\r\n BỘ\r\n GIAO THÔNG VẬN TẢI | \r\n \r\n CỘNG\r\n HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số:\r\n 624/QĐ-BGTVT \r\n | \r\n \r\n Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2019 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
\r\n\r\nCăn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP\r\nngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu\r\ntổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày\r\n19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống\r\nùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021;
\r\n\r\nXét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
\r\n\r\nQUYẾT ĐỊNH:
\r\n\r\nĐiều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động\r\nthực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo\r\nđảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 -\r\n2021.
\r\n\r\nĐiều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày\r\nký.
\r\n\r\nĐiều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng\r\ncác Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Giám đốc\r\nSở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các\r\ncơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định\r\nnày./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n \r\n Nơi nhận: | \r\n \r\n BỘ TRƯỞNG | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12/NQ-CP NGÀY 19/02/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG\r\nCƯỜNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN\r\n2019 - 2021
\r\n(Ban hành kèm theo Quyết định số 624/QĐ-BGTVT ngày 10/4/2019 của Bộ trưởng Bộ\r\nGiao thông vận tải)
Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết\r\nsố 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn\r\ngiao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 (sau đây gọi tắt là\r\nKế hoạch) của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ và định hướng cơ bản liên quan đến ngành giao thông vận\r\ntải đã được giao tại Nghị quyết, cụ thể:
\r\n\r\n1. Tổ chức thể chế hóa và thực hiện đầy\r\nđủ các quan điển, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được Chính phủ đề ra trong\r\nNghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật\r\ntự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 (sau đây\r\ngọi tắt là Nghị quyết số 12/NQ-CP).
\r\n\r\n2. Xác định các nhiệm vụ để các cơ\r\nquan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm\r\ntra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐể tiếp tục kéo giảm tai nạn giao\r\nthông, phấn đấu giảm số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5% đến\r\n10%; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các\r\nđô thị lớn và trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị\r\nlớn, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; thực hiện tốt\r\ncác nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 12/NQ-CP, trong thời gian tới, bên cạnh\r\nnhiêu vụ thường xuyên, Tổng cục và các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT càn cụ thể\r\nhóa và tổ chức triển khai thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trọng\r\ntâm mà Nghị quyết số 12/NQ-CP đã đề ra, bao gồm:
\r\n\r\n1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và\r\nchính sách về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn\r\ntắc giao thông; lồng ghép mục tiêu an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông\r\ntrong các đề án chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố, các dự\r\nán đầu tư tạo ra nhu cầu giao thông, vận tải lớn.
\r\n\r\n2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên\r\ntruyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô\r\nthị; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho\r\nmọi tầng lớp nhân dân.
\r\n\r\n3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản\r\nlý nhà nước về giao thông vận tải, xây dựng, đất đai và du lịch có liên quan đến\r\nnhiệm vụ bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông; nâng cao năng lực, hiệu lực\r\ncủa lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
\r\n\r\n4. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất\r\nlượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn\r\nvới duy tu, bảo đảm an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình\r\nhạ tầng hiện hữu; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông\r\nđường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
\r\n\r\n5. Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống dịch\r\nvụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá để thu\r\nhút hành khách, hàng hóa sử dụng vận tải đường sắt, đường thủy\r\nnội địa, hàng hải, hàng không; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị, vùng tỉnh và liên tỉnh.
\r\n\r\n6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông\r\ntin, các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với công tác quản\r\nlý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như\r\nhỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn\r\ngiao thông.
\r\n\r\n7. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hạn\r\nchế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, kiểm soát chặt điều kiện về an toàn kỹ\r\nthuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới, đặc biệt là trong các\r\nkhu vực trung tâm đô thị.
\r\n\r\n8. Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng\r\nbảo đảm việc đầu tư, xây dựng mới hoặc điều chỉnh, sắp xếp các khu công nghiệp,\r\nđô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... trong các đô thị phù\r\nhợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.
\r\n\r\n9. Tham khảo, học tập kinh nghiệm của\r\ncác nước phát triển có thể áp dụng tại Việt Nam trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
\r\n\r\nIII. NỘI DUNG PHÂN\r\nCÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
\r\n\r\nCác cơ quan, đơn vị căn cứ vào nhiệm\r\nvụ phân công trong Kế hoạch để xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ tại\r\ncơ quan, đơn vị mình, bảo đảm đạt được yêu cầu về chất lượng, tiến độ thực hiện\r\nNghị quyết số 12/NQ-CP, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau:
\r\n\r\n\r\n\r\n1.1. Xây dựng và trình sửa đổi Luật\r\ngiao thông đường bộ năm 2008
\r\n\r\n- Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo: Tổng\r\ncục Đường bộ Việt Nam
\r\n\r\n- Cơ quan chủ trì trình: Vụ Pháp chế.
\r\n\r\n- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Vụ\r\nthuộc Bộ (có liên quan), các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT.
\r\n\r\n- Hình thức ban hành: Luật của Quốc hội\r\nban hành.
\r\n\r\n1.2. Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật\r\ngiao thông đường thủy nội địa
\r\n\r\n- Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo: Cục\r\nĐường thủy nội địa Việt Nam (nghiên cứu đề xuất).
\r\n\r\n- Cơ quan chủ trì trình: Vụ Pháp chế.
\r\n\r\n- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Vụ\r\nthuộc Bộ (có liên quan), các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT.
\r\n\r\n- Hình thức ban hành: Luật của Quốc hội\r\nban hành.
\r\n\r\n1.3. Nghiên cứu đề xây các quy định\r\npháp luật có liên quan đến trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao\r\nthông
\r\n\r\nVụ Pháp chế chủ trì, phối hợp các Vụ\r\nthuộc Bộ (có liên quan), Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục chuyên ngành\r\nnghiên cứu đề xuất và thực hiện theo Chương trình ban hành văn bản quy phạm\r\npháp luật hàng năm của Bộ GTVT.
\r\n\r\n1.4. Ban hành quy định bắt buộc chủ đầu\r\ntư khi lập dự án đầu tư công trình xây dựng lớn phải thiết kế phương án kết nối\r\ngiao thông vào đường quốc lộ, đường chính trong đô thị, tính toán nhu cầu giao\r\nthông phát sinh của công trình, đảm bảo an toàn giao thông và không gây ùn tắc\r\ngiao thông
\r\n\r\n- Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo: Tổng cục ĐBVN nghiên cứu bổ sung vào Thông tư sửa đổi,\r\nbổ sung một số Điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT về hướng dẫn một\r\nsố Điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về\r\nquản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trình Bộ trưởng tháng\r\n6/2019).
\r\n\r\n- Cơ quan chủ trì\r\ntrình: Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.
\r\n\r\n- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Vụ\r\nthuộc Bộ (có liên quan), các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT.
\r\n\r\n- Hình thức ban hành: Thông tư sửa đổi, bổ sung.
\r\n\r\n1.5. Khẩn trương xây dựng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt các Quy ngành quốc\r\ngia thuộc lĩnh vực giao thông vận tải sau khi Nghị định hướng dẫn Luật Quy hoạch\r\nnăm 2014 được ban hành và Quy hoạch tổng thể quốc gia được phê duyệt để làm cơ\r\nsở điều chỉnh các Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên\r\nngành cho phù hợp điều kiện thực tế.
\r\n\r\n- Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo: Tổng\r\ncục Đường bộ Việt Nam và các Cục chuyên ngành.
\r\n\r\n- Cơ quan chủ trì trình: Vụ Kế hoạch đầu tư.
\r\n\r\n- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Vụ\r\nthuộc Bộ (có liên quan), các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT.
\r\n\r\n- Hình thức ban hành: Quyết định của\r\nThủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ GTVT.
\r\n\r\n1.6. Vụ An toàn\r\ngiao thông chủ trì, phối hợp với các Vụ liên quan, Tổng cục\r\nĐường bộ Việt Nam, các cục chuyên ngành, các Sở GTVT triển khai thực hiện cập\r\nnhật và tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật\r\ntự an toàn\r\ngiao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n3 1. Triển khai thực hiện tăng cường công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;\r\nnghiên cứu báo cáo Chính phủ về việc tăng tỷ trọng vốn cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông;
\r\n\r\n3.2 Tham mưu thực hiện nhiệm vụ đưa\r\nra lộ trình cụ thể để xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt\r\nvào năm 2025, giảm tối thiểu 30% lối đi tự mở vào năm 2021; khẩn trương sửa chữa, bảo đảm an toàn đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài,\r\nTân Sơn Nhất.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục\r\nĐăng kiểm Việt Nam tiếp tục phối hợp Cục Cảnh sát giao\r\nthông, các Sở GTVT và các cơ quan có liên quan để thực hiện công tác trao đổi,\r\nchia sẻ thông tin nhằm tăng cường công tác phối hợp trong\r\nhoạt động đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông;
\r\n\r\n4.2. Tổng cục Đường\r\nbộ Việt Nam và Vụ Vận tải nghiên cứu đề xuất bổ sung nội dung quy định vào Nghị\r\nđịnh quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải\r\n(thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP) hoặc Luật giao thông\r\nđường bộ (Luật sửa đổi Luật giao thông đường bộ năm 2008) để quy định bắt buộc\r\nđối với tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải và\r\ntổ chức giao thông;
\r\n\r\n4.3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ\r\ntrì, phối hợp với Vụ Vận tải, Vụ Khoa học - Công nghệ, Trung tâm Công nghệ\r\nthông tin và các các quan, đơn vị có liên quan thực hiện: Tiếp tục xây dựng, thực\r\nhiện Đề án “Giải pháp giao thông thông minh trên nền bản đồ số” và nâng cấp Hệ\r\nthống dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô để phục vụ công tác\r\nquản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô;
\r\n\r\n4.4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ\r\ntrì, phối hợp với các Vụ liên quan, các cục chuyên ngành, các Sở GTVT để tham mưu Lãnh đạo Bộ GTVT triển khai thực hiện nhiệm vụ\r\n“Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất cải\r\ntiến Giấy phép điều khiển phương tiện giao thông được tích hợp các thông tin cần\r\nthiết cho công tác quản lý đối với người điều khiển phương tiện giao thông, đồng\r\nthời đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung trong công tác cấp Giấy phép\r\nlái xe, phục vụ công tác quản lý lái xe và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông”.
\r\n\r\n\r\n\r\n6. Vụ Kế hoạch đầu tư\r\nchủ trì:
\r\n\r\n6.1. Phối hợp với các Vụ liên quan, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cục chuyên\r\nngành, các Sở GTVT để lập Đề án đầu tư các công trình hạ tầng\r\nkết nối và khu hậu cần của các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cảng thủy nội\r\nđịa trọng điểm nhằm tái cơ cấu thị phần các lĩnh vực vận tải\r\nvà thúc đẩy phát triển logistics;
\r\n\r\n6.2. Phối hợp với Vụ Đối tác công tư\r\nvà các địa phương để huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao\r\nthông.
\r\n\r\n\r\n\r\n- Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo: Tổng\r\ncục Đường bộ Việt Nam
\r\n\r\n- Cơ quan chủ trì trình: Trung tâm\r\nCông nghệ thông tin.
\r\n\r\n- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Vụ\r\nthuộc Bộ (có liên quan), các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT.
\r\n\r\n- Hình thức ban hành: Quyết định của\r\nThủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n9.1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền\r\nhoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định, chính sách khuyến khích\r\nsử dụng phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá\r\nnhân nhằm kéo giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường;\r\nlồng ghép vào các quy định pháp luật, chiến lược, quy hoạch của ngành giao\r\nthông vận tải;
\r\n\r\n9.2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân\r\nthành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các Đề án đã được phê duyệt\r\ncủa hai thành phố về hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân\r\nnhằm bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
\r\n\r\n10. Cục Y tế Giao\r\nthông vận tải có trách nhiệm:
\r\n\r\n10.1. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế\r\nvà y tế địa phương thực hiện tốt Đề án tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên\r\nmạng đường cao tốc đến năm 2020 (đã được Thủ tướng Chính\r\nphủ phê duyệt tại Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 19/7/2013);
\r\n\r\n10.2. Phối hợp với Tổng cục Đường bộ\r\nvà Tổng công ty đường cao tốc làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn; kịp thời vận\r\nchuyển nạn nhân để giảm ùn tắc giao thông khi có tai nạn xảy ra.
\r\n\r\n\r\n\r\n12. Chế độ báo cáo\r\nvà đôn đốc triển khai thực hiện
\r\n\r\n12.1. Trước ngày 20 của tháng cuối hằng\r\nquý các Vụ liên quan, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cục chuyên ngành, các Sở\r\nGTVT đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao gửi Bộ GTVT để\r\ntổng hợp báo cáo các nhiệm vụ tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác bảo đảm trật tự an\r\ntoàn giao thông;
\r\n\r\n12.2. Định kỳ tháng 12 hằng năm Bộ\r\nGTVT tổng hợp báo cáo gửi Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về kết quả việc thực\r\nhiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày\r\n19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống\r\nùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
\r\n\r\n12.3. Vụ An toàn giao thông là cơ\r\nquan tham mưu lãnh đạo Bộ GTVT đôn đốc công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ về\r\ntăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
\r\n\r\n12.4. Vụ Vận tải là cơ quan tham mưu\r\nlãnh đạo Bộ GTVT đôn đốc công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ chống ùn tắc\r\ngiao thông; cơ quan chủ trì, đầu mối tổng hợp, báo cáo chỉ\r\nđạo và báo cáo chung định kỳ hằng năm gửi cơ quan cấp trên.
\r\n\r\nBộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị\r\nkhẩn trương triển khai thực hiện, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan\r\ncủa Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ, giải\r\npháp được giao tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông\r\ngiai đoạn 2019 - 2021./.
\r\n\r\nFile gốc của Quyết định 624/QĐ-BGTVT năm 2019 kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 624/QĐ-BGTVT năm 2019 kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Số hiệu | 624/QĐ-BGTVT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Văn Thể |
Ngày ban hành | 2019-04-10 |
Ngày hiệu lực | 2019-04-10 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng | Còn hiệu lực |