BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1900/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ- CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình khung, tài liệu tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ VẬN TẢI VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NGƯỜI LÁI XE, NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TRÊN XE
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BGTVT ngày /10/2020 của Bộ Giao thông vận tải)
Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông.
04 bài.
1. Mục tiêu chung
Thông qua chương trình khung tập huấn, trang bị cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải các kiến thức cơ bản liên quan đến nghiệp vụ vận tải, an toàn giao thông, đạo đức nghề nghiệp để từ đó nâng cao nghiệp vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải và an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp
- Tận tụy với công việc được giao, có ý thức giữ gìn, bảo vệ người, hàng hóa, phương tiện; tôn trọng, cảm thông và hết lòng phục vụ hành khách đi xe;
- Luôn luôn có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;
- Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu nghề nghiệp;
- Trung thực, khách quan, có tinh thần học tập để nâng cao trình độ.
b)Về kiến thức
- Có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ vận tải bằng xe ô tô, một số nội dung lái xe cần lưu ý khi điều khiển phương tiện để đảm bảo an toàn giao thông;
- Hiểu biết các quy định của pháp luật về vận tải đường bộ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp;
- Có hiểu biết để áp dụng được vào thực tế các nội dung, nhiệm vụ của người lái xe trong Quy trình đảm bảo an toàn giao thông; có kiến thức cơ bản để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thông thường xảy ra đối với hành khách khi đang lưu thông trên đường.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TẬP HUẤN
1. Hướng dẫn chương trình khung tập huấn cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
Chương trình khung tập huấn và các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vận tải, nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe là yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Chương trình khung tập huấn nghiệp vụ cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe được Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam. Biên soạn tài liệu trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để các đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng để tổ chức tập huấn hoặc phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô địa phương, cơ sở đạo tạo lái xe, trường đào tạo, bồi dưỡng các bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, các trường đào tạo từ trung cấp trở lên (các trường có chuyên ngành vận tải đường bộ) để tổ chức tập huấn cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo đúng quy định.
Chương trình khung được xây dựng với khối lượng kiến thức và thời gian phù hợp. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào điều kiện thực tế, đơn vị kinh doanh vận tải hoặc các đơn vị phối hợp nêu trên có thể vận dụng cụ thể nhưng phải đảm bảo khối lượng kiến thức, tính logic của chương trình và thời gian quy định.
2. Yêu cầu đối với cán bộ tập huấn và người dự lớp tập huấn
a) Đối với cán bộ tập huấn
- Cán bộ tập huấn là người đáp ứng một trong hai yêu cầu sau:
+ Giáo viên chuyên ngành vận tải của các trường từ trung cấp trở lên có đào tạo chuyên ngành vận tải đường bộ; người có trình độ chuyên ngành vận tải đường bộ từ trung cấp trở lên;
+ Người có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác và có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm về quản lý, điều hành vận tải đường bộ.
- Nội dung tập huấn: Theo chương trình khung của Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Quyết định này.
- Đơn vị kinh doanh vận tải được phối hợp với đơn vị khác để thực hiện tập huấn, cụ thể:
+ Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Vận tải ô tô địa phương;
+ Cơ sở đào tạo người lái xe ô tô;
+ Trường đào tạo, bồi dưỡng các bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ; các trường (có chuyên ngành vận tải) đào tạo từ trung cấp trở lên.
b) Đối với người dự tập huấn
- Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe được đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng lao động theo quy định và cử đi dự lớp tập huấn;
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật;
- Quá trình tham gia tập huấn phải chấp hành nghiêm nội quy lớp tập huấn.
3. Đơn vị tổ chức tập huấn
- Các đơn vị kinh doanh vận tải được tự tổ chức tập huấn hoặc phối hợp với với các đơn vị quy định tại điểm b khoản 5 Điều 16 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT để tổ chức tập huấn cho người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
- Trước khi tổ chức tập huấn đơn vị kinh doanh vận tải, hiệp hội vận tải ô tô địa phương, cơ sở đào tạo lái xe (Đơn vị tổ chức tập huấn) phải xây dựng kế hoạch tập huấn gồm: Tổ chức các lớp tùy theo nhu cầu ở địa phương mà bố trí số lớp tập huấn cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe cho phù hợp; đối với lái xe có thể chia thành các lớp theo chuyên ngành vận tải như hàng hóa, hành khách hay tổ chức chung; đối với nhân viên phục vụ trên xe có thể tách thành các lớp theo chuyên ngành vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách du lịch, hợp đồng, vận tải hành khách theo tuyến cố định hay tổ chức chung; bố trí thời gian, địa điểm, danh sách cán bộ tập huấn..và phải báo cáo Sở GTVT địa phương để kiểm tra, giám sát.
- Đơn vị tổ chức tập huấn quản lý, giám sát quá trình thực hiện tập huấn, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu 03 năm.
4. Tổ chức kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận:
- Việc tổ chức kiểm tra được thực hiện như sau:
+ Người dự tập huấn phải đảm bảo tham gia tối thiểu 85% thời gian học thì mới đủ điều kiện để được kiểm tra;
+ Kết thúc chương trình tập huấn sẽ có một bài kiểm tra trong thời gian từ 60 phút đến 120 phút;
+ Điểm kiểm tra kết thúc chương trình tập huấn được chấm theo thang điểm 10, điểm kiểm tra từ 5 điểm trở lên là đạt yêu cầu.
- Hình thức kiểm tra: Có 2 hình thức
+ Kiểm tra bằng bài viết
+ Kiểm tra trắc nghiệm
+ Tuỳ theo điều kiện của từng địa phương, các đơn vị tổ chức tập huấn lựa chọn phương pháp tổ chức kiểm tra.
- Cấp Giấy chứng nhận tập huấn: Những lái xe kinh doanh vận tải, nhân viên phục vụ trên xe có điểm của kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên thì được đơn vị tổ chức tập huấn cấp Giấy chứng nhận tập huấn theo quy định.
VI. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian tập huấn
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 04 bài (từ bài 1 đến bài 4)
+ Thời gian tập huấn: từ 12 ÷ 13 tiết
2. Cấu trúc kiến thức của chương trình tập huấn
TT | NỘI DUNG TẬP HUẤN | Phân bố thời gian tập huấn |
NGÀY THỨ NHẤT | ||
1. | Bài 1 Cơ bản về ngành vận tải ô tô Việt Nam và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh vận tải | 2 Tiết |
2. | Bài 2 Bồi dưỡng nghiệp vụ vận tải cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đảm bảo an toàn giao thông. | 5 Tiết |
NGÀY THỨ HAI | ||
3. | Bài 3 Rèn luyện nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lái xe kinh doanh vận tải và nhân viên phục vụ trên xe. | 2 Tiết |
4. | Bài 4 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng người lái xe kinh doanh vận tải, nhân viên phục vụ trên xe. | 2 Tiết |
5. | Tổ chức kiểm tra | 01Tiết ÷ 2 Tiết |
Tổng cộng: | 12 ÷ 13 Tiết |
VII. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC KIẾN THỨC BẮT BUỘC: Theo nội dung Tài liệu tập huấn kèm theo Quyết định này./.
File gốc của Quyết định 1900/QĐ-BGTVT năm 2020 về chương trình khung, tài liệu tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1900/QĐ-BGTVT năm 2020 về chương trình khung, tài liệu tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Số hiệu | 1900/QĐ-BGTVT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành | 2020-10-07 |
Ngày hiệu lực | 2020-10-07 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng | Còn hiệu lực |