ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1838/KH-UBND | Bình Dương, ngày 26 tháng 4 năm 2019 |
Nhằm tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông, phấn đấu giảm số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5% đến 10%; khắc phục có hiệu quả tình trạng ùn tắc giao thông, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/2/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn năm 2019-2021 trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/2/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021; góp phần chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Lồng ghép mục tiêu đảm bảo an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trong các đề án chiến lược, quy hoạch, các dự án đầu tư có khả năng tạo ra nhu cầu giao thông, vận tải lớn.
3. Nâng cao năng lực, hiệu lực của lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Tập trung xử lý các vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, tải trọng phương tiện vận tải, an toàn kỹ thuật phương tiện, bảo đảm an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng giao thông, điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới; các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông. Tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến trong quản lý, điều hành, tổ chức giao thông; hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; phát triển giao thông thông minh.
7. Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng bảo đảm việc đầu tư, xây dựng mới hoặc điều chỉnh, sắp xếp các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... trong các đô thị phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.
1. Ban An toàn giao thông tỉnh
b) Tăng cường phối hợp với các Sở, ban, ngành và chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
d) Thực hiện sơ kết, tổng kết công tác bảo trật tự, an toàn giao thông để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai thực hiện, biểu dương, khen thưởng các địa phương đạt thành tích tốt và phê bình các địa phương yếu kém; không xem xét các hình thức thi đua, khen thưởng nhà nước đối với tập thể Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng Ban An toàn giao thông huyện, xã nếu trong năm để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn quản lý mà nguyên nhân đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh chỉ đạo nhưng chưa khắc phục (điểm đen về tai nạn giao thông, đường dân sinh, lối đi tự mở, đường ngang đường sắt...).
b) Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; kiên quyết đình chỉ các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe, trung tâm đăng kiểm vi phạm quy định về quản lý. Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông với công tác quản lý cấp giấy phép lái xe.
d) Chủ động kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời các yếu tố gây mất an toàn trên đường giao thông; thường xuyên kiểm tra, xây dựng phương án phân luồng, phân tuyến, tổ chức giao thông, rà soát, bổ sung biển báo, đèn tín hiệu giao thông phù hợp để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông; thường xuyên rà soát, kiểm tra các vi phạm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, xóa bỏ các đường ngang trái phép và đề nghị chính quyền địa phương cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
e) Tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, phát triển vận tải hành khách công cộng; ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong quản lý hoạt động vận tải và tổ chức giao thông, đẩy mạnh phát triển giao thông thông minh, đảm bảo kết nối, tích hợp với hệ thống điều hành chung của bộ, ngành ở trung ương.
h) Phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng giám sát, tổng hợp tình hình vi phạm quy phạm trong quản lý quy hoạch và xây dựng có liên quan đến trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
a) Tiếp tục tăng cường phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh, các địa phương trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
c) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và chính quyền các địa phương khảo sát, đề xuất giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông, giải pháp điều tiết giao thông, xử lý các “điểm đen” về tai nạn giao thông, các điểm có nguy cơ là “điểm đen” và mất an toàn giao thông.
đ) Tăng cường năng lực, thường xuyên diễn tập chỉ huy và phối hợp lực lượng giữa Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và các lực lượng khác trong công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên đường bộ, đường thủy nội địa.
b) Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong lực lượng vũ trang tỉnh, duy trì và phát huy, nhân rộng các mô hình xây dựng địa bàn điểm, đơn vị điểm về trật tự, an toàn giao thông; Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, các Sở, ban, ngành và địa phương trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông.
b) Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hạ tầng đường đô thị và kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị. Chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp xử lý, khắc phục đối với các đoạn đường, điểm ngập trên đường trong khu vực đô thị.
d) Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải giám sát, tổng hợp tình hình vi phạm quy phạm trong quản lý quy hoạch và xây dựng có liên quan đến trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
a) Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, văn hóa giao thông và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên.
b) Chỉ đạo các Trung tâm Y tế tăng cường thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng công tác khám sức khỏe đối với lái xe, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong tổ chức thực hiện.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
b) Kiểm soát, giám sát chặt chẽ để loại bỏ những thông tin kích động hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông trước khi cho lưu hành các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật; giám sát chặt chẽ việc gắn quảng cáo rượu, bia với cảnh báo tác hại, nguy cơ xảy ra tai nạn nếu điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu, bia.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
b) Chủ trì tham mưu đề xuất, thực hiện các Đề án tuyên truyền an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở giai đoạn 2019-2021, Đề án tuyên truyền vận động nhân dân phòng, chống tác hại của rượu, bia, thực hiện “Đã uống rượu bia, không lái xe”.
Phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân, Ban An toàn giao thông các địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân; phối hợp các ngành tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông qua nhiều hình thức đa dang, sinh động; lồng ghép tuyên truyền các nội dung quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông qua các cuộc thi, hội thi do Sở Tư pháp tham mưu hoặc trực tiếp tổ chức; tham gia công tác biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
a) Phối hợp Cục Quản lý thị trường Bình Dương chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh các loại xe máy điện, xe đạp điện và mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy.
12. Cục Quản lý thị trường Bình Dương
b) Hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí của các cơ quan, đơn vị và địa phương; Sở Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
Phối hợp Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền an toàn giao thông phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau.
a) Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương để xây dựng kế hoạch tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021.
c) Tăng cường công tác quản lý lòng - lề đường, hành lang an toàn đường bộ, đường đô thị, đường sắt, giải tỏa lấn chiếm, tái lấn chiếm, san lấp mương dọc,..; đồng thời thực hiện cưỡng chế đối với những trường hợp trực tiếp gây mất an toàn giao thông, tái lấn chiếm...
d) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, các công cụ truyền thông hiện đại để tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa của người tham gia giao thông, tuyên truyền đến tận xã, phường, cơ sở, xóm, ấp.
e) Ủy ban nhân dân thị xã Dĩ An vận động các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tham gia cảnh giới, bảo đảm an toàn giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt (đường ngang) không có rào chắn; sử dụng quỹ bảo trì đường bộ làm gờ giảm tốc ở các đường ngang; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để phát sinh lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn quản lý.
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
c) Tăng cường công tác duy tu, quản lý, sửa chữa, tổ chức giao thông, bảo đảm điều kiện an toàn về kết cấu hạ tầng cho hoạt động của phương tiện tham gia giao thông.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
a) Yêu cầu các Sở, ngành, địa phương có liên quan chủ động tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện các giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
c) Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong kế hoạch này vào nội dung kế hoạch “Năm An toàn giao thông” hằng năm; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
Định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm; các Sở, ngành, địa phương, đơn vị báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao gửi về Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
-VP Chính phủ;
- Ủy ban ATGTQG;
- TT.TU, TT.HĐND, Đoàn ĐBQH;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh, các Đoàn thể;
- Các thành viên Ban ATGT tỉnh;
- UBND các huyện, thị, TP TDM;
- Báo BD, Đài PTTH; Website tỉnh;
- LĐVP, Tg, Khm, TH;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Thanh Liêm
File gốc của Kế hoạch 1838/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn năm 2019-2021 do tỉnh Bình Dương ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 1838/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn năm 2019-2021 do tỉnh Bình Dương ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Số hiệu | 1838/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Trần Thanh Liêm |
Ngày ban hành | 2019-04-26 |
Ngày hiệu lực | 2019-04-26 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng |