VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4188/VPCP-KTTH | Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2022 |
Kính gửi: | - Các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; |
Xét đề nghị của Bộ Ngoại giao tại văn bản số 2223/BC-BNG-THKT ngày 03 tháng 6 năm 2022 về một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:
Đồng ý với kiến nghị của Bộ Ngoại giao tại văn bản nêu trên (gửi kèm theo); đề nghị các Bộ, địa phương liên quan nghiên cứu thực hiện theo thẩm quyền và quy định hiện hành.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ, địa phương biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2223/BC-BNG-THKT | Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2022 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Qua theo dõi và thông tin từ các Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể như sau:
Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin, các hành vi gian lận thương mại ngày càng phổ biến, có quy mô lớn, tinh vi và phức tạp hơn. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đánh giá, lừa đảo qua xâm phạm email doanh nghiệp2. Một số hình thức lừa đảo, gian lận thương mại phổ biến
- Lừa đảo trong xuất nhập khẩu hàng hóa, không thanh toán, không chuyển hàng như hợp đồng đã ký. Một số doanh nghiệp Việt Nam gần đây bị lừa đảo, chiếm đoạt lô hàng tại Xri Lan-ca3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Khoảng cách địa lý xa xôi, đặc biệt là dịch COVID-19 thời gian qua khiến doanh nghiệp khó khăn trong đi lại, làm việc trực tiếp, kiểm tra hàng hóa và phải giao dịch qua internet, là điều kiện thuận lợi cho các hành vi lừa đảo.
- Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, doanh nghiệp ta có nhu cầu đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài nên có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn trong giao dịch.
- Thủ tục, quy định xuất nhập khẩu hàng hóa, tập quán kinh doanh của các nước rất đa dạng; với thông tin hạn chế, các doanh nghiệp Việt Nam dễ bị lừa đảo khi đáp ứng các yêu cầu của đối tác4. Một số bài học kinh nghiệm
4.1. Các vụ lừa đảo, gian lận thương mại thường có một số đặc điểm chung như: (i) Quá trình đàm phán giá cả diễn ra nhanh chóng, đối tác đồng ý ngay giá bán nhưng ép doanh nghiệp ta ký các hợp đồng mẫu không thể sửa đổi; (ii) Chỉ muốn liên lạc qua mạng internet, dùng các email miễn phí để giao dịch thay vì email chính thức của công ty; chỉ dùng các ứng dụng nhắn tin để trao đổi, tránh gặp trực tiếp hoặc họp trực tuyến; (iii) Cung cấp tài khoản thanh toán ở nước thứ ba, tại ngân hàng nhỏ, tên chủ tài khoản không phải công ty đứng tên hợp đồng, giấy phép kinh doanh sắp hết hạn... (iv) Đề nghị chấp nhận thanh toán bằng các hình thức có rủi ro cao5. Kiến nghị
Nhằm hạn chế các vụ việc lừa đảo, nghi lừa đảo hoặc tranh chấp thương mại quốc tế liên quan tới doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Ngoại giao xin kiến nghị một số giải pháp sau:
- Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: (i) Tăng cường cảnh báo, thông tin cho các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp về các hình thức lừa đảo, gian lận thương mại phổ biến hoặc mới xuất hiện; (ii) Phối hợp với các cơ quan liên quan, các hiệp hội doanh nghiệp tăng cường phổ biến kiến thức thương mại, tài chính quốc tế, đào tạo kỹ năng giao dịch quốc tế cho các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao năng lực của doanh nghiệp; (iii) Nghiên cứu xây dựng chuyên trang thông tin để cảnh báo, cập nhật về các vụ việc, thủ đoạn, hành vi lừa đảo.
- Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương chỉ đạo các CQĐD, Thương vụ ta ở nước ngoài: (i) Tiếp tục thông tin, cảnh báo cho các Bộ, ngành chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp trong nước về các tổ chức, đối tượng có dấu hiệu lừa đảo, có hiện tượng làm ăn phi pháp, các hình thức lừa đảo mới, các hành vi lừa đảo tại các địa bàn được đánh giá là an toàn trong giao dịch; (ii) Xây dựng và củng cố mạng lưới quan hệ với chính quyền, các cơ quan quản lý về an ninh kinh tế, các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, công ty luật uy tín ở sở tại để nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong ngăn chặn và xử lý các vụ việc lừa đảo và tranh chấp; (iii) Tăng cường giới thiệu các hiệp hội doanh nhân, luật sư Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng mạng lưới hỗ trợ thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp ta.
- Bộ Công an: (i) Tăng cường thông tin, cảnh báo các doanh nghiệp ta về các thủ đoạn, dấu hiệu lừa đảo của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên môi trường mạng; (ii) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về an ninh với các nước và tổ chức Interpol để kịp thời điều tra, hỗ trợ xử lý các vụ việc lừa đảo, tranh chấp, gian lận thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam.
- Bộ Thông tin và Truyền thông: (i) Phối hợp với Bộ Công Thương tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cảnh báo, nâng cao nhận thức cho địa phương, doanh nghiệp về vấn đề lừa đảo, tranh chấp trong thương mại quốc tế; (ii) Kịp thời định hướng báo chí trong nước đưa tin bám sát theo chủ trương xử lý, thông tin chính thức của các cơ quan chức năng để tránh tác động không thuận đến quá trình giải quyết các vụ việc và hình ảnh của thị trường và các doanh nghiệp liên quan.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tăng cường cảnh báo, tư vấn cho doanh nghiệp trong thực hiện các giao dịch có mức độ rủi ro cao, có khả năng xảy ra gian lận thương mại.
- Các địa phương nâng cao vai trò của các cơ quan liên quan (Ngoại vụ, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông:..) trong phối hợp cảnh báo và hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động xử lý các vấn đề liên quan đến lừa đảo, tranh chấp trong thương mại quốc tế.
- Các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp chủ động tăng cường nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật về thương mại quốc tế của đội ngũ nhân lực làm công tác đối ngoại, ngoại thương, pháp lý và phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Bộ Ngoại giao kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Công văn 4188/VPCP-KTTH năm 2022 về hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị do Văn phòng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Công văn 4188/VPCP-KTTH năm 2022 về hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị do Văn phòng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Số hiệu | 4188/VPCP-KTTH |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Mai Thị Thu Vân |
Ngày ban hành | 2022-07-05 |
Ngày hiệu lực | 2022-07-05 |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |