BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4218/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;
Căn cứ Thông tư số 45/2011/TT-BGTVT ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BGTVT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (thay thế Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải);
QUYẾT ĐỊNH:
I. QUAN ĐIỂM
2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ (ATGT ĐB) nói chung và thẩm định ATGT trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc nói riêng.
4. Huy động tối đa nguồn lực xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thẩm tra, thẩm định ATGT ĐB và đào tạo thẩm tra viên ATGT ĐB.
1. Mục tiêu tổng quát
2. Mục tiêu cụ thể
+ Giai đoạn thiết kế kỹ thuật (đối với dự án thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án thiết kế 2 bước);
- Đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ và đường bộ cao tốc đang khai thác, phải thực hiện thẩm định ATGT bắt buộc trong quá trình xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT và khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Rà soát, đề xuất kịp thời các nội dung cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định về thẩm tra, thẩm định ATGT ĐB. Trong đó, ưu tiên nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán kinh phí thẩm tra ATGT ĐB theo hướng xây dựng, ban hành hệ thống định mức chi phí và hướng dẫn xây dựng đơn giá thẩm tra ATGT cho từng giai đoạn của dự án và từng cấp đường bộ, nhằm bảo đảm công khai, minh bạch hơn nữa và hạn chế ý chí chủ quan của người lập, người phê duyệt kinh phí.
a) Quán triệt thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; theo đó, tăng cường vai trò, gắn trách nhiệm của cấp ủy Đảng và cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện thẩm tra, thẩm định ATGT trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc nhằm góp phần giảm thiểu TNGT ĐB.
- Đưa nội dung tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ vào Kế hoạch hành động hàng năm của Bộ GTVT để chỉ đạo triển khai thực hiện;
- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực thẩm tra, thẩm định ATGT cho các Ban QLDA, Sở GTVT, Cục QLĐB, các nhà đầu tư dự án đường bộ theo hình thức PPP và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
d) Triển khai thực hiện thẩm định ATGT bắt buộc trong quá trình xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên đường bộ đang khai thác: Bộ GTVT có văn bản chỉ đạo phải thực hiện thẩm tra ATGT trước khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT.
e) Thực hiện cấp đổi chứng chỉ (được cấp theo chương trình của Dự án VRSP-1) đã hết hạn cho các thẩm tra viên đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 16/2012/TT-BGTVT (không phải đi học và thi lại).
- Xây dựng, biên soạn Giáo trình đào tạo theo Chương trình khung đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 16/2012/TT-BGTVT phù hợp với trình tự, nội dung thẩm tra, thẩm định ATGT quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.
Ủy ban nhân dân các địa phương và một số tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu.
quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BGTVT.
4. Tổ chức thực hiện thẩm tra, thẩm định ATGT
- Các giai đoạn thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông: tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo đường cao tốc và đường quốc lộ phải thực hiện thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông tại các giai đoạn sau đây:
+ Giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác.
+ Công tác thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn thiết kế kỹ thuật (TKKT) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC): là công việc phục vụ công tác phê duyệt hồ sơ thiết kế công trình; không hình thành gói thầu riêng để thực hiện thẩm tra an toàn giao thông, nội dung này được đưa vào nhiệm vụ (là một trong các hạng mục công việc) của gói thầu tư vấn thẩm tra thiết kế;
- Chi phí thẩm tra an toàn giao thông:
+ Chi phí thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác: được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 45/2011/TT-BGTVT ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo; trong quá trình lập, phê duyệt đề cương và dự toán của gói thầu, phải căn cứ vào tính chất, quy mô của dự án để xác định các thành phần công việc cho phù hợp, nhằm bảo đảm ATGT khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Điều 12 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
+ Trước ngày 31 tháng 12 năm 2015: trình tự, nội dung về thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông được thực hiện theo quy định tại các Điều 51, Điều 53, Điều 56, Điều 57, Điều 58 và Phụ lục 6, Phụ lục 7 của Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Điều 55, Điều 56, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 62, Điều 63 và Phụ lục 6 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (thay thế Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011).
- Phải thực hiện thẩm định ATGT bắt buộc trong quá trình xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT và khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ.
- Chi phí thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn đường đang khai thác: được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BGTVT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác.
+ Trước ngày 31 tháng 12 năm 2015: trình tự, nội dung về thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông được thực hiện theo quy định tại các Điều 54, Điều 59, Phụ lục 7 của Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Điều 57, Điều 61 và Phụ lục 6 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ GTVT (thay thế Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011).
1. Phân công nhiệm vụ
- Chủ trì theo dõi và đôn đốc tổ chức thực hiện Đề án. Hàng năm, chủ trì, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định ATGT ĐB để rút kinh nghiệm và tham mưu Lãnh đạo Bộ GTVT chỉ đạo triển khai năm sau tốt hơn;
- Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam tham mưu Bộ GTVT tổ chức thực hiện thẩm định ATGT giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo quốc lộ, đường bộ cao tốc do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và các dự án thực hiện theo hình thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án;
b) Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư:
- Chủ trì tham mưu Bộ GTVT tổ chức thực hiện thẩm định ATGT giai đoạn lập dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo quốc lộ, đường bộ cao tốc do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và các dự án thực hiện theo hình thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án (khi dự án có tổ chức giao thông phức tạp).
d) Thanh tra Bộ: phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Vụ An toàn giao thông tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh công tác đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB.
phối hợp với Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam bố trí nguồn vốn trong kế hoạch hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; trong đó, chú trọng công tác thẩm tra, thẩm định ATGT đường bộ;
- Chủ trì tổ chức thực hiện đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB, xây dựng giáo trình đào tạo thẩm tra viên ATGT;
- Quyết định và tổ chức thực hiện thẩm tra, thẩm định ATGT trên hệ thống quốc lộ đang khai thác;
thẩm định ATGT giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo quốc lộ, đường bộ cao tốc do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và các dự án thực hiện theo hình thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án;
g) Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông:
- Chủ trì tham mưu Bộ GTVT tổ chức thực hiện thẩm định ATGT giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo quốc lộ, đường bộ cao tốc do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và các dự án thực hiện theo hình thức PPP do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án.
- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; trong đó, chú trọng công tác thẩm tra, thẩm định ATGT đường bộ;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, rà soát nhân lực, số lượng Thẩm tra viên ATGT ĐB đã được đào tạo của đơn vị (đối với Cục QLĐB), của địa phương (đối với Sở GTVT); phối hợp với UBND cấp huyện và các tổ chức tư vấn GTVT đề xuất danh sách học viên cử đi đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB nhằm bảo đảm đủ lực lượng để thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị, địa phương (kể cả các hệ thống đường bộ địa phương).
- Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; trong đó, chú trọng công tác thẩm tra, thẩm định ATGT đường bộ;
- Bố trí nhân lực, cử học viên tham gia các lớp đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB và các khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về thẩm định ATGT ĐB.
Đề án
- Đối với công tác nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện theo Chương trình xây dựng hàng năm của Bộ GTVT;
- Đối với công tác đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB (bao gồm nghiên cứu, biên soạn Giáo trình đào tạo và tổ chức đào tạo Thẩm tra viên ATGT ĐB), thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (đối với học viên là cán bộ, công chức, viên chức và hỗ trợ cho học viên của các tổ chức, đơn vị tư vấn GTVT) và nguồn kinh phí đào tạo của các doanh nghiệp (xã hội hóa công tác đào tạo);
Khoản 7 Điều 11 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ).
cụ thể trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện các công việc được giao trong Đề án.
Kế hoạch, lộ trình thực hiện Đề án
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- Như Điều 3; | BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Quyết định 4218/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 4218/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Số hiệu | 4218/QĐ-BGTVT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành | 2015-11-27 |
Ngày hiệu lực | 2015-11-27 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng | Còn hiệu lực |