BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2019/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2019 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa;
Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Vé giấy là vé do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa phát hành dưới hình thức in sẵn.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
1. Trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh theo quy định đồng thời bố trí tại những vị trí theo đúng thiết kế của phương tiện; đối với phương tiện mà thiết kế bị thất lạc thì phải bố trí tại những vị trí dễ thấy, dễ lấy và không ảnh hưởng đến việc thoát nạn trên phương tiện.
3. Trong thời gian ít nhất là 10 phút trước khi phương tiện tới cảng, bến đón trả hành khách, thuyền trưởng, phải tổ chức thông báo cho hành khách tên cảng, bến, thời gian phương tiện lưu lại và các thông tin cần thiết khác (trừ vận tải hành khách ngang sông).
5. Phục vụ hành khách văn minh, lịch sự.
7. Thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông vận tải và Cảng vụ có liên quan nơi tổ chức, cá nhân vận tải hành khách:
b) Trước 05 ngày khi ngừng hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.
9. Các nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Giao thông đường thủy nội địa.”.
Điều 9 như sau:
1. Vé hành khách
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách phải niêm yết công khai giá vé tối đa tại cảng, bến hành khách, phương tiện vận tải và trên trang thông tin điện tử; hướng dẫn cho hành khách cách sử dụng vé để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách theo quy định;
d) Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:
Đối với vé giấy: không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin, phải ghi đúng tuyến vận tải và thời gian chạy;
2. Bán vé hành khách
b) Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị người mua vé cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận. Trường hợp mua vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử, người mua vé phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách;
3. Kiểm soát vé
4. Sửa đổi khoản 3 Điều 13 như sau:
Tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước cảng, bến, đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Quyết định số 51/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa và xử lý tai nạn, thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.”.
Điều 22 như sau:
Tổ chức, cá nhân liên quan xử lý tai nạn trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải thực hiện theo Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển. Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải, Thông tư số 39/2017/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.”.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Tàu chở người là phương tiện thủy nội địa có sức chở từ 12 (mười hai) người trở xuống.
4. Hành khách là người được vận chuyển trên phương tiện vận tải hành khách có vé hợp lệ và người được miễn mua vé, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và nhân viên phục vụ.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
1. Công khai thông tin về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc niêm yết tại cảng, bến, tại quầy bán vé để hành khách biết được trước khi đi tàu.
3. Niêm yết trên tàu bằng tiếng Việt và tiếng Anh: số điện thoại đường dây nóng của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, đơn vị tìm kiếm cứu nạn và nội quy đi tàu.
5. Trong thời gian ít nhất 10 phút trước khi tàu đến cảng, bến trả hành khách, nhân viên phục vụ hoặc thuyền viên trên tàu có trách nhiệm cung cấp thông tin về cảng, bến, thời gian tàu lưu lại và các thông tin cần thiết khác.
Thông tin bắt buộc bao gồm: các thông tin về thời gian tàu đến và rời cảng, bến, hành trình của tàu, danh sách hành khách, danh sách thuyền viên và nhân viên phục vụ trên tàu theo từng chuyến và được lưu trữ trong vòng 01 năm.
a) Trước 10 ngày khi triển khai vận tải hành khách theo tuyến cố định;
c) Trước 5 ngày khi ngừng hoạt động trên tuyến.
9. Hàng năm tổ chức diễn tập công tác ứng cứu khi tàu bị sự cố đâm va, hỏng máy, cháy nổ.
khoản 2 Điều 82 Luật Giao thông đường thủy nội địa.”.
Điều 8 như sau:
1. Thủ tục vào và rời cảng, bến thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
1. Yêu cầu thuyền trưởng, người lái phương tiện vận chuyển người, hành lý, bao gửi không kinh doanh phải đón, trả người từ cảng, bến thủy nội địa được công bố hoạt động, và không được kinh doanh vận tải hành khách.
3. Niêm yết trên tàu: số điện thoại cảng vụ liên quan, đơn vị tìm kiếm cứu nạn và nội quy đi tàu.
Việc trang bị thiết bị AIS trên tàu và tiêu chuẩn chức năng kỹ thuật của thiết bị AIS phải phù hợp với quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.”.
Điều 16 như sau:
Tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng, bến, đường thủy nội địa theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014, Quyết định số 51/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa và xử lý tai nạn, thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.”.
Điều 17 như sau:
Tổ chức, cá nhân liên quan xử lý tai nạn trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải thực hiện theo Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển, Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải, Thông tư số 39/2017/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.”.
Điều 18 như sau:
Sở Giao thông vận tải, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ liên quan thực hiện đình chỉ hoạt động khi phát hiện tàu khách cao tốc gặp sự cố, tai nạn có ảnh hưởng đến an toàn kỹ thuật của tàu và chỉ cho phép hoạt động lại khi có ý kiến của tổ chức đăng kiểm liên quan về việc tàu đủ điều kiện an toàn kỹ thuật để tiếp tục hoạt động.”
khoản 2 Điều 21 như sau:
2. Thay thế các Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa bằng các Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Thông tư này.
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa;
Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Phụ lục I, II, III và cụm từ “theo hợp đồng chuyến” tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bàng tàu khách cao tốc giữa cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới;
4. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo quy định của các văn bản đó.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương:
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Các Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP);
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;
- Báo Giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải;
- Lưu: VT, Vtải (3).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Nhật
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………, ngày…… tháng…… năm 20...
Kính gửi: …………………………………………
- Địa chỉ giao dịch:.............................................................................................................
1. Phương tiện hoạt động trên tuyến vận tải
STT
Tên phương tiện
Số đăng ký
Trọng tải
(ghế)
Số lượng hành khách
Ghi chú
1
2
…
2. Lịch chạy tàu trên mỗi tuyến vận tải
…………………… vào các giờ (hoặc vào ngày nào trong tuần): ...........................................
(Các tuyến khác ghi tương tự)
4. Số lượng hành khách luân chuyển trong tháng: .................................. (hành khách.km)
- Như trên; | Đại diện đơn vị kinh doanh |
(Ban hành kèm theo thông tư số 34/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
VÉ TÀU KHÁCH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA (VÉ GIẤY)
Tên tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách | Tên tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách | Lô gô | Tên tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách Địa chỉ: ……………………………………………… |
MST: ………… Mẫu số: ………… N° ………… | MST: ………… Mẫu số: ………… N°………… | ………… N° ……… | Mã số thuế (MST): ………………………………………… Thông tư số: ……/2019/TT-BGTVT ngày …/…/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT |
Vé tàu khách đường thủy nội địa Tuyến: ………………………… Giá: …………đ/ng/lượt | Vé tàu khách đường thủy nội địa Tuyến: ………………………… Giá: …………đ/ng/lượt | Vé tàu khách đường thủy nội địa (Đã có bảo hiểm và thuế GTGT) Tên cảng (bến) đi: ……………………… - đến …………………… Giá: ……………………đồng/người/lượt Họ, tên hành khách: ………………………………………………………… Quá giờ tàu chạy vé không còn giá trị |
* Kích thước vé tùy tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách lựa chọn cho phù hợp nhưng phải chia thành ba phần: phần giữ lại nơi bán vé, phần giữ lại nơi kiểm soát, phần trao cho hành khách và đầy đủ các nội dung như trong mẫu nêu trên.
* Giá vé có thể in trực tiếp, có thể để trống và đóng dấu cho phù hợp khi thay đổi.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
VÉ ĐIỆN TỬ TÀU KHÁCH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Tên tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách
- Mã đặt chỗ:
- Người đặt chỗ:
- Email:
Tên khách hàng …………………………………… Số vé điện tử: ............................................
Tên cảng (bến) đi: …………………………………………- đến .................................................
Giờ tàu chạy: ……………………………… ngày …… tháng…… năm .....................................
Tên cảng (bến) đi: ………………………………………… - đến ................................................
Giờ tàu chạy: …………………………………… ngày…… tháng…… năm ................................
- Chuyến tàu đi: giá vé
(Giá vé đã bao gồm thuế và bảo hiểm hành khách)
- Hành khách xuất trình giấy tờ tùy thân và cung cấp mã đặt chỗ và vé/ phiếu thu theo quy định của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách khi làm thủ tục lên tàu. Trong trường hợp các giấy tờ tùy thân được yêu cầu để xác minh hành khách không sẵn sàng tại thời điểm làm thủ tục tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách có quyền từ chối làm thủ tục cho hành khách.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………, ngày…… tháng…… năm 20…
HÀNH KHÁCH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Tên chủ phương tiện: ........................................................................................................
Tên thuyền trưởng: …………………………………… Số GCNKNCM (CCCM): .........................
Thời gian rời bến: hồi………… giờ…………, ngày …………/…………/20................................
STT
Họ và tên
Năm sinh (tuổi)
Nam/nữ
Quốc tịch
Ghi chú
1
2
3
4
……
Ghi chú: lấy thông tin của hành khách, để phục vụ cho việc liên lạc.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ KHAI THÁC CẢNG, BẾN
(ký ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(ký ghi rõ họ, tên)
File gốc của Thông tư 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi mốt số điều của các Thông tư quy định vận tải đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi mốt số điều của các Thông tư quy định vận tải đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Số hiệu | 34/2019/TT-BGTVT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Nguyễn Nhật |
Ngày ban hành | 2019-09-06 |
Ngày hiệu lực | 2019-11-01 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng | Còn hiệu lực |