ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 18 tháng 4 năm 2019 |
a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Yêu cầu
b) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
1. Giám sát, tổng hợp tình hình vi phạm quy định trong quản lý quy hoạch và xây dựng có liên quan đến trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
3. Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin để phối hợp trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tổ chức giao thông; đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong quản lý hoạt động vận tải và tổ chức giao thông trên địa bàn, kết nối, tích hợp với hệ thống điều hành chung của bộ, ngành ở trung ương để triển khai đồng bộ kể từ năm 2022.
5. Vận động các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tham gia cảnh giới, bảo đảm an toàn giao thông tại điểm giao cắt đường bộ với đường sắt không có rào chắn; sử dụng quỹ bảo trì đường bộ và huy động nhân dân tham gia làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm từ đường phụ ra đường chính, lối đi tự mở qua đường sắt. Gắn trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cấp huyện, xã nếu để phát sinh lối đi tự mở qua đường sắt hoặc đấu nối công trình vào đường bộ trái phép
7. Đến năm 2021 xử lý cơ bản các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện, bổ sung hệ thống báo hiệu còn thiếu; loại bỏ hệ thống báo hiệu không phù hợp, tạo điều kiện cho người tham gia giao thông an toàn, thuận lợi.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ
a) Giám sát, tổng hợp tình hình vi phạm quy định trong quản lý quy hoạch giao thông vận tải; quy hoạch đấu nối; quy hoạch vận tải; quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt có liên quan đến trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
b) Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin để bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tổ chức giao thông.
c) Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải.
Căn cứ tình hình vi phạm quy định pháp luật đề xuất các giải pháp khắc phục các tồn tại.
f) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức xử lý cơ bản các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu trên địa bàn tỉnh xong trong giai đoạn 2019 - 2021.
Là đầu mối tổng hợp các đề xuất xử lý điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu của cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý.
a) Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
c) Tổ chức công tác chỉ huy, điều khiển giao thông; hướng dẫn phân luồng, phòng chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Xây dựng
Căn cứ tình hình vi phạm quy định pháp luật đề xuất các giải pháp khắc phục các tồn tại.
c) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải trong việc xử lý các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý xong trong giai đoạn 2019 - 2021.
d) Tổ chức tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trong cơ quan.
a) Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, các công cụ truyền thông hiện đại để tạo chuyển biến trong hành vi của người tham gia giao thông.
5. Sở Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
b) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải trong việc xử lý các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý xong trong giai đoạn 2019 - 2021.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông; tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
d) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải trong việc xử lý các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường quản lý xong trong giai đoạn 2019 - 2021.
e) Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Kiểm soát chặt chẽ công tác lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, bảo đảm khả năng đáp ứng, kết nối giao thông đô thị.
7. Quỹ bảo trì đường bộ
8. Ban An toàn giao thông tỉnh
b) Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phối hợp về tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải nhằm vận động toàn dân xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn và thân thiện với môi trường.
Tham mưu việc gắn trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cấp huyện, xã nếu để phát sinh lối đi tự mở qua đường sắt hoặc đấu nối công trình vào đường bộ trái phép.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức theo dõi, không xem xét các hình thức thi đua, khen thưởng nhà nước đối với tập thể UBND cấp tỉnh, huyện, xã và Chủ tịch UBND - Trưởng Ban ATGT tỉnh, huyện nếu trong năm để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn mà nguyên nhân đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhưng chưa khắc phục (điểm đen về tai nạn giao thông, đường dân sinh, lối đi tự mở, đường ngang đường sắt...).
a) Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải.
12. Sở Tài chính
b) Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
1. Giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện nội dung của Kế hoạch.
3. Đề nghị các cấp ủy đảng, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, tỉnh Đoàn, các Hội: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh tỉnh và các tổ chức đoàn thể tích cựu vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để kiểm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
a) Hàng quý các cơ quan, đơn vị, địa phương đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất các giải pháp khắc phục các điểm hạn chế, tồn tại gửi Sở GTVT tổng hợp để UBND tỉnh báo cáo tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Văn phòng Chính phủ; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2021 đang được cập nhật.
Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2021
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Số hiệu | 55/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Ngọc Thạch |
Ngày ban hành | 2019-04-18 |
Ngày hiệu lực | 2019-04-18 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng |