ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/BC-UBND | Quảng Nam, ngày 21 tháng 6 năm 2022 |
BÁO CÁO
Tình hình đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp năm 2021
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015; Thông tư số 77/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2015/TT-BTC;
Căn cứ tại điểm 13, mục II phụ lục đính kèm Quyết định số 153/QĐ-BTC ngày 11/02/2022 của Bộ Tài chính về Kế hoạch giám sát về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp trong năm 2021 (triển khai thực hiện trong năm 2022); UBND tỉnh Quảng Nam kính báo cáo Bộ Tài chính về tình hình đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp năm 2021, như sau:
Hiện nay, qua rà soát tổng hợp về kết quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đến 31/12/2021 thì 14 doanh nghiệp thuộc tỉnh Quảng Nam quản lý chỉ có 01 đơn vị là Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam được đầu tư bổ sung vốn điều lệ vào doanh nghiệp trong năm 2021.
Trong năm , Công ty bổ sung tăng vốn là 36.774,754 triệu đồng (đính kèm phụ lục 01.B), vốn chủ sở hữu tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành và nhận bàn giao từ các chủ đầu tư, vốn điều lệ được bổ sung từ việc nhận bàn giao quản lý vận hành công trình Trạm bơm điện Tứ Sơn, huyện Thăng Bình (giai đoạn 2) và Công ty tổ chức đầu tư xây dựng các công trình hoàn thành từ nguồn ngân sách tỉnh.
Vốn bổ sung tăng trong năm đảm bảo phù hợp với việc đầu tư vốn Nhà nước theo mục tiêu và phạm vi đầu tư vốn Nhà nước tại Điều 5 và Điều 7 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư bổ sung vốn mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ công ích: Điều hòa, phân phối nước đảm bảo số lượng, chất lượng, kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp và theo yêu cầu của các ngành kinh tế khác. Trong đó:
- Khối lượng sản phẩm dịch vụ công ích đạt 100,44% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 100,51% so với kế hoạch năm 2021;
- Doanh thu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích đạt 104,12% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 102,49% so với kế hoạch năm 2021. - Về các chỉ tiêu tài chính:
+ Doanh thu : 77.360,957 triệu đồng
• Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi : 47.320,933 triệu đồng
• Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác : 17.395,586 triệu đồng
• Trợ cấp từ ngân sách : 12.121,932 triệu đồng
• Tài chính : 122,568 triệu đồng
• Khác : 399,936 triệu đồng
+ Chi phí : 77.360,957 triệu đồng
+ Lợi nhuận trước thuế : 0, đồng
+Nộp ngân sách : 1.176,365 triệu đồng
2. Tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản:
a) Tình hình đầu tư dự án:
- Các dự án thuộc nhóm A và nhóm B: Không có.
- Các dự án khác: Ngoài các công trình nhận bàn giao từ các Chủ đầu tư (Công ty không trực tiếp tham gia quản lý, giám sát chất lượng công trình), các hạng mục công trình do Công ty làm chủ đầu tư, được thực hiện đảm bảo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng như: chủ trương đầu tư, kế hoạch bố trí vốn, tiến độ giải ngân, bảo vệ môi trường, tiến độ thực hiện,… Tất cả các công trình được nhận bàn giao, đầu tư xây dựng trong những năm qua đều được sử dụng đúng mục đích, phát huy được hiệu quả, đảm bảo mục tiêu đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của công trình và ổn định sản xuất. Công ty đã thực hiện quản lý, khai thác công trình đúng mục đích, công tác bảo trì, bảo dưỡng công trình luôn được chú trọng và thực hiện đúng quy trình, quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Tình hình quản lý tài sản, nợ phải thu, nợ phải trả:
- Quản lý tài sản:
Hội đồng thành viên Công ty quyết định các dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định thuộc nguồn vốn khấu hao cơ bản tái đầu tư (ĐTPT). Giám đốc Công ty quyết định các dự án thuộc nguồn chi phí bảo trì định kỳ tài sản hằng năm của Công ty, nguồn kinh phí khắc phục do thiên tai (mưa lũ năm 2020) được ngân sách Tỉnh hỗ trợ,… theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Quy trình thực hiện các dự án đầu tư, sửa chữa tài sản đúng theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng;
Việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ quản lý, sử dụng và thời gian trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính; Về thanh lý tài sản cố định:
+ Trong năm 2021, Công ty có thực hiện thanh lý vật tư, tài sản cố định hư hỏng, không cần dùng, việc tổ chức thanh lý tài sản đảm bảo quy định;
+ Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chủ yếu gồm: Nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua nhập kho để xuất dùng cho sản xuất khi cần thiết; giá trị hàng tồn kho (dự phòng cho sự cố công trình và phòng chống lụt bão,..) qua kiểm kê có giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được đã được đánh giá và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đúng quy định;
+ Thực hiện kiểm kê tài sản, nguyên vật liệu,… đúng quy định.
- Quản lý nợ phải thu, nợ phải trả:
+ Thực hiện quản lý các khoản nợ phải thu, phải trả theo Quy chế quản lý nợ tại Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 của Chính phủ. Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; phân loại các khoản nợ và thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ; trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi trong phạm vi tình hình tài chính của doanh nghiệp; thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết và đủ khả năng thanh toán nợ.
+ Tình hình nợ phải thu đến kỳ báo cáo:
Tổng số nợ phải thu đến kỳ báo cáo : 6.858,703 triệu đồng
Trong đó: Nợ phải thu khó đòi : 1.070,706 triệu đồng
Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi : 1.161,624 triệu đồng
Xử lý công nợ khó đòi trong kỳ: Số nợ phải thu khó đòi là số nợ phát sinh trước thời điểm chuyển đổi doanh nghiệp (chi tiết lưu tại hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp), trong kỳ báo cáo năm 2021 không có phát sinh nợ phải thu khó đòi.
* Nợ phải thu giảm so với cùng kỳ năm 2020 là 3.571,489 triệu đồng; chủ yếu là tiền nước thô phải thu của khách hàng.
+ Tình hình nợ phải trả đến kỳ báo cáo:
Tổng số nợ phải trả đến kỳ báo cáo : 21.554,689 triệu đồng
* Nợ phải trả tăng so với cùng kỳ năm 2020 là 995,399 triệu đồng; các khoản nợ phải trả còn trong thời hạn thanh toán, không có nợ quá hạn; gồm:
• Tiền lương năm 2021 của Người lao động và Người quản lý doanh nghiệp chờ thẩm định, phê duyệt;
• Phải trả các nhà thầu thực hiện các hạng mục công trình trong năm 2021 nhưng chưa đến hạn thanh toán;
• Các khoản thuế phải nộp trong tháng 12/2021 chưa đến hạn nộp (đã nộp trong tháng 01/2022);
• Quỹ khen thưởng, phúc lợi năm 2021 của Người lao động và Người quản lý doanh nghiệp (được phê duyệt trong dự toán kế hoạch đặt hàng và đã cấp tạm ứng).
- Khả năng thanh toán nợ đến hạn: (≈ 1,25 lần)
Trong đó:
+ Tài sản ngắn hạn : 26.846,028 triệu đồng
+ Nợ ngắn hạn : 21.554,689 triệu đồng Công ty đủ khả năng thanh toán nợ.
- Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: (≈ 1,32%)
Trong đó:
+ Vốn chủ sở hữu : 1.630.063,569 triệu đồng
+ Nợ phải trả : 21.554,689 triệu đồng
3. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410 - Vốn góp của chủ sở hữu, Quỹ Đầu tư phát triển và Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản): 1.630.063,569 triệu đồng
Trong năm 2021, vốn chủ sở hữu tăng do XDCB hoàn thành và nhận bàn giao từ các Chủ đầu tư là 36.774,754 triệu đồng, cụ thể:
a) Phát sinh tăng: 51.881,427 triệu đồng, gồm:
- Nhận bàn giao công trình từ các Chủ đầu tư:
+ Công trình trạm bơm Tứ Sơn, huyện Thăng Bình (Giai đoạn 2): 24.298,248 triệu đồng
- Xây dựng cơ bản hoàn thành từ nguồn kinh phí ngân sách Tỉnh: + Hệ thống kênh mương trạm bơm La Thọ, thị xã Điện Bàn và trạm bơm Xuyên Đông, huyện Duy Xuyên: 4.728,480 triệu đồng
+ Các công trình khắc phục lũ năm 2016:
* Sửa chữa đập dâng Cẩm Lũ: 731,117 triệu đồng
* Sửa chữa đập dâng Đồng Hòe: 957,891 triệu đồng
* Sửa chữa nâng cấp kênh vượt cấp Ngọc Khô thuộc kênh N18-10 Bắc Phú Ninh: 960,724 triệu đồng
+ Các công trình khắc phục lũ năm 2017:
* Sửa chữa các đập dâng Suối Mới, Cây Trâm, Bàu Hoẻn: 767 triệu đồng
* Sửa chữa đập dâng Phú Thị: 998 triệu đồng
+ Các công trình khắc phục lũ năm 2018:
* Sửa chữa đập dâng Cồn Thầy: 452,523 triệu đồng
* Sửa chữa đập điều tiết kênh N22-5-1 Bắc Phú Ninh: 266,626 triệu đồng
* Sửa chữa cống xả cầu máng số 2, số 3 và số 4 trên kênh chính Bắc Phú Ninh: 966,241triệu đồng
* Sửa chữa đập điều tiết Mục Nhơn: 208,797 triệu đồng
* Khắc phục, sửa chữa kênh N2B Bắc Phú Ninh: 2.299,212 triệu đồng
- Xây dựng cơ bản hoàn thành từ nguồn kinh phí đền bù tài sản do Nhà nước thu hồi đất:
+ Nhà quản lý cụm thủy nông Đông Quang: Chỉnh trang khuôn viên nhà quản lý; trạm bơm điện Đông Quang: Lan can bảo vệ kênh chính đoạn K2+261- K2+576 tại thị xã Điện Bàn và trạm bơm điện Hà Châu: Hàng rào cổng ngõ tại thành phố Hội An: 32,337 triệu đồng (Giá trị tài sản:194,270 triệu đồng, trong đó sử dụng nguồn khấu hao cơ bản tái đầu tư của Công ty: 161,933 triệu đồng, Quỹ đầu tư phát triển: 32,337 triệu đồng).
- Tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Tỉnh cấp:
+ Khắc phục thiệt hại công trình do mưa lũ năm 2018: 355,783 triệu đồng
+ Nâng cấp kênh N1 và N2 hồ chứa nước Phú Lộc: 2.746,596 triệu đồng
+ Hệ thống kênh mương trạm bơm La Thọ, thị xã Điện Bàn và trạm bơm Xuyên Đông, huyện Duy Xuyên: 930,575 triệu đồng
+ Kênh N4-2 Vĩnh Trinh Tây, xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên: 554,568 triệu đồng
+ Kênh N4-2, N12 Vĩnh Trinh Tây, xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên: 844,347 triệu đồng
+ Kênh Chính Nam Việt An, xã Bình Sơn, huyện Hiệp Đức: 100,352 triệu đồng
+ Kênh N2 trạm bơm Thạch Hòa, xã Bình Chánh, huyện Thăng Bình: 134,511 triệu đồng
+ Kênh VC14 Bắc Phú Ninh, thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh: 180,925 triệu đồng
+ Kênh N14-2-1 Khe Tân, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc: 361,326 triệu đồng
+ Kênh chính trạm bơm Bàu Phốc, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc: 240,653 triệu đồng
+ Khắc phục thiệt hại do mưa, bão, lũ năm 2020: 4.642,910 triệu đồng
+ Đắp đập tạm hướng dòng trên sông Vu Gia kết hợp khơi thông dòng chảy về trạm bơm Ái Nghĩa trong mùa cạn năm 2021: 1.068 triệu đồng
+ Đắp đập tạm ngăn mặn tại cầu Gò Nổi và nạo vét kênh dẫn từ cầu Tây An về sông Chiêm Sơn (Chống hạn, xâm nhập mặn năm 2021): 367,187 triệu đồng
+ Nạo vét khơi thông dòng chảy sông Lạc Thành (Chống hạn, xâm nhập mặn năm 2021): 211,106 triệu đồng
+ Kiên cố hóa kè Đập phụ Tây Yên: 1.475,391 triệu đồng
b) Phát sinh giảm: 15.106,672 triệu đồng, gồm:
- Giá trị XDCB hoàn thành, ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB ngân sách Tỉnh cấp:
+ Hệ thống kênh mương trạm bơm La Thọ, thị xã Điện Bàn và trạm bơm Xuyên Đông, huyện Duy Xuyên: 4.728,480 triệu đồng
+ Khắc phục thiệt hại công trình do mưa lũ năm 2018: 5.186,783 triệu đồng
+ Khắc phục thiệt hại do mưa, bão, lũ năm 2020: 5.000 triệu đồng (Nộp trả ngân sách theo Công văn số 678/STC-NS ngày 25/3/2021 của Sở Tài chính Quảng Nam)
- Giá trị XDCB hoàn thành, ghi giảm Quỹ Đầu tư phát triển (kinh phí đền bù tài sản do Nhà nước thu hồi đất)
+ Nhà quản lý cụm thủy nông Đông Quang: Chỉnh trang khuôn viên nhà quản lý; trạm bơm điện Đông Quang: Lan can bảo vệ kênh chính đoạn K2+261- K2+576 tại thị xã Điện Bàn và trạm bơm điện Hà Châu: Hàng rào cổng ngõ tại thành phố Hội An: 32,337 triệu đồng (Giá trị tài sản:194,270 triệu đồng, trong đó sử dụng nguồn khấu hao cơ bản tái đầu tư của Công ty: 161,933 triệu đồng, Quỹ đầu tư phát triển: 32,337 triệu đồng).
- Giá trị XDCB hoàn thành, ghi giảm nguồn vốn kinh doanh phần ngân sách Tỉnh cấp thừa:
+ Sửa chữa các trạm bơm điện Cẩm Văn, Đông Quang, Thanh Quýt: 159,072 triệu đồng
4. Hiệu quả sử dụng vốn: Là doanh nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ công ích cung cấp nước tưới, phục vụ sản xuất nông nghiệp, hoạt động của Công ty không vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, Công ty không thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) và Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA).
5. Về đánh giá mức độ bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp: Trong năm 2021, Công ty đã thực hiện quản lý nguồn vốn Nhà nước giao đúng quy định, có hiệu quả, không để thất thoát vốn. Hệ số bảo toàn vốn năm 2021 là 1,023 (H>1).
6. Tình hình chấp hành chế độ chính sách:
- Công ty thực hiện kê khai, nộp các khoản thuế đúng quy định.
- Thực hiện hạch toán kế toán và quản lý tài chính theo quy định của Luật kế toán; tổ chức công tác thống kê kế toán theo quy định.
- Thực hiện tạm ứng lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động và người quản lý đúng quy định.
- Thực hiện chấp hành đầy đủ các chế độ báo cáo theo định kỳ. Kính báo cáo Bộ Tài chính theo dõi, tổng hợp./.
Nơi nhận: - Bộ Tài chính (báo cáo); - CT, các PCT UBND tỉnh; - Các Sở: TC, NN&PTNT; - CPVP; - Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Quảng Nam; - Lưu: VT, TH, KTTH. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH
|
File gốc của Báo cáo 115/BC-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về tình hình đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp năm 2021 đang được cập nhật.
Báo cáo 115/BC-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về tình hình đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp năm 2021
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Số hiệu | 115/BC-UBND |
Loại văn bản | Văn bản khác |
Người ký | Nguyễn Hồng Quang |
Ngày ban hành | 2022-06-21 |
Ngày hiệu lực | 2022-06-21 |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |