VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2021 |
CÔNG TÁC KIỂM SÁT VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP NĂM 2021
[1]; quy định tại các Thông tư liên tịch[2] và các quy chế, quy định, quy trình của Ngành về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
3. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, nhất là VKSND cấp huyện; chú trọng việc phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo đảm bảo việc giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
5. Tập trung giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại đối với hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, nhất là quyết định không khởi tố vụ án hình sự, hạn chế thấp nhất oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm trong giai đoạn khởi tố.
- Viện trưởng VKSND các cấp quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác tiếp công dân, thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm tiếp công dân của Viện trưởng VKSND theo quy định của Luật Tiếp công dân và quy định của Ngành. Gắn công tác tiếp công dân thường xuyên với công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật; gắn công tác tiếp công dân, đối thoại khi giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, nhất là đối với những vụ việc phức tạp, bức xúc, kéo dài.
- Với đặc thù đơn khiếu nại, tố cáo tiếp nhận rất nhiều nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết không nhiều; do đó cần đặc biệt quan tâm đến công tác phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để phục vụ công tác kiểm sát và giải quyết. Chú ý phân công cán bộ nắm chắc quy định thực hiện việc tiếp nhận, phân loại, xử lý và quản lý đơn đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chặt chẽ, chính xác, không để ảnh hưởng thời hạn giải quyết đơn thuộc thẩm quyền.
- Chú trọng công tác cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; VKSND cấp tỉnh và VKSND cấp huyện cần phân công cán bộ có kinh nghiệm nghiệp vụ chủ trì, tham mưu giải quyết.
- VKSND cấp trên tăng cường theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn VKSND cấp dưới giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đặc biệt quan tâm đến giải quyết khiếu nại về quyết định không khởi tố vụ án hình sự, kịp thời phát hiện sai sót, vi phạm để khắc phục ngay; hạn chế quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành, VKS có thẩm quyền kiểm tra lại mới phát hiện để yêu cầu sửa chữa, hoặc hủy bỏ gây khó khăn cho quá trình giải quyết tiếp theo.
4. Công tác kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
- VKSND cấp tỉnh tranh thủ, xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, Tòa án) để đề nghị cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan để có cơ sở đánh giá chứng cứ được khách quan, toàn diện, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
5. Công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền các cơ quan tư pháp, nhất là những trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền cơ quan điều tra cùng cấp nhằm hạn chế khiếu nại tiếp theo để VKSND phải giải quyết; trường hợp người tố cáo không nhất trí kết quả giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp khác, VKSND chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết để kiểm tra lại; nếu phát hiện có tình tiết mới, thuộc trường hợp cơ quan tư pháp ngang cấp phải giải quyết lại thì theo dõi để thực hiện kiểm sát việc giải quyết.
- VKSND cấp trên tăng cường theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của VKSND cấp dưới đảm bảo nội dung đầy đủ, có căn cứ và đúng pháp luật; nâng cao chất lượng văn bản thông báo, rút kinh nghiệm công tác, lựa chọn những trường hợp vi phạm có tính chất phổ biến để rút kinh nghiệm chung, những trường hợp vi phạm cá biệt, chưa đến mức phải hủy, VKSND cấp trên ban hành văn bản rút kinh nghiệm cần chỉ rõ, phân tích kỹ vi phạm, sai sót giúp VKSND cấp dưới nhận thức và thực hiện đúng quy định của pháp luật và của Ngành.
Điều 483 BLTTHS để đảm bảo việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đầy đủ, có căn cứ và đúng pháp luật.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, VKSND các cấp tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao và Hướng dẫn này. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ với Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12) VKSND tối cao để được hướng dẫn, giải đáp.
- Đ/c Viện trưởng VKSTC (để b/cáo); | TL. VIỆN TRƯỞNG |
[1] Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 31/12/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao về Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 28/7/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
[2] Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT ngày 05/4/2018, quy định phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT ngày 05/9/2018, quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo.
File gốc của Hướng dẫn 04/HD-VKSTC công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành đang được cập nhật.
Hướng dẫn 04/HD-VKSTC công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Số hiệu | 04/HD-VKSTC |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Người ký | Phạm Thanh Từng |
Ngày ban hành | 2021-01-08 |
Ngày hiệu lực | 2021-01-08 |
Lĩnh vực | Hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |