\n\r\nHình\r\n12 - Ví dụ về phát hiện vết nứt theo chiều ngang
\r\n\r\n\r\n\r\n15.1. Sấy khô, làm\r\nsạch và sơn
\r\n\r\n15.1.1. Sấy khô và\r\nlàm sạch
\r\n\r\nTCVN 10363:2014
\r\n\r\nPhía bên trong của\r\nmỗi chai phải được sấy khô hoàn toàn bằng phương pháp thích hợp, ở nhiệt độ\r\nkhông vượt quá 300oC, ngay sau khi thử áp suất thủy lực sao cho\r\nkhông còn vết nước tự do. Phải kiểm tra phía bên trong của chai để bảo đảm rằng\r\nchai đã khô và không có các chất nhiễm bẩn khác.
\r\n\r\n15.1.2. Sơn và phủ
\r\n\r\nĐôi khi các chai được\r\nsơn khi sử dụng các loại sơn có yêu cầu phải sấy. Cũng có thể phủ lại các lớp\r\nphủ chất dẻo. Việc sơn và phủ phải được thực hiện sao cho vẫn có thể đọc được\r\ncác nhãn cố định trên chai.
\r\n\r\nTrong bất cứ trường\r\nhợp nào nhiệt độ của chai cũng không được vượt quá 300oC vì sự quá\r\nnhiệt có thể làm thay đổi cơ tính của chai.
\r\n\r\n15.2. Lắp lại van\r\nchai
\r\n\r\nTrước khi lắp lại van\r\nchai phải nhận dạng loại ren. Van thích hợp phải được lắp phù hợp với TCVN 7389\r\n(ISO 13341).
\r\n\r\n15.3. Kiểm tra khối\r\nlượng bì của chai
\r\n\r\nYêu cầu này chỉ áp\r\ndụng cho các chai chứa khí hóa lỏng. Tuy nhiên có thể áp dụng yêu cầu này cho\r\nbất cứ chai nào nếu có nghi ngờ. Phải thu được khối lượng bì của chai bằng cách\r\ncân theo cân có thang đo được hiệu chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia\r\nhoặc quốc tế. Thang đo của cân phải được kiểm tra độ chính xác hàng ngày. Khả\r\nnăng của thang đo của cân phải thích hợp với khối lượng bì của các chai thích\r\nhợp.
\r\n\r\nKhối lượng bì là của\r\nkhối lượng rỗng cộng với khối lượng của bất cứ lớp phủ (ví dụ: như sơn) được sử\r\ndụng trong dịch vụ, khối lượng của van, bao gồm cả ống nhúng khi được lắp, bất\r\ncứ bộ phận bảo vệ van cố định nào và khối lượng của tất cả các chi tiết khác\r\nđược lắp cố định (ví dụ: như lắp bằng đồ kẹp hoặc bu lông) với chai khi được\r\nđưa vào nạp. Nếu khối lượng bì của chai khác với khối lượng được ghi nhãn lớn\r\nhơn giá trị được cho trong Bảng 1 và sự khác biệt này không phải là do hư hỏng\r\nthì khối lượng ban đầu phải được loại bỏ. Khối lượng bì mới, chính xác phải\r\nđược ghi nhãn bền vững và dễ đọc [(xem TCVN 10367 (ISO 13769)]. Khối lượng rỗng\r\ncủa vỏ không được thay đổi.
\r\n\r\nBảng\r\n1 - Sai lệch cho phép của khối lượng bì
\r\n\r\n\r\n Dung\r\n tích nước của chai, V \r\n(l) \r\n | \r\n \r\n Sai\r\n lệch lớn nhất cho phép của khối lượng bì \r\n(g) \r\n | \r\n
\r\n 0,5\r\n ≤ V < 5,0 \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n 5,0\r\n ≤ V ≤ 20 \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 200 \r\n | \r\n
\r\n V\r\n > 20 \r\n | \r\n \r\n ±\r\n 400 \r\n | \r\n
15.4. Ghi nhãn thử\r\nlại
\r\n\r\n15.4.1. Quy định\r\nchung
\r\n\r\nSau khi hoàn thành\r\ntốt kiểm tra và thử định kỳ, mỗi chai phải được ghi nhãn cố định theo tiêu\r\nchuẩn hoặc quy định có liên quan, ví dụ TCVN 10367 (ISO 13769) với
\r\n\r\na) Nhãn hoặc nhận\r\ndạng của cơ quan kiểm tra có thẩm quyền hoặc trạm thử nghiệm, và
\r\n\r\nb) Ngày tháng năm\r\nthử.
\r\n\r\n15.4.2. Ký hiệu của\r\nngười thử lại và ngày thử lại
\r\n\r\nKý hiệu (hoặc biểu\r\ntượng) của người thử lại là ký hiệu của cơ quan kiểm tra hoặc trạm thử nghiệm.\r\nNgày thử lại là ngày thử hiện thời được chỉ thị bằng năm và tháng.
\r\n\r\n15.4.3. Ghi nhãn cố\r\nđịnh
\r\n\r\nCác nhãn này phải phù\r\nhợp với tiêu chuẩn hoặc quy định có liên quan, ví dụ TCVN 10367 (ISO 13769).
\r\n\r\n15.5. Tham khảo cho\r\nkiểm tra và ngày thử tiếp sau
\r\n\r\nTheo các quy định có\r\nliên quan của cơ quan có thẩm quyền và khi các quy định yêu cầu, kiểm tra và\r\nngày thử tiếp sau có thể được chỉ dẫn bằng một phương pháp thích hợp như bằng\r\nmột đĩa được lắp giữa van và chai trên có chỉ ra ngày (năm và tháng) kiểm tra\r\nvà/hoặc thử định kỳ tiếp sau.
\r\n\r\nPhụ lục G đưa ra một\r\nví dụ của một hệ thống hiện có để chỉ báo ngày thử lại, các hệ thống khác đang được\r\nsử dụng và các hệ thống tương tự được sử dụng với các màu sắc khác nhau cho\r\ncùng một năm.
\r\n\r\n15.6. Nhận biết dung\r\nlượng
\r\n\r\nTrước khi chai được\r\nlại vào sử dụng, phải nhận biết được các dung lượng được dự định sử dụng. Đây\r\nkhông phải là một phần của quy trình kiểm tra và thử định kỳ. Để ví dụ: dùng TCVN\r\n6296 (ISO 7225) về dán nhãn và TCVN 6293 (ISO 32) về mã hóa màu sắc. Nếu có yêu\r\ncầu phải sơn, phải thực hiện phù hợp với 15.1.2. Nếu có đòi hỏi của thay đổi\r\ndịch vụ cung cấp, phải chú ý tuân theo các yêu cầu của TCVN 10359 (ISO 11621).
\r\n\r\n15.7. Hồ sơ
\r\n\r\nKiểm tra và thử định\r\nkỳ đối với chai phải được nhân viên của trạm thử nghiệm ghi lại, và các thông\r\ntin sau phải sẵn có cho kiểm tra:
\r\n\r\na) Tên của chủ sở\r\nhữu;
\r\n\r\nb) Số loại của nhà\r\nsản xuất hoặc chủ sở hữu;
\r\n\r\nc) Khối lượng chai\r\n(khối lượng rỗng) hoặc khối lượng bì, khi áp dụng được;
\r\n\r\nd) Loại kiểm tra và\r\nthử nghiệm được thực hiện;
\r\n\r\ne) Áp suất thử (nếu\r\náp dụng)
\r\n\r\nf) Kết quả kiểm tra\r\nvà thử (đạt hoặc không đạt); trong trường hợp không đạt cần ghi lại các lý do;
\r\n\r\ng) Ngày thử lại hiện\r\nhành - ngày/tháng/năm;
\r\n\r\nh) Ký hiệu nhận dạng\r\ncơ quan thử lại hoặc trạm thử nghiệm;
\r\n\r\ni) Nhận dạng người\r\nthử lại;
\r\n\r\nj) Chi tiết về bất cứ\r\ncác sửa chữa nào đối với chai được thực hiện cho các khuyết tật như đã mô tả trong\r\nPhụ lục B;
\r\n\r\nNgoài ra, phải có khả\r\nnăng thu được các thông tin sau từ hồ sơ, các thông tin này không cần thiết\r\nphải lưu giữ trên một tệp tin (file) riêng, nhưng sẽ có thể giúp cho truy tìm\r\nnguồn gốc của một chai cụ thể. Các thông tin này bao gồm:
\r\n\r\nk) Tên của nhà sản\r\nxuất chai;
\r\n\r\nl) Số loạt của nhà\r\nsản xuất;
\r\n\r\nm) Đặc tính kỹ thuật\r\ncủa thiết kế chế tạo;
\r\n\r\nn) Dung tích/cỡ nước;
\r\n\r\no) Ngày thử trong sản\r\nxuất.
\r\n\r\n16.\r\nLoại bỏ và đưa chai vào diện không sử dụng được
\r\n\r\nQuyết định loại bỏ\r\nmột chai có thể được đưa ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình kiểm tra và\r\nthử định kỳ. Nếu không thể phục hồi được một chai bị loại bỏ, sau khi thông báo\r\ncho chủ sở hữu, trạm thử nghiệm phải đưa chai vào diện không sử dụng được để\r\nkiểm soát khi có áp sao cho không thể đưa bất cứ chi tiết nào của chai, đặc\r\nbiệt là vai chai, vào sử dụng lại. Trong trường hợp có bất cứ sự không phù hợp\r\nnào phải bảo đảm có sự hiểu biết đầy đủ sự liên quan đến pháp luật của các hoạt\r\nđộng dự định thực hiện.
\r\n\r\nTrước khi có bất cứ\r\nhoạt động nào như sau phải bảo đảm cho chai ở trạng thái rỗng (xem Điều 6). Có\r\nthể sử dụng các phương pháp sau:
\r\n\r\na) Ép bẹp chai bằng\r\ncác biện pháp cơ học;
\r\n\r\nb) Đốt một lỗ không\r\nđều ở vòm đỉnh tương đương với một diện tích xấp xỉ bằng 10 % diện tích vòm đỉnh\r\nhoặc, trong trường hợp chai có thành mỏng, chọc thủng ở ít nhất là ba vị trí;
\r\n\r\nc) Cắt đứt không đều\r\ncổ chai;
\r\n\r\nd) Cắt đứt không đều\r\nchai thành hai hoặc nhiều chi tiết, bao gồm cả vai chai;
\r\n\r\ne) Làm nổ chai bằng\r\nphương pháp an toàn.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Chu kỳ kiểm tra và\r\nthử định kỳ
\r\n\r\nThông tin sau bao gồm\r\ncác chu kỳ được quy định trong khuyến nghị của Liên hiệp quốc về vận chuyển các\r\nhàng hóa nguy hiểm, các quy định mẫu, ấn phẩm lần thứ 13. Nên tham khảo ấn phẩm\r\nmới nhất hiện nay.
\r\n\r\nBảng\r\nA.1 - Chu kỳ kiểm tra và thử định kỳ
\r\n\r\n\r\n Mô\r\n tả \r\n | \r\n \r\n Loại\r\n khí (ví dụ) \r\n | \r\n \r\n Chu\r\n kỳ do UN khuyến nghị, (năm) \r\n | \r\n
\r\n Khí nén \r\n | \r\n \r\n Ar, N2, He, v.v... \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
\r\n H2a \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n |
\r\n Không khí, O2 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n |
\r\n Không khí thở chứa\r\n O2, v.v... \r\n | \r\n \r\n b \r\n | \r\n |
\r\n Các khí dùng cho\r\n thiết bị thở dưới nước \r\n | \r\n \r\n b \r\n | \r\n |
\r\n COc \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n |
\r\n Khí hóa lỏng \r\n | \r\n \r\n Các môi chất lạnh,\r\n CO2 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
\r\n Khí ăn mòn \r\n | \r\n \r\n D \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n
\r\n Khí độc hại không\r\n ăn mòn \r\n | \r\n \r\n SO2F2 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n
\r\n Khí rất độc hại\r\n không ăn mòn \r\n | \r\n \r\n AsH3, PH3, v.v... \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n
\r\n Các hỗn hợp khí \r\n | \r\n \r\n Tất cả các hỗn hợp\r\n khí \r\n | \r\n \r\n 5 năm hoặc 10 năm theo\r\n tính chất nguy hiểm. \r\nThông thường, các\r\n hỗn hợp khí độc hại hoặc ăn mòn có chu kỳ 5 năm và các hỗn hợp khí khác có\r\n khoảng thời gian 10 năm \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH 1: Có thể\r\n sử dụng các chu kỳ thử này với điều kiện là độ khô của sản phẩm và độ khô của\r\n chai được nạp phải đảm bảo sao cho không có nước tự do. Điều kiện này phải\r\n được chứng minh và có tài liệu trong hệ thống chất lượng của người nạp. Nếu\r\n các điều kiện này không được đáp ứng, có thể sử dụng thử nghiệm khác hoặc thử\r\n nghiệm thường xuyên hơn. \r\nCHÚ THÍCH 2: Ở mọi\r\n thời điểm, có thể có các yêu cầu về một chu kỳ ngắn hơn, ví dụ: điểm sương\r\n của khí, các phản ứng polime hóa và các phản ứng phân hủy, điều kiện kỹ thuật\r\n cho thiết kế chai, thay đổi dịch vụ cung cấp khí, v.v... \r\n | \r\n ||
\r\n a Phải đặc biệt chú ý\r\n tới giới hạn bền kéo và trạng thái bề mặt của các chai này. Các chai không\r\n phù hợp với các yêu cầu đặc biệt của hyđrô phải được đưa ra khỏi dịch vụ cung\r\n cấp hyđrô, Xem TCVN.10359 (ISO 11621) về thử nghiệm lỗ sung. \r\nb Các quy định của\r\n địa phương sẽ quy định khoảng thời gian cho kiểm tra và thử định kỳ. \r\nc Sản phẩm này yêu\r\n cầu khí rất khô. Xem TCVN 6874-1 (ISO 11114-1). \r\nd Tính ăn mòn có liên\r\n quan đến vải quần áo của người [xem TCVN 6717 (ISO 13338)] và không có liên\r\n quan đến vật liệu chai như đã chỉ dẫn trong Phụ lục C. \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
B.1. Quy định chung
\r\n\r\nCác khuyết tật của\r\nchai chứa khí có thể là khuyết tật về vật lý, vật liệu hoặc ăn mòn do các điều\r\nkiện môi trường hoặc sử dụng mà chai phải chịu trong quá trình sử dụng của\r\nchai.
\r\n\r\nMục đích của Phụ lục\r\nnày là đưa ra các hướng dẫn chung cho các kiểm tra viên chai chứa khí áp dụng\r\ncác tiêu chí loại bỏ.
\r\n\r\nPhụ lục này áp dụng\r\ncho tất cả các chai, nhưng các chai chứa các khí có các đặc tính đặc biệt có\r\nthể cần đến các kiểm tra được sửa đổi cho phù hợp. Bất cứ khuyết tật nào có\r\ndạng rãnh sắc có thể được loại bỏ bằng mài, gia công có hoặc các phương pháp\r\nđược phê duyệt khác. Sau sửa chữa này, phải kiểm tra chiều dày thành, ví dụ\r\nbằng phương pháp siêu âm.
\r\n\r\nB.2. Các khuyết tật\r\nvề vật lý hoặc của vật liệu
\r\n\r\nĐánh giá các khuyết\r\ntật về vật lý hoặc của vật liệu phải phù hợp với Bảng B.1.
\r\n\r\nCác phụ tùng cố định\r\n(ví dụ: vành chân chai hoặc đai bảo vệ) phải được kiểm tra và phải thích hợp\r\nvới mục đích sử dụng của chúng.
\r\n\r\nB.3. Ăn mòn
\r\n\r\nB.3.1. Quy định chung
\r\n\r\nChai có thể phải chịu\r\ncác điều kiện về môi trường dẫn đến sự ăn mòn bên ngoài của kim loại.
\r\n\r\nĂn mòn bên trong của\r\nkim loại cũng có thể xảy ra do điều kiện sử dụng.
\r\n\r\nCó khó khăn trong\r\nviệc đưa ra các giới hạn loại bỏ xác định dưới dạng bảng cho tất cả các cỡ kích\r\nthước và kiểu chai cũng như các điều kiện sử dụng của chúng. Các giới hạn loại\r\nbỏ thường được xác lập theo kinh nghiệm sử dụng đáng kể ở hiện trường.
\r\n\r\nCần phải có kinh\r\nnghiệm rộng lớn và sự phán xét trong đánh giá khi các chai đã bị ăn mòn bên\r\ntrong nhưng vẫn an toàn và thích hợp cho đưa vào sử dụng lại. Điều quan trọng\r\nlà bề mặt kim loại được làm sạch các sản phẩm ăn mòn trước khi kiểm tra chai.
\r\n\r\nB.3.2. Các loại ăn\r\nmòn
\r\n\r\nCác loại ăn mòn có\r\nthể được phân loại như trong Bảng B.2.
\r\n\r\nBảng\r\nB.1 - Các giới hạn loại bỏ liên quan đến các khuyết tật về vật lý và của vật\r\nliệu trong vỏ chai
\r\n\r\n\r\n Loại\r\n khuyết tật \r\n | \r\n \r\n Định nghĩa \r\n | \r\n \r\n Các\r\n giới hạn loại bỏ phù hợp với Điều 7a \r\n | \r\n \r\n Sửa\r\n chữa hoặc không sử dụng được \r\n | \r\n
\r\n Vết lồi \r\n | \r\n \r\n Sự phình ra nhìn\r\n thấy được của chai \r\n | \r\n \r\n Tất cả các chai có\r\n khuyết tật này \r\n | \r\n \r\n Không sử dụng được\r\n nữa \r\n | \r\n
\r\n Vết lõm \r\n | \r\n \r\n Vết lún xuống ở\r\n thành không có sự điền đầy kim loại hoặc không có sự lấy đi kim loại lớn hơn độ\r\n sâu 1 % của đường kính ngoài \r\n | \r\n \r\n Khi độ sâu vết lõm vượt\r\n quá 3 % đường kính ngoài của chai \r\nHoặc \r\nKhi đường kính vết\r\n lõm nhỏ hơn 15 lần độ sâu của nó \r\n | \r\n \r\n Không sử dụng được\r\n nữa \r\n\r\n Không sử dụng được\r\n nữa \r\n | \r\n
\r\n Vết cắt hoặc vết\r\n đục \r\n | \r\n \r\n Vết lún xuống có\r\n cạnh sắc ở đó kim loại đã bị lấy đi hoặc phân bố lại và độ sâu của nó vượt quá\r\n 5 % chiều dày thành chai (xem Hình B.1) \r\n | \r\n \r\n Khi độ sâu của vết\r\n cắt hoặc vết đục vượt quá 10 % chiều dày thành \r\nHoặc \r\nKhi chiều dài vượt quá\r\n 25 % đường kính ngoài của chai \r\nHoặc \r\nKhi chiều dày thành\r\n nhỏ hơn chiều dày thành nhỏ nhất được bảo đảm \r\n | \r\n \r\n Có thể sửa chữa b \r\n\r\n
\r\n
| \r\n
\r\n Vết nứt \r\n | \r\n \r\n Vết chia tách hoặc\r\n khe rãnh trong kim loại (xem Hình B.2) \r\n | \r\n \r\n Tất cả các chai có\r\n khuyết tật này \r\n | \r\n \r\n Không thể sử dụng\r\n được nữa \r\n | \r\n
\r\n Hư hỏng do cháy \r\n | \r\n \r\n Sự nung nóng chung hoặc\r\n cục bộ quá mức của chai thường được chỉ thị bởi: \r\na) Sự nóng chảy một\r\n phần của chai. \r\nb) Sự cong vênh,\r\n biến dạng của chai. \r\nc) Sự đốt cháy thành\r\n than hoặc đốt cháy lớp sơn. \r\nd) Hư hỏng do cháy\r\n của van, nóng chảy của bộ, phận bảo vệ bằng chất dẻo, hoặc vòng ghi thời hạn kiểm\r\n tra hoặc nút chảy nếu được lắp \r\n | \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n
Các chai thuộc các\r\n loại c) và d) có thể được chấp nhận sau khi kiểm tra và thử \r\n | \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n \r\n
Có thể sửa chữa.\r\n Trong trường hợp có nghi ngờ, đưa vào diện không sử dụng được. \r\n | \r\n
\r\n Các bạc lót của nút\r\n hoặc cổ chai \r\n | \r\n \r\n Các bạc lót bổ sung\r\n được lắp vào cổ chai, đế hoặc thành chai \r\n | \r\n \r\n Tất cả các chai trừ\r\n khi có thể xác minh rõ ràng rằng chi tiết bổ sung là một phần của thiết kế\r\n được phê duyệt \r\n | \r\n \r\n Có thể sửa chữa \r\n | \r\n
\r\n Ghi nhãn cố định \r\n | \r\n \r\n Ghi nhãn bằng mũi\r\n đột \r\n | \r\n \r\n Tất cả các chai có nhãn\r\n không đọc được, có sửa đổi hoặc không đúng \r\n | \r\n \r\n Không sử dụng được\r\n nữac \r\n | \r\n
\r\n Vết cháy do hồ\r\n quang hoặc đèn hàn \r\n | \r\n \r\n Sự nóng cháy một\r\n phần của chai, sự bổ sung kim loại mối hàn hoặc sự lấy đi kim loại bằng làm\r\n sạch với đèn xì hoặc tạo thành hố \r\n | \r\n \r\n Tất cả các chai có\r\n khuyết tật này \r\n | \r\n \r\n Không sử dụng được\r\n nữa \r\n | \r\n
\r\n Các dấu vết có nghi\r\n ngờ \r\n | \r\n \r\n Các dấu vết được\r\n tạo ra khác với các dấu vết của quá trình chế tạo chai và sửa chữa được chấp\r\n thuận \r\n | \r\n \r\n Tất cả các chai có\r\n khuyết tật này \r\n | \r\n \r\n Có thể sử dụng tiếp\r\n tục sau khi có kiểm tra bổ sung \r\n | \r\n
\r\n Độ ổn định thẳng\r\n đứng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Sai lệch so với độ\r\n thẳng đứng có thể gây ra sự cố trong quá trình sử dụng (đặc biệt là khi được\r\n lắp có vành chân) \r\n | \r\n \r\n Sửa chữa hoặc không\r\n sử dụng được nữa. \r\n | \r\n
\r\n a Khi áp dụng các\r\n chuẩn loại bỏ được cho trong bảng này phải quan tâm đến các điều kiện sử dụng\r\n chai, tính nghiêm trọng của khuyết tật và các hệ số an toàn trong thiết kế. \r\nb Có thể sửa chữa với\r\n điều kiện là sau khi sửa chữa bằng kỹ thuật thích hợp để lấy đi kim loại,\r\n chiều dày còn lại của thành ít nhất phải bằng chiều dày thành nhỏ nhất được\r\n bảo đảm. \r\nc Nếu có thể xác minh\r\n rõ ràng rằng chai hoàn toàn tuân theo các tiêu điều kiện kỹ thuật thích hợp\r\n có thể chấp nhận các ghi nhãn có sửa đổi và thay đổi về vận hành và có thể\r\n sửa chữa các ghi nhãn không thích hợp với điều kiện là không có khả năng gây\r\n ra nhầm lẫn. \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Bảng\r\nB.2 - Các tiêu chí loại bỏ đối với ăn mòn của thành chai
\r\n\r\n\r\n Loại\r\n ăn mòn \r\n | \r\n \r\n Định\r\n nghĩa \r\n | \r\n \r\n Các\r\n giới hạn loại bỏ phù hợp với điều kiện 7 a \r\n | \r\n \r\n Sửa\r\n chữa hoặc không sử dụng được \r\n | \r\n
\r\n Ăn mòn chung \r\n | \r\n \r\n Tổn thất chiều dày thành\r\n trên một diện tích lớn hơn 20 % tổng diện tích bề mặt bên trong hoặc bên\r\n ngoài của chai (xem Hình B.3) \r\n | \r\n \r\n Nếu bề mặt ban đầu của\r\n kim loại không nhận ra được nữa \r\nHoặc \r\nNếu độ sâu của ăn mòn\r\n vượt quá 10 % chiều dày ban đầu của thành \r\nHoặc \r\nNếu chiều dày thành\r\n nhỏ hơn chiều dày nhỏ nhất được bảo đảm c \r\n | \r\n \r\n Có thể sửa chữa b \r\n\r\n
\r\n
| \r\n
\r\n Ăn mòn cục bộ \r\n | \r\n \r\n Tổn thất chiều dày thành\r\n trên một diện tích nhỏ hơn 20 % tổng diện tích bề mặt bên trong hoặc bên ngoài\r\n của chai, trừ các loại ăn mòn khác được mô tả bên dưới \r\n | \r\n \r\n Nếu độ sâu ăn mòn vượt\r\n quá 20 % chiều dày ban đầu của thành chai \r\nHoặc \r\nNếu chiều dày thành\r\n nhỏ hơn chiều dày nhỏ nhất được bảo đảm c \r\n | \r\n \r\n Có thể sửa chữa b \r\n\r\n \r\n \r\n Không sử dụng được\r\n nữa \r\n | \r\n
\r\n Chuỗi ăn mòn lỗ chỗ\r\n hoặc ăn mòn theo đường \r\n | \r\n \r\n Ăn mòn tạo thành\r\n một đường hoặc dải hẹp theo chiều dọc hoặc chu vi, hoặc các hố lõm cách biệt,\r\n hoặc các lỗ nhỏ hầu như được nối với nhau (xem Hình B.4) \r\n | \r\n \r\n Nếu tổng chiều dài\r\n của ăn mòn theo bất cứ hướng nào vượt quá đường kính của chai và độ sâu vượt\r\n quá 10 % chiều dày thành bàn đầu \r\nHoặc \r\nNếu chiều dày thành\r\n nhỏ hơn chiều dày nhỏ nhất được bảo đảm c \r\n | \r\n \r\n Có thể sửa chữa b \r\n\r\n \r\n \r\n
| \r\n
\r\n Các lỗ ăn mòn lỗ chỗ\r\n tách biệt \r\n | \r\n \r\n Ăn mòn tạo thành các\r\n hố lõm tách biệt không xếp thành hàng rõ rệt \r\n | \r\n \r\n Nếu đường kính của\r\n các lỗ lớn hơn 5 mm, tham khảo “ăn mòn cục bộ” \r\nNếu đường kính của\r\n các lỗ nhỏ hơn 5 mm, nên đánh giá chai một cách cẩn thận tới mức có thể để\r\n kiểm tra bảo đảm rằng chiều dày còn lại của thành hoặc đáy đủ cho sử dụng chai\r\n theo dự định \r\n | \r\n \r\n Xem ở trên \r\n\r\n \r\n Có thể sửa chữa b \r\n | \r\n
\r\n Ăn mòn có khe hở \r\n | \r\n \r\n Ăn mòn gắn liền với\r\n việc xuất hiện kẽ hở ở trong hoặc ngày xung quanh vùng ăn mòn \r\n | \r\n \r\n Nếu sau khi làm\r\n sạch hoàn toàn độ sâu của ăn mòn vượt quá 20 % chiều dày thành ban đầu \r\n | \r\n \r\n Có thể sửa chữa b \r\n | \r\n
\r\n a Nếu không thể nhìn\r\n thấy đáy của khuyết tật và nếu không thể xác định được kích thước của khuyết\r\n tật bằng thiết bị thích hợp thì phải loại bỏ chai. \r\nb Sau khi sửa chữa,\r\n chai phải tuân theo các yêu cầu được cho trong các Điều 7, 8 và 9. \r\nc Nếu ăn mòn đã đạt\r\n tới các giới hạn độ sâu hoặc kích thước nên kiểm tra chiều dày thành bằng\r\n thiết bị siêu âm. Chiều dày thành có thể nhỏ hơn chiều dày thành nhỏ nhất\r\n được bảo đảm, ví dụ: các lỗ nhỏ tách biệt (có độ sâu và kích thước nhỏ) (xem\r\n Hình B.5), khi các quy định có liên quan cho phép cần tính đến mức độ nghiêm\r\n trọng của khuyết tật và các hệ số an toàn. \r\nd Có thể sửa chữa với\r\n điều kiện là sau sửa chữa bằng công nghệ lấy đi kim loại thích hợp chiều dày\r\n còn lại của thành ít nhất phải bằng chiều dày thành nhỏ nhất được bảo đảm. \r\n | \r\n
Hình\r\nB.1 - Vết cắt hoặc vết đục
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\nB.2 - Vết nứt
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\nB.3 - Ăn mòn chung
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\nB.4 - Ăn mòn theo đường
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình\r\nB.5 - Các lỗ ăn mòn lỗ chỗ tách biệt
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Danh mục các khí ăn\r\nmòn vật liệu chai
\r\n\r\nDanh mục các khí ăn\r\nmòn vật liệu chai được cho trong Bảng C.1.
\r\n\r\nBảng\r\nC.1 - Các khí ăn mòn vật liệu chai
\r\n\r\n\r\n Tên\r\n khí \r\n | \r\n \r\n Công\r\n thức hóa học \r\n | \r\n \r\n Cấp\r\n hoặc phân chia của UN \r\n | \r\n \r\n Rủi\r\n ro phụ \r\n | \r\n
\r\n Botriclorua \r\n | \r\n \r\n BCl3 \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Botriflorua \r\n | \r\n \r\n BF3 \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Clo \r\n | \r\n \r\n Cl2 \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Điclosilan \r\n | \r\n \r\n SiH2Cl2 \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 2,1;\r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Flo \r\n | \r\n \r\n F2 \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 5,1;\r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Hyđro bromua \r\n | \r\n \r\n HBr \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Hyđro clorua \r\n | \r\n \r\n HCl \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Hyđro xyanua \r\n | \r\n \r\n HCN \r\n | \r\n \r\n 6,1 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n
\r\n Hyđro flonua \r\n | \r\n \r\n HF \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 6,1 \r\n | \r\n
\r\n Hyđro iođua \r\n | \r\n \r\n HI \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Metyl bromua \r\n | \r\n \r\n CH3Br (R40B1) \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Nitơ oxit \r\n | \r\n \r\n NO \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 5,1;\r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Nitơ đioxit \r\n | \r\n \r\n N2O4 \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 5,1;\r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Photgen \r\n | \r\n \r\n COCl2 \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Silic tetraclorua \r\n | \r\n \r\n SiCl4 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Silic tetraflorua \r\n | \r\n \r\n SiF4 \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Sunfua tetraflorua \r\n | \r\n \r\n SF4 \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Triclosilan \r\n | \r\n \r\n SiHCl3 \r\n | \r\n \r\n 4,3 \r\n | \r\n \r\n 3,8 \r\n | \r\n
\r\n Vonfram hexaflorua \r\n | \r\n \r\n WF6 \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Vinyl bromua \r\n | \r\n \r\n C2H3Br (R1140B1) \r\n | \r\n \r\n 2,1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Vinyl clorua \r\n | \r\n \r\n C2H3Cl (R1140) \r\n | \r\n \r\n 2,1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Vinyl florua \r\n | \r\n \r\n C2H3F (R1141) \r\n | \r\n \r\n 2,1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH 1: Các\r\n khí này ở dạng tinh khiết được xác định có tiềm năng ăn mòn các thép hợp kim\r\n thấp. Xem các Bảng 4, 6, 8, 9, 10 và 11 của TCVN 6874-1:2001(ISO 11114-1:1997) \r\nCHÚ THÍCH 2: Các\r\n hỗn hợp chứa các khí này có thể không có tính ăn mòn. \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
Quy trình được chấp\r\nnhận khi tháo van và/hoặc khi có nghi ngờ rằng van bị tắc
\r\n\r\nD.1. Kiểm tra van bị tắc
\r\n\r\nCác quy trình sau\r\nđược thực hiện bởi các nhân viên đã được đào tạo. Xét về các mối nguy hiểm có\r\ntiềm năng trong các chai, nguyên công này có thể dẫn đến thương tích do sự giải\r\nphóng năng lượng còn tích giữ trong chai, các mối nguy hiểm cháy và độc hại, vì\r\nvậy các nhân viên phải có sự đề phòng cần thiết khi thực hiện công việc. Khi\r\nkhí, nếu có, đã được giải phóng và áp suất trong chai giảm xuống tới áp suất\r\nkhí quyển và trong trường hợp các khí hóa lỏng, khí không có sự đóng băng hoặc\r\nsương trên bề mặt ngoài của chai, van có thể được tháo ra sau khi đã thực hiện\r\nkiểm tra bổ sung để xác minh rằng có đường dẫn khí tự do qua van.
\r\n\r\nNhư đã chỉ dẫn trong\r\nĐiều 6, phải thực hiện việc kiểm tra có hệ thống để xác minh rằng đường dẫn khí\r\nqua van không bị tắc. Phương pháp được chấp nhận phải là một quy trình được xác\r\nnhận là một trong các quy trình an toàn sau hoặc một quy trình có các biện pháp\r\nbảo đảm an toàn tương đương:
\r\n\r\n- Dẫn một khí không\r\nphản ứng với khí còn tồn lại trong chai ở áp suất tới 5 bar và kiểm tra sự xả\r\nra của khí này;
\r\n\r\n- Sử dụng một dụng cụ\r\nđược chỉ ra trên Hình D.1 để bơm không khí vào chai bằng tay;
\r\n\r\n- Đối với chai chứa\r\nkhí hóa lỏng, trước tiên cần kiểm tra để xác minh rằng tổng khối lượng của chai\r\ngiống như khối lượng bì được ghi nhãn trên chai. Nếu có độ chênh lệch dương,\r\nchai có thể chứa khí hóa lỏng có áp hoặc chất nhiễm bẩn. Không có độ chênh lệch\r\ndương sẽ loại trừ được sự hiện diện của khí có áp;
\r\n\r\n- Đối với một van kết\r\nhợp với thiết bị áp suất dư [ví dụ xem TCVN 9314 (ISO 15996)], người vận hành\r\nphải sử dụng một đầu nối riêng để giải phóng áp suất dư và kiểm tra việc áp\r\nsuất đã được giải phóng bằng một trong các phương pháp được mô tả trước đây.
\r\n\r\nD.2. Van không bị tắc
\r\n\r\nChỉ khi có thể xác\r\nminh được rằng dòng khí không bị tắc trong van chai thì mới có thể tháo van ra.\r\nPhải đánh giá sự bảo vệ cá nhân trong quá trình tháo van.
\r\n\r\nD.3. Van bị tắc
\r\n\r\nPhải áp dụng các\r\nphương pháp sau cho các chai chứa các khí không độc hại, không dễ cháy và không\r\ncó cloflocácbon (CFC). Nên có sự đề phòng bảo đảm an toàn thích hợp để bảo đảm\r\nrằng không có nguy hiểm do sự xả ra không được kiểm soát của bất cứ khí còn dư\r\nnào. Khi chai được xem là có đường dẫn khí trong van bị tắc thì chai phải được\r\nđể sang một bên và được xử lý bởi các nhân viên đã được đào tạo cho nhiệm vụ\r\nnày như sau:
\r\n\r\n- Cưa hoặc khoan thân\r\nvan tới khi gặp đường dẫn khí giữa thân van và mặt tựa của đế van. Nguyên công\r\nnày phải được làm nguội tốt đặc biệt là khi xử lý các khí oxy hóa; hoặc
\r\n\r\n- Nới lỏng hoặc chọc\r\nthủng cơ cấu an toàn áp suất bằng phương pháp có kiểm soát;
\r\n\r\nCác phương pháp sau\r\náp dụng cho các chai chứa các khí độc hại, dễ cháy, có phản ứng với không khí,\r\nnước, oxy hóa và CFC. Sau khi xả khí, phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn và\r\nsau đó là loại bỏ khí một cách an toàn và không tác động đến môi trường;
\r\n\r\n- Tháo ra một phần\r\nvan trong phạm vi nắp có vòng bít được kẹp chặt và nối vào chai và được thông\r\nhơi ra một điểm xả an toàn. Các nguyên lý hoạt thích hợp của thiết bị được minh\r\nhọa trên Hình D.2. Phải thực hiện quy trình này bằng phương pháp có kiểm soát\r\nsao cho tránh được thương tích cho người; hoặc
\r\n\r\n- Tháo van bằng cơ\r\nkhí trong không gian kín, cơ cấu tự động sẽ chứa khí thải ra và năng lượng thải\r\nra; hoặc
\r\n\r\n- Đặt chai trong\r\nthùng chứa thích hợp cho chứa khí thải ra và năng lượng thải ra, và ép bẹp hoặc\r\nchọc thủng chai để giải phóng vật chất và áp suất.
\r\n\r\nKích\r\nthước tính bằng milimét
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Ống cao su (đường\r\nkính trong 8 mm, đường kính ngoài 13 mm) được mài tới hình dạng quả oliu và\r\nđược nối ghép (vào bầu cao su).
\r\n\r\n2 Ống (đường kính\r\ntrong 3 mm, đường kính ngoài 8 mm).
\r\n\r\n3 Bầu cao su.
\r\n\r\na Nối ghép liên kết.
\r\n\r\nb Bóp (ép) bằng tay.
\r\n\r\nHình\r\nD.1 - Dụng cụ điển hình để phát hiện van chai bị tắc
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Dẫn động cho máy\r\ntháo van.
\r\n\r\n2 Vòng bít kín khí.
\r\n\r\n3 Mặt tựa kín khí.
\r\n\r\n4 Khung chai và cơ\r\ncấu kẹp chặt.
\r\n\r\n5 Áp kế.
\r\n\r\n6 Van thông hơi.
\r\n\r\na Chiều quay.
\r\n\r\nb Tới hệ thống loại bỏ\r\nkhí.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Vận hành\r\ntừ xa khi sử dụng máy tháo van.
\r\n\r\nHình\r\nD.2 - Cơ cấu điển hình để tháo van chai chứa khí bị hư hỏng
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Thử giãn nở thể tích\r\ncủa chai chứa khí
\r\n\r\nE.1. Quy định chung
\r\n\r\nPhụ lục này đưa ra\r\nnội dung chi tiết của ba phương pháp để xác định độ nở thể tích của các chai\r\nchứa khí bằng thép.
\r\n\r\n- Hai phương pháp áo\r\nnước (phương pháp ưu tiên);
\r\n\r\n- Phương pháp không\r\ncó áo nước.
\r\n\r\nPhải thực hiện thử\r\nnghiệm giãn nở thể tích bằng áo nước trên thiết bị có buret đo độ cao, với một\r\nburet cố định có thang đo cân chứa nước.
\r\n\r\nE.2. Thiết bị thử
\r\n\r\nPhải áp dụng các yêu\r\ncầu chung sau cho tất cả ba phương pháp thử:
\r\n\r\n- Các đường ống có áp\r\nsuất thử thủy lực phải có khả năng chịu được áp suất x 1,5 áp suất thử lớn nhất\r\ncủa bất cứ chai nào có thể được thử;
\r\n\r\n- Buret thủy tinh ở\r\náp suất ghi được lớn nhất phải có đủ chiều dài để chứa được toàn bộ độ giãn nở\r\nthể tích của chai và phải có các lỗ có đường kính đồng đều sao cho độ giãn nở\r\nnày có thể đọc được tới độ chính xác 1 % hoặc 0,1 ml, lấy giá trị lớn hơn;
\r\n\r\n- Các thang đo cân\r\nphải có khả năng cung cấp các giá trị đo tổng độ giãn nở tốc độ chính xác ± 1 %\r\nhoặc 0,1 g, lấy giá trị lớn hơn;
\r\n\r\n- Các áp kế phải là\r\ncác áp kế công nghiệp cấp 1 có thang đo thích hợp với áp suất thử; chúng phải được\r\nhiệu chuẩn ở các khoảng thời gian cách đều nhau và ít nhất là một tháng một\r\nlần;
\r\n\r\n- Phải sử dụng một bộ\r\nphận kiểm soát hệ thống thích hợp để bảo đảm rằng không có chai nào chịu áp\r\nsuất vượt quá áp suất thử của chai hoặc 10 bar, lấy\r\ngiá trị nhỏ hơn;
- Đường ống nên sử\r\ndụng các khuỷu nối ống dài hơn là các phụ tùng kiểu khuỷu và các ống chịu áp\r\nlực nên càng ngắn càng tốt; đường ống mềm phải có khả năng chịu được 1,5 x áp\r\nsuất thử lớn nhất trong thiết bị;
\r\n\r\n- Tất cả các mối nối\r\nphải kín, không rò rỉ;
\r\n\r\n- Khi lắp đặt thiết\r\nbị phải chú ý tránh sự đọng không khí trong hệ thống.
\r\n\r\nE.3. Thử giãn nở thể\r\ntích bằng áo nước
\r\n\r\nE.3.1. Quy định chung
\r\n\r\nPhương pháp thử này\r\nđòi hỏi chai chứa đầy nước cũng được bao bọc trong một áo cũng được chứa nước.\r\nTổng độ giãn nở thể tích và bất cứ độ giãn nở thể tích dư nào của chai được đo\r\nlà lượng nước được dịch chuyển bởi giãn nở của chai khi chịu tác dụng của áp\r\nlực và sau khi áp suất được giải phóng. Độ giãn nở dư được tính toán theo tỷ lệ\r\nphần trăm của tổng độ giãn nở. Áo nước phải được trang bị một bộ phận an toàn\r\ncó khả năng giải phóng năng lượng từ bất cứ chai nào có thể bị nổ ở áp suất\r\nthử.
\r\n\r\nNên lắp một van xả\r\nkhí vào điểm cao nhất của áo nước.
\r\n\r\nHai phương pháp để\r\nthực hiện phép thử này được mô tả trong E.3.2 và E.3.3 chấp nhận các phương\r\npháp tương đương khác với điều kiện là chúng có khả năng đo được tổng độ giãn\r\nnở thể tích và, nếu có, độ giãn nở thể tích dư của chai.
\r\n\r\nE.3.3. Thử độ giãn nở\r\nthể tích bằng áo nước - Phương pháp buret đo độ cao
\r\n\r\nNên lắp đặt thiết bị\r\nnhư chỉ dẫn trên Hình E.1.
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Ống tràn.
\r\n\r\n2 Buret được hiệu\r\nchuẩn trượt trong khung cố định.
\r\n\r\n3 Khung cố định.
\r\n\r\n4 Nguồn cấp nước.
\r\n\r\n5 Nước và mắt chỉ mức\r\nnước.
\r\n\r\n6 Kim chỉ được gắn\r\nvào khung cố định ở mức nước.
\r\n\r\n7 Van đường ống thủy\r\nlực.
\r\n\r\n8 Van mồi nước.
\r\n\r\n9 Van nạp áo nước.
\r\n\r\n10 Vị trí khi áp suất\r\nđược giải phóng, số đọc = số giãn nở dư.
\r\n\r\n11 Vị trí ở áp suất\r\nthử; số đọc = tổng độ giãn nở.
\r\n\r\n12 Vị trí trước khi\r\ntăng áp.
\r\n\r\n13 Van xả không khí.
\r\n\r\n14 Bơm.
\r\n\r\n15 Bộ phận an toàn.
\r\n\r\n16 Ống thải.
\r\n\r\nHình\r\nE.1 - Thử độ giãn nở thể tích bằng áo nước (phương pháp buret đo độ cao)
\r\n\r\nPhải thực hiện quy\r\ntrình như sau:
\r\n\r\na) Nạp nước vào các\r\nchai và kẹp chặt vào nắp áo nước;
\r\n\r\nb) Bít kín chai trong\r\náo nước và nạp nước vào áo nước, cho phép không khí xả ra qua van xả không khí;
\r\n\r\nc) Nối chai với đường\r\nống có áp. Điều chỉnh buret về mức không (zero) với thao tác bằng tay của van\r\nnạp áo nước và van xả. Nâng áp suất lên tới hai phần ba áp suất thử, dùng bơm\r\nvà đóng van cung cấp áp suất thủy lực. Kiểm tra để bảo đảm rằng số đọc của\r\nburet không thay đổi;
\r\n\r\nd) Khởi động lại bơm\r\nvà mở van đường ống có áp suất thủy lực tới khi đạt được áp suất thử của chai hoặc 10 bar, lấy giá trị nhỏ hơn).\r\nĐóng van áp suất thủy lực và dừng bơm;
e) Hạ thấp buret tới\r\nmức nước ở vạch dấu không (zero) trong giá của buret. Lấy một số đọc mức nước\r\ntrong buret ở áp suất lớn nhất ghi được. Số đọc này là tổng độ giãn nở và phải\r\nđược ghi lại trên chứng chỉ thử nghiệm;
\r\n\r\nf) Mở van xả của\r\nđường ống thủy lực để giải phóng áp suất khỏi chai. Nâng buret tới mức nước\r\nkhông (zero) trên giá buret. Kiểm tra để bảo đảm rằng áp suất ở không và mức\r\nnước không đổi;
\r\n\r\ng) Đọc mức nước trên\r\nburet. Số đọc này là độ giãn nở dư, nếu có, và phải được ghi lại trên chứng chỉ\r\nthử nghiệm;
\r\n\r\nh) Kiểm tra để bảo\r\nđảm rằng độ giãn nở dư (PE) không vượt quá tỷ lệ phần trăm được cho trong điều\r\nkiện kỹ thuật thiết kế như đã được xác định theo phương trình sau:
\r\n\r\nTrong đó TE là tổng\r\nđộ giãn nở.
\r\n\r\nE.3.3. Thử giãn nở\r\nthể tích áo nước - Phương pháp buret cố định
\r\n\r\nNên lắp đặt thiết bị\r\nnhư chỉ dẫn trên Hình E.2.
\r\n\r\nQuy trình dùng cho\r\nphương pháp thử này tương tự như quy trình được mô tả trong E.3.2 trừ buret được\r\ncố định.
\r\n\r\n- Điều chỉnh mức nước\r\ntới mức cho trước. Cho tác dụng áp lực tới khi đạt được áp suất thử và ghi lại\r\nsố đọc của buret. Số đọc ở trên mức cho trước là tổng độ giãn nở và phải được\r\nghi lại trên chứng chỉ thử nghiêm;
\r\n\r\n- Kiểm tra để bảo đảm\r\nrằng độ giãn nở dư không vượt quá tỷ lệ phần trăm được cho trong điều kiện kỹ\r\nthuật thiết kế như đã được xác định theo phương trình sau:
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Ống tràn.
\r\n\r\n2 Nguồn cấp nước.
\r\n\r\n3 Van của đường ống\r\nthủy lực.
\r\n\r\n4 Van mồi.
\r\n\r\n5 Van nạp áo nước.
\r\n\r\n6 Van xả không khí.
\r\n\r\n7 Bơm.
\r\n\r\n8 Bộ phận an toàn.
\r\n\r\n9 Ống thải.
\r\n\r\nHình\r\nE.2 - Thử giãn nở thể tích bằng áo nước (phương pháp buret cố định)
\r\n\r\nE.4. Thử giãn nở thể\r\ntích không dùng áo nước
\r\n\r\nE.4.1. Quy định chung
\r\n\r\nPhương pháp này bao\r\ngồm đo lượng nước đi vào chai có áp suất thử và trong quá trình giải phóng áp\r\nsuất này, đo lượng nước trở về buret. Cần cho phép có độ nén của nước và của\r\nthể tích chai được thử để thu được độ giãn nở thể tích thực. Không cho phép có\r\nđộ giảm áp trong thử nghiệm này. Nước được sử dụng nên là nước sạch và không có\r\nkhông khí hòa tan. Bất cứ sự rò rỉ nào từ hệ thống hoặc sự hiện diện của không\r\nkhí tự do hoặc không khí hòa tan sẽ dẫn đến các kết quả số đọc sai.
\r\n\r\nNên lắp đặt thiết bị\r\nnhư chỉ dẫn trên Hình E.3. Hình vẽ này minh họa bằng sơ đồ các bộ phận khác\r\nnhau của thiết bị. Nên nối ống cung cấp nước với thùng chứa ở trên cao như đã\r\nchỉ dẫn hoặc với một số nguồn cung cấp nước khác có cột nước thích hợp.
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 Thùng cấp nước. 7\r\nVan cấp nước (cấu trúc).
\r\n\r\n2 Buret thủy tinh đã\r\nđược hiệu chuẩn. 8 Van nhánh (bypass).
\r\n\r\n3 Van xả không khí. 9\r\nChai thử nghiệm.
\r\n\r\n4 Kim chỉ điều chỉnh\r\nđược. 10 Van đường ống thủy lực có áp.
\r\n\r\n5 Áp kế chính. 11\r\nVan cách ly đường hút của bơm.
\r\n\r\n6 Giá đỡ chai. 12\r\nBơm.
\r\n\r\nHình\r\nE.3 - Phương pháp không dùng áo nước - Sơ đồ bố trí thiết bị thử chai
\r\n\r\nE.4.2. Yêu cầu về thử
\r\n\r\nThiết bị thử phải\r\nđược bố trí sao cho có thể rút hết toàn bộ không khí và có thể xác định các số\r\nđọc chính xác của thể tích nước yêu cầu để tăng áp cho chai được nạp và thể\r\ntích nước được xả khỏi chai khi giảm áp. Trong trường hợp các chai lớn hơn, nếu\r\ncần có thể tăng thêm ống thủy tinh bằng các ống kim loại được bố trí trong\r\nđường ống phân phối.
\r\n\r\nNếu sử dụng một bơm\r\nthủy lực tác động đơn, phải chú ý bảo đảm cho pit tông ở vị trí “trở về” khi\r\nghi các mức nước.
\r\n\r\nE.4.3. Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nPhương pháp thử phải\r\nnhư sau:
\r\n\r\na) Nạp đầy nước vào\r\nchai và xác định khối lượng nước yêu cầu;
\r\n\r\nb) Nối chai với bơm\r\nthử thủy lực qua ống xoắn và kiểm tra để bảo đảm rằng tất cả các van được đóng;
\r\n\r\nc) Nạp nước vào bơm\r\nvà hệ thống từ thùng chứa bằng cách mở các van;
\r\n\r\nd) Bảo đảm xả không\r\nkhí ra khỏi hệ thống, đóng van xả không khí và van nhánh và nâng áp suất của hệ\r\nthống tới gần một phần ba áp suất thử. Mở van xả không khí để thải không khí\r\ncòn đọng lại bằng cách giảm áp suất của hệ thống tới không (zero) và đóng lại\r\nvan. Lặp lại các thao tác này nếu cần thiết.
\r\n\r\ne) Tiếp tục nạp nước\r\nvào hệ thống tới mức trong buret thủy tinh cách đỉnh khoảng 300 mm. Đóng van\r\ncấp nước (cấu trúc) và đánh dấu mức nước bằng kim chỉ, trong khi van cách ly và\r\nvan xả không khí ở vị trí mở. Ghi lại mức nước;
\r\n\r\nf) Đóng van xả không\r\nkhí. Nâng áp suất trong hệ thống tới khi áp kế ghi được áp suất thử yêu cầu.\r\nDừng bơm và đóng van của đường ống thủy lực. Sau khoảng thời gian gần 30 s,\r\nkhông nên có thay đổi nào về mức nước hoặc áp suất. Có thay đổi về mức chỉ báo\r\nsự rò rỉ. Sự giảm áp suất, nếu không có rò rỉ, chỉ báo rằng chai vẫn đang giãn\r\nnở dưới tác dụng của áp lực;
\r\n\r\ng) Ghi lại độ giảm\r\nmức nước trong ống thủy tinh (với điều kiện là không có rò rỉ, toàn bộ nước đã\r\nđược thải khỏi ống thủy tinh sẽ được bơm vào chai để đạt được áp suất thử). Độ\r\nchênh lệch của mức nước là tổng độ giãn nở thể tích;
\r\n\r\nh) Mở van chính và\r\nvan nhánh của đường ống thủy lực một cách từ từ để giải phóng áp suất trong\r\nchai và cho phép nước thoát ra trở về ống thủy tinh. Mức nước nên trở về mức\r\nban đầu được đánh dấu bằng kim chỉ. Bất cứ độ chênh lệch nào về mức nước sẽ\r\nbiểu thị lượng giãn nở thể tích dư trong chai, khi bỏ qua ảnh hưởng độ nén của\r\nnước ở áp suất thử. Độ giãn nở thể tích dư thực của chai phải thu được bằng\r\ncách hiệu chỉnh đối với độ nén của nước được cho bởi phương trình trong E.4.4;
\r\n\r\ni) Trước khi tháo\r\nchai khỏi thiết bị thử, đóng van cách ly. Toàn bộ nước sẽ rời khỏi bơm và hệ\r\nthống cho thử nghiệm tiếp sau. Tuy nhiên phải lặp lại thao tác d) tại mỗi thử\r\nnghiệm tiếp sau;
\r\n\r\nj) Nếu xảy ra giãn nở\r\nthể tích dư, ghi lại nhiệt độ của nước trong chai.
\r\n\r\nE.4.4. Tính toán độ\r\nnén của nước
\r\n\r\nCông thức được sử\r\ndụng cho tính toán độ nén của nước như sau:
\r\n\r\nTrong đó
\r\n\r\nC là độ nén tính bằng\r\nmét vuông trên newton (Pa-1);
\r\n\r\nm là khối lượng của\r\nnước, tính bằng kilogam;
\r\n\r\nP là áp suất, tính\r\nbằng bar;
\r\n\r\nK là hệ số cho nhiệt\r\nđộ riêng như đã liệt kê trong Bảng E.1
\r\n\r\nBảng\r\nE.1 - Các giá trị của hệ số K
\r\n\r\n\r\n Nhiệt\r\n độ \r\noC \r\n | \r\n \r\n K \r\n\r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 0,049\r\n 15 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 0,048\r\n 86 \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 0,048\r\n 60 \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n 0,048\r\n 34 \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 0,048\r\n 12 \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 0,047\r\n 92 \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n 0,047\r\n 75 \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n 0,047\r\n 59 \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n 0,047\r\n 42 \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n 0,047\r\n 25 \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n 0,04710 \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n 0,046\r\n 95 \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n 0,046\r\n 80 \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n 0,046\r\n 68 \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 0,046\r\n 54 \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n 0,046\r\n 43 \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n 0,046\r\n 33 \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n 0,046\r\n 23 \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n 0,046\r\n 13 \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n 0,046\r\n 04 \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n 0,045\r\n 94 \r\n | \r\n
E.5. Ví dụ tính toán
\r\n\r\nTrong ví dụ sau, bỏ\r\nqua lượng dư đối với độ giãn dài của ống.
\r\n\r\nÁp suất thử = 232 bar
\r\n\r\nKhối lượng nước trong\r\nchai ở áp suất không theo áp kế= 113,8 kg
\r\n\r\nNhiệt độ của nước = 15oC
\r\n\r\nNước được bơm cưỡng\r\nbức vào chai để nâng áp suất đến 232 bar = 1 745 cm3 (hoặc 1,745 kg)
\r\n\r\nTổng khối lượng của\r\nnước trong chai ở 232 bar. m = 113,8 + 1,745 = 115,545 kg
\r\n\r\nNước được xả ra khỏi\r\nchai để giảm áp= 1 742 cm3
\r\n\r\nĐộ giãn nở dư, PE= 1\r\n745 - 1 742= 3 cm3
\r\n\r\nTừ Bảng E.1, hệ số K\r\nđối với 15oC = 0,047 25
\r\n\r\nNếu
= 1 224,314 cm3
\r\n\r\nTổng giãn nở thể\r\ntích, TE
\r\n\r\nTE = 1 745 - 1\r\n224,314 = 520,686 cm3
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Kiểm tra và bảo dưỡng\r\ncác van và các mối nối của chúng - Các cách tiến hành được khuyến nghị
\r\n\r\nNên kiểm tra tất cả\r\ncác ren để bảo đảm các đường kính ren, dạng ren, chiều dài và độ côn của ren\r\nđáp ứng yêu cầu.
\r\n\r\nNếu các ren có các\r\ndấu hiệu cong vênh, biến dạng hoặc cháy thì các lỗi sai sót này phải được sửa\r\nchữa. Hư hỏng quá mức của ren hoặc biến dạng nghiêm trọng của thân van, tay\r\nvặn, trục hoặc các chi tiết khác là nguyên nhân để thay thế.
\r\n\r\nBảo dưỡng van nên bao\r\ngồm việc làm sạch toàn bộ cùng với thay thế các chi tiết đàn hồi và các chi\r\ntiết bị hư hỏng hoặc mòn, các cơ cấu bít kín và an toàn, khi cần thiết.
\r\n\r\nKhi được phép sử dụng\r\ncác chất bôi trơn/chi tiết đàn hồi, chỉ nên sử dụng các chất bôi trơn/chi tiết\r\nđàn hồi được chấp thuận cho dịch vụ cung cấp khí, đặc biệt là dịch vụ cung cấp\r\nkhí oxy hóa.
\r\n\r\nSau khi van đã được\r\nlắp lại, nên kiểm tra sự vận hành đúng của van, kiểm tra sự rò rỉ bên trong và\r\nbên ngoài ở áp suất làm việc theo dự định [ví dụ xem TCVN 7163 (ISO 10297) và TCVN\r\n10360 (ISO 14246)]. Yêu cầu này có thể được thực hiện trước khi van được lắp\r\nlại vào chai hoặc trong và sau lần nạp khí đầu tiên tiếp sau kiểm tra và thử\r\nchai.
\r\n\r\nĐể có thêm thông tin,\r\ntham khảo EN 14189.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Vòng ghi ngày thử cho\r\nchai chứa khí
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các hệ\r\nthống khác với hệ thống được quy định trong Bảng G.1 đang được sử dụng, và cùng\r\nmột hệ thống được sử dụng với các mẫu khác nhau.
\r\n\r\nBảng\r\nG.1 - Hệ thống để nhận dạng ngày thử lại
\r\n\r\n\r\n Năm \r\n | \r\n \r\n Mẫu \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n dạng \r\n | \r\n
\r\n 2000 \r\n | \r\n \r\n Nhôm \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n tròn \r\n | \r\n
\r\n 2001 \r\n | \r\n \r\n Đỏ \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n sáu cạnh \r\n | \r\n
\r\n 2002 \r\n | \r\n \r\n Xanh \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n sáu cạnh \r\n | \r\n
\r\n 2003 \r\n | \r\n \r\n Vàng \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n sáu cạnh \r\n | \r\n
\r\n 2004 \r\n | \r\n \r\n Xanh\r\n lá cây \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n sáu cạnh \r\n | \r\n
\r\n 2005 \r\n | \r\n \r\n Đen \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n sáu cạnh \r\n | \r\n
\r\n 2006 \r\n | \r\n \r\n Nhôm \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n sáu cạnh \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2007 \r\n | \r\n \r\n Đỏ \r\n | \r\n \r\n Vuông \r\n | \r\n
\r\n 2008 \r\n | \r\n \r\n Xanh \r\n | \r\n \r\n Vuông \r\n | \r\n
\r\n 2009 \r\n | \r\n \r\n vàng \r\n | \r\n \r\n Vuông \r\n | \r\n
\r\n 2010 \r\n | \r\n \r\n Xanh\r\n lá cây \r\n | \r\n \r\n Vuông \r\n | \r\n
\r\n 2011 \r\n | \r\n \r\n Đen \r\n | \r\n \r\n Vuông \r\n | \r\n
\r\n 2012 \r\n | \r\n \r\n Nhôm \r\n | \r\n \r\n Vuông \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2014 \r\n | \r\n \r\n Đỏ \r\n | \r\n \r\n Tròn \r\n | \r\n
\r\n 2014 \r\n | \r\n \r\n Xanh \r\n | \r\n \r\n Tròn \r\n | \r\n
\r\n 2015 \r\n | \r\n \r\n Vàng \r\n | \r\n \r\n Tròn \r\n | \r\n
\r\n 2016 \r\n | \r\n \r\n Xanh\r\n lá cây \r\n | \r\n \r\n Tròn \r\n | \r\n
\r\n 2017 \r\n | \r\n \r\n Đen \r\n | \r\n \r\n Tròn \r\n | \r\n
\r\n 2018\r\n a \r\n | \r\n \r\n Nhôm \r\n | \r\n \r\n Tròn \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2019 \r\n | \r\n \r\n Đỏ \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n sáu cạnh \r\n | \r\n
\r\n 2020 \r\n | \r\n \r\n Xanh \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n sáu cạnh \r\n | \r\n
\r\n 2021 \r\n | \r\n \r\n Vàng \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n sáu cạnh \r\n | \r\n
\r\n 2022 \r\n | \r\n \r\n Xanh\r\n lá cây \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n sáu cạnh \r\n | \r\n
\r\n 2023 \r\n | \r\n \r\n Đen \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n sáu cạnh \r\n | \r\n
\r\n 2024 \r\n | \r\n \r\n Nhôm \r\n | \r\n \r\n Hình\r\n sáu cạnh \r\n | \r\n
\r\n a Trình tự của màu và\r\n hình dạng của các vòng ghi ngày thử được lặp lại theo chu kỳ 18 năm. Vì vậy 2018\r\n là sự lặp lại của năm 2000. \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Thư\r\nmục tài liệu tham khảo
\r\n\r\n[1] TCVN 6292 (ISO\r\n32), Chai chứa khí - Mã mầu.
\r\n\r\n[2] TCVN 6296 (ISO 7225), Chai\r\nchứa khí - Dấu hiệu phòng ngừa.
\r\n\r\n[3] TCVN 6113 (ISO\r\n9303), Ống thép không hàn và hàn (trừ hàn hồ quang phủ) chịu áp lực - Thử\r\nsiêu âm toàn mặt biên để phát hiện các khuyết tật ngang
\r\n\r\n[4] TCVN 6114 (ISO\r\n9305), Ống thép không hàn chịu áp lực - Thử siêu âm toàn mặt biên để phát\r\nhiện các khuyết tật ngang.
\r\n\r\n[5] TCVN 6116 (ISO\r\n9764), Ống thép hàn cảm ứng và điện trở chịu áp lực - Thử siêu âm mối hàn để\r\nphát hiện các khuyết tật dọc
\r\n\r\n[6] TCVN 7163 (ISO\r\n10297), Chai chứa khí - Van dùng cho chai chứa khí nạp lại được - Đặc tính\r\nkỹ thuật và thử kiểu.
\r\n\r\n[7] TCVN 6716 (ISO\r\n10298), Xác định tính độc của khí hoặc hỗn hợp khí.
\r\n\r\n[8] ISO 10543, Seamless\r\nand hot-stretch-reduced welded steel tubes for pressure purposes - Full\r\nperipheral ultrasonic thickness testing, (Ống bằng thép không hàn và hàn được\r\nkéo nóng thu nhỏ dùng cho mục đích chịu áp lực - Thử chiều dày bằng siêu âm\r\ntheo toàn bộ chu vi).
\r\n\r\n[9] TCVN 7166 (ISO\r\n11191), Chai chứa khí - Ren côn 25E để nối van vào chai chưa khí - Calip\r\nnghiệm thu.
\r\n\r\n[10] ISO 12710, Non-destructive\r\ntesting - Ultrasonic inspection - Evaluating electronic characteristics of\r\nultrasonic test instruments, (Thử không phá hủy - Kiểm tra bằng siêu âm - Đánh\r\ngiá đặc tính điện tử của các dụng cụ thử bằng siêu âm).
\r\n\r\n[11] TCVN 6717 (ISO\r\n13338), Xác định tính ăn mòn mô của khí hoặc hỗn hợp khí
\r\n\r\n[12] TCVN 10360 (ISO\r\n14246), Chai chứa khí di động - Van chai chứa khí - Kiểm tra và thử nghiệm\r\ntrong sản xuất.
\r\n\r\n[13] TCVN 9314 (ISO\r\n15996), Chai chứa khí - Van áp suất dư - Yêu cầu chung và thử kiểu.
\r\n\r\n[14] EN 583-1, Non-destructive\r\ntesting - Ultrasonic examination - Part 1: General principles, (Thử không phá\r\nhủy - Kiểm tra bằng siêu âm - Phần 1: Nguyên tắc chung).
\r\n\r\n[15] EN 837-1, Pressure\r\ngauges - Part 1: Bourdon tube pressurre gauges - Dimensions, metrology,\r\nrequirements and testing, (Áp kế - Phần 1: Các áp kế ống Bourdon - Kích thước,\r\nđo lường học, yêu cầu và thử nghiệm).
\r\n\r\n[16] EN 837-3, Pressure\r\ngauges - Part 3: Diaphragm and capsule pressure gauges - Dimensions, metrology,\r\nrequirements and testing, (Áp kế - Phần 3 - Áp kế màng và áp kế nang - Kích\r\nthước, đo lường học, yêu cầu và thử nghiệm).
\r\n\r\n[17] EN 14189, Transportable\r\ngas cylinders - Inspection and maintenance of cylinder valers at time of\r\nperiodic inspection of gas cylinders, (Chai chứa khí di động - Kiểm tra và bảo\r\ndưỡng van chai lúc kiểm tra định kỳ các chai chứa khí).
\r\n\r\n[18] Recommendations\r\nfor the Transport of Dangerous Goods - Model Regulations 13th edition, United\r\nNations, (Khuyến nghị về vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm - Quy định mẫu, ấn phẩm\r\nlần thứ 13 - Liên hiệp quốc).
\r\n\r\n\r\n\r\n
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10363:2014 (ISO 6406:2005) về Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép không hàn – Kiểm tra và thử định kỳ đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10363:2014 (ISO 6406:2005) về Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép không hàn – Kiểm tra và thử định kỳ
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN10363:2014 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2014-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Hóa chất |
Tình trạng | Còn hiệu lực |