ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 172/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 5 năm 2020 |
ỨNG PHÓ TAI NẠN TÀU BAY DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
Huy động nguồn lực, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa và ứng phó có hiệu quả tai nạn tàu bay dân dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản và môi trường; bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn hàng không; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Làm cơ sở cho các sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó; huy động lực lượng, phương tiện thuộc quyền tổ chức ứng phó tai nạn tàu bay dân dụng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Tăng cường nguồn lực, phát huy tốt sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan trong hoạt động ứng phó tai nạn tàu bay dân dụng.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng lâm nguy, lâm nạn trong phạm vi lãnh thổ và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có trách nhiệm thực hiện kế hoạch này.
1. Tình hình liên quan đến tai nạn hàng không dân dụng (HKDD)
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa có sân bay. Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu qua sân bay Vinh. Sân bay Vinh nằm ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, có tọa độ 18o44’44” vĩ Bắc, 105°39’50” kinh Đông, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh khoảng 60 km về phía Bắc. Tính đến thời điểm hiện tại chỉ có 03 hãng hàng không nội địa (Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar) có hoạt động khai thác tại đây với tần suất hoạt động 37 chuyến/ngày. Nhà ga hành khách có tổng diện tích 11.706 m2, gồm hai tầng được thiết kế đáp ứng mục tiêu khai thác 3 triệu hành khách, đủ năng lực phục vụ 1.000 khách một giờ cao điểm.
- Số lượng đường bay quốc tế vào tỉnh Hà Tĩnh: Không.
- Số lượng sân bay (quân sự, lưỡng dụng) nội địa tại tỉnh Hà Tĩnh: Không.
Trong thời gian qua, để đảm bảo an toàn khi bay, các lực lượng chức năng đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn bay, chủ động phòng ngừa, xử lý những vấn đề có liên quan; bảo vệ tuyệt đối an toàn các chuyến bay. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh không xảy ra các sự cố liên quan đến tai nạn máy bay.
- Tàu bay đang trong tình trạng khẩn nguy hoặc có nguy cơ bị nạn.
- Đã biết vị trí tàu bay bị lâm nạn, xảy ra tại khu vực trên biển, trên đất liền (miền núi, đồng bằng, khu đông dân cư) hoặc trong khu vực quân sự... của tỉnh Hà Tĩnh
- Người bị nạn là người trong nước hoặc người nước ngoài.
a) Trên đất liền:
- Lực lượng Công an:
+ Lực lượng cảnh sát giao thông;
+ Công an các huyện, thành phố, thị xã;
+ Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị ứng phó với tai nạn hàng không dân dụng.
- Lực lượng y tế:
+ Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh,
- Lực lượng của các tổ chức, cá nhân khác được huy động, khi cần thiết có thể huy động các tổ chức, cá nhân, cơ sở vật chất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn để huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn khác cùng tham gia.
b) Trên biển:
- Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
- Giao thông Vận tải: Thanh tra Sở Giao thông Vận tải, lực lượng phương tiện thuộc ngành giao thông vận tải.
+ Lực lượng y tế dự phòng;
- Lực lượng Công an:
+ Lực lượng cảnh sát giao thông;
+ Công an các xã, phường, thị trấn;
- Lực lượng của các tổ chức, cá nhân khác được huy động: Khi cần thiết có thể báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn để huy động lực lượng trên địa bàn khác đến cùng tham gia.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục:
Nêu cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác ứng phó với tai nạn máy bay tại địa phương. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác huy động nhân lực, vật lực tham gia ứng phó sự cố tai nạn máy bay.
Các Sở, ban, ngành, địa phương tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền hoặc lồng ghép công tác tuyên truyền, giáo dục vào các chương trình hội nghị liên quan.
- Công tác đầu tư trang thiết bị ứng phó: Các sở, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, đầu tư bổ sung các trang thiết bị phù hợp để ứng hộ, cứu nạn khi xảy ra tai nạn hàng không.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề xuất Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chi viện lực lượng, phương tiện ứng phó tai nạn hàng không dân dụng khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc chống hành vi sử dụng tên lửa vác vai tấn công tàu bay dân dụng. Triển khai thực hiện Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi trách nhiệm.
- Công tác tiếp nhận, xử lý, xác minh thông tin:
+ Trường hợp máy bay lâm nạn trong khu vực quân sự do cơ quan quân sự chủ trì tổ chức cứu nạn.
- Công tác triển khai phương tiện, lực lượng:
+ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để tổ chức công tác cứu hộ, cứu nạn người, tài sản ngay sau khi xảy ra sự cố tai nạn.
- Công tác phối hợp, hiệp đồng:
+ Cấp huyện: Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện chủ trì, phối hợp với Công an cấp huyện, Phòng Kinh tế - Hạ tầng (Phòng Quản lý đô thị), y tế, các ban, ngành liên quan và các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn (nếu có).
- Công tác khắc phục hậu quả, tổng kết, báo cáo:
+ Các sở, ban, ngành, các đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn quản lý, trong thời gian ngắn nhất tổ chức khắc phục các chướng ngại vật để bảo đảm giao thông, bảo vệ môi trường. Tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại do tai nạn báo cáo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cùng cấp.
+ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành chỉ đạo công tác thống kê, đánh giá thiệt hại do tai nạn gây ra theo quy định và báo cáo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên để chỉ đạo, quyết định các biện pháp xử lý cần thiết;
IV. Ý ĐỊNH ỨNG PHÓ VỚI TAI NẠN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
- Công tác ứng phó sự cố tai nạn máy bay phải được tiến hành khẩn trương, kịp thời theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư, kinh phí tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Sử dụng mọi nguồn lực (nhân lực, vật lực) để nâng cao hiệu quả, ưu tiên các hoạt động cứu người bị nạn.
- Đảm bảo sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành tập trung, thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện trong suốt quá trình tổ chức thực hiện công tác ứng phó sự cố.
- Người chỉ huy cao nhất hoạt động ứng phó sự cố tai nạn máy bay tại hiện trường là Trưởng ban chỉ huy hiện trường, được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo an toàn tối đa cho lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố tai nạn máy bay.
- Đảm bảo công tác ứng phó đạt hiệu quả cao nhất.
- Ứng phó kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại khi xảy ra các sự cố về tai nạn máy bay.
a) Trên đất liền:
- Vùng đồng bằng.
b) Trên biển:
- Khu vực vùng khơi.
3. Tổ chức sử dụng các lực lượng
- Lực lượng cứu hộ và cứu nạn.
- Lực lượng chữa cháy.
- Lực lượng bảo đảm bảo an ninh, quốc phòng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường,...
1. Công tác phòng ngừa:
Vì tính chất, thiệt hại của tai nạn máy bay, nên nếu để xảy ra sự cố sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho con người, tài sản, môi trường, trật tự, an toàn xã hội. Do đó, công tác quản lý, bảo đảm an toàn bay đòi hỏi những yêu cầu rất nghiêm ngặt về con người, trang thiết bị, máy bay... cũng như các quy trình về vận hành, an toàn lao động, xử lý sự cố,... và cần có sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước về an ninh, an toàn bay.
a) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
b) Công an tỉnh:
c) Các sở, ban, ngành liên quan:
2. Khi xảy ra tai nạn hàng không dân dụng:
a) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Trưởng Tiểu ban Cứu hộ, cứu nạn thiên tai, phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn trên đất liền):
- Phối hợp với lực lượng Công an triển khai lực lượng đảm bảo giao thông, bảo vệ hiện trường không cho người và phương tiện vào khu vực tai nạn khi chưa có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
- Chỉ đạo các Ban Chỉ huy Quân sự các cấp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
- Chủ trì ứng phó tai nạn máy bay xảy ra trong khu vực quân sự.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành huy động lực lượng, phương tiện của mình tham gia ứng phó khi có tình huống và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tìm kiếm, cứu nạn.
c) Công an tỉnh, công an huyện, công an xã:
- Điều động lực lượng, phương tiện cần thiết đến nơi xảy ra tai nạn.
- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức điều tra, khám nghiệm hiện trường, kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn. Phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc giám định mẫu ADN khi có các nạn nhân không rõ danh tính hoặc chưa được gia đình nhận dạng trước khi chôn cất.
d) Sở Y tế:
- Chỉ đạo lực lượng y tế phối hợp tham gia cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn máy bay theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
e) Sở Tài nguyên và Môi trường:
Xác định và thông báo về khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn ứng phó sự cố.
Duy trì chế độ thường trực, nắm chắc diễn biến tình hình, tham mưu kịp thời phương án huy động nhân lực, phương tiện, thiết bị... đảm bảo ứng cứu kịp thời tai nạn hàng không dân dụng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị ưu tiên bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó sự cố tai nạn.
h) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham gia hoạt động cứu nạn khi có tai nạn xảy ra.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, tham mưu bố trí nguồn kinh phí phục vụ cho công tác cứu nạn.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc sở, ngành có lực lượng, phương tiện có khả năng và đủ điều kiện tham gia cứu nạn hàng không dân dụng báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh nghiên cứu, đưa vào phương án sử dụng lực lượng, phương tiện trong kế hoạch về ứng phó sự cố tai nạn hàng không dân dụng.
k) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:
- Chỉ đạo thực hiện các phương án huy động lực lượng, trang thiết bị của địa phương tham gia ứng phó khi có tai nạn máy bay xảy ra trong khu vực địa bàn quản lý.
l) Hội Chữ thập đỏ tỉnh:
- Thực hiện công tác tiếp nhận, cứu trợ nhân đạo cho nạn nhân.
m) Các tổ chức, cá nhân:
- Chế độ chính sách đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu nạn được thực hiện theo quy định của pháp luật. Các phương tiện, trang thiết bị của các tổ chức, đơn vị, cá nhân được huy động, trưng dụng vào hoạt động cứu hộ, cứu nạn nếu bị hư hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp Bảo hiểm đã bán bảo hiểm cho máy bay bị nạn có trách nhiệm phối hợp và cung cấp tài liệu, hồ sơ và thông tin liên quan đến hành khách, máy bay được bảo hiểm theo nội dung yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cứu nạn khi tiến hành cứu nạn và giải quyết vụ việc.
a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng:
- Tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin; giữ liên lạc với tàu, người báo tin... Chỉ huy đội tàu đánh bắt hải sản vị trí các máy bay bị nạn cơ động đến cứu người và phương tiện.
- Chuẩn bị khu vực bảo đảm cho lực lượng các cấp tham gia chỉ đạo, thực hiện công tác khắc phục hậu quả, TKCN ...
Phối hợp với các lực lượng của tỉnh và Trung ương triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, chủ trì phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi vùng nước cảng biển Hà Tĩnh theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế phối hợp Tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trưởng Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển):
d) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
e) Trạm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Hà Tĩnh, Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh, các doanh nghiệp cảng biển và các chủ tàu trên địa bàn:
f) Các cơ quan liên quan:
Sở Giao thông Vận tải; Công an; Sở y tế; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; các sở, ban, ngành khác; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Hội Chữ thập đỏ tỉnh; các tổ chức, cá nhân căn cứ vào tình hình thực tế để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng phó, cứu nạn, khắc phục hậu quả tai nạn tương tự như tai nạn xảy ra trên đất liền.
VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
1. Bảo đảm thông tin liên lạc:
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:
+ Số điện thoại: 02393.856.730;
+ Số fax: 02393.857.170.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: 02393.881.150.
- Sở Giao thông Vận tải (Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng và An toàn giao thông): 02393.858.350.
2. Bảo đảm ngân sách:
a) Nguồn ngân sách:
- Ngân sách địa phương (theo Điều 2 Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính).
- Các khoản hỗ trợ, viện trợ và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp kinh phí, nhân lực, phương tiện, tài sản để tham gia vào hoạt động ứng phó sự cố tai nạn máy bay.
- Việc thanh toán chi phí trong hoạt động cứu nạn hàng không dân dụng thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa ban hành kèm theo Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối tượng, trách nhiệm, định mức, thủ tục thanh toán:
- Chế độ chính sách đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu nạn thực hiện theo Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó thiên tai, thảm họa và các quy định khác của Pháp luật có liên quan.
- Người trực tiếp tham gia các hoạt động cứu nạn bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
VII. TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO
1. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:
- Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh (Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh): Phụ trách chung.
- Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh (Phó trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phụ trách công tác TKCN): Trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó sự cố, tai nạn hàng không dân dụng.
2. Cơ quan thường trực ứng phó tai nạn tàu bay dân dụng:
Giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thường trực công tác ứng phó với tai nạn hàng không dân dụng trên đất liền; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thường trực công tác ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên biển.
Các Sở, ngành và địa phương liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai ứng phó với tai nạn hàng không dân dụng, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông Vận tải) để theo dõi, chỉ đạo./.
- UBQG ƯPSCTT&TKCN (báo cáo); | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2020 về ứng phó tai nạn tàu bay dân dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang được cập nhật.
Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2020 về ứng phó tai nạn tàu bay dân dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Số hiệu | 172/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Đặng Ngọc Sơn |
Ngày ban hành | 2020-05-15 |
Ngày hiệu lực | 2020-05-15 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng |