BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 945/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Chương trình hành động của Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải (số 302-CTr/BCSĐ ngày 18/11/2013) thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
2. Đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, ngoại ngữ, tin học; có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo thích ứng với biến đổi của cơ chế thị trường; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Phát triển đồng bộ các yếu tố đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại, phù hợp với quy mô, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng. Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục Nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng GTVT miền Trung trở thành Trường Đại học GTVT miền Trung vào năm 2020; là cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng, đại học theo định hướng ứng dụng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khẳng định thương hiệu và uy tín, đào tạo nhân lực có chất lượng cao, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho ngành Giao thông vận tải và các thành phần kinh tế khác, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
a) Quy mô, ngành nghề đào tạo
(Danh mục các ngành nghề đào tạo và quy mô đào tạo đến năm 2020 theo Phụ lục 01 kèm theo).
Kiện toàn cơ cấu tổ chức và bộ máy của Trường theo hướng chuyên nghiệp, có bộ máy hành chính gọn nhẹ, hiệu quả. Hoàn thiện và thành lập mới các khoa, bộ môn, một số trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ chuyên ngành và trung tâm dịch vụ, tư vấn để đáp ứng nhu cầu phát triển đào tạo của Trường và phục vụ cho nhu cầu xã hội.
c) Xây dựng đội ngũ
Cơ cấu đội ngũ đến năm 2020 như sau:
Số lượng giảng viên: 167 người (70% định biên)
Tiến sĩ: 10 người
d) Chương trình, giáo trình đào tạo
+ Thực hiện việc định kỳ rà soát, cập nhật và chỉnh sửa chương trình, giáo trình đào tạo 2 năm một lần theo quy định của Bộ GD&ĐT. Cập nhật nội dung chương trình, giáo trình đào tạo theo hướng tiên tiến có tham khảo chương trình, giáo trình đào tạo của các trường trong nước và quốc tế.
- Về giáo trình giảng dạy:
đ) Cơ sở vật chất
(Nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo Phụ lục 04 kèm theo).
- Đến năm 2020 bổ sung thêm các chương trình ứng dụng tin học cho công tác quản lý, bao gồm:
+ Chương trình quản lý, số hóa thư viện, thư viện điện tử.
g) Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: 10-15 đề tài/năm.
Mở rộng hợp tác, liên kết về nghiên cứu khoa học; tăng cường nguồn lực cho các hoạt động nghiên cứu khoa học. Phấn đấu kinh phí do nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ mang lại cho trường đạt 5-10% tổng kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên của nhà trường.
Đào tạo sinh viên phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ, đặc biệt chú trọng phát triển năng lực thực hành, tư duy, sáng tạo đạt chuẩn đầu ra theo chương trình đào tạo của Trường; tăng cường giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật trong sinh viên. Phấn đấu mỗi năm, bồi dưỡng kết nạp 5-10 học sinh, sinh viên vào Đảng Cộng sản Việt Nam; tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp đạt 90%.
Phấn đấu đến năm 2017 đạt chuẩn tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá ngoài chất lượng Trường cao đẳng. Năm 2025 sẽ tiến hành tự đánh giá trường đại học.
Phấn đấu đến năm 2020 các nguồn thu từ học phí đạt 50%, các hoạt động nghiên cứu khoa học, liên danh, liên kết, dịch vụ đào tạo và hợp tác quốc tế đạt 30%, từ xã hội hóa đào tạo đạt 10% trở lên trong tổng số kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động đào tạo tại trường.
Xây dựng Trường trở thành Trường Đại học GTVT miền Trung với quy mô đào tạo trên 5.000 SV, có uy tín trong nước và khu vực về đào tạo chuyên ngành GTVT và các ngành nghề khác, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, mạnh về đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao cho khu vực và cả nước.
- Xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến: Công nghệ kỹ thuật giao thông.
- Đội ngũ giảng viên: Cân đối về cơ cấu ngành nghề, độ tuổi, trình độ, 100% có trình độ thạc sĩ, trong đó có 20% là tiến sĩ.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Chương trình hành động của Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đến cán bộ đảng viên, công nhân viên nhằm thay đổi về nhận thức, tư duy, tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện.
- Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong nhà trường, trước hết là trong đội ngũ giáo viên.
2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học
a) Đổi mới chương trình đào tạo:
- Tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến của các trường cao đẳng và đại học trong nước và ngoài nước cùng ngành để điều chỉnh chương trình đào tạo;
- Thực hiện việc chuyển đổi chương trình đào tạo cao đẳng từ niên chế sang học chế tín chỉ kể từ năm học 2015-2016;
- Thực hiện định kỳ 2 năm rà soát, chỉnh sửa chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức rộng rãi các hội thảo cấp trường, cấp khoa; các cuộc tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy trên nền tảng lấy người học làm trung tâm, đào tạo kỹ năng, tư duy cho người học là cơ bản; phương pháp dạy học tích cực, tích hợp, phương pháp học, làm việc theo nhóm;
- Chuyển đổi từ dạy lý thuyết là chủ yếu sang dạy kỹ năng tự nghiên cứu, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kỹ năng thực hành là chủ yếu;
- Trang bị đầy đủ máy tính, đèn chiếu các giảng đường, thư viện các phòng học thực hành, thí nghiệm để đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
- Tổ chức biên soạn, chọn lọc, thẩm định giáo trình giảng dạy, bảo đảm đến năm 2017, 100% môn học thuộc các ngành đào tạo hệ cao đẳng đều có giáo trình giảng dạy đạt chuẩn, có đầy đủ tài liệu tham khảo cho các chuyên ngành. Đầu năm 2019 bắt đầu tuyển chọn, thẩm định giáo trình cho các ngành dự định mở;
d) Cơ sở vật chất
- Xây dựng dự án đầu tư thiết bị các phòng thí nghiệm, thực hành như phòng thí nghiệm lý, hóa, sức bền vật liệu, phòng thực hành công nghệ cao CNC, phòng thực hành CAD/CAM, phòng thí nghiệm công suất ô tô, kiểm định ô tô, phòng thí nghiệm điện tử cơ bản, thí nghiệm môi trường.
- Từ năm học 2015-2016 thực hiện đổi mới các đề kiểm tra, thi học phần, tốt nghiệp của Trường theo hướng chú trọng năng lực phân tích, ứng dụng, sáng tạo giải quyết vấn đề và thái độ nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ; năng lực thực hành, tổ chức tương xứng với trình độ đào tạo; khả năng thích nghi với môi trường làm việc của người học.
- Mời các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài ngành tham gia đánh giá kết quả tốt nghiệp sinh viên ra Trường.
- Tiếp tục thực hiện lấy ý kiến của người sử dụng lao động về chất lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường đang làm việc tại đơn vị để đánh giá uy tín, chất lượng của nhà trường và là căn cứ để định hướng phát triển nhà trường.
- Chuyển từ đào tạo theo khả năng của Trường sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn với thị trường lao động phù hợp với khả năng, thế mạnh của Trường; coi trọng cả 3 mặt dạy người, dạy chữ, dạy nghề.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo: Chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, bồi dưỡng ngắn hạn đáp ứng nhu cầu của người học,
- Rà soát, sắp xếp bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả, ưu tiên tuyển dụng giảng viên, đặc biệt có cơ chế thích hợp để thu hút những người có học hàm, học vị cao về công tác tại Trường.
- Năm học 2014-2015 sửa đổi, bổ sung các văn bản về tổ chức và quản lý, tạo sự thống nhất trong điều hành mọi hoạt động của nhà trường, gồm: Quy chế hoạt động của Đảng bộ và của Nhà trường; Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy định tuyển dụng giảng viên, viên chức; Quy định bổ nhiệm cán bộ; Quy chế về hoạt động khoa học công nghệ; Quy định xét thi đua khen thưởng; Định mức công tác của giảng viên; Quy định trang bị, mua sắm và quản lý tài sản; Quy định đối với cán bộ viên chức nhà trường; Quy chế phối hợp giữa Chính quyền, Công Đoàn và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Ứng dụng các phần mềm tin học trong công tác: Quản lý đào tạo; nhân sự; văn thư, lưu trữ, quản lý thư viện.
- Hằng năm thực hiện người học tham gia đánh giá giảng viên, giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cấp dưới đánh giá cán bộ quản lý cấp trên; tổ chức đối thoại trực tiếp sinh viên với Hiệu trưởng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra: Thường xuyên, định kỳ, đột xuất nhằm duy trì nề nếp giảng dạy, ý thức chấp hành quy chế đào tạo, quy định làm việc, học tập, rèn luyện của cán bộ, giảng viên, học sinh - sinh viên.
6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
- Xây dựng kế hoạch: Tuyển dụng, thỉnh giảng, hợp đồng lao động đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu giảng viên giảng dạy các ngành. Tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên, cán bộ quản lý đi học thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước; thực hiện chuẩn hóa giảng viên để đạt mục tiêu đến năm 2020 mỗi ngành đào tạo có 1 - 2 giảng viên có trình độ tiến sỹ; 70% có trình độ thạc sỹ; giảng viên có trình độ ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy, nghiên cứu, khai thác tài liệu nước ngoài và thực hiện hợp tác quốc tế về đào tạo.
- Tạo điều kiện để giảng viên, cán bộ quản lý tham quan, giảng dạy, học tập ở nước ngoài; mời các chuyên gia quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại Trường; giảng viên của Trường tham gia thỉnh giảng các trường khác, được đi làm việc thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất;
7. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo
- Xây dựng và công khai dự toán thu, chi ngân sách hàng năm; phân bổ kinh phí đảm bảo chi tiêu thường xuyên, ưu tiên phát triển xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng đội ngũ.
- Chủ động phát triển đào tạo, tăng nguồn thu từ các hoạt động đào tạo chính quy, liên kết, vừa làm vừa học, liên thông; bồi dưỡng ngắn hạn tin học, ngoại ngữ, kỹ năng thực hành chuyên môn; hợp đồng đào tạo với các đơn vị sản xuất; thực hiện các hợp đồng về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; kết hợp đào tạo với sản xuất, mỗi năm phấn đấu tăng nguồn thu 2 ¸ 3 tỷ đồng.
- Ưu tiên liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín.
- Thành lập các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh, sinh viên nghèo học giỏi. Tôn vinh, khen thưởng xứng đáng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp nổi bật cho sự nghiệp đào tạo.
8. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, dạy nghề, đẩy mạnh việc dạy sản xuất
- Dành 1% kinh phí chi tiêu thường xuyên hàng năm cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Trường.
- Hợp tác với một số trường đại học trong khu vực, trên thế giới có tiềm lực về kinh tế, uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học để hỗ trợ đào tạo giảng viên, trao đổi về khoa học công nghệ.
- Gắn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với công tác xét thi đua, khen thưởng hằng năm.
9. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo
- Tạo điều kiện cho giảng viên đi tham quan, học tập, bồi dưỡng và nâng cao trình độ ở ngoài nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Chiến lược
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện Chiến lược, báo cáo Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Tổ chức cán bộ) và những cơ quan liên quan những vấn đề vượt thẩm quyền.
- Định kỳ tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo Bộ Giao thông vận tải để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và đề xuất các giải pháp có tính khả thi, hiệu quả.
a) Vụ Tổ chức cán bộ
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả định kỳ báo cáo Lãnh đạo Bộ.
- Chủ trì, hướng dẫn Trường xây dựng các chính sách ưu đãi về đầu tư trong việc thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt các dự án đầu tư phù hợp với lộ trình phát triển Nhà trường theo Chiến lược đề ra.
c) Vụ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn cụ thể về các cơ chế tài chính; cân đối các nguồn lực, bố trí, kết hợp các nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược đã được phê duyệt.
đ) Vụ Môi trường: Chủ trì tham mưu, đề xuất giao cho Trường thực hiện nhiệm vụ môi trường dưới các hình thức chương trình, đề án do Bộ chủ trì thực hiện đảm bảo hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- Như Điều 3; | BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO VÀ QUY MÔ ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2020
1. Các ngành Đại học (kể từ năm 2020): 07 ngành gồm 16 chuyên ngành.
● Xây dựng cầu đường bộ
● Xây dựng cầu, hầm
● Xây dựng Đường sắt
b) Ngành Công nghệ Kỹ thuật xây dựng: 02 chuyên ngành
● Vật liệu và công nghệ xây dựng
● Kinh tế xây dựng giao thông
● Kế toán doanh nghiệp
đ) Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: 01 chuyên ngành
e) Ngành Kỹ thuật cơ khí: 03 chuyên ngành
● Kỹ thuật nhiệt - lạnh
g) Ngành Kỹ thuật môi trường: 01 chuyên ngành
2. Các ngành Cao đẳng
Hệ cao đẳng: 7 ngành gồm 14 chuyên ngành.
● Xây dựng cầu đường bộ
● Xây dựng cầu, hầm
b) Ngành Công nghệ Kỹ thuật xây dựng: 02 chuyên ngành
● Vật liệu và công nghệ xây dựng
● Kinh tế xây dựng giao thông.
● Kế toán doanh nghiệp
đ) Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: 01 chuyên ngành
e) Ngành Kỹ thuật cơ khí: 03 chuyên ngành
● Kỹ thuật nhiệt - lạnh
g) Ngành Kỹ thuật môi trường: 01 chuyên ngành
1. Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2014-2020
Danh mục | Năm học | ||||||
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
| 700 | |
|
|
|
|
|
| 0 | |
Tổng |
|
|
|
|
|
| 700 |
|
|
|
|
|
|
| |
500 | 500 | 700 | 700 | 1.000 | 1.100 | 800 | |
50 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | |
Tổng | 550 | 600 | 800 | 800 | 1.100 | 1.200 | 900 |
100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 0 | |
400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 0 | |
Tổng cộng | 1050 | 1050 | 1300 | 1300 | 1600 | 1700 | 1600 |
Danh mục
Năm học
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
0
0
0
0
Tổng
0
0
1.288
1.364
1.350
1.450
1.750
1.950
2.450
2.850
65
60
50
100
150
150
150
150
Tổng
1.353
1.424
1.400
1.550
1.900
2.100
2.600
3.000
327
200
200
200
200
200
200
200
119
355
480
480
480
480
480
580
700
0
Tổng
700
400
500
500
700
700
1.000
1.100
800
50
50
100
100
100
100
100
100
Tổng
450
550
600
800
800
1.100
1.200
900
100
100
100
100
100
100
100
0
450
400
400
400
400
400
400
0
Tổng
324
514
400
400
500
500
700
700
55
60
50
50
100
100
100
100
Tổng
379
574
450
450
600
600
800
800
227
100
100
100
100
100
100
100
214
275
400
400
400
400
300
300
0
0
700
0
0
0
Tổng
0
0
700
1.364
1.350
1.450
1.750
1.950
2.450
2.850
2.950
60
50
100
150
150
150
150
150
Tổng
1.424
1.400
1.550
1.900
2.100
2.600
3.000
3.100
200
200
200
200
200
200
200
100
355
480
480
480
480
480
580
280
Tổng Quy mô HS-SV chính quy
1.979
2.080
2.230
2.580
2.780
3.280
3.780
4.180
2. Hội đồng trường
- Hiệu trưởng;
4. Công đoàn;
6. Hội đồng Khoa học và Đào tạo;
- Phòng Đào tạo
- Phòng Tổ chức - Hành chính
- Phòng Thanh tra
- Phòng công tác HS-SV
- Ban Kế hoạch - Xây dựng
- Khoa Công trình
- Khoa Kinh tế
- Khoa Chính trị
- Khoa Môi trường.
- Trung tâm Đào tạo & Bồi dưỡng Chuyên môn nghiệp vụ
- Trung tâm Tư vấn, thiết kế và kiểm định chất lượng công trình
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ ĐẾN NĂM 2020
TT | Số lượng | Năm | |||||||
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||
1 |
1.979 | 2.080 | 2.230 | 2.580 | 2.780 | 3.280 | 3.780 | 4.180 | |
2 |
73 | 83 | 89 | 103 | 111 | 131 | 151 | 167 | |
3 |
37 | 43 | 49 | 60 | 67 | 81 | 98 | 117 | |
50 | 52 | 55 | 58 | 60 | 62 | 65 | 70 | ||
4 |
|
|
| 2 | 4 | 5 | 8 | 10 | |
|
|
| 2 | 4 | 4 | 5 | 6 | ||
5 |
125 | 134 | 139 | 154 | 159 | 187 | 216 | 239 |
NHU CẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2020
TT
Các hạng mục
Quy mô HSSV
Định mức (m2/SV)
Diện tích yêu cầu (m2)
Diện tích đã có
Yêu cầu bổ sung
1
4180
25
104.500
65.000
39.500
2
3
12.540
4.780
7.760
3
1
4.180
4.300
1.050
4
0,5
2.090
450
1.640
5
1,5
6.270
5.000
6
0,25
1.045
-
1.045
7
0,25
1.045
3.200
8
1,5
6.270
4.800
9
3,5
14.630
3.350
11.280
10
0,8
3.344
720
2.624
TT
Tên phòng
Số lượng yêu cầu
Số lượng đã cố
Xây dựng thêm
I
3
1
1
1
0
1
2
1
0
1
3
1
1
II
4
3
1
3
3
2
1
0
1
III
3.1
11
12
1
1
2
2
1
2
3
1
1
1
1
1
2
1
2
3
1
0
1
4
1
1
5
1
1
7
1
1
8
1
1
3.2
8
6
1
1
1
2
1
1
3
1
2
5
1
0
1
6
1
0
1
7
1
0
1
8
1
1
9
1
1
3.3
7
8
2
1
2
4
1
2
5
1
1
6
1
2
7
1
1
8
1
0
1
9
1
0
1
3.4
3
2
1
1
1
2
1
1
3
1
0
1
3.5
1
1
1
1
1
3.6
2
0
1
1
0
1
2
1
0
1
Cộng
39
33
12
File gốc của Quyết định 945/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng giao thông vận tải miền Trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 945/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng giao thông vận tải miền Trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Số hiệu | 945/QĐ-BGTVT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành | 2014-03-28 |
Ngày hiệu lực | 2014-03-28 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng | Còn hiệu lực |