VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 413/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015 |
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị tổng kết 5 năm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020. Tham dự Hội nghị có đồng chí Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các đồng chí Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, lãnh đạo Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia báo cáo kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã kết luận như sau:
1. Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các Bộ, cơ quan: Công an, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; các thành viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như sự tham gia tích cực của các đoàn thể, các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong giai đoạn 2011 - 2015, nhất là sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ và 3 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã có sự chuyển biến mạnh mẽ; ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông có chuyển biến tốt; trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ được nâng cao; bước đầu thiết lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi cả nước và giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tai nạn giao thông được kiềm chế và giảm liên tục cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, bị thương; đặc biệt đã giảm được 12.500 người chết (giảm gần 24% so với giai đoạn 2006 - 2010). Biểu dương các địa phương có thành tích tốt trong việc giảm tai nạn giao thông, nhất là giảm số người chết vì tai nạn giao thông; đặc biệt 14 địa phương giảm số người chết trong 4 năm liên tục gồm: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Quảng Bình, Bình Định, An Giang, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Yên Bái.
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tiếp tục được đẩy mạnh, đổi mới; một số giải pháp đột phá được thực hiện quyết liệt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình trật tự, an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp; số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông còn ở mức cao; vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Năm 2015, tai nạn giao thông đường thủy, đường sắt tăng cao. Một số địa phương có tình hình giảm tai nạn giao thông chưa ổn định.
quy định; tình trạng ùn tắc giao thông có hiện tượng tái diễn phức tạp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là khi có triều cường, mưa lớn, gây úng ngập cục bộ hoặc trên các tuyến có công trình đang thi công.
trong cộng đồng;
của lực lượng thực thi công vụ;
ủy nội địa, xe khách;
2. Nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020
về “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2011 - 2020”.
c) Bảo đảm tiến độ, siết chặt quản lý chất lượng các hoạt động đầu tư xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng giao thông. Nghiên cứu, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; nghiên cứu xây dựng kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường thủy nội địa. Tiếp tục rà soát, lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ; thường xuyên rà soát và khắc phục kịp thời các điểm đen, vị trí mất an toàn giao thông.
ủy nội địa và hàng không, giảm áp lực cho vận tải đường bộ. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh; đẩy nhanh tiến độ phát triển vận tải hành khách công cộng kết nối các đô thị trung tâm tỉnh với trung tâm huyện, các khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị, xe buýt nhanh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chi Minh.
ủy nội địa; vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, tải trọng phương tiện vận tải, an toàn kỹ thuật phương tiện, bảo đảm an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng giao thông, các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông.
trong hoạt động giao thông vận tải; chú trọng tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho người thực thi công vụ; phổ biến quy định pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông đối với chủ xe, lái xe kinh doanh vận tải, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và người điều khiển phương tiện cá nhân, nhất là nhóm những người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Xây dựng và triển khai tuyên truyền vận động bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; khuyến khích sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông đô thị; đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành các dự án đường sắt đô thị đang thi công theo đúng tiến độ; sớm triển khai các tuyến đường sắt đô thị mới theo quy hoạch đã được phê duyệt; mở rộng các đường vành đai, đường hướng tâm, đường trên cao để nâng cao lưu lượng phương tiện hoạt động.
a) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xây dựng, ban hành, chỉ đạo triển khai và tổ chức ra quân thực hiện Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2016 ngay từ ngày đầu năm với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương của người thực thi công vụ” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
ủy nội địa.
Thành phố Hồ Chí Minh, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Kế hoạch năm An toàn giao thông 2016, xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
File gốc của Thông báo 413/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị tổng kết 5 năm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Thông báo 413/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị tổng kết 5 năm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Số hiệu | 413/TB-VPCP |
Loại văn bản | Thông báo |
Người ký | Nguyễn Cao Lục |
Ngày ban hành | 2015-12-25 |
Ngày hiệu lực | 2015-12-25 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng |