\r\n BỘ NGOẠI\r\n GIAO | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ\r\n HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 18/2023/TB-LPQT \r\n | \r\n \r\n Hà Nội,\r\n ngày 22 tháng 8 năm 2023 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
VỀ\r\nVIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
\r\n\r\nThực hiện quy định tại Điều\r\n56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
\r\n\r\nHiệp định vận chuyển hàng không giữa\r\nChính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên\r\nbang Bra-xin,\r\nký ngày 02 tháng 7 năm 2018, có hiệu lực từ ngày 16 tháng 8 năm 2023.
\r\n\r\nBộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao\r\nHiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n TL. BỘ\r\n TRƯỞNG | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ\r\nnghĩa Việt Nam (“Việt Nam“) và Chính phủ nước Cộng hòa Liên bang Bra-xin\r\n(“Bra-xin”), sau đây gọi là “các Bên”;
\r\n\r\nLà các bên của Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế\r\nđược mở để ký tại Chi-ca-gô ngày 7 tháng 12 năm 1944;
\r\n\r\nMong muốn đóng góp vào sự tiến bộ của\r\nhàng không dân dụng quốc tế;
\r\n\r\nMong muốn ký kết một hiệp định để thiết\r\nlập và khai thác các chuyến bay giữa và quá lãnh thổ của hai nước;
\r\n\r\nĐã thỏa thuận như sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nDùng cho Hiệp định này, trừ khi được\r\nquy định khác, thuật ngữ:
\r\n\r\na) “Nhà chức trách\r\nhàng không”, trong trường hợp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ\r\nCục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, và trong trường hợp của\r\nBra-xin, chỉ nhà chức trách hàng không dân dụng được đại diện bởi Cơ quan Hàng\r\nkhông dân dụng quốc gia (ANAC); hoặc trong cả hai trường hợp chỉ bất kỳ nhà chức\r\ntrách hoặc người nào được ủy quyền thực hiện các chức năng do nhà chức trách\r\nnói trên thực hiện;
\r\n\r\nb) “Hiệp định” chỉ Hiệp định này, bất kỳ phụ\r\nlục nào của Hiệp định, và bất kỳ sửa đổi nào của Hiệp định;
\r\n\r\nc) “Tải cung ứng” chỉ số lượng các\r\nchuyến bay được cung cấp theo Hiệp định, thường được tính bằng số chuyến bay\r\n(tần suất) hoặc ghế hoặc tấn hàng hóa đưa ra thị trường (cặp thành phố,\r\nhoặc nước-đến-nước) hoặc\r\ntrên một đường bay trong một khoảng thời gian nhất định, như hàng ngày, hàng tuần,\r\nhàng mùa hoặc hàng năm;
\r\n\r\nd) “Công ước” chỉ Công ước về Hàng\r\nkhông dân dụng quốc tế được mở để ký tại Chi-ca-gô ngày 7 tháng\r\n12 năm 1944, và bao gồm bất kỳ Phụ lục nào được thông qua theo Điều\r\n90 của Công ước đó, và\r\nbất kỳ sửa đổi nào của các Phụ lục hoặc của Công ước theo Điều\r\n90 và 94, trong chừng mực các Phụ lục và sửa đổi đó có hiệu\r\nlực đối với cả hai Bên;
\r\n\r\ne) “Hãng hàng không được chỉ định'’ chỉ\r\nmột hãng hàng không được chỉ định và được cấp phép phù hợp với Điều 3 (Chỉ định và cấp\r\nphép) của Hiệp định này;
\r\n\r\nf) “Giá cước” chỉ bất kỳ giá\r\ntiền, cước vận chuyển hay khoản thu cho việc vận chuyển hành khách, hành lý\r\nvà/hoặc hàng hoá (trừ bưu kiện) trong vận tải hàng không, bao gồm cả\r\nbất kỳ phương thức vận tải liên quan nào, do các hãng hàng\r\nkhông, kể cả các đại lý của họ thu, và các Điều kiện điều chỉnh giá tiền, cước\r\nhoặc khoản thu đó;
\r\n\r\ng) “Lãnh thổ” đối với một Quốc gia chỉ\r\nvùng đất (đất liền và hải đảo), nội thủy và lãnh hải liền\r\nkề và vùng trời phía trên thuộc chủ quyền của Quốc gia đó;
\r\n\r\nh) “Giá người sử dụng” chỉ giá sử dụng\r\ndịch vụ do nhà chức trách thẩm quyền thu hoặc được nhà chức trách đó\r\ncho phép thu đối với các hãng hàng không cho việc cung cấp tài sản hoặc các\r\nphương tiện của cảng hàng không hoặc các trang thiết bị dẫn đường hàng không,\r\nbao gồm các dịch vụ và phương tiện có liên quan cho máy bay, tổ bay, hành\r\nkhách và hàng hóa; và
\r\n\r\ni) “Chuyến bay”, “Chuyến bay quốc tế”,\r\n“Hãng hàng\r\nkhông" và “Dừng với mục đích phi thương mại” có các nghĩa được qui định tại\r\nĐiều 96 của Công ước.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mỗi Bên trao cho Bên\r\nkia các quyền được qui định trong Hiệp định này nhằm mục đích khai thác các\r\nchuyến bay quốc tế trên các đường bay được quy định tại Phụ lục của Hiệp định\r\nnày.
\r\n\r\n2. Tùy thuộc các quy định của Hiệp định\r\nnày, (các) hãng hàng không được mỗi Bên chỉ định được hưởng các quyền sau:
\r\n\r\na) bay qua lãnh thổ của Bên kia mà\r\nkhông hạ cánh;
\r\n\r\nb) hạ cánh ở lãnh thổ của Bên kia với mục\r\nđích phi thương mại;
\r\n\r\nc) hạ cánh tại (các) điểm trên (các)\r\nđường bay quy định tại Bảng đường bay do nhà chức trách hàng không của cả\r\nhai Bên cùng nhau thỏa thuận với mục đích lấy lên tàu bay và cho xuống hành\r\nkhách, hành lý, hàng hóa hoặc bưu kiện được vận chuyển riêng biệt hoặc kết hợp\r\ntrong vận chuyển quốc tế; và
\r\n\r\nd) các quyền khác được quy định trong\r\nHiệp định này.
\r\n\r\n3. Các hãng hàng không của mỗi Bên,\r\nngoài các hãng hàng không được chỉ định theo Điều 3 (Chỉ định và cấp\r\nphép) của Hiệp định này, cũng được hưởng các quyền quy định\r\ntại các khoản 2 a) và b) của Điều này.
\r\n\r\n4. Không ý nào trong Hiệp định này được\r\ncoi là dành cho (các)\r\nhãng hàng không được\r\nchỉ định của một Bên quyền lấy lên tàu bay, trong lãnh thổ của Bên\r\nkia, hành khách, hành lý, hàng hóa và bưu kiện để lấy tiền công và vận chuyển đến một điểm khác\r\ntại lãnh thổ của Bên kia.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mỗi Bên có quyền chỉ định bằng văn\r\nbản cho Bên kia một hãng hàng không hoặc các hãng hàng không để khai thác các\r\nchuyến bay thỏa thuận và thu hồi hoặc thay đổi việc chỉ định như vậy.\r\nCác thông báo này sẽ được thực hiện thông qua đường ngoại giao.
\r\n\r\n2. Khi nhận được chỉ định\r\nnhư vậy và đơn xin phép từ hãng hàng không được chỉ định, theo hình thức và\r\ncách thức được quy định đối với việc cấp phép khai thác, mỗi Bên sẽ cấp giấy\r\nphép khai thác phù hợp với sự chậm trễ về thủ tục ở mức\r\ntối thiểu, với điều kiện:
\r\n\r\na) hãng hàng không được chỉ định được\r\nthành lập tại lãnh thổ của Bên chỉ định;
\r\n\r\nb) việc kiểm soát pháp lý hữu hiệu\r\nhãng hàng không đó được thực hiện và duy trì bởi Bên chỉ định hãng hàng không đó;
\r\n\r\nc) Bên chỉ định hãng hàng không tuân\r\nthủ các quy định tại Điều 7 (An toàn) và Điều 8 (An ninh Hàng không); và
\r\n\r\nd) hãng hàng không được chỉ định đó đủ\r\ntiêu chuẩn đáp ứng các điều kiện theo luật pháp và các quy định thường được áp\r\ndụng đối với việc\r\nkhai thác các chuyến bay vận tải hàng không quốc tế bởi Bên nhận chỉ định.
\r\n\r\n3. Khi nhận được giấy\r\nphép khai thác theo khoản 2 của Điều này, một hãng hàng không được chỉ định,\r\nvào bất kỳ thời điểm\r\nnào, có thể bắt đầu khai thác\r\ncác chuyến bay thỏa\r\nthuận mà hãng hàng không đó được chỉ định, với điều kiện là hãng hàng không đó\r\nphải tuân thủ các quy định hiện hành của Hiệp định này.
\r\n\r\n\r\n\r\nRút,\r\nThu hồi và Hạn chế Giấy phép
\r\n\r\n1. Nhà chức trách hàng không của mỗi\r\nBên có quyền rút giấy phép nêu tại Điều 3 (Chỉ định và cấp phép) của Hiệp định\r\nnày đối với một\r\nhãng hàng không do Bên kia chỉ định, và thu hồi, đình chỉ hoặc\r\náp đặt các điều kiện đối với giấy phép đó, tạm thời hoặc vĩnh viễn trong trường\r\nhợp:
\r\n\r\na) Không có bằng chứng rằng hãng hàng\r\nkhông được chỉ định được thành lập tại lãnh thổ của Bên chỉ định hãng hàng\r\nkhông; hoặc
\r\n\r\nb) Việc kiểm soát pháp lý hữu hiệu hãng\r\nhàng không được chỉ định đó không được thực hiện và duy trì bởi Bên chỉ định hãng hàng\r\nkhông; hoặc
\r\n\r\nc) Bên chỉ định hãng hàng không không\r\ntuân thủ các quy định tại Điều 7 (An toàn) và Điều 8 (An ninh Hàng không); hoặc
\r\n\r\nd) Hãng hàng không được chỉ định đó\r\nkhông đủ tiêu chuẩn đáp ứng các điều kiện theo luật pháp và các quy định thông\r\nthường được áp dụng đối với việc khai thác các chuyến bay vận tải hàng không quốc\r\ntế bởi Bên nhận chỉ định.
\r\n\r\n2. Trừ khi việc thu hồi, đình chỉ ngay\r\nlập tức, hoặc áp đặt các điều kiện nêu tại khoản 1 của Điều này là\r\ncần thiết để ngăn ngừa việc vi phạm thêm luật pháp và các quy định, hoặc các\r\nquy định của Hiệp định này, quyền đó sẽ chỉ được thực hiện sau\r\nkhi trao đổi ý kiến với Bên kia. Việc trao đổi ý kiến như vậy\r\nsẽ được tiến hành trước khi hết thời hạn ba mươi (30) ngày sau khi có yêu cầu\r\ncủa một Bên, trừ khi cả hai Bên thỏa thuận khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Luật pháp và các quy định của một\r\nBên điều chỉnh việc bay vào và rời khỏi lãnh thổ của mình đối với tàu bay\r\nthực hiện các chuyến bay quốc tế, hoặc việc khai thác và dẫn đường của tàu bay\r\nđó trong khi ở trong lãnh thổ của Bên đó, sẽ được áp dụng đối với tàu bay của\r\ncác hãng hàng không\r\ncủa Bên kia.
\r\n\r\n2. Luật và các quy định của một Bên\r\nLiên quan tới việc vào, ở lại và rời khỏi lãnh thổ của\r\nBên đó đối với hành khách, tổ bay và hàng hóa bao gồm cả bưu kiện như luật pháp\r\nvà quy định liên quan tới xuất nhập cảnh, hải quan, tiền tệ và y tế và kiểm dịch\r\nsẽ áp dụng đối với hành khách, tổ bay, hàng hóa và bưu kiện được chuyên chở bằng\r\ntàu bay của hãng hàng không\r\ncủa Bên kia trong khi ở\r\ntrong lãnh thổ đó.
\r\n\r\n3. Không Bên nào dành cho hãng hàng\r\nkhông của mình hoặc bất kỳ\r\nhãng hàng không nào khác sự ưu tiên hơn đối với hãng hàng không của Bên kia\r\ntham gia vào vận chuyển hàng không quốc tế tương tự trong việc áp dụng các quy\r\nđịnh về xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch và các quy định tương tự.
\r\n\r\n4. Hành khách, hành lý, hàng hoá và\r\nbưu kiện quá cảnh trực tiếp sẽ chỉ phải chịu sự kiểm soát đơn giản. Hành lý và\r\nhàng hoá quá cảnh trực tiếp sẽ được miễn thuế hải quan và các loại thuế tương tự\r\nkhác.
\r\n\r\n\r\n\r\nCông nhận các Chứng chỉ và Bằng
\r\n\r\n1. Chứng chỉ đủ điều kiện\r\nbay, chứng chỉ năng lực và bằng được một Bên cấp hoặc công nhận hiệu lực\r\nvà còn hiệu lực sẽ được Bên kia công nhận hiệu lực nhằm mục đích khai thác các\r\nchuyến bay thỏa thuận với điều kiện là các yêu cầu theo đó\r\ncác chứng chỉ và bằng đó được cấp hoặc được công nhận hiệu lực phải ngang bằng\r\nhoặc cao hơn tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập theo Công ước.
\r\n\r\n2. Nếu các đặc quyền hoặc điều kiện của\r\nbằng hoặc chứng chỉ được\r\nnêu tại khoản 1 nêu\r\ntrên, do nhà chức trách hàng không của một Bên cấp cho bất kỳ người hoặc\r\nhãng hàng không được chỉ định nào hoặc đối với một tàu bay được sử dụng trong\r\nviệc khai thác các chuyến bay thoả thuận, cho phép một sự khác biệt so với các\r\ntiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập theo Công ước, và sự khác biệt đó đã được đệ trình cho Tổ\r\nchức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), thì Bên kia có\r\nthể yêu cầu trao đổi ý kiến giữa các nhà chức trách hàng không để\r\nlàm rõ thực tiễn nói trên.
\r\n\r\n3. Tuy nhiên, mỗi Bên giữ quyền từ chối\r\ncông nhận các chứng chỉ năng lực\r\nvà bằng do Bên kia\r\ncấp cho các công dân của mình đối với các chuyến bay qua hoặc hạ cánh tại\r\nlãnh thổ của mình.
\r\n\r\nĐIỀU\r\n7\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mỗi Bên có thể yêu cầu trao đổi ý kiến vào\r\nbất cứ thời điểm\r\nnào liên quan tới các tiêu chuẩn an toàn do Bên kia duy trì trong các\r\nlĩnh vực liên quan tới các cơ sở trang thiết bị hàng không, tổ bay, tàu bay và\r\nkhai thác tàu bay. Việc trao đổi ý kiến như vậy sẽ được thực hiện trong thời\r\nhạn ba mươi (30) ngày từ khi có yêu cầu.
\r\n\r\n2. Nếu, sau việc trao đổi ý kiến như vậy, một\r\nBên thấy rằng Bên kia không duy trì và quản lý có hiệu\r\nquả các tiêu chuẩn an toàn trong các lĩnh vực nêu tại khoản 1 của Điều này đáp ứng\r\ncác tiêu chuẩn được thiết lập tại thời điểm đó theo Công ước, thì Bên kia sẽ\r\nđược thông báo về các phát hiện đó và các bước được xem là cần thiết để tuân thủ với\r\ncác tiêu chuẩn của ICAO.\r\nSau đó Bên kia phải tiến hành các hành động khắc phục phù hợp trong thời\r\nhạn đã được thống nhất.
\r\n\r\n3. Căn cứ Điều 16 của Công ước, hai bên nhất trí thêm rằng, bất kỳ tàu\r\nbay nào được khai thác bởi, hoặc thay mặt cho một hãng hàng không của một Bên,\r\ntrên chuyến bay đến hoặc\r\nđi từ lãnh thổ của\r\nBên kia trong khi ở bên trong lãnh thổ của Bên kia có thể là đối tượng của\r\nviệc khám xét bởi người đại diện có thẩm quyền của Bên kia, miễn là việc này\r\nkhông gây ra sự chậm trễ bất hợp lý đối với việc khai thác tàu bay đó. Mặc dù\r\ncó các nghĩa vụ nêu tại Điều 33 của Công ước, mục đích của\r\nviệc khám xét này là để xác minh hiệu lực của các tài liệu tàu bay có\r\nliên quan, việc cấp giấy phép cho tổ bay của tàu bay, và để xác định rằng\r\ncác thiết bị tàu bay và điều kiện của tàu bay tuân thủ các tiêu\r\nchuẩn được thiết lập tại thời điểm đó\r\ntheo Công ước.
\r\n\r\n4. Khi hành động khẩn cấp là cần thiết để đảm\r\nbảo sự an toàn cho hoạt động của một hãng hàng không, mỗi Bên giữ quyền đình chỉ hoặc\r\nthay đổi ngay lập tức giấy phép khai thác của một\r\nhãng hàng không hoặc các hãng hàng không của Bên kia.
\r\n\r\n5. Bất kỳ hành động nào của một Bên\r\ntheo khoản 4 nêu trên phải được chấm dứt một khi cơ sở cho việc\r\ntiến hành các hành động đó không còn nữa.
\r\n\r\n6. Tham chiếu đến khoản 2 của Điều\r\nnày, nếu xác định được rằng một Bên vẫn không tuân thủ với các tiêu\r\nchuẩn của ICAO khi thời hạn theo thỏa thuận đã hết, thì Tổng thư ký của ICAO sẽ\r\nđược thông báo về điều này. Tổng thư ký sau đó cũng sẽ được thông báo về việc\r\ngiải quyết thỏa mãn đối với tình trạng đó.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Phù hợp với các quyền và nghĩa vụ\r\ntheo luật pháp quốc tế, các Bên tái khẳng định rằng nghĩa vụ của mình đối với\r\nnhau để bảo vệ an ninh hàng không dân dụng chống lại các\r\nhành vi can thiệp bất\r\nhợp pháp tạo thành một bộ phận cấu thành của Hiệp định này. Không hạn chế\r\ntính chất chung về quyền và nghĩa vụ của mình theo luật\r\nquốc tế, các Bên đặc biệt hành động phù hợp với các quy định của Công ước\r\nvề sự phạm tội và các hành vi khác thực hiện trên tàu bay ký tại Tô-ki-ô ngày\r\n14 tháng 9 năm 1963, Công ước về đấu tranh với hành vi\r\nchiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay ký tại Lahay ngày 16 tháng 12 năm 1970 và Công\r\nước về đấu tranh với các hành vi bất hợp pháp chống lại sự an toàn của hàng\r\nkhông dân dụng ký tại Mông-rê-an ngày 23 tháng 9 năm 1971 và Nghị định thư bổ sung về đấu\r\ntranh chống các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các sân bay phục vụ hàng không\r\ndân dụng quốc tế ký tại Mông-rê-an ngày 24 tháng 2 năm 1988, cũng như bất kỳ\r\ncông ước và nghị định thư nào liên quan tới an ninh hàng không dân dụng mà hai\r\nBên tham gia.
\r\n\r\n2. Các Bên dành cho nhau mọi sự giúp đỡ\r\ncần thiết theo yêu cầu để ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay\r\ndân dụng và các hành vi bất hợp pháp khác chống lại sự an\r\ntoàn của tàu bay đó, hành khách, tổ bay của tàu bay, cảng hàng không và các\r\ntrang thiết bị dẫn đường hàng không, và bất cứ sự đe dọa nào khác đối\r\nvới an ninh hàng không dân dụng.
\r\n\r\n3. Trong mối quan hệ qua lại, các Bên\r\nsẽ hành động phù hợp với các quy định về ninh hàng không do ICAO thiết lập và\r\nquy định thành các Phụ lục của Công ước; các Bên yêu cầu các nhà khai thác tàu bay thuộc\r\nđăng ký của mình hoặc các\r\nnhà khai thác tàu bay được thành lập tại lãnh thổ của mình và các nhà khai thác\r\ncảng hàng không trên lãnh thổ của mình hành động phù hợp\r\nvới các quy định về an ninh hàng không đó. Mỗi Bên sẽ thông báo cho Bên kia bất\r\nkỳ sự khác biệt nào giữa quy định và thực tiễn quốc gia với các\r\ntiêu chuẩn an ninh hàng không trong các Phụ lục. Mỗi Bên có thể yêu cầu trao đổi\r\ný kiến với Bên kia ngay lập tức tại bất kỳ thời điểm nào để\r\nthảo luận về những sự khác biệt đó.
\r\n\r\n4. Mỗi Bên nhất trí rằng các nhà\r\nkhai thác tàu bay đó có thể được yêu cầu tuân thủ các quy định về an ninh hàng\r\nkhông nêu tại khoản 3 nêu trên theo yêu cầu của Bên kia đối với việc bay vào,\r\nbay ra, hoặc trong khi ở bên trong lãnh thổ của Bên kia. Mỗi Bên đảm bảo\r\náp dụng đầy đủ các biện pháp hữu hiệu trong phạm vi lãnh thổ của mình để bảo vệ tàu\r\nbay và để kiểm tra\r\nhành khách, tổ bay, hành lý xách\r\ntay, hành lý, hàng hóa và đồ dự trữ của tàu bay trước và trong suốt thời gian\r\nđưa lên và đưa xuống khỏi tàu bay. Mỗi Bên cũng sẽ xem xét\r\nmột cách tích cực đối với bất cứ yêu cầu nào của Bên kia về các biện pháp an\r\nninh đặc biệt hợp\r\nlý để đối phó với một đe dọa\r\ncụ thể.
\r\n\r\n5. Khi xảy ra một sự vụ hoặc có mối đe dọa xảy\r\nra sự vụ chiếm giữ tàu bay bất hợp pháp hoặc các hành vi bất hợp pháp khác\r\nchống lại sự an\r\ntoàn của tàu bay, hành khách và tổ bay, các cảng hàng không hoặc các trang thiết\r\nbị dẫn đường, các Bên sẽ trợ giúp lẫn nhau bằng cách tạo thuận lợi cho thông\r\ntin liên lạc và áp dụng các biện pháp thích hợp để chấm dứt một cách nhanh\r\nchóng và an toàn các sự vụ\r\nhoặc mối đe dọa đó.
\r\n\r\n6. Mỗi Bên có quyền, trong vòng sáu\r\nmươi (60) ngày kể từ khi có thông báo, cho nhà chức trách hàng không của mình tiến hành\r\nđánh giá tại lãnh thổ của Bên kia về các biện pháp an ninh được các nhà khai\r\nthác tàu bay đang tiến\r\nhành, hoặc dự định sẽ tiến hành đối với các chuyến bay đến từ, hoặc đến\r\nlãnh thổ của mình. Các thu xếp\r\nvề hành chính cho việc thực hiện các đánh giá này sẽ được nhà chức trách hàng không\r\ncủa các bên thỏa thuận và thực hiện ngay không chậm trễ để đảm bảo rằng việc\r\nđánh giá đó sẽ được\r\nthực hiện một cách nhanh chóng.
\r\n\r\n7. Khi một Bên có căn cứ hợp lý để\r\ntin rằng Bên kia đã\r\nxa rời các quy định của Điều này, Bên thứ nhất có thể\r\nyêu cầu trao đổi ý kiến.\r\nViệc trao đổi ý kiến như vậy sẽ bắt đầu trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ\r\nngày nhận được yêu cầu từ\r\nmột trong hai bên. Việc không đạt được một thỏa thuận thỏa mãn trong thời hạn\r\nmười lăm (15) ngày, kể từ khi bắt đầu trao đổi ý kiến sẽ được coi là\r\ncăn cứ để rút, thu hồi, đình chỉ hoặc áp đặt các điều kiện đối với giấy phép của\r\nhãng hàng không hoặc các hãng hàng không chỉ định của Bên\r\nkia. Nếu trong trường hợp\r\nkhẩn cấp, hoặc để ngăn chặn việc tiếp tục không tuân thủ các quy định của Điều này,\r\nBên thứ nhất có thể có hành động tạm thời vào bất cứ lúc nào.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Không Bên nào thu hoặc cho\r\nphép thu giá người sử dụng\r\nđối với hãng\r\nhàng không được chỉ định của Bên kia cao hơn giá được thu đối với các\r\nhãng hàng không của mình đang khai thác các chuyến bay quốc tế tương tự.
\r\n\r\n2. Mỗi Bên sẽ khuyến khích trao đổi ý\r\nkiến về giá người sử dụng\r\ngiữa nhà chức trách có thẩm\r\nquyền thu giá của mình và các hãng hàng không sử dụng các dịch\r\nvụ và trang thiết bị được cung cấp, khi có thể thông qua các cơ quan đại diện hãng\r\nhàng không. Thông báo hợp lý về bất kỳ các đề nghị nào đối với việc thay đổi\r\ngiá người sử dụng sẽ được gửi cho các hãng sử dụng để các\r\nhãng đó có thể bày tỏ ý kiến\r\ntrước khi thực hiện sự\r\nthay đổi đó. Hơn nữa, mỗi\r\nBên sẽ khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền về thu giá và các hãng sử dụng\r\nnhư vậy trao đổi thông tin thích hợp liên quan tới giá người sử dụng.
\r\n\r\nĐIỀU\r\n10\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mỗi Bên sẽ, trên cơ sở có đi có lại,\r\nmiễn cho hãng hàng không được chỉ định của Bên kia ở mức độ cao nhất có thể được\r\ntheo luật pháp quốc gia của mình, khỏi các hạn chế về nhập khẩu, thuế hải quan,\r\nthuế môn bài, phí kiểm tra, các thuế và lệ phí quốc gia\r\nkhác, không dựa trên các chi phí của các dịch vụ được cung cấp khi đến, đối với\r\ntàu bay, nhiên liệu, dầu mỡ, đồ cung ứng kỹ thuật tiêu hao, phụ tùng thay thế\r\nbao gồm cả động cơ,\r\ncác thiết bị thông thường của tàu bay, đồ dự trữ của tàu bay và những\r\nvật phẩm khác như như vé in, vận đơn hàng không và bất kỳ ấn phẩm nào có mang dấu\r\nhiệu của công ty in trên đó và những tài liệu cho công chúng thông thường được\r\nhãng hàng không được chỉ định đó phân phát miễn phí dự định sử dụng hoặc chỉ\r\nđược sử dụng liên quan tới việc khai thác hoặc làm bảo dưỡng cho tàu bay của\r\nhãng hàng không được chỉ định của Bên kia khai thác các chuyến bay thỏa thuận.
\r\n\r\n2. Việc miễn thuế theo qui định của điều\r\nnày sẽ được áp dụng cho các vật phẩm được nêu tại khoản 1 của Điều\r\nnày:
\r\n\r\na) được đưa vào lãnh thổ của Bên mình\r\nbởi hoặc thay mặt cho hãng hàng không được chỉ định của Bên\r\nkia;
\r\n\r\nb) được giữ lại trên tàu bay của hãng hàng không\r\nđược chỉ định của một Bên khi bay đến và rời khỏi lãnh thổ của Bên kia; hoặc
\r\n\r\nc) được đưa lên tàu bay của hãng hàng\r\nkhông được chỉ định của một Bên tại lãnh thổ của Bên kia và dành để sử dụng\r\ncho việc khai thác các chuyến bay thoả thuận;
\r\n\r\ncho dù là các vật phẩm như vậy có được\r\nsử dụng hoặc được tiêu thụ toàn bộ hay không trong lãnh thổ của Bên cho phép miễn\r\nthuế, với điều kiện quyền\r\nsở hữu các vật phẩm này không được chuyển nhượng tại lãnh thổ của Bên nói trên.
\r\n\r\n3. Các thiết bị thông thường trên tàu bay\r\ncũng như các vật phẩm và các đồ cung cấp thông thường được\r\ngiữ lại trên tàu bay của một hãng hàng không được chỉ định của một\r\nBên chỉ có thể được đưa xuống lãnh thổ của Bên kia khi có sự phê\r\nchuẩn của cơ quan hải quan của lãnh thổ đó. Trong trường hợp đó, chúng có thể\r\nđược đặt dưới sự giám sát của cơ quan nói trên cho đến khi tái xuất hoặc được\r\ngiải quyết phù hợp với các\r\nqui định hải quan.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mỗi Bên sẽ cho phép mỗi\r\nhãng hàng không được chỉ định quyết định tần suất và tải cung ứng vận\r\nchuyển hàng không quốc tế mà hãng cung cấp dựa trên các xem xét thương mại trên\r\nthị trường.
\r\n\r\n2. Không Bên nào được đơn phương giới\r\nhạn khối lượng vận tải,\r\ntần suất hoặc tính thường xuyên của chuyến bay, hoặc loại hay các loại tàu bay\r\ndo các hãng hàng không\r\nđược chỉ định của Bên kia khai thác, trừ trường hợp vì các lý do về hải quan, kỹ\r\nthuật, khai thác hoặc môi trường theo các điều kiện đồng bộ phù hợp\r\nvới Điều 15 của Công ước.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mỗi Bên cho phép các hãng hàng không\r\ncủa mình xây dựng\r\ngiá cước vận chuyển\r\nhàng không, dựa trên các xem xét thương mại trên thị trường.
\r\n\r\n2. Mặc dù có quy định tại khoản 1 nêu\r\ntrên, thì việc can thiệp của Việt Nam được giới hạn ở việc:
\r\n\r\na) ngăn ngừa giá cước\r\nhoặc các thực tiễn phân biệt đối xử bất hợp lý;
\r\n\r\nb) bảo vệ người tiêu dùng khỏi các giá cước cao bất\r\nhợp lý hoặc các\r\nhạn chế bất hợp lý do lạm dụng\r\nvị thế độc quyền;
\r\n\r\nc) việc bảo vệ các hãng hàng không khỏi\r\ncác giá cước thấp giả tạo do có sự hỗ trợ hoặc trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp\r\ncủa Chính phủ.
\r\n\r\n3. Mỗi Bên có thể yêu cầu thông báo hoặc\r\nđệ trình cho Nhà chức trách hàng không của mình giá cước sẽ\r\nđược các hãng hàng không của Bên kia thu khi bay đến/đi từ lãnh thổ của mình.\r\nCác hãng hàng không của Bên kia có thể được yêu cầu thông báo hoặc\r\nđệ trình không muộn\r\nhơn việc đề xuất ban đầu về một giá cước, bất kể hình thức, điện tử hoặc hình\r\nthức khác, trong đó giá cước được đề xuất áp dụng.
\r\n\r\n4. Không Bên nào sẽ đơn phương\r\nhành động để ngăn ngừa việc đưa ra hoặc tiếp tục áp dụng một giá cước sẽ được thu hoặc\r\nđược thu bởi các hãng hàng không chỉ định của mỗi Bên đối với các chuyến\r\nbay quốc tế giữa lãnh thổ của các Bên. Nếu một Bên tin rằng bất kỳ giá cước nào\r\nnhư vậy không phù hợp với việc đánh giá nêu tại Điều này, thì Bên đó sẽ yêu cầu trao đổi ý\r\nkiến và thông báo cho Bên kia về lý do không đồng ý của\r\nmình trong thời\r\ngian mười bốn (14) ngày kể từ nhận được đệ trình giá cước. Việc trao đổi ý kiến như\r\nvậy sẽ được tiến hành không muộn hơn mười bốn (14) ngày sau khi nhận được\r\nyêu cầu. Việc không đạt được một thỏa thuận chung thì giá cước đó\r\nsẽ có hiệu lực hoặc tiếp tục có hiệu lực.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Các Bên sẽ thông\r\nbáo cho nhau, khi được yêu cầu, về luật, chính sách và các thực tiễn cạnh tranh\r\ncủa mình hoặc các thay đổi về vấn đề này và bất kỳ mục đích cụ thể nào mà có thể\r\nảnh hưởng tới việc khai thác các dịch vụ vận tải hàng không theo Hiệp định này\r\nvà xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm thực hiện.
\r\n\r\n2. Các Bên thông báo cho nhau khi cho\r\nrằng có sự không đồng bộ giữa việc áp dụng luật pháp, chính sách và thực tiễn cạnh\r\ntranh của mình với các vấn đề liên quan tới\r\nviệc thực hiện Hiệp định này.
\r\n\r\n3. Mặc dù có bất kỳ các quy định trái\r\nngược khác, không nội dung nào trong Hiệp định này sẽ: (i) yêu cầu hoặc ủng hộ việc\r\nthông qua các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, các quyết định của các hiệp hội\r\ndoanh nghiệp hoặc các thực tiễn phối hợp mà ngăn cản hoặc bóp méo cạnh tranh;\r\n(ii) tăng cường hiệu lực của\r\nbất kỳ thỏa thuận, quyết định hoặc thực tiễn phối hợp đó; hoặc (iii)\r\nủy quyền cho bất kỳ doanh nghiệp kinh tế tư nhân nào trách nhiệm thực hiện các\r\nbiện pháp ngăn cản, bóp\r\nméo hoặc hạn chế cạnh tranh.
\r\n\r\n\r\n\r\nChuyển đổi tiền và chuyển thu nhập
\r\n\r\n1. Mỗi Bên sẽ cho phép (các) hãng hàng\r\nkhông của Bên kia chuyển đổi và chuyển ra nước ngoài, theo nhu cầu, mọi khoản thu\r\nnhập dư thừa tại địa phương từ việc bán dịch vụ vận chuyển hàng không và các dịch\r\nvụ liên quan trực tiếp tới vận tải hàng không, với việc chuyển đổi và chuyển tiền\r\nđược phép ngay lập tức theo tỷ giá ngoại hối áp dụng tại\r\nngày yêu cầu chuyển đổi và chuyển tiền.
\r\n\r\n2. Việc chuyển đổi và chuyển tiền thu\r\nnhập như vậy được phép phù hợp với luật và các quy định hiện hành và sẽ không\r\nchịu bất cứ lệ phí chuyển đổi hoặc lệ phí hành chính nào trừ\r\ncác lệ phí mà thông\r\nthường được các ngân hàng áp dụng cho việc thực hiện việc chuyển đổi và chuyển\r\ntiền đó.
\r\n\r\n3. Các quy định của Điều này không miễn\r\ncho các hãng hàng không của cả hai Bên các khoản thuế và các khoản đóng góp mà\r\ncác hãng phải nộp.
\r\n\r\n4. Nếu có một thỏa thuận đặc biệt giữa\r\ncác Bên tránh đánh thuế hai lần hoặc có thỏa thuận đặc biệt qui định việc\r\nchuyển tiền giữa các Bên thì các thỏa thuận đó sẽ được áp dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác\r\nhoạt động thương mại và linh hoạt trong khai thác
\r\n\r\n1. Mỗi Bên sẽ dành cho các hãng hàng\r\nkhông của Bên kia quyền bán và tiếp thị các chuyến bay quốc tế trên lãnh thổ của\r\nmình, hoặc trực tiếp hoặc thông qua đại lý hoặc trung gian khác theo lựa chọn của\r\nhãng hàng không đó, bao gồm cả quyền thiết lập các văn\r\nphòng đại diện trực tuyến và ngoại tuyến.
\r\n\r\n2. Mỗi hãng hàng không có quyền bán vận\r\nchuyển bằng đồng tiền\r\ncủa lãnh thổ đó hoặc, tùy thuộc\r\nvào luật pháp và các quy định của mình, bằng đồng tiền\r\nchuyển đổi tự do của các nước khác, và bất kỳ người nào cũng được tự do mua vận\r\nchuyển này bằng các đồng\r\ntiền được hãng hàng không đó chấp nhận.
\r\n\r\n3. Hãng hàng không hoặc các hãng hàng không\r\nđược chỉ định của một Bên được phép, trên cơ sở có đi có lại, đưa vào và duy\r\ntrì ở lãnh thổ của Bên kia\r\ncác đại diện và nhân viên thương mại, khai thác và kỹ thuật của mình cần thiết\r\ncho việc khai thác các chuyến bay thoả thuận.
\r\n\r\n4. Các yêu cầu về nhân viên này, tùy theo lựa\r\nchọn của hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định của một Bên, có\r\nthể đáp ứng bằng chính nhân viên\r\ncủa hãng hoặc qua việc sử dụng dịch vụ của bất kỳ tổ chức, công ty hay hãng hàng không\r\nnào đang hoạt động trong lãnh thổ của Bên kia, và họ được phép thực\r\nhiện các dịch vụ như vậy cho các hãng hàng không khác.
\r\n\r\n5. Các đại diện và các nhân viên phải\r\ntuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành của Bên kia, và phù hợp với luật\r\npháp và các quy định như vậy:
\r\n\r\na) mỗi Bên, trên cơ sở có đi có lại và\r\nvới sự chậm trễ tối thiểu, sẽ cấp các giấy phép lao động cần thiết, thị thực ngắn\r\nhạn hoặc các giấy tờ tương tự khác cho các đại diện và các nhân viên nêu tại khoản\r\n3 của Điều này; và
\r\n\r\nb) cả hai Bên tạo điều kiện và giải\r\nquyết nhanh các thủ tục cấp giấy phép lao động cho các nhân viên đang\r\nthực hiện các nhiệm vụ tạm thời trong thời hạn không quá chín mươi (90) ngày.
\r\n\r\n6. Khi khai thác\r\ncác chuyến bay qui định trong Hiệp định này, mỗi hãng hàng không có thể sử dụng\r\ntàu bay của mình hoặc tàu bay được thuê (“thuê khô”), thuê lại hoặc thuê theo\r\ngiờ (“hoán đổi” hoặc “thuê theo giờ”), hoặc thuê có tổ\r\nbay, bảo hiểm và bảo dưỡng\r\n(“thuê ướt”), thông qua hợp đồng giữa các hãng hàng không của mỗi Bên hoặc nước\r\nthứ ba, tuân thủ luật pháp và các qui định của mỗi Bên và\r\nNghị định thư sửa đổi Công ước (Điều 83bis). Nhà chức\r\ntrách hàng không của các Bên sẽ đánh giá nhu cầu để ký kết một thỏa thuận\r\ncụ thể thiết lập các điều kiện chuyển giao trách nhiệm về an toàn theo\r\nquy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
\r\n\r\n7. Trên bất kỳ chặng hoặc các chặng của\r\nđường bay qui định trong\r\nPhụ lục của Hiệp định, bất kỳ hãng hàng không nào cũng được phép thực hiện vận\r\nchuyển hàng không quốc tế, bao gồm cả dưới hình thức thỏa\r\nthuận liên danh với các hãng hàng không khác, mà không có bất kỳ hạn chế nào\r\ntrong việc thay đổi tại bất kỳ điểm hoặc các điểm\r\ntrên đường bay, chủng loại,\r\nkích cỡ hoặc số lượng tàu bay khai thác, miễn là việc vận chuyển quá điểm đó\r\nlà quá trình tiếp tục\r\ncủa vận chuyển từ lãnh thổ của Bên chỉ định hãng hàng không đó và khi bay vào thì\r\nviệc vận chuyển tới lãnh thổ\r\ncủa Bên chỉ định hãng hàng không là quá trình tiếp tục của vận chuyển từ điểm\r\nquá đó.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nNhà chức trách hàng không của mỗi Bên\r\nsẽ cung cấp hoặc yêu cầu hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định\r\ncủa mình cung cấp cho nhà chức trách hàng không của Bên kia, khi có yêu cầu,\r\ncác thống kê định kỳ hoặc các báo cáo thống kê khác khi được yêu cầu\r\nmột cách hợp lý.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Hãng hàng không\r\nđược chỉ định của mỗi Bên sẽ đệ trình kế hoạch bay dự kiến của mình tới nhà chức\r\ntrách hàng không của Bên kia để phê duyệt ít nhất ba mươi (30) ngày trước khi\r\nkhai thác các chuyến bay thỏa thuận đó. Thủ tục tương tự cũng sẽ được áp dụng đối với bất cứ sửa\r\nđổi lịch bay nào sau này.
\r\n\r\n2. Đối với các chuyến bay bổ sung mà hãng\r\nhàng không được chỉ định của một Bên muốn khai thác trên các chuyến\r\nbay thỏa thuận ngoài lịch bay đã được phê duyệt, hãng hàng không đó phải xin phép nhà chức\r\ntrách hàng không của Bên kia trước. Đề nghị như vậy thông thường được đệ trình\r\nít nhất năm (5) ngày làm việc trước khi khai thác các chuyến\r\nbay đó.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Mỗi Bên có thể, vào bất cứ lúc\r\nnào, yêu cầu trao đổi ý kiến về việc giải thích, áp dụng,\r\nthực hiện hoặc sửa đổi Hiệp định này hoặc việc tuân thủ Hiệp định này.
\r\n\r\n2. Việc trao đổi ý kiến\r\nnhư vậy, có thể được thực hiện\r\nthông qua trao đổi trực tiếp hoặc qua thư tín, sẽ bắt đầu trong thời hạn sáu\r\nmươi (60) ngày kể từ ngày Bên kia nhận được yêu cầu bằng văn bản, trừ khi các Bên thoả\r\nthuận khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa\r\ncác Bên liên quan đến việc giải thích và/hoặc thực hiện và/hoặc áp dụng bất kỳ\r\nqui định nào của Hiệp định này sẽ trước hết được giải quyết một cách thân thiện\r\nthông qua trao đổi ý kiến và/hoặc đàm phán.
\r\n\r\n2. Nếu các Bên không giải quyết được\r\nthông qua trao đổi ý kiến và/hoặc đàm phán với\r\nnhau, thì họ có thể thống nhất đưa tranh chấp đó cho một số người hoặc cơ\r\nquan để giải quyết; nếu các bên không nhất trí như vậy thì theo yêu của\r\nmột trong hai Bên, tranh chấp đó sẽ được đưa ra một tòa trọng tài gồm ba trọng\r\ntài viên quyết định, mỗi Bên chỉ định một trọng tài và trọng tài thứ ba sẽ được hai trọng\r\ntài kia cùng chỉ định. Mỗi Bên sẽ chỉ định một trọng tài viên trong thời hạn\r\nsáu mươi (60) ngày kể từ ngày một Bên nhận được thông báo của bên kia thông\r\nqua đường ngoại giao đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua hình thức\r\ntrọng tài, và trọng tài viên thứ ba sẽ được chỉ định\r\ntrong thời hạn sáu mươi (60) ngày tiếp theo. Nếu một trong hai Bên\r\nkhông chỉ định được trọng\r\ntài viên trong thời gian quy định, thì theo đề nghị của một\r\ntrong hai Bên, Chủ tịch Hội đồng Tổ chức hàng không dân\r\ndụng quốc tế sẽ chỉ định trọng tài viên hoặc các trọng tài viên tùy từng trường\r\nhợp. Trong mọi trường hợp, trọng tài viên thứ ba phải là\r\ncông dân của Quốc gia thứ ba và sẽ là Chủ tịch của tòa trọng tài. Tòa\r\ntrọng tài sẽ quyết định theo đa số phiếu. Trong tất cả các vấn đề khác, Tòa\r\ntrọng tài sẽ quyết định trình tự thủ tục của mình.
\r\n\r\n3. Các Bên cam kết tuân thủ mọi quyết\r\nđịnh được đưa ra theo khoản\r\n2 của Điều này.
\r\n\r\n4. Nếu và cho tới khi nào mà một trong\r\nhai Bên không tuân thủ quyết định được đưa ra theo khoản\r\n2 của Điều này, thì Bên kia có thể hạn chế, đình chỉ hoặc\r\nrút bất kỳ các quyền hoặc đặc quyền nào đã được trao theo Hiệp định này\r\ncho Bên vi phạm.
\r\n\r\n5. Mỗi Bên sẽ chịu các chi phí và tiền\r\ncông cần thiết\r\ncho các trọng tài viên của mình; phí cho trọng tài viên thứ ba\r\nvà các chi phí cần thiết cho người này cũng như cho những người liên quan tới việc trọng\r\ntài sẽ được chia đều cho các Bên.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nBất kỳ sửa đổi nào đối với Hiệp định\r\nnày được các Bên nhất trí sẽ có hiệu lực vào ngày được xác\r\nđịnh bằng việc trao đổi công hàm ngoại giao nêu rõ rằng tất cả các thủ tục nội bộ\r\ncần thiết đã được cả hai Bên hoàn thành.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nNếu một thỏa thuận đa phương liên quan\r\ntới vận tải hàng\r\nkhông có hiệu lực đối với cả hai Bên, thì Hiệp định này sẽ được sửa đổi cho phù\r\nhợp với các quy định của thỏa thuận đa phương đó.
\r\n\r\nĐIỀU\r\n22\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\nMột trong hai Bên, vào bất cứ lúc nào,\r\ncũng có thể gửi thông báo bằng văn bản thông qua đường ngoại giao, cho Bên kia\r\nvề quyết định của mình chấm dứt Hiệp định này. Thông báo như vậy sẽ đồng thời\r\nđược chuyển cho ICAO. Hiệp định này sẽ chấm dứt vào lúc nửa đêm, giờ địa phương\r\ncủa Bên được thông báo, ngay trước khi kết thúc ngày đầu tiên Bên kia nhận được\r\nthông báo, trừ khi thông báo được rút lại bằng một thỏa thuận trước khi hết thời hạn\r\nnày. Trong trường hợp Bên kia không có xác nhận nhận được thông báo thì thông\r\nbáo đó sẽ được coi là đã nhận được sau khi ICAO nhận được thông báo mười bốn (14) ngày.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nSau khi được ký, Hiệp định này và bất\r\ncứ sửa đổi nào của Hiệp định sẽ được đăng ký với ICAO bởi Bên mà tại lãnh\r\nthổ của Bên đó Hiệp định này được ký hoặc do các Bên thỏa thuận.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nHiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày\r\nnhận được công hàm thứ hai nêu rõ rằng tất cả các\r\nthủ tục nội bộ cần thiết đã được cả hai Bên hoàn thành.
\r\n\r\nĐể làm chứng những\r\nngười ký dưới đây, được Chính phủ của mình uỷ quyền hợp pháp, đã ký Hiệp định này.
\r\n\r\nLàm tại Bra-xin-lia ngày 2 tháng 7 năm\r\n2018 thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Anh, tất cả các\r\nvăn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác biệt về giải thích\r\nvăn bản tiếng Việt và tiếng Bồ Đào Nha, thì văn bản tiếng Anh sẽ được dẫn chiếu.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n THAY MẶT\r\n CHÍNH PHỦ | \r\n \r\n THAY MẶT\r\n CHÍNH PHỦ | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Các đường bay do (các) hãng hàng không\r\nđược chỉ định của Việt Nam khai thác:
\r\n\r\n\r\n Các điểm xuất\r\n phát \r\n | \r\n \r\n Các điểm giữa \r\n | \r\n \r\n Các điểm đến \r\n | \r\n \r\n Các điểm\r\n quá \r\n | \r\n
\r\n Các điểm bất\r\n kỳ tại Việt Nam \r\n | \r\n \r\n Các điểm bất\r\n kỳ \r\n | \r\n \r\n Các điểm bất\r\n kỳ tại Bra-xin \r\n | \r\n \r\n Các điểm bất\r\n kỳ \r\n | \r\n
Các đường bay do (các) hãng hàng không\r\nđược chỉ định của Bra-xin khai thác:
\r\n\r\n\r\n Các điểm xuất\r\n phát \r\n | \r\n \r\n Các điểm giữa \r\n | \r\n \r\n Các điểm đến \r\n | \r\n \r\n Các điểm\r\n quá \r\n | \r\n
\r\n Các điểm bất\r\n kỳ tại\r\n Bra-xin \r\n | \r\n \r\n Các điểm bất kỳ \r\n | \r\n \r\n Các điểm bất kỳ tại Việt\r\n Nam \r\n | \r\n \r\n Các điểm bất\r\n kỳ \r\n | \r\n
GHI CHÚ:
\r\n\r\n1. Các hãng hàng không được chỉ định của\r\ncả hai Bên, trên bất kỳ hoặc tất cả các chuyến bay và theo\r\nsự lựa chọn của mình, có thể:
\r\n\r\na) khai thác các chuyến\r\nbay trên một hoặc cả hai chiều;
\r\n\r\nb) kết hợp số hiệu các chuyến bay khác\r\nnhau trên cùng một tàu bay khai thác;
\r\n\r\nc) khai thác các điểm giữa và điểm quá\r\nvà các điểm trong lãnh thổ của các Bên trên các đường bay theo bất kỳ cách thức\r\nkết hợp hoặc trật tự nào, mà không có quyền vận chuyển nội địa;
\r\n\r\nd) bỏ qua điểm dừng tại bất kỳ điểm hoặc\r\ncác điểm nào; và
\r\n\r\ne) chuyển vận chuyển từ bất kỳ tàu bay\r\nnào của mình sang bất kỳ tàu bay nào khác của mình tại bất kỳ các điểm nào trên\r\ncác đường bay
\r\n\r\nmà không bị hạn chế về địa lý hoặc\r\nchiều bay và không bị mất bất kỳ quyền vận chuyển nào khác được\r\nphép theo Hiệp định này, miễn là vận chuyển này là một phần của chuyến bay khai\r\nthác một điểm tại lãnh thổ của Bên chỉ định hãng hàng không đó.
\r\n\r\n2. Việc thực hiện quyền vận chuyển 5 của\r\n(các) hãng hàng không của hai Bên trên các đường bay trên sẽ được nhà chức\r\ntrách hàng không của các Bên thỏa thuận.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
The Government of the Socialist\r\nRepublic of Viet Nam (“Viet Nam”) and the Government of\r\nFederative Republic of Brazil (“Brazil”) hereinafter referred to as “Parties”;
\r\n\r\nBeing parties to the Convention on\r\nInternational Civil Aviation, opened for signature at Chicago\r\non 7 December 1944;
\r\n\r\nDesiring to contribute to the progress\r\nof international civil aviation;
\r\n\r\nDesiring to conclude an agreement for\r\nthe purpose of establishing and operating air services\r\nbetween and beyond their respective territories;
\r\n\r\nHave agreed as follows:
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nFor the purposes of this Agreement,\r\nunless otherwise stated, the term:
\r\n\r\na) “aeronautical authority” means, in\r\nthe case of the Socialist Republic of Viet Nam the Civil Aviation Authority of\r\nViet Nam, Ministry of Transport and in the case of Brazil, the civil aviation\r\nauthority represented by the National Civil Aviation Agency (ANAC); or in both\r\ncases any other authority or person empowered to perform the functions\r\nexercised by the said authorities;
\r\n\r\nb) “Agreement” means this Agreement,\r\nany annex to it, and any amendments thereto;
\r\n\r\nc) “capacity” means the amount(s) of\r\nservices provided under the Agreement, usually measured in the number of\r\nflights (frequencies) or seats or tons of cargo offered in a market (city pair,\r\nor country-to-country) or on a route during a specific period, such as daily,\r\nweekly, seasonally or annually;
\r\n\r\nd) “Convention” means the Convention\r\non International Civil Aviation opened for signature at Chicago on 7 December\r\n1944, and includes any Annex adopted under Article 90 of that Convention, and\r\nany amendment of the Annexes or Convention under Articles 90 and 94, insofar as\r\nsuch Annexes and amendments have become effective for both Parties;
\r\n\r\ne) “designated airline” means an\r\nairline which has been designated and authorized in accordance with Article 3\r\n(Designation and Authorization) of this Agreement;
\r\n\r\nf) “price” means any fare, rate or\r\ncharge for the carriage of passengers, baggage and/or cargo, excluding mail, in\r\nair transportation, including any other mode of transportation in connection\r\ntherewith, charged by airlines, including their agents, and the conditions governing\r\nthe availability of such fare, rate or charge;
\r\n\r\ng) “territory” in relation to a State\r\nmeans the land areas (mainland and islands), internal waters and territorial\r\nwaters adjacent thereto and die airspace above them under the sovereignty of\r\nthat State;
\r\n\r\nh) “user charges” means a charge made\r\nto airlines by the competent authorities, or permitted by them to be made, for\r\nthe provision of airport property or facilities or of air navigation\r\nfacilities, or aviation security facilities or services, including related\r\nservices and facilities, for aircraft, their crews, passengers and cargo; and
\r\n\r\ni) “air service”, “international air\r\nservice”, “airline”, and “stop for non-traffic purposes”, have the meanings\r\nassigned to them in Article 96 of the Convention.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Each Party grants to the other\r\nParty the rights specified in this Agreement for the purpose of operating\r\ninternational air services on the routes specified in the Annex to this\r\nAgreement.
\r\n\r\n2. Subject to the provisions of this\r\nAgreement, the airline(s) designated by each Party shall enjoy the following\r\nrights:
\r\n\r\na) to fly without landing across the\r\nterritory of the other Party;
\r\n\r\nb) to make stops in the territory of\r\nthe other Party for non-traffic purposes;
\r\n\r\nc) to make stops at the point(s) on\r\nthe route(s) specified in the Route Schedule jointly agreed upon by the\r\naeronautical authorities of both Parties for the purpose of taking on board and\r\ndischarging international traffic in passengers, baggage, cargo or mail\r\nseparately or in combination; and
\r\n\r\nd) other rights specified in this\r\nAgreement.
\r\n\r\n3. The airlines of each Party, other\r\nthan those designated under Article 3 (Designation and Authorization) of this\r\nAgreement shall also enjoy the rights specified in paragraphs 2 a) and b) of\r\nthis Article.
\r\n\r\n4. Nothing in this Agreement shall be\r\ndeemed to confer on the designated airline(s) of one Party the privilege of\r\ntaking on board, in the territory of the other Party, passengers, baggage,\r\ncargo and mail for remuneration and destined for another point in the territory\r\nof the other Party.
\r\n\r\n\r\n\r\nDesignation\r\nand Authorization
\r\n\r\n1. Each Party shall have the right to\r\ndesignate in writing to the other Party, an airline or airlines to\r\noperate the agreed services and to withdraw or alter such designation. These notifications\r\nshall be made through diplomatic channels.
\r\n\r\n2. On receipt of such a designation,\r\nand of application from the designated airline, in the form and manner\r\nprescribed for operating authorization each Party shall grant the appropriate\r\noperating authorization with minimum procedural delay, provided that:
\r\n\r\na) the designated airline is\r\nestablished in the territory of the designating Party;
\r\n\r\nb) effective regulatory control of the\r\ndesignated airline is exercised and maintained by the Party designating the airline;
\r\n\r\nc) the Party designating the airline\r\nis in compliance with the provisions set forth in Article 7 (Safety) and\r\nArticle 8 (Aviation Security); and
\r\n\r\nd) the designated airline is qualified\r\nto meet other conditions prescribed under the laws and\r\nregulations normally applied to the operation of international air transport\r\nservices by the Party receiving the designation.
\r\n\r\n3. On receipt of the operating\r\nauthorization of paragraph 2 of this Article, a designated airline may at any\r\ntime begin to operate the agreed services for which it is so designated,\r\nprovided that the airline complies with the applicable provisions of this\r\nAgreement.
\r\n\r\n\r\n\r\nWithholding,\r\nRevocation and Limitation of Authorization
\r\n\r\n1. The aeronautical authorities of\r\neach Party shall have the right to withhold the authorizations referred to in\r\nArticle 3 (Designation and Authorization) of this Agreement with respect to an\r\nairline designated by the other Party, and to revoke, suspend or impose\r\nconditions on such authorizations, temporarily or permanently in the event:
\r\n\r\na) that there is no proof that the\r\ndesignated airline is established in the territory of the Party designating the\r\nairline; or
\r\n\r\nb) that effective regulatory control\r\nof the designated airline is not exercised and maintained by the Party\r\ndesignating the airline; or
\r\n\r\nc) of failure of the Party designating\r\nthe airline to comply with the provisions set forth in Article 7 (Safety) and\r\nArticle 8 (Aviation Security); or
\r\n\r\nd) of failure that such designated\r\nairline is qualified to meet other conditions prescribed under the laws and\r\nregulations normally applied to the operation of\r\ninternational air transport services by the Party receiving the designation.
\r\n\r\n2. Unless immediate revocation,\r\nsuspension or imposition of the conditions mentioned in paragraph 1 of this\r\nArticle is essential to prevent further infringements of laws and regulations,\r\nor of the provisions of this Agreement, such right shall be exercised only\r\nafter consultation with the other Party. Such consultations shall take place\r\nprior to the expiry of thirty (30) days following the request by one Party,\r\nunless both Parties otherwise agree.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. The laws and regulations of one\r\nParty governing entry into and departure from its territory of aircraft engaged\r\nin international air services, or the operation and navigation of such aircraft\r\nwhile within its territory, shall be applied to aircraft of the airlines of the\r\nother Party.
\r\n\r\n2. The laws and regulations of one\r\nParty relating to the entry into, stay in and departure from its territory of\r\npassengers, crew and cargo including mail such as those regarding immigration,\r\ncustoms, currency and health and quarantine shall apply to passengers, crew,\r\ncargo and mail carried by the aircraft of the airline of the other Party while\r\nthey are within the said territory.
\r\n\r\n3. Neither Party shall give preference\r\nto its own or any other airline over an airline of the other Party engaged in\r\nsimilar international air transportation in the application of its immigration,\r\ncustoms, quarantine and similar regulations.
\r\n\r\n4. Passengers, baggage, cargo and mail\r\nin direct transit shall be subject to no more than a simplified control.\r\nBaggage and cargo in direct transit shall be exempt from customs duties and\r\nother similar taxes.
\r\n\r\n\r\n\r\nRecognition\r\nof Certificates and Licenses
\r\n\r\n1. Certificates of airworthiness,\r\ncertificates of competency and licenses issued or rendered valid by one Party\r\nand still in force shall be recognized as valid by the other Party for the\r\npurpose of operating the agreed services provided that the requirements under\r\nwhich such certificates and licenses were issued or rendered valid are equal to\r\nor above the minimum standards which may be established pursuant to the\r\nConvention.
\r\n\r\n2. If the privileges or conditions of\r\nthe licenses or certificates referred to in paragraph 1 above, issued by the\r\naeronautical authorities of one Party to any person or designated airline or in\r\nrespect of an aircraft used in the operation of the agreed\r\nservices, should permit a difference from the minimum standards established\r\nunder the Convention, and which difference has been filed with the\r\nInternational Civil Aviation Organization (ICAO), the other Party may request\r\nconsultations between the aeronautical authorities with a view to clarifying\r\nthe practice in question.
\r\n\r\n3. Each Party reserves the right,\r\nhowever, to refuse to recognize for the purpose of flights above or landing\r\nwithin its own territory, certificates of competency and licenses granted to\r\nits own nationals by the other Party.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Each Party may request\r\nconsultations at any time concerning the safety standards maintained by the\r\nother Party in areas relating to aeronautical facilities, flight crew, aircraft\r\nand the operation of aircraft. Such consultations shall take place within thirty\r\n(30) days of that request.
\r\n\r\n2. If, following such consultations,\r\none Party finds that the other Party does not effectively maintain and\r\nadminister safety standards in the areas referred to in paragraph 1 of this\r\nArticle that meet the standards established at that time pursuant to the\r\nConvention,the other Party shall be informed of such findings and of the steps\r\nconsidered necessary to conform with the ICAO standards. The other Party shall\r\nthen take appropriate corrective action within an agreed time period.
\r\n\r\n3. Pursuant to Article 16 of the\r\nConvention, it is further agreed that, any aircraft operated by, or on behalf\r\nof an airline of one Party, on service to or from the territory of another\r\nParty, may, while within the territory of the other Party be the subject of a\r\nsearch by the authorized representatives of the other Party, provided this does\r\nnot cause unreasonable delay in the operation of the aircraft. Notwithstanding\r\nthe obligations mentioned in Article 33 of the Convention, the purpose of this\r\nsearch is to verify the validity of the relevant aircraft documentation, the\r\nlicensing of its crew, and that the aircraft equipment and the condition of the\r\naircraft conform to the standards established at that time pursuant to the\r\nConvention.
\r\n\r\n4. When urgent action is essential to\r\nensure the safety of an airline operation, each Party reserves the right to\r\nimmediately suspend or vary the operating authorization of an airline or\r\nairlines of the other Party.
\r\n\r\n5. Any action by one Party in\r\naccordance with paragraph 4 above shall be discontinued once the basis for the\r\ntaking of that action ceases to exist
\r\n\r\n6. With reference to paragraph 2 of\r\nthis Article, if it is determined that one Party remains in non-compliance with\r\nICAO standards when the agreed time period has elapsed, the Secretary General\r\nof ICAO should be advised thereof. The latter should also be\r\nadvised of the subsequent satisfactory resolution of the situation.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Consistent with their rights and\r\nobligations under international law, the Parties reaffirm that their obligation\r\nto each other to protect the security of civil aviation against acts of\r\nunlawful interference forms an integral part of this Agreement. Without\r\nlimiting the generality of their rights and obligations under international\r\nlaw, the Parties shall in particular act in conformity with the provisions of\r\nthe Convention on Offences and Certain Other Acts Committed on Board Aircraft,\r\nsigned at Tokyo on 14 September 1963, the Convention for the Suppression of\r\nUnlawful Seizure of Aircraft, signed at The Hague on 16 December 1970 and the\r\nConvention for the Suppression of Unlawful Acts against the Safety of Civil\r\nAviation, signed at Montreal on 23 September 1971, its Supplementary Protocol\r\nfor the Suppression of Unlawful Acts of Violence at Airports Serving\r\nInternational Civil Aviation, signed at Montreal on 24 February 1988, as well\r\nas with any other convention and protocol relating to the security of civil\r\naviation which both Parties adhere to.
\r\n\r\n2. The Parties shall provide upon request\r\nall necessary assistance to each other to prevent acts of unlawful seizure of\r\ncivil aircraft and other unlawful acts against the safety of such aircraft,\r\ntheir passengers and crew, airports and air navigation facilities, and any\r\nother threat to the security of civil aviation.
\r\n\r\n3. The Parties shall, in their mutual\r\nrelations, act in conformity with the aviation security provisions established\r\nby ICAO and designated as Annexes to the Convention; they shall require that\r\noperators of aircraft of their registry or operators of aircraft who are\r\nestablished in their territory and the operators of airports in\r\ntheir territory act in conformity with such aviation security provisions. Each\r\nParty shall advise the other Party of any difference between its national regulations\r\nand practices and the aviation security standards of the Annexes. Either Party\r\nmay request immediate consultations with the other Party at any time to discuss\r\nany such differences.
\r\n\r\n4. Each Party agrees that such\r\noperators of aircraft may be required to observe the aviation security\r\nprovisions referred to in paragraph 3 above required by the other Party for\r\nentry into, departure from, or while within, the territory of that other Party.\r\nEach Party shall ensure that adequate measures are effectively applied within\r\nits territory to protect the aircraft and to inspect passengers, crew, carry-on items,\r\nbaggage, cargo and aircraft stores prior to and during boarding or loading.\r\nEach Party shall also give sympathetic consideration to any request from the other\r\nParty for reasonable special security measures to meet a particular threat.
\r\n\r\n5. When an incident or threat of an\r\nincident of unlawful seizure of civil aircraft or other unlawful acts against\r\nthe safety of such aircraft, their passengers and crew, airports or air\r\nnavigation facilities occurs, the Parties shall assist each other by\r\nfacilitating communications and other appropriate measures intended to\r\nterminate rapidly and safely such incident or threat thereof.
\r\n\r\n6. Each Party shall have the right,\r\nwithin sixty (60) days following notice, for its aeronautical authorities to\r\nconduct an assessment in the territory of the other Party of the security\r\nmeasures being carried out, or planned to be carried out, by aircraft operators\r\nin respect of flights arriving from, or departing to the territory of the first\r\nParty. The administrative arrangements for the conduct of such assessments\r\nshall be agreed between the aeronautical authorities and implemented without\r\ndelay so as to ensure that assessments will be conducted expeditiously.
\r\n\r\n7. When a Party has reasonable grounds\r\nto believe that the other Party has departed from the provisions of this\r\nArticle, the first Party may request consultations. Such consultations shall\r\nstart within fifteen (15) days of receipt of such a request from either Party.\r\nFailure to reach a satisfactory agreement within fifteen (15) days from the\r\nstart of consultations shall constitute grounds for withholding, revoking,\r\nsuspending or imposing conditions on the authorizations of the airline or airlines\r\ndesignated by the other Party. When justified by an emergency, or to prevent\r\nfurther non-compliance with the provisions of this Article, the first Party may\r\ntake interim action at any time.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Neither Party shall impose or permit\r\nto be imposed on the designated airlines of the other Party user charges higher\r\nthan those imposed on its own airlines operating similar international\r\nservices.
\r\n\r\n2. Each Party shall encourage\r\nconsultations on user charges between its competent charging authority and\r\nairlines using the service and facilities provided, where practicable through\r\nthose airlines' representative organizations. Reasonable notice of any\r\nproposals for changes in user charges should be given to such users to enable\r\nthem to express their views before changes are made. Each Party shall further\r\nencourage its competent charging authority and such users to exchange\r\nappropriate information concerning user charges.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Each Party shall on the basis of\r\nreciprocity exempt a designated airline of the other Party to the fullest\r\nextent possible under its national law from import restrictions, customs\r\nduties, excise taxes, inspection fees and other national duties and charges,\r\nnot based on the cost of services provided on arrival, on aircraft, fuel,\r\nlubricating oils, consumable technical supplies, spare parts including engines,\r\nregular aircraft equipment, aircraft stores and other items such as printed\r\nticket stock, air waybills, any printed material which bears the insignia of\r\nthe company printed thereon and usual publicity material distributed free of\r\ncharge by that designated airline intended for use or used solely in connection\r\nwith the operation or servicing of aircraft of the designated airline of such\r\nother Party operating the agreed services.
\r\n\r\n2. The exemptions granted by this\r\nArticle shall apply to the items referred to in paragraph 1 of this Article:
\r\n\r\na) introduced into the territory of\r\nthe Party by or on behalf of the designated airline of the other Party;
\r\n\r\nb) retained on board aircraft of the\r\ndesignated airline of one Party upon arrival in or leaving the territory of the\r\nother Party; or
\r\n\r\nc) taken on board aircraft of the\r\ndesignated airline of one Party in the territory of the other Party and\r\nintended for use in operating the agreed services;
\r\n\r\nwhether or not such items are used or\r\nconsumed wholly within the territory of the Party granting the exemption,\r\nprovided the ownership of such items is not transferred in the territory of the\r\nsaid Party.
\r\n\r\n3. The regular airborne equipment, as\r\nwell as the materials and supplies normally retained on board the aircraft of a\r\ndesignated airline of either Party, may be unloaded in the territory of the\r\nother Party only with the approval of the customs authorities of that\r\nterritory. In such case, they may be placed under the supervision of the said\r\nauthorities up to such time, as they are re-exported or otherwise disposed of\r\nin accordance with customs regulations.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Each Party shall allow each\r\ndesignated airline to determine the frequency and capacity of the international\r\nair transportation it offers based on commercial considerations of the\r\nmarketplace.
\r\n\r\n2. Neither Party shall unilaterally\r\nlimit the volume of traffic, frequency, or regularity of service, or the\r\naircraft type or types operated by the designated airlines of the other Party,\r\nexcept as may be required for customs, technical, operational,\r\nor environmental reasons under uniform conditions consistent with Article 15 of the\r\nConvention.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Each Party shall allow\r\nprices for air transportation to be established by airlines of both Parties\r\nbased upon commercial considerations in the marketplace.
\r\n\r\n2. Notwithstanding paragraph 1 above,\r\nintervention by Viet Nam shall be limited to:
\r\n\r\na) prevention of unreasonably\r\ndiscriminatory prices or practices;
\r\n\r\nb) protection of consumers from prices\r\nthat are unreasonably high or restrictive due to the abuse of a dominant\r\nposition;
\r\n\r\nc) protection of airlines from prices\r\nthat are artificially low due to direct or indirect governmental subsidy or\r\nsupport.
\r\n\r\n3. Either Party may require\r\nnotification of or filing with its aeronautical authorities of prices to be\r\ncharged to or from its territory by airlines of the other Party. Such\r\nnotification or filing by the airlines may be required to be made not later\r\nthan the initial offering of a price, regardless of the form, electronic or\r\nother, in which the price is offered.
\r\n\r\n4. Neither Party shall take unilateral\r\naction to prevent the inauguration or continuation of a price proposed to be charged\r\nor charged by the designated airlines of either Party for international air\r\nservices between the territories of the Parties. If either Party believes that\r\nany such price is inconsistent with the consideration set forth in this\r\nArticle, it shall request consultations and notify the other Party of the\r\nreasons for its dissatisfaction within fourteen (14) days from receiving the\r\nfiling. These consultations shall be held not later than fourteen (14) days\r\nafter receipt of the request Without a mutual agreement, the price shall go\r\ninto effect or continue in effect
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. The Parties shall inform each\r\nother, upon request, about their competition laws, policies and practices or\r\nchanges thereto, and any particular objectives thereof, which could affect the\r\noperation of air transport services under this Agreement and shall identify the\r\nauthorities responsible for their implementation.
\r\n\r\n2. The Parties shall notify each other\r\nwhenever they consider that there may be incompatibility between the application\r\nof their competition laws, policies and practices and the matters related to\r\nthe operation of this Agreement.
\r\n\r\n3. Notwithstanding any other provision\r\nto the contrary, nothing in this Agreement shall: (i) require or favour the\r\nadoption of agreements between undertakings, decisions by associations of\r\nundertakings or concerted practices that prevent or distort competition; (ii)\r\nreinforce the effects of any such agreement, decision or concerted practice; or\r\n(iii) delegate to private economic operators the responsibility for taking\r\nmeasures that prevent, distort or restrict competition.
\r\n\r\n\r\n\r\nCurrency Conversion and Remittance of Earnings
\r\n\r\n1. Each Party shall permit airline(s)\r\nof the other Party to convert and transmit abroad, on demand, all local revenues\r\nfrom the sale of air transport services and associated activities directly\r\nlinked to air transport in excess of sums locally disbursed, with conversion\r\nand remittance permitted promptly at the rate of exchange applicable as of the\r\ndate of the request for conversion and remittance.
\r\n\r\n2. The conversion and remittance of\r\nsuch revenues shall be permitted in conformity with the applicable laws and\r\nregulations and are not subject to any administrative or exchange charges\r\nexcept those normally made by banks for the carrying out of such conversion and\r\nremittance.
\r\n\r\n3. The provisions of this Article do\r\nnot exempt the airlines of both Parties of the duties, taxes and contributions\r\nthey are subject to.
\r\n\r\n4. If there is a special agreement\r\nbetween the Parties to avoid double taxation, or a special agreement which\r\nregulates transferring of funds between the Parties, such agreements shall\r\nprevail.
\r\n\r\n\r\n\r\nCommercial Activities and Operational Flexibility
\r\n\r\n1. Each Party shall accord airlines of\r\nthe other Party the right to sell and market international air services in its\r\nterritory directly or through agents or other intermediaries of the airline's\r\nchoice, including the right to establish offices, both on-line and off-line.
\r\n\r\n2. Each airline shall have the right\r\nto sell transportation in the currency of that territory or, subject to its\r\nnational laws and regulations, in freely convertible currencies of other\r\ncountries, and any person shall be free to purchase such transportation in\r\ncurrencies accepted by that airline.
\r\n\r\n3. The designated airline or airlines\r\nof one Party shall be allowed, on the basis of reciprocity, to bring into and\r\nto maintain in the territory of the other Party their representatives and\r\ncommercial, operational and technical staff as required in connection with the\r\noperation of the agreed services.
\r\n\r\n4. These staff requirements may, at\r\nthe option of the designated airline or airlines of one Party, be satisfied by\r\nits own personnel or by using the services of any other organization, company\r\nor airline operating in the territory of the other Party and authorized to\r\nperform such services for other airlines.
\r\n\r\n5. The representatives and staff shall\r\nbe subject to the laws and regulations in force of the other Party, and\r\nconsistent with such laws and regulations:
\r\n\r\na) each Party shall, on the basis of\r\nreciprocity and with the minimum of delay, grant the necessary employment\r\nauthorizations, visitor visas or other similar documents to the representatives\r\nand staff referred to in paragraph 3 of this Article; and
\r\n\r\nb) both Parties shall facilitate and\r\nexpedite the requirement of employment authorizations for personnel performing\r\ncertain temporary duties not exceeding ninety (90) days.
\r\n\r\n6. Each airline may, in operating\r\nservices authorized by this Agreement, use its own aircraft or aircraft that\r\nhave been leased (“dry lease”), subleased, rented by the hour (“interchange” or\r\n“lease for hours”), or leased with crew, insurance and maintenance (“wet\r\nlease”), through a contract between airlines of either Party or third\r\ncountries, observing the laws and regulations of each Party and the Protocol on\r\nthe Amendment to the Convention (Article 83 bis). The aeronautical\r\nauthorities of the Parties shall evaluate the need to conclude a specific\r\nagreement establishing the conditions of transfer of responsibility for safety,\r\nas provided by the International Civil Aviation Organization.
\r\n\r\n7. On any sector or sectors of the\r\nroutes of the Annex of the Agreement, any airline shall be entitled to perform\r\ninternational air transportation, including under code sharing arrangements\r\nwith other airlines, without any limitation as to change at any point or points\r\non the route, in the type, size or number of aircraft operated, provided that\r\nthe transportation beyond such point is a continuation of the transportation\r\nfrom the territory of the Party that has designated the airline and in the\r\ninbound direction the transportation to the territory of the Party that has\r\ndesignated the airline is a continuation of the transportation from beyond such\r\npoint.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nThe aeronautical authorities of each\r\nParty shall provide or cause its designated airline or\r\nairlines to provide the aeronautical authorities of the other Party, upon request,\r\nperiodic or other statements of statistics as may be reasonably required.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. The designated airline of each\r\nParty shall submit its envisaged flight schedules for approval to the\r\naeronautical authorities of the other Party at least thirty (30) days prior to\r\nthe operation of the agreed services. The same procedure shall apply to any\r\nmodification thereof.
\r\n\r\n2. For supplementary flights which the\r\ndesignated airline of one Party wishes to operate on the agreed services\r\noutside the approved timetable, that airline must request prior permission from\r\nthe aeronautical authorities of the other Party. Such requests shall usually be\r\nsubmitted at least five (S) working days prior to the operation of such\r\nflights.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Either Party may, at any time,\r\nrequest consultations on the interpretation, application, implementation, or\r\namendment of this Agreement or compliance with this Agreement.
\r\n\r\n2. Such consultations, which may be\r\nthrough discussion or by correspondence, shall begin within a period of sixty\r\n(60) days from the date the other Party receives a written request, unless\r\notherwise agreed by the Parties.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n1. Any difference or dispute between\r\nthe Parties concerning the interpretation and/or implementation and/or\r\napplication of any of the provisions of this Agreement shall be settled\r\namicably through mutual consultation and/or negotiations.
\r\n\r\n2. If the Parties fail to reach a\r\nsettlement by mutual consultation and/or negotiation, they may agree to refer\r\nthe dispute for decision to some person or body; if they do not so agree, the\r\ndispute shall, at the request of either Party, be submitted for decision to a\r\ntribunal of three arbitrators, one to be nominated by each Party and the third\r\nto be appointed by the two so nominated. Each of the Parties shall nominate an\r\narbitrator within a period of sixty (60) days from the date of receipt by\r\neither Party from the other of a notice through diplomatic channels requesting\r\narbitration of the dispute by such a tribunal, and the third arbitrator shall\r\nbe appointed within a further period of sixty (60) days. If either of the\r\nParties fails to nominate an arbitrator within the period specified, the President of\r\nthe Council of the International Civil Aviation Organization may at the request\r\nof either Party appoint an arbitrator or arbitrators as the case requires. In\r\nall cases, the third arbitrator shall be a national of a third State and shall\r\nact as President of the arbitral tribunal. The arbitral tribunal shall reach\r\nits decision by majority of votes. In all other respects the arbitral tribunal\r\nshall determine its own procedure.
\r\n\r\n3. The Parties undertake to comply\r\nwith any decisions given under paragraph 2 of this Article.
\r\n\r\n4. If and for so long as either Party\r\nfails to comply with a decision given under paragraph 2 of this Article, die\r\nother Party may limit, suspend or revoke any rights or privileges which it has\r\ngranted by virtue of this Agreement to the Party in defaults.
\r\n\r\n5. Each Party shall bear the expenses\r\nand remuneration necessary for its arbitrator; the fee for the third arbitrator\r\nand the expenses necessary for this one as well as those due to the activity of\r\nthe arbitration shall be equally shared by the Parties.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nAny amendment to this Agreement agreed\r\nupon by the Parties shall come into effect on a date to be determined by an\r\nexchange of diplomatic notes, indicating that all necessary internal procedures\r\nhave been completed by both Parties.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nIf a multilateral agreement concerning\r\nair transport comes into force in respect of both Parties, this Agreement shall\r\nbe amended so as to conform with the provisions of that multilateral agreement.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nEither Party may, at any time, give\r\nnotice in writing, through diplomatic channels, to the other Party of its\r\ndecision to terminate this Agreement. Such notice shall be simultaneously\r\ncommunicated to ICAO. This Agreement shall terminate at midnight, local time of\r\nthe notified Party immediately before the first anniversary of the date of\r\nreceipt of the notice by the other Party, unless the notice is withdrawn by agreement\r\nbefore the end of this period. In the absence of acknowledgement of receipt by\r\nthe other Party, the notice shall be deemed to have been received fourteen (14)\r\ndays after receipt of the notice by ICAO.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nThis Agreement and any amendment\r\nthereto shall be registered upon its signature with ICAO by the Party in which\r\nterritory this Agreement was signed, or as agreed by the Parties.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nThis Agreement shall enter into force\r\non the date of the receipt of the second diplomatic note indicating that all\r\nnecessary internal procedures for its entry into force have been completed by\r\nboth Parties.
\r\n\r\nIn witness whereof the undersigned,\r\nbeing duly authorized by their respective Governments, have signed this\r\nAgreement.
\r\n\r\nDone at Brasilia on 2 July 2018, in\r\nduplicate in the Vietnamese, Portuguese and English languages, all texts being\r\nequally authentic. In case of any divergence of interpretation of the\r\nVietnamese and Portuguese texts, the English text shall prevail.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n FOR THE\r\n GOVERNMENT | \r\n \r\n FOR THE\r\n GOVERNMENT | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Routes to be operated by the\r\ndesignated airline(s) of Viet Nam:
\r\n\r\n\r\n Points of\r\n Origin \r\n | \r\n \r\n Intermediate Points \r\n | \r\n \r\n Points of\r\n Destination \r\n | \r\n \r\n Points Beyond \r\n | \r\n
\r\n Any points\r\n in Viet Nam \r\n | \r\n \r\n Any points \r\n | \r\n \r\n Any points\r\n in Brazil \r\n | \r\n \r\n Any points \r\n | \r\n
Routes to be operated by the designated\r\nairline(s) of Brazil:
\r\n\r\n\r\n Points of\r\n Origin \r\n | \r\n \r\n Intermediate Points \r\n | \r\n \r\n Points of\r\n Destination \r\n | \r\n \r\n Points Beyond \r\n | \r\n
\r\n Any points\r\n in Brazil \r\n | \r\n \r\n Any points \r\n | \r\n \r\n Any points\r\n in Viet Nam \r\n | \r\n \r\n Any points \r\n | \r\n
NOTES:
\r\n\r\n1. The designated airlines of both\r\nParties may, on any or all flights and at their option:
\r\n\r\na) operate flights in either or both\r\ndirections;
\r\n\r\nb) combine different flight numbers\r\nwithin one aircraft operation;
\r\n\r\nc) serve intermediate and beyond\r\npoints and points in the territories of the Parties on the routes in any\r\ncombination and in any order, without cabotage rights;
\r\n\r\nd) omit stops at any point or points;\r\nand
\r\n\r\ne) transfer traffic from any of its\r\naircraft to any of its other aircraft at any point on the routes
\r\n\r\nwithout directional or geographic\r\nlimitation and without loss of any right to carry traffic otherwise permissible\r\nunder this Agreement, provided that the transportation is part of a service\r\nthat serves a point in the territory of the Party designating the airline.
\r\n\r\n2. The exercise of fifth freedom\r\ntraffic by the designated airline(s) of both Parties on the above routes shall\r\nbe agreed upon between the aeronautical authorities of the Parties.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Từ khóa: Điều ước quốc tế 18/2023/TB-LPQT, Điều ước quốc tế số 18/2023/TB-LPQT, Điều ước quốc tế 18/2023/TB-LPQT của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hòa Liên bang Bra-xin, Điều ước quốc tế số 18/2023/TB-LPQT của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hòa Liên bang Bra-xin, Điều ước quốc tế 18 2023 TB LPQT của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hòa Liên bang Bra-xin, 18/2023/TB-LPQT
File gốc của Thông báo 18/2023/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Bra-xin đang được cập nhật.
Thông báo 18/2023/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Bra-xin
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hòa Liên bang Bra-xin |
Số hiệu | 18/2023/TB-LPQT |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Người ký | Lê Đình Thọ, Aloysio Nunes Ferreira |
Ngày ban hành | 2018-07-02 |
Ngày hiệu lực | 2023-08-16 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng | Còn hiệu lực |