BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3231/BTC-TCDN | Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2022 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 1976/BKHĐT-PTDN ngày 28/03/2022 về việc phối hợp giải trình ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về Dự thảo Nghị quyết về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 (Dự thảo Nghị quyết), sau khi nghiên cứu, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về việc làm rõ nội hàm “thông qua chỉ số chứng khoán” đối với nhiệm vụ của Bộ Tài chính tại gạch đầu dòng thứ 2 điểm a khoản 4 mục III Dự thảo Nghị quyết
- Chỉ số chứng khoán là thông số phản ánh diễn biến của thị trường chứng khoán. Các bộ chỉ số chứng khoán được thiết kế với mục đích tham chiếu cho thị trường và làm cơ sở xây dựng các sản phẩm dựa trên chỉ số như: quỹ đầu tư chỉ số, sản phẩm phái sinh (hợp đồng tương lai), sản phẩm chứng quyền có bảo đảm. Theo đó, việc nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển thị trường vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thông qua chỉ số chứng khoán dành cho các doanh nghiệp nhóm này sẽ không đạt được mục tiêu của khoản 4 Mục III Dự thảo Nghị Quyết là “Khơi thông và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính”.
- Trong trường hợp chuyển thành nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển thị trường vốn cho DNNVV” cũng không khả thi với các lý do sau:
(i) Thứ nhất, có khả năng sẽ bị trùng lắp với nhiệm vụ của Bộ Tài chính tại điểm c khoản 2 Mục III Dự thảo Nghị quyết “Nghiên cứu xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch, chuyển nhượng chứng khoán cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...” do DNNVV khởi nghiệp sáng tạo là một bộ phận của DNNVV theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật hỗ trợ DNNVV “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”.
(ii) Thứ hai, hiện nay DNNVV có nhiều lựa chọn để huy động vốn qua thị trường chứng khoán như: chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (áp dụng cho công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn...), chào bán trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong và ngoài nước (có thể áp dụng cho các công ty cổ phần chưa đại chúng, công ty trách nhiệm hữu hạn...). Đối với các DNNVV là công ty đại chúng còn có thể huy động vốn thông qua kênh chào bán thêm cổ phiếu hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác.
- Ngoài ra, liên quan đến nội dung “phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp” (gạch đầu dòng thứ 2 điểm a khoản 4 mục III dự thảo Nghị quyết), Bộ Tài chính đã tổng hợp, cập nhật tình hình thị trường và đề xuất các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030.
Do đó, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiệu chỉnh lại nhiệm vụ của Bộ Tài chính tại gạch đầu dòng thứ 2 điểm a khoản 4 mục III Dự thảo Nghị quyết (trang 8) như sau: “Triển khai các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo đúng định hướng tại Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.
2. Về cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ đổi mới nội dung về cơ chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
- Tại Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ
File gốc của Công văn 3231/BTC-TCDN năm 2022 về Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Công văn 3231/BTC-TCDN năm 2022 về Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 do Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 3231/BTC-TCDN |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Đức Chi |
Ngày ban hành | 2022-04-08 |
Ngày hiệu lực | 2022-04-08 |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |