CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 1998 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 64/1998/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 1998 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH CHỐNG THAM NHŨNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 09 tháng 3 năm 1998;
Căn cứ chỉ đạo của Thường vụ Bộ Chính trị (công văn số 1033-CV/VPTW ngày 07 tháng 8 năm 1998 của Văn phòng Trung ương Đảng);
Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN VÀ NHỮNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC LÀM
Điều 1. Người có chức vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Pháp lệnh chống tham nhũng bao gồm:
1. Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức;
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và chuyên môn kỹ thuật trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân;
3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước gồm: thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, trưởng, phó các phòng ban nghiệp vụ;
4. Cán bộ xã, phường, thị trấn gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân; các ủy viên ủy ban và các chức danh chuyên môn;
5. Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ gồm: những người làm hợp đồng trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc những người được những cơ quan, tổ chức đó ủy quyền thực hiện một nhiệm vụ, công vụ.
Can thiệp trái pháp luật là việc làm của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi xem xét, giải quyết lợi ích cho mình hoặc cho người khác.
Thu lợi bất chính là những lợi ích vật chất thu được từ việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình hoặc lợi dụng ảnh hưởng của người khác.
Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước trong việc trích lập và sử dụng các quỹ.
2. Những người là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc của tổ chức tín dụng, ngân hàng, người có thẩm quyền thẩm định, xét duyệt cho vay không được vay tiền, bảo lãnh cho người khác vay tiền của tổ chức tín dụng, ngân hàng mà mình công tác.
3. Người có chức vụ, quyền hạn không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vay tiền của các tổ chức tín dụng, ngân hàng khi chưa đủ các điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định.
Người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng công sức của những người do mình quản lý để thu lợi bất chính.
Điều 9. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Nghị định này không được:
Chương 2:
KÊ KHAI TÀI SẢN
MỤC 1: NGƯỜI KÊ KHAI VÀ TÀI SẢN KÊ KHAI
Điều 11. Việc kê khai tài sản của người có chức vụ, quyền hạn là để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết được tài sản của người kê khai, phục vụ công tác quản lý cán bộ, công chức, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng.
Việc kê khai không nhằm truy nguyên nguồn gốc tài sản kê khai của người kê khai.
1. Những người sau đây phải kê khai tài sản:
a) ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy và những người giữ các chức vụ tương đương trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội.
b) ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Giám đốc sở, Phó Giám đốc sở; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và những người giữ các chức vụ tương đương trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội.
c) ở các cơ quan Trung ương: Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng trở lên và những người giữ các chức vụ tương đương trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội.
d) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Kế toán trưởng trong các doanh nghiệp Nhà nước; những người được Nhà nước cử giữ chức vụ kể trên trong doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
2. Trong từng thời gian thích hợp, Thủ tướng Chính phủ sẽ quy định những đối tượng khác phải kê khai tài sản.
Điều 13. Tài sản phải kê khai bao gồm:
1. Nhà được thuê, nhà được thừa kế, nhà được tặng cho, nhà mua, nhà tự xây cất hoặc các loại nhà khác mà người kê khai hiện có.
2. Đất được giao quyền sử dụng, đất được thừa kế, đất do chuyển nhượng hoặc các loại đất khác mà trên thực tế người kê khai hiện có.
3. Các tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
MỤC 2: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KÊ KHAI VÀ VIỆC QUẢN LÝ BẢN KÊ KHAI
Người kê khai thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì nộp bản kê khai cho cơ quan, tổ chức đó.
Khi người kê khai được điều động, thuyên chuyển sang cơ quan, tổ chức khác thì bản kê khai của người đó phải được chuyển giao cùng với hồ sơ cán bộ cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý.
Khi người kê khai nghỉ hưu, thôi việc thì bản kê khai của người đó được lưu giữ cùng với hồ sơ cán bộ.
Việc nghiên cứu, khai thác bản kê khai được tiến hành tại cơ quan quản lý bản kê khai. Người được giao nhiệm vụ nghiên cứu, khai thác phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Chương 3:
TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ TỐ CÁO THAM NHŨNG
Tố cáo về hành vi tham nhũng của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
1. Yêu cầu người tố cáo cung cấp các bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
2. Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về nội dung tố cáo;
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
4. Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc hồ sơ vụ tham nhũng, cơ quan điều tra phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức đã thông báo hoặc đã chuyển hồ sơ đến biết.
Người nào tiết lộ họ, tên người tố cáo hoặc chuyển đơn tố cáo, bản sao đơn tố cáo, bản ghi lời tố cáo cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bị tố cáo thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 4:
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HÀNH VI THAM NHŨNG
Việc quyết định hình thức kỷ luật người có hành vi tham nhũng phải căn cứ vào tính chất hành vi vi phạm, giá trị tài sản tham nhũng, mức độ thiệt hại và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 23 Pháp lệnh chống tham nhũng.
Không được chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu để thay thế cho việc áp dụng kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng.
Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 90 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài, thời gian kéo dài không quá 45 ngày.
Khi xét thấy không còn cần thiết áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác thì người đã ra quyết định đó phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác.
Chương 5:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 33. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện việc kê khai tài sản và các quy định khác của pháp luật về chống tham nhũng;
2. Rà soát, bãi bỏ theo thẩm quyền; kiến nghị các cơ quan, tổ chức khác bãi bỏ các quy định gây khó khăn, phiền hà đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức;
3. Công khai hoá việc thu chi tài chính, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện những quy định của pháp luật chống tham nhũng; kịp thời khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích, xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm.
Điều 37. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ban hành.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN
(Kèm theo Nghị định số 64/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh chống tham nhũng)
* Họ và tên người kê khai:
Chức vụ:
Tên cơ quan, đơn vị công tác:
Hộ khẩu thường trú:
Số nhân khẩu trong gia đình:
* Họ và tên vợ hoặc chồng:
Nghề nghiệp:
Tên cơ quan, đơn vị công tác hoặc nơi làm việc:
Hộ khẩu thường trú:
I. Kê khai về nhà
1. Kê khai chung:
- Tổng số nhà:............ cái
- Tổng diện tích xây dựng:........ m2
2. Kê khai cụ thể từng loại nhà:
a) Biệt thự:
- Địa chỉ:
- Diện tích xây dựng:...... m2
- Loại nhà (ghi rõ loại nhà thuê của Nhà nước, của tư nhân, của các đối tượng khác; nhà được thừa kế; nhà mua; nhà tự xây cất hoặc các loại nhà khác):........
b) Nhà cấp 1:
- Địa chỉ:
- Diện tích xây dựng:..... m2
- Loại nhà (ghi rõ loại nhà thuê của Nhà nước, của tư nhân, của các đối tượng khác; nhà được thừa kế; nhà mua; nhà tự xây cất hoặc các loại nhà khác):.....
c) Nhà cấp 2:
- Địa chỉ:
- Diện tích xây dựng:..... m2
- Loại nhà (ghi rõ loại nhà thuê của Nhà nước, của tư nhân, của các đối tượng khác; nhà được thừa kế; nhà mua; nhà tự xây cất hoặc các loại nhà khác):.....
d) Nhà cấp 3:
- Địa chỉ:
- Diện tích xây dựng:..... m2
- Loại nhà (ghi rõ loại nhà thuê của Nhà nước, của tư nhân, của các đối tượng khác; nhà được thừa kế; nhà mua; nhà tự xây cất hoặc các loại nhà khác):.....
đ) Nhà cấp 4:
- Địa chỉ:
- Diện tích xây dựng:..... m2
- Loại nhà (ghi rõ loại nhà thuê của Nhà nước, của tư nhân, của các đối tượng khác; nhà được thừa kế; nhà mua; nhà tự xây cất hoặc các loại nhà khác):.....
II. Kê khai về đất:
1. Đất ở (đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị):
- Diện tích:...... m2
- Địa chỉ:
- Nguồn gốc (ghi rõ đất được Nhà nước giao quyền sử dụng, đất thừa kế, đất chuyển nhượng và các loại đất khác):
2. Các loại đất khác (Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng):
- Diện tích:...... m2
- Địa chỉ:
- Nguồn gốc (ghi rõ đất được Nhà nước giao quyền sử dụng, đất thừa kế, đất chuyển nhượng và các loại đất khác):
III. Kê khai về tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (đối với mỗi tài sản)
1............................... Giá trị .............. triệu đồng
2............................... Giá trị .............. triệu đồng
3............................... Giá trị .............. triệu đồng
.................................
Tôi xin cam đoan bản kê khai trên là đúng sự thật. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
....... ngày...... tháng..... năm 199...
Họ tên người kê khai
(Ký tên)
File gốc của Nghị định 64/1998/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh chống tham nhũng đang được cập nhật.
Nghị định 64/1998/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh chống tham nhũng
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 64/1998/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 1998-08-17 |
Ngày hiệu lực | 1998-09-01 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |