BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v bổ sung biển báo Khu đông dân cư trên mạng lưới đường bộ
Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2017
Kính gửi:
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT và mục D.17 QCVN 41:2016/BGTVT: Biển số R420 có hiệu lực đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đông dân cư cho đến vị trí đặt biển số R421. Như vậy đối với các khu đông dân cư, yêu cầu tại tất cả các đường, các cửa ngõ ra, vào đều phải cắm biển báo bắt đầu khu đông dân cư R420 và biển báo kết thúc khu đông dân cư R421 (mà không nhất thiết phải cắm nhắc lại tại các nút giao).
1. Đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đơn vị chức năng của địa phương rà soát, bổ sung đầy đủ biển báo R.420, R.421 trên các cửa ngõ vào, ra khu đông dân cư của hệ thống đường địa phương (Đường tỉnh, Đường huyện, Đường xã, Đường đô thị,...).
- Rà soát và lắp đặt đầy đủ biển báo R.420, R.421 trên hệ thống đường quốc lộ thuộc phạm vi quản lý và trên đường nhánh tại khu vực nút giao với quốc lộ (nếu đường nhánh đó không thuộc khu vực đông dân cư), tổng hợp khối lượng thực hiện, báo cáo Tổng cục ĐBVN để bổ sung kinh phí thực hiện.
Lưu ý:
Điều 3 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 và mục D.17 Quy chuẩn QCVN 41:2016/BGTVT của Bộ GTVT cho phù hợp thực tế là khu vực đông dân cư.
3. Giao Cục QLĐB I, II, III và IV đôn đốc, báo cáo kết quả công tác rà soát, bổ sung biển R.420, R.421 tại các địa phương thuộc khu vực quản lý.
- Như trên; - Bộ GTVT (để b/c); - Phó TCT Phan Thị Thu Hiền; - VP Quỹ BTĐB Trung ương; - Cục CSGT (C67 - Bộ CA); - Vụ KHĐT, QLBT, TC; - Cục QLXD đường bộ; - Cục QLĐB cao tốc; - Cổng thông tin điện tử Tổng cục; - Lưu: VT, ATGT (VSQ-8b).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).
Đối với đoạn đường nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã: Căn cứ vào mức độ đô thị hóa và mật độ dân cư sinh sống bên đường để đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” (Biển số 420) và biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư” (Biển số 421) trên các tuyến đường ở vị trí vào, ra đô thị cho phù hợp (không đặt biển báo theo địa giới hành chính được quy hoạch, nếu chưa đô thị hóa hoặc dân cư thưa thớt). Biển số 420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số 421.
Đối với đoạn đường nằm ngoài nội thành phố, nội thị xã: Đoạn đường được xác định là qua khu đông dân cư khi có chiều dài từ 500 m trở lên, các lối ra vào nhà trực tiếp với đường có cự ly trung bình từ 6 m trở xuống theo chiều ngang. mật độ các lối ra vào nhà trung bình dưới 10 m.
2. Xe cơ giới gồm xe ô tô. máy kéo. rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo. xe mô tô hai bánh. xe mô tô ba bánh. xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
3. Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt, bao gồm: Ô tô quét đường. ô tô hút chất thải. ô tô trộn vữa. ô tô trộn bê tông. ôtô bơm bê tông. ô tô cần cẩu. ô tô thang. ô tô khoan. ô tô cứu hộ giao thông. ô tô chuyên dùng loại khác như ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo sóng truyền hình lưu động, ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động.
4. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
5. Dải phân cách giữa là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó, được dùng để phân chia mặt đường thành hai phần xe chạy ngược chiều riêng biệt (các dạng chủ yếu: bó vỉa, dải phân cách kết cấu bê tông, hộ lan tôn sóng, hoặc dải đất dự trữ).
6. Đường đôi là đường có chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách giữa.
7. Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.
8. Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa.
9. Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).
Đối với đoạn đường nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã: Căn cứ vào mức độ đô thị hóa và mật độ dân cư sinh sống bên đường để đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” (Biển số 420) và biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư” (Biển số 421) trên các tuyến đường ở vị trí vào, ra đô thị cho phù hợp (không đặt biển báo theo địa giới hành chính được quy hoạch, nếu chưa đô thị hóa hoặc dân cư thưa thớt). Biển số 420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số 421.
Đối với đoạn đường nằm ngoài nội thành phố, nội thị xã: Đoạn đường được xác định là qua khu đông dân cư khi có chiều dài từ 500 m trở lên, các lối ra vào nhà trực tiếp với đường có cự ly trung bình từ 6 m trở xuống theo chiều ngang. mật độ các lối ra vào nhà trung bình dưới 10 m.
2. Xe cơ giới gồm xe ô tô. máy kéo. rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo. xe mô tô hai bánh. xe mô tô ba bánh. xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
3. Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt, bao gồm: Ô tô quét đường. ô tô hút chất thải. ô tô trộn vữa. ô tô trộn bê tông. ôtô bơm bê tông. ô tô cần cẩu. ô tô thang. ô tô khoan. ô tô cứu hộ giao thông. ô tô chuyên dùng loại khác như ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo sóng truyền hình lưu động, ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động.
4. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
5. Dải phân cách giữa là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó, được dùng để phân chia mặt đường thành hai phần xe chạy ngược chiều riêng biệt (các dạng chủ yếu: bó vỉa, dải phân cách kết cấu bê tông, hộ lan tôn sóng, hoặc dải đất dự trữ).
6. Đường đôi là đường có chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách giữa.
7. Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều.
8. Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa.
9. Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
File gốc của Công văn 4503/TCĐBVN-ATGT năm 2017 về bổ sung biển báo Khu đông dân cư trên mạng lưới đường bộ do Tổng cục đường bộ Việt Nam ban hành đang được cập nhật.