\r\n CHÍNH PHỦ | \r\n \r\n CỘNG HÒA XÃ HỘI\r\n CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | \r\n
\r\n Số: 08/2020/NĐ-CP \r\n | \r\n \r\n Hà Nội, ngày 08\r\n tháng 01 năm 2020 \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n
VỀ\r\nTỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI
\r\n\r\nCăn cứ Luật Tổ chức\r\nChính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
\r\n\r\nCăn cứ Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26 tháng\r\n11 năm 2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại;
\r\n\r\nTheo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
\r\n\r\nChính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt\r\nđộng của Thừa phát lại.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nNghị định này quy định về Thừa phát lại, tổ chức\r\nhành nghề của Thừa phát lại; thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của\r\nThừa phát lại; kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố\r\ncáo, tranh chấp và quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu\r\nnhư sau:
\r\n\r\n1. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà\r\nnước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành\r\nán dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp\r\nluật có liên quan;
\r\n\r\n2. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ\r\nsơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp\r\nluật có liên quan;
\r\n\r\n3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có\r\nthật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ\r\nquan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
\r\n\r\nĐiều 3. Công việc Thừa phát lại\r\nđược làm
\r\n\r\n1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định\r\ncủa Nghị định này và pháp luật có liên quan.
\r\n\r\n2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ\r\nchức theo quy định của Nghị định này.
\r\n\r\n3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của\r\nđương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định\r\nnày và pháp luật có liên quan.
\r\n\r\n4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa\r\nán theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có\r\nliên quan.
\r\n\r\nĐiều 4. Những việc Thừa phát lại\r\nkhông được làm
\r\n\r\n1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của\r\nmình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của\r\nThừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
\r\n\r\n2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào\r\nkhác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
\r\n\r\n3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định\r\ngiá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
\r\n\r\n4. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không\r\nđược nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người\r\nthân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha\r\nnuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và\r\nanh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu\r\nruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
\r\n\r\n5. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp\r\nluật.
\r\n\r\nĐiều 5. Phối hợp của cá nhân,\r\ncơ quan, tổ chức với Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của\r\nmình, cá nhân, cơ quan, tổ chức phối hợp với Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát\r\nlại trong việc thực hiện các công việc của Thừa phát lại theo quy định của Nghị\r\nđịnh này và pháp luật có liên quan; không được tiết lộ thông tin về việc thực\r\nhiện công việc của Thừa phát lại, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
\r\n\r\n2. Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật đối\r\nvới hoạt động của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại, từ chối trái pháp luật\r\nyêu cầu của Thừa phát lại hoặc tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của\r\nThừa phát lại đều bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt\r\nhại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 6. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa\r\nphát lại
\r\n\r\n1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường\r\ntrú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và\r\npháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
\r\n\r\n2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học\r\nchuyên ngành luật.
\r\n\r\n3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở\r\nlên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại\r\nhọc chuyên ngành luật.
\r\n\r\n4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương\r\nđương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
\r\n\r\n5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa\r\nphát lại.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản\r\n1, 2 Điều 6 của Nghị định này được tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại\r\ntại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề\r\nThừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa đào tạo\r\nnghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng\r\nthực hoặc bản chụp kèm theo bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học\r\nchuyên ngành luật để đối chiếu.
\r\n\r\nNgười hoàn thành khóa đào tạo được cấp Chứng chỉ tốt\r\nnghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại.
\r\n\r\n\r\n\r\n3. Người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại quy định\r\ntại khoản 2 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện\r\nTư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại được lập\r\nthành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại\r\ntheo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp\r\nkèm theo bản chính giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát\r\nlại để đối chiếu.
\r\n\r\nNgười hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp Giấy chứng\r\nnhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
\r\n\r\n4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, 3 Điều này được nộp\r\ntrực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Học viện Tư pháp. Học viện Tư\r\npháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia\r\nkhóa đào tạo, khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường\r\nhợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\n5. Thời gian đào tạo nghề Thừa phát lại là 06\r\ntháng; thời gian bồi dưỡng nghề Thừa phát lại là 03 tháng.
\r\n\r\n6. Người có yêu cầu công nhận tương đương đào tạo\r\nnghề Thừa phát lại ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính\r\n01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị công nhận tương đương\r\nđào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản dịch\r\nđã được công chứng hoặc chứng thực văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp\r\nbởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
\r\n\r\nTrong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp\r\nlệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được\r\nđào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng\r\nvăn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 8. Tập sự hành nghề Thừa\r\nphát lại
\r\n\r\n1. Người có Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa\r\nphát lại hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại hoặc\r\nquyết định công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài nộp 01\r\nbộ hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống\r\nbưu chính đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự đặt trụ sở. Hồ\r\nsơ bao gồm: Giấy đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ\r\nTư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Chứng chỉ tốt\r\nnghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng\r\nnghề Thừa phát lại hoặc quyết định công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát\r\nlại ở nước ngoài để đối chiếu.
\r\n\r\nTrong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ\r\nhồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự và Văn phòng\r\nThừa phát lại nhận tập sự về việc đăng ký tập sự; trường hợp từ chối phải thông\r\nbáo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\n2. Việc thay đổi nơi tập sự được\r\nthực hiện theo quy định sau đây:
\r\n\r\na) Trường hợp thay đổi nơi tập sự trong cùng một tỉnh,\r\nthành phố trực thuộc trung ương thì người tập sự gửi Giấy đề nghị thay đổi nơi\r\ntập sự theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký\r\ntập sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị, Sở\r\nTư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự, Văn phòng Thừa phát lại đã nhận\r\ntập sự và Văn phòng Thừa phát lại chuyển đến tập sự về việc thay đổi nơi tập sự;\r\ntrường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do;
\r\n\r\n\r\n\r\n3. Trong trường hợp có lý do chính đáng, người tập\r\nsự được tạm ngừng tập sự nhưng phải thông báo bằng văn bản với Văn phòng Thừa\r\nphát lại nơi mình đang tập sự chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng\r\ntập sự.
\r\n\r\n4. Khi có căn cứ chấm dứt tập sự, Văn phòng Thừa\r\nphát lại nhận tập sự phải báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở.\r\nTrong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Văn phòng Thừa\r\nphát lại, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự, Văn phòng Thừa\r\nphát lại nhận tập sự về việc chấm dứt tập sự.
\r\n\r\n5. Thời gian tập sự là 06 tháng đối với người được\r\nđào tạo nghề Thừa phát lại, 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa\r\nphát lại, kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.
\r\n\r\n6. Người thuộc một trong các\r\ntrường hợp quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 11 của\r\nNghị định này không được đăng ký tập sự hành nghề\r\nThừa phát lại.
\r\n\r\n7. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập\r\nsự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
\r\n\r\nĐiều 9. Kiểm tra kết quả tập sự\r\nhành nghề Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Người đã hoàn thành việc tập sự nộp 01 bộ hồ sơ\r\nđăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại trực tiếp hoặc\r\ngửi qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Hồ sơ bao gồm: Giấy\r\nđăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ\r\ntrưởng Bộ Tư pháp quy định; Báo cáo kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại có\r\nnhận xét của Thừa phát lại hướng dẫn và xác nhận của Văn phòng Thừa phát lại nhận\r\ntập sự.
\r\n\r\n2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ\r\nhợp lệ, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người đăng ký về việc ghi tên người\r\nđó vào danh sách đề nghị Bộ Tư pháp cho tham dự kiểm tra kết quả tập sự; trường\r\nhợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\nĐiều 10. Bổ nhiệm Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống\r\nbưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký\r\ntập sự. Hồ sơ bao gồm:
\r\n\r\na) Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ\r\ntrưởng Bộ Tư pháp quy định;
\r\n\r\nb) Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06\r\ntháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
\r\n\r\n\r\n\r\nd) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật\r\nbao gồm: Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm\r\ntheo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội; giấy tờ chứng minh đã\r\nmiễn nhiệm, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc thu hồi thẻ đối với các trường hợp\r\nquy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này; giấy tờ chứng\r\nminh đã nghỉ hưu hoặc thôi việc đối với trường hợp thuộc khoản 3\r\nĐiều 11 của Nghị định này;
\r\n\r\nđ) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản\r\nchính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để đối\r\nchiếu.
\r\n\r\n2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ\r\nhợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại\r\nkèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị phải thông báo bằng\r\nvăn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\n3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn\r\nbản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư\r\npháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông\r\nbáo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\nTrong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến\r\nhành xác minh hoặc có văn bản đề nghị Sở Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan\r\nxác minh tiêu chuẩn bổ nhiệm, thông tin trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trước khi\r\nxem xét, quyết định việc bổ nhiệm. Thời gian xác minh không quá 45 ngày, kể từ\r\nngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản xác minh; thời gian xác minh không tính\r\nvào thời hạn xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại nêu tại khoản này.
\r\n\r\n4. Người đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại phải nộp\r\nphí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại theo quy định của\r\npháp luật về phí, lệ phí.
\r\n\r\nĐiều 11. Những trường hợp\r\nkhông được bổ nhiệm Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi\r\ndân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.
\r\n\r\n2. Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp\r\nchứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định\r\nviên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật\r\nsư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá.
\r\n\r\n3. Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ\r\nquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan,\r\nđơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan,\r\nđơn vị thuộc Công an nhân dân.
\r\n\r\n4. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người\r\nđã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được\r\nxóa án tích; người đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản,\r\ntrục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng,\r\ntội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường\r\nhợp đã được xóa án tích.
\r\n\r\n5. Người quy định tại khoản 3 Điều này bị bãi nhiệm,\r\nbị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, tước danh hiệu hoặc\r\nđưa ra khỏi ngành.
\r\n\r\n6. Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi\r\ndanh sách luật sư của Đoàn luật sư do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy tắc đạo\r\nđức nghề nghiệp luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước\r\nquyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ\r\nngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
\r\n\r\n7. Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức\r\ntước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ\r\nhành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03\r\nnăm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
\r\n\r\n8. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính\r\nđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
\r\n\r\nĐiều 12. Tạm đình chỉ hành nghề\r\nThừa phát lại
\r\n\r\n1. Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại hành nghề ra quyết\r\nđịnh tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại trong các trường hợp sau đây:
\r\n\r\na) Thừa phát lại đang bị truy cứu trách nhiệm hình\r\nsự;
\r\n\r\nb) Thừa phát lại đang bị áp dụng biện pháp xử phạt\r\nvi phạm hành chính, xử lý hành chính.
\r\n\r\n2. Thời gian tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại\r\nkhông quá 12 tháng.
\r\n\r\n3. Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình\r\nchỉ hành nghề Thừa phát lại trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
\r\n\r\na) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án\r\nhoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên Thừa phát lại không có tội;
\r\n\r\nb) Thừa phát lại không còn bị áp dụng biện pháp xử\r\nphạt vi phạm hành chính, xử lý hành chính.
\r\n\r\n4. Quyết định tạm đình chỉ, quyết định hủy bỏ quyết\r\nđịnh tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại được gửi cho Thừa phát lại, Văn phòng\r\nThừa phát lại nơi Thừa phát lại làm việc, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực\r\nthuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân\r\ndân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân\r\ndân cấp tỉnh), Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng\r\nThừa phát lại đặt trụ sở và Bộ Tư pháp.
\r\n\r\nĐiều 13. Miễn nhiệm Thừa phát\r\nlại
\r\n\r\n1. Thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng của\r\ncá nhân.
\r\n\r\nThừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống\r\nbưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề.\r\nHồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư\r\npháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ\r\nnhiệm Thừa phát lại để đối chiếu.
\r\n\r\nTrong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp\r\nlệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại\r\nkèm theo hồ sơ đề nghị miễn nhiệm.
\r\n\r\nTrong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản\r\nđề nghị và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem\r\nxét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.
\r\n\r\n2. Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong các trường hợp\r\nsau đây:
\r\n\r\na) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;
\r\n\r\nb) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;
\r\n\r\nc) Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong\r\nthời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;
\r\n\r\nd) Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm\r\ntrở lên;
\r\n\r\nđ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại\r\ntối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý\r\ndo tạm đình chỉ vẫn còn;
\r\n\r\n\r\n\r\ng) Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề\r\ncông chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;
\r\n\r\nh) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật\r\ncủa Tòa án.
\r\n\r\n3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại\r\ntheo đề nghị của Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại đăng ký hành nghề hoặc tự mình\r\nquyết định việc miễn nhiệm Thừa phát lại khi có căn cứ cho rằng Thừa phát lại\r\nthuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
\r\n\r\n4. Sở Tư pháp có trách nhiệm rà soát, kiểm tra việc\r\nhành nghề của Thừa phát lại tại địa phương mình. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ\r\nngày có căn cứ cho rằng Thừa phát lại thuộc trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định\r\ntại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn\r\nnhiệm Thừa phát lại kèm theo tài liệu làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm.
\r\n\r\nTrong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản\r\nđề nghị và tài liệu làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm của Sở Tư pháp, Bộ\r\ntrưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại. Khi cần thiết,\r\nBộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp, các cơ quan, tổ chức xác minh hoặc tự\r\nmình xác minh bảo đảm các căn cứ miễn nhiệm đúng quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 14. Bổ nhiệm lại Thừa\r\nphát lại
\r\n\r\n1. Người được miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định\r\ntại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này được xem xét bổ nhiệm\r\nlại Thừa phát lại khi có đề nghị.
\r\n\r\n2. Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định\r\ntại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này chỉ được xem xét bổ\r\nnhiệm lại Thừa phát lại khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều\r\n6 của Nghị định này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định\r\ntại khoản 3 Điều này.
\r\n\r\nNgười bị miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại\r\nđiểm c, d khoản 2 Điều 13 của Nghị định này chỉ được đề nghị\r\nbổ nhiệm lại Thừa phát lại sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Quyết định miễn nhiệm\r\nThừa phát lại có hiệu lực.
\r\n\r\n3. Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại do đã bị kết\r\nán về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án\r\ntích; đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian\r\nlận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất\r\nnghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được\r\nxóa án tích thì không được bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
\r\n\r\n4. Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm lại Thừa phát lại\r\ntheo quy định tại Điều 10 của Nghị định này. Hồ sơ đề nghị\r\nbổ nhiệm lại bao gồm:
\r\n\r\na) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo mẫu\r\ndo Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
\r\n\r\nb) Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06\r\ntháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
\r\n\r\n\r\n\r\nd) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản\r\nchính giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn để đối chiếu, trừ trường hợp\r\nquy định tại khoản 1 Điều này.
\r\n\r\n5. Người đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại phải nộp\r\nphí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại theo quy định của\r\npháp luật về phí, lệ phí.
\r\n\r\nĐiều 15. Đăng ký hành nghề và\r\ncấp, thu hồi, cấp lại Thẻ Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi\r\nqua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho Thừa phát lại\r\ncủa Văn phòng mình đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm:
\r\n\r\na) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa\r\nphát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
\r\n\r\nb) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản\r\nchính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu;
\r\n\r\nc) 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3\r\ncm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
\r\n\r\n2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ\r\nhợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp ghi tên người được đăng\r\nký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại hành nghề tại địa phương và cấp Thẻ Thừa\r\nphát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\nTrong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi tên\r\nngười được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải đăng\r\ntải Danh sách này trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp, các phương tiện thông\r\ntin đại chúng ở địa phương và thông báo việc đăng ký hành nghề Thừa phát lại cho\r\ncác cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.
\r\n\r\n3. Thẻ Thừa phát lại là căn cứ chứng minh tư cách\r\nhành nghề của Thừa phát lại. Thừa phát lại chỉ được hành nghề sau khi được đăng\r\nký hành nghề và cấp Thẻ.
\r\n\r\n4. Trong thời hạn 07 ngay làm việc, kể từ ngày Bộ\r\ntrưởng Bộ Tư pháp quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại hoặc kể từ ngày nhận được\r\nthông báo của Văn phòng Thừa phát lại về việc Thừa phát lại không còn hành nghề\r\ntại Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại hành nghề xóa tên Thừa\r\nphát lại khỏi Danh sách Thừa phát lại, ra quyết định thu hồi Thẻ Thừa phát lại\r\nvà thông báo bằng văn bản cho người bị thu hồi, Văn phòng Thừa phát lại nơi người\r\nđó hành nghề và các cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 12 của\r\nNghị định này, đồng thời đăng tải trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp,\r\ncác phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thông tin về việc thu hồi Thẻ.
\r\n\r\nThẻ Thừa phát lại không còn giá trị sử dụng kể từ\r\nthời điểm quyết định thu hồi Thẻ của Sở Tư pháp có hiệu lực.
\r\n\r\n5. Thẻ Thừa phát lại được cấp lại trong trường hợp\r\nbị mất, bị hỏng. Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01\r\nbộ hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề.\r\nHồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị cấp lại Thẻ Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ\r\nTư pháp quy định; 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không\r\nquá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ; bản chính Thẻ Thừa phát lại trong trường hợp\r\nThẻ bị hỏng.
\r\n\r\nTrong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ\r\nhồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải\r\nthông báo băng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\nThẻ Thừa phát lại được cấp lại vẫn giữ nguyên số Thẻ\r\nđã cấp trước đây.
\r\n\r\n6. Phôi Thẻ Thừa phát lại do Bộ\r\nTư pháp phát hành.
\r\n\r\nĐiều 16. Quyền và nghĩa vụ của\r\nThừa phát lại
\r\n\r\n1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.
\r\n\r\n2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp\r\nluật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
\r\n\r\n3. Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước\r\npháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
\r\n\r\n4. Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn\r\nphòng Thừa phát lại.
\r\n\r\n5. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng\r\nnăm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
\r\n\r\n\r\n\r\n7. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa\r\nphát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn\r\nphòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của\r\nThừa phát lại mà mình là thành viên.
\r\n\r\n8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị\r\nđịnh này và pháp luật có liên quan.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 17. Văn phòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của\r\nThừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định\r\nnày và pháp luật có liên quan.
\r\n\r\nVăn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập\r\nđược tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02\r\nThừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
\r\n\r\n2. Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm\r\ncụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng\r\nvà gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc\r\ngây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc,\r\nkhông được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục\r\ncủa dân tộc.
\r\n\r\n3. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa\r\nphát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải\r\nlà Thừa phát lại.
\r\n\r\nVăn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là\r\nthành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và\r\nthư ký nghiệp vụ.
\r\n\r\nThư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp\r\nvụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn\r\nquy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này, phải có\r\ntrình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy\r\nđịnh tại Điều 11 của Nghị định này.
\r\n\r\n4. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và\r\ntài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
\r\n\r\nCon dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình\r\nquốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp\r\nGiấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng\r\ncon dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật\r\nvề con dấu.
\r\n\r\nChế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được\r\nthực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định\r\ncủa pháp luật.
\r\n\r\n5. Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh,\r\nvăn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát\r\nlại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm\r\nvi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.
\r\n\r\nĐiều 18. Quyền và nghĩa vụ của\r\nVăn phòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:
\r\n\r\na) Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký\r\nnghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
\r\n\r\nb) Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc\r\ncủa Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
\r\n\r\nc) Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo\r\nquy định của Nghị định này;
\r\n\r\nd) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này\r\nvà pháp luật có liên quan.
\r\n\r\n2. Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ sau đây:
\r\n\r\n\r\n\r\nb) Chấp hành quy định của pháp luật về lao động,\r\nthuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
\r\n\r\nc) Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện\r\ncông việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
\r\n\r\nd) Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
\r\n\r\nđ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa\r\nphát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của\r\npháp luật;
\r\n\r\ne) Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý\r\nngười tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
\r\n\r\ng) Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng\r\nmình tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
\r\n\r\nh) Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm\r\nquyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch\r\nvụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
\r\n\r\ni) Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ\r\nvà thực hiện lưu trữ theo quy định;
\r\n\r\nk) Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn\r\nphòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
\r\n\r\nl) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định\r\nnày và pháp luật có liên quan.
\r\n\r\nĐiều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của\r\nTrưởng Văn phòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Văn\r\nphòng Thừa phát lại theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
\r\n\r\n2. Trong hoạt động thi hành án dân sự, Trưởng Văn\r\nphòng Thừa phát lại có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
\r\n\r\na) Đề nghị Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự\r\nhoặc Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở\r\nra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 55 của Nghị định\r\nnày và pháp luật thi hành án dân sự;
\r\n\r\nb) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp xác\r\nminh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án;
\r\n\r\nc) Thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền\r\nkháng nghị trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết\r\nđịnh đã có hiệu lực pháp luật;
\r\n\r\nd) Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát\r\nnhân dân có thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật,\r\nxử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi\r\nphạm theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n3. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Nghị\r\nđịnh này và pháp luật có liên quan.
\r\n\r\nĐiều 20. Chế độ thông tin, báo\r\ncáo
\r\n\r\n1. Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm báo cáo định\r\nkỳ 06 tháng và hàng năm cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về tổ chức và hoạt động của\r\nmình.
\r\n\r\nĐịnh kỳ hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo\r\nỦy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân\r\ndân cấp tỉnh) và Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại tại\r\nđịa phương.
\r\n\r\nVăn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo đột\r\nxuất theo yêu cầu của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp thực hiện việc báo cáo\r\nđột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.
\r\n\r\n2. Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo để\r\nphục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát về hoạt động, quản\r\nlý tài chính, thuế theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 21. Thành lập Văn phòng\r\nThừa phát lại
\r\n\r\n1. Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn\r\ncứ vào các tiêu chí sau đây:
\r\n\r\na) Điều kiện về kinh tế - xã hội của địa bàn cấp\r\nhuyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
\r\n\r\nb) Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi\r\nhành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
\r\n\r\nc) Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn\r\ncấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
\r\n\r\nd) Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn\r\nvị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn\r\nphòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.
\r\n\r\n2. Căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều\r\nnày, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn\r\nphòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
\r\n\r\n3. Căn cứ vào Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát\r\nlại đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập\r\nVăn phòng Thừa phát lại tại địa phương. Trên cơ sở thông báo nêu trên của Ủy\r\nban nhân dân cấp tỉnh, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại\r\nnộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn\r\nphòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại.\r\nHồ sơ bao gồm:
\r\n\r\na) Đơn đề nghị thành lập Văn\r\nphòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
\r\n\r\nb) Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa\r\nđiểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
\r\n\r\nc) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản\r\nchính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
\r\n\r\n4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ\r\nhợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép\r\nthành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản\r\ncó nêu rõ lý do.
\r\n\r\nTrong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ\r\ntrình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép\r\nthành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản\r\nnêu rõ lý do.
\r\n\r\n5. Thừa phát lại đề nghị thành lập Văn phòng Thừa\r\nphát lại phải nộp phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa\r\nphát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
\r\n\r\nĐiều 22. Đăng ký hoạt động Văn\r\nphòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết\r\nđịnh cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở\r\nTư pháp nơi cho phép thành lập.
\r\n\r\nNội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại\r\nbao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; họ tên Trưởng Văn\r\nphòng Thừa phát lại; danh sách Thừa phát lại hợp danh và danh sách Thừa phát lại\r\nlàm việc theo chế độ hợp đồng lao động (nếu có) của Văn phòng Thừa phát lại.
\r\n\r\n2. Văn phòng Thừa phát lại nộp\r\ntrực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở\r\nTư pháp. Hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp\r\nquy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định cho phép\r\nthành lập Văn phòng Thừa phát lại để đối chiếu; giấy tờ chứng minh đủ điều kiện\r\nquy định tại khoản 3, 4 Điều 17 của Nghị định này và hồ sơ đăng ký hành nghề của Thừa phát lại theo quy định\r\ntại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.
\r\n\r\n3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ\r\nhợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại; trường\r\nhợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\n4. Văn phòng Thừa phát lại được hoạt động kể từ\r\nngày Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động.
\r\n\r\nĐiều 23. Thông báo nội dung\r\nđăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
\r\n\r\nTrong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy\r\nđăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải thông báo bằng\r\nvăn bản thông tin đăng ký hoạt động cho Cục Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân\r\ncấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ\r\nquan Công an, Chi cục Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân\r\ndân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Văn phòng Thừa phát\r\nlại đặt trụ sở, Bộ Tư pháp và đăng tải trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp.
\r\n\r\nĐiều 24. Thay đổi nội dung\r\nđăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Khi thay đổi một trong các nội dung đăng ký hoạt\r\nđộng quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này, Văn\r\nphòng Thừa phát lại phải đăng ký thay đổi tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
\r\n\r\nVăn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua\r\nhệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị thay\r\nđổi nội dung đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; giấy\r\ntờ chứng minh việc thay đổi và bản chính Giấy đăng ký hoạt động.
\r\n\r\n2. Trường hợp Trưởng Văn phòng Thừa phát lại hợp danh\r\nbị tạm đình chỉ hành nghề, có quyết định miễn nhiệm, bị chết hoặc lý do khác\r\nkhông thể là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại, Văn\r\nphòng Thừa phát lại phải thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động về Trưởng\r\nVăn phòng Thừa phát lại tại Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
\r\n\r\n3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđủ hồ sơ hợp lệ; Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát\r\nlại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\nTrường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn\r\ncấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại là 03 ngày làm việc, kể\r\ntừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
\r\n\r\n4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp\r\nGiấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp có trách nhiệm\r\nthông báo cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định\r\nnày.
\r\n\r\nĐiều 25. Thay đổi thành viên hợp\r\ndanh của Văn phòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa\r\nphát lại chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
\r\n\r\na) Theo nguyện vọng cá nhân của Thừa phát lại hợp\r\ndanh nếu được các Thừa phát lại hợp danh còn lại đồng ý;
\r\n\r\nb) Thừa phát lại hợp danh bị miễn nhiệm; bị mất hoặc\r\nbị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ\r\nhành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.\r\nTrong trường hợp này, phần giá trị tài sản của Thừa phát lại đó tại Văn phòng\r\nThừa phát lại được hoàn trả công bằng và thỏa đáng sau khi đã trừ đi phần nợ\r\nthuộc trách nhiệm của Thừa phát lại đó;
\r\n\r\nc) Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại\r\nchết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của Thừa phát lại hợp\r\ndanh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng Thừa phát lại sau khi đã trừ\r\nđi phần nợ thuộc trách nhiệm của Thừa phát lại đó. Người thừa kế có thể trở\r\nthành Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại đó nếu đủ tiêu chuẩn\r\nhành nghề Thừa phát lại và được các Thừa phát lại hợp danh còn lại đồng ý.
\r\n\r\n2. Văn phòng Thừa phát lại có quyền tiếp nhận Thừa\r\nphát lại hợp danh mới nêu được các Thừa phát lại hợp danh còn lại chấp thuận.
\r\n\r\n3. Khi thay đổi thành viên hợp danh theo quy định tại\r\nkhoản 1, 2 Điều này, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký thay đổi nội dung\r\nđăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
\r\n\r\nTrường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh quy\r\nđịnh tại khoản 1 Điều này mà Văn phòng Thừa phát lại không tiếp nhận được Thừa\r\nphát lại hợp danh mới để giữ nguyên loại hình hoạt động thì trong thời hạn 06\r\ntháng, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, Văn phòng Thừa phát lại\r\nphải chuyển đổi loại hình hoạt động từ công ty hợp danh sang doanh nghiệp tư\r\nnhân theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.
\r\n\r\nĐiều 26. Chuyển đổi loại hình\r\nVăn phòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Văn phòng Thừa phát lại có nhu cầu chuyển đổi loại\r\nhình hoạt động từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh và ngược lại nộp\r\ntrực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị chuyển đổi đến Sở\r\nTư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:
\r\n\r\na) Đơn đề nghị chuyển đổi theo mẫu do Bộ trưởng Bộ\r\nTư pháp quy định;
\r\n\r\nb) Bản thuyết minh về việc chuyển đổi loại hình hoạt\r\nđộng, trong đó nêu rõ phương án chuyển đổi, tình hình tổ chức và hoạt động của\r\nVăn phòng tính đến ngày đề nghị chuyển đổi, dự kiến về tổ chức, tên gọi, địa điểm\r\nđặt trụ sở, nhân sự, các điều kiện vật chất;
\r\n\r\nc) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản\r\nchính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu;
\r\n\r\nd) Bản chính Quyết định cho phép thành lập Văn\r\nphòng Thừa phát lại.
\r\n\r\n2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ\r\nhợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cấp\r\ntỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng\r\nThừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\n3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ\r\nsơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép\r\nchuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối\r\nphải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\n4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết\r\nđịnh cho phép chuyển đổi, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở\r\nTư pháp nơi cho phép chuyển đổi. Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi\r\nqua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao\r\ngồm: Đơn đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao\r\ncó chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định cho phép chuyển đổi để đối\r\nchiếu và giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng\r\ntheo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
\r\n\r\nTrong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ\r\nhồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại\r\nchuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\n5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp\r\nGiấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp có trách nhiệm\r\nthông báo cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định\r\nnày.
\r\n\r\n6. Văn phòng Thừa phát lại chuyển đổi loại hình được\r\nhoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động; kế thừa toàn bộ quyền,\r\nnghĩa vụ và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ, tài liệu của Văn phòng Thừa\r\nphát lại trước đó.
\r\n\r\nĐiều 27. Hợp nhất, sáp nhập\r\nVăn phòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Hai hoặc một số Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở\r\ntrong cùng một địa bàn cấp tỉnh có thể hợp nhất thành một Văn phòng Thừa phát lại\r\nmới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang\r\nVăn phòng Thừa phát lại hợp nhất, đồng thời chấm dứt hoạt động của các Văn\r\nphòng Thừa phát lại bị hợp nhất.
\r\n\r\n2. Một hoặc một số Văn phòng Thừa phát lại có thể\r\nsáp nhập vào một Văn phòng Thừa phát lại khác có trụ sở trong cùng một địa bàn\r\ncấp tỉnh bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp\r\nsang Văn phòng Thừa phát lại nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt hoạt động của\r\nVăn phòng Thừa phát lại bị sáp nhập.
\r\n\r\n\r\n\r\na) Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập Văn phòng Thừa\r\nphát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
\r\n\r\nb) Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, trong đó có các nội\r\ndung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phòng bị hợp nhất, sáp nhập;\r\nthời gian thực hiện hợp nhất, sáp nhập; phương án xử lý tài sản, sử dụng lao động\r\ncủa các Văn phòng; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của\r\ncác Văn phòng và các nội dung khác có liên quan;
\r\n\r\nc) Bản kê khai thuế, báo cáo tài chính trong năm gần\r\nnhất đã được kiểm toán của các Văn phòng tính đến ngày đề nghị hợp nhất, sáp nhập;
\r\n\r\nd) Biên bản kiểm kê các hồ sơ nghiệp vụ và biên bản\r\nkiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng bị hợp nhất, sáp nhập;
\r\n\r\nđ) Danh sách Thừa phát lại hợp danh và Thừa phát lại\r\nlàm việc theo chế độ hợp đồng (nếu có) tại các Văn phòng;
\r\n\r\ne) Bản chính Quyết định cho phép thành lập và Giấy\r\nđăng ký hoạt động của các Văn phòng.
\r\n\r\nTrong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp\r\nlệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp\r\nnhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng\r\nvăn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\nTrong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ\r\ntrình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp\r\nnhất, sáp nhập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng\r\nvăn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ\r\nhồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại\r\nhợp nhất, nhận sáp nhập; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu\r\nrõ lý do.
\r\n\r\n5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp\r\nGiấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp có trách nhiệm\r\nthông báo cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định\r\nnày.
\r\n\r\n6. Trong thời gian làm thủ tục hợp nhất, sáp nhập,\r\ncác Văn phòng Thừa phát lại tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phòng Thừa phát\r\nlại mới được Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động.
\r\n\r\nĐiều 28. Chuyển nhượng Văn\r\nphòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Văn phòng Thừa phát lại có thể được chuyển nhượng\r\ncho các Thừa phát lại khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.\r\nVăn phòng Thừa phát lại chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động được ít nhất 02\r\nnăm, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
\r\n\r\nThừa phát lại đã chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát\r\nlại không được phép thành lập, tham gia thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới\r\ntrong thời hạn 05 năm, kể từ ngày chuyển nhượng, nhưng được phép hành nghề Thừa\r\nphát lại theo chế độ hợp đồng lao động.
\r\n\r\n2. Thừa phát lại nhận chuyển\r\nnhượng Văn phòng Thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
\r\n\r\n\r\n\r\nb) Cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ các công việc\r\ntheo hợp đồng, thỏa thuận giữa Văn phòng Thừa phát lại mà mình nhận chuyển nhượng\r\nvới người yêu cầu, các cơ quan theo quy định của Nghị định này;
\r\n\r\nc) Không thuộc trường hợp đang bị tạm đình chỉ hành\r\nnghề Thừa phát lại quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định\r\nnày tại thời điểm nhận chuyển nhượng.
\r\n\r\n3. Văn phòng Thừa phát lại có nhu cầu chuyển nhượng\r\nnộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi\r\nđăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:
\r\n\r\na) Đơn đề nghị chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại\r\ntheo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
\r\n\r\nb) Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng theo mẫu do\r\nBộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
\r\n\r\nc) Biên bản kiểm kê hồ sơ nghiệp vụ của Văn phòng\r\nđược chuyển nhượng;
\r\n\r\nd) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản\r\nchính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại của các Thừa phát lại nhận\r\nchuyển nhượng để đối chiếu;
\r\n\r\nđ) Bản chính Quyết định cho phép thành lập và Giấy\r\nđăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được chuyển nhượng;
\r\n\r\ne) Bản kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 02 năm\r\ngần nhất đã được kiểm toán của Văn phòng được chuyển nhượng;
\r\n\r\ng) Văn bản cam kết nội dung quy định tại điểm a, b\r\nkhoản 2 Điều này.
\r\n\r\nTrong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp\r\nlệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển\r\nnhượng Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản\r\ncó nêu rõ lý do.
\r\n\r\nTrong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ\r\ntrình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép\r\nchuyển nhượng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\n4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết\r\nđịnh cho phép chuyển nhượng, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký thay đổi nội\r\ndung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Nghị định\r\nnày.
\r\n\r\nHồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động\r\nđược lập thành 01 bộ bao gồm: Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo\r\nmẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn\r\nphòng Thừa phát lại; giấy tờ chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với việc\r\nchuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại; giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn\r\nphòng Thừa phát lại được chuyển nhượng (trong trường hợp thay đổi trụ sở) và hồ\r\nsơ đăng ký hành nghề của các Thừa phát lại theo quy định tại khoản\r\n1 Điều 15 của Nghị định này.
\r\n\r\nTrong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ\r\nhồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại;\r\ntrường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\n5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp\r\nGiấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp có trách nhiệm\r\nthông báo cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định\r\nnày.
\r\n\r\n6. Trong thời gian làm thủ tục chuyển nhượng, Văn\r\nphòng Thừa phát lại được chuyển nhượng tiếp tục hoạt động cho đến khi được cấp\r\nlại Giấy đăng ký hoạt động.
\r\n\r\nĐiều 29. Tạm ngừng hoạt động\r\nVăn phòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động\r\ntrong các trường hợp sau đây:
\r\n\r\na) Trưởng Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát\r\nlại thành lập hoặc tất cả các Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại\r\nbị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại;
\r\n\r\nb) Không đảm bảo điều kiện hoạt động khác theo quy\r\nđịnh của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
\r\n\r\n2. Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở\r\nra quyết định tạm ngừng hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trong các trường\r\nhạp quy định tại khoản 1 Điều này.
\r\n\r\n3. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá 12\r\ntháng. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải nộp đủ\r\nsố thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, thực hiện đúng nghĩa vụ\r\ntrong hợp đồng đã ký với người lao động; đối với hợp đồng dịch vụ đã ký kết mà\r\nchưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì phải chấm dứt hợp đồng, trừ trường\r\nhợp có thỏa thuận khác.
\r\n\r\nCác hồ sơ do Văn phòng Thừa phát lại tạm ngừng hoạt\r\nđộng thực hiện vẫn được tiếp tục lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại.
\r\n\r\nĐiều 30. Chấm dứt hoạt động\r\nVăn phòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động\r\ntrong các trường hợp sau đây:
\r\n\r\na) Tự chấm dứt hoạt động;
\r\n\r\nb) Bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập theo\r\nquy định tại Điều 31 của Nghị định này;
\r\n\r\nc) Bị hợp nhất, bị sáp nhập.
\r\n\r\n2. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại\r\nđiểm a khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt\r\nhoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp\r\nnơi đăng ký hoạt động. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng Thừa phát\r\nlại có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành\r\nthủ tục chấm dứt hợp đồng đã ký với người lao động, thực hiện xong các hợp đồng\r\ndịch vụ đã ký kết; trường hợp không thể thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ đã\r\nký kết thì phải thỏa thuận với người yêu cầu về việc thực hiện các hợp đồng đó.
\r\n\r\nSở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở\r\ncó trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại,\r\ntrình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập,\r\nđăng tải thông tin về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trên\r\ncổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan quy\r\nđịnh tại Điều 23 của Nghị định này.
\r\n\r\n3. Trường hợp Văn phòng Thừa phát lại chấm dứt hoạt\r\nđộng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 07 ngày làm\r\nviệc, kể từ ngày có Quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập, Sở Tư\r\npháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký\r\nhoạt động Văn phòng Thừa phát lại, đăng tải thông tin về việc chấm dứt hoạt động\r\ncủa Văn phòng Thừa phát lại trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và thông báo\r\nbằng văn bản cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định\r\nnày.
\r\n\r\nTrong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị thu hồi Quyết\r\nđịnh cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn\r\nnợ, thanh toán xong các khoản nợ khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động\r\nđã ký với người lao động; đối với hợp đồng dịch vụ đã ký kết mà chưa thực hiện\r\nhoặc chưa thực hiện xong thì phải chấm dứt hợp đồng. Hết thời hạn này mà Văn\r\nphòng Thừa phát lại chưa hoàn thành các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp Văn\r\nphòng Thừa phát lại chấm dứt hoạt động do bị thu hồi Quyết định cho phép thành\r\nlập vì Trưởng Văn phòng hoặc toàn bộ Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa\r\nphát lại chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của Văn phòng Thừa\r\nphát lại, của Thừa phát lại hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của\r\nVăn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật dân sự.
\r\n\r\n4. Hồ sơ lưu trữ của Văn phòng Thừa phát lại bị chấm\r\ndứt hoạt động theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này được xử lý như sau:
\r\n\r\na) Hồ sơ về thi hành án dân sự được chuyển cho Cục Thi\r\nhành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để bảo quản theo chế độ\r\nlưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự. Đối với các vụ việc thi hành án chưa kết thúc\r\nthì Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thông báo,\r\nhướng dẫn người có yêu cầu về thủ tục chuyển hồ sơ cho cơ quan thi hành án dân\r\nsự để thực hiện việc thi hành án;
\r\n\r\nb) Vi bằng và các tài liệu có liên quan khác được\r\nchuyển cho Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để lưu trữ.
\r\n\r\n5. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại\r\nđiểm c khoản 1 Điều này thì quyền, nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại do Văn\r\nphòng Thừa phát lại hợp nhất hoặc Văn phòng Thừa phát lại nhận sáp nhập tiếp tục\r\nthực hiện.
\r\n\r\n6. Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc Văn\r\nphòng Thừa phát lại thực hiện các công việc khi Văn phòng chấm dứt hoạt động.
\r\n\r\nĐiều 31. Thu hồi Quyết định\r\ncho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Văn phòng Thừa phát lại bị thu hồi Quyết định\r\ncho phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
\r\n\r\na) Không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định\r\ntại Điều 22 của Nghị định này;
\r\n\r\nb) Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy\r\nđăng ký hoạt động mà Văn phòng Thừa phát lại chưa bắt đầu hoạt động;
\r\n\r\nc) Không hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên hoặc\r\nhết thời hạn tạm ngừng hoạt động tối đa quy định tại khoản 3 Điều\r\n29 của Nghị định này mà không được hoạt động trở lại;
\r\n\r\nd) Trưởng Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại\r\nthành lập hoặc toàn bộ các Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại bị\r\nmiễn nhiệm, bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà không có người thừa kế\r\nđủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại;
\r\n\r\nđ) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước\r\nquyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động từ 06 tháng trở lên theo quy định của pháp\r\nluật về xử lý vi phạm hành chính.
\r\n\r\n2. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và lập\r\nhồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Quyết định cho\r\nphép thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
\r\n\r\n\r\n\r\nTHẨM QUYỀN, PHẠM VI, THỦ\r\nTỤC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA THỪA PHÁT LẠI
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 32. Thẩm quyền, phạm vi tống\r\nđạt của Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ\r\nsơ, tài liệu sau đây:
\r\n\r\na) Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm\r\nsát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự;
\r\n\r\nb) Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương\r\ntrợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
\r\n\r\n2. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư\r\nký nghiệp vụ thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc\r\ntống đạt phải do Thừa phát lại thực hiện.
\r\n\r\n3. Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm\r\ntrước cơ quan, tổ chức yêu cầu về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ\r\ntục, không đúng thời hạn của mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định\r\ncủa pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu\r\ncủa Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ\r\nán hành chính, việc dân sự trong vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo; tống đạt\r\ngiấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh\r\nnơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết\r\ngiữa Văn phòng Thừa phát lại với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi\r\nhành án dân sự.
\r\n\r\nTrường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở\r\nvùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ\r\nsở thì Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân\r\ndân, cơ quan thi hành án dân sự bằng hợp đồng riêng cho từng việc cụ thể.
\r\n\r\n2. Thủ tục tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của\r\nTòa án, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng;\r\nthủ tục tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự thực\r\nhiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
\r\n\r\n3. Hợp đồng dịch vụ tống đạt được thực hiện theo\r\nphương thức Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có nhu cầu\r\nchuyển giao các loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu đã thỏa thuận tống đạt cho Văn\r\nphòng Thừa phát lại để thực hiện tống đạt.
\r\n\r\nGiấy tờ, hồ sơ, tài liệu thỏa thuận tống đạt bao gồm:\r\nGiấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử,\r\nbản án, quyết định, quyết định kháng nghị của Tòa án; thông báo, quyết định\r\nkháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy\r\ntriệu tập, thông báo của cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết,\r\nThừa phát lại có thể tống đạt các loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu khác theo đề\r\nnghị của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.
\r\n\r\nSố lượng và từng loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cụ\r\nthể giao Thừa phát lại tống đạt được thực hiện thông qua biên bản có xác nhận của\r\n02 bên theo ngày.
\r\n\r\n4. Nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ tống đạt\r\nbao gồm: Loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cần tống đạt; thời gian thực hiện hợp đồng;\r\nthủ tục tống đạt; quyền, nghĩa vụ của các bên; chi phí tống đạt.
\r\n\r\nSau khi ký kết, hợp đồng dịch vụ tống đạt được gửi\r\nđến Kho bạc Nhà nước nơi Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án\r\ndân sự mở tài khoản để kiểm soát việc thanh toán chi phí tống đạt cho Văn phòng\r\nThừa phát lại.
\r\n\r\n5. Mỗi Tòa án, mỗi Viện kiểm sát nhân dân, mỗi cơ\r\nquan thi hành án dân sự có thể ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với một hoặc nhiều\r\nVăn phòng Thừa phát lại.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Bộ Tư pháp lựa chọn một hoặc một số Văn phòng Thừa\r\nphát lại để thực hiện việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến\r\ntương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
\r\n\r\n2. Văn phòng Thừa phát lại thực hiện tống đạt giấy\r\ntờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của\r\ncơ quan có thẩm quyền nước ngoài trên phạm vi toàn quốc.
\r\n\r\n3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tống\r\nđạt quy định tại khoản 1,2 Điều này và các nội dung khác có liên quan.
\r\n\r\nĐiều 35. Thông báo kết quả tống\r\nđạt
\r\n\r\n1. Việc tống đạt được coi là hoàn thành khi Thừa\r\nphát lại đã thực hiện xong các thủ tục theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt hoặc\r\ncác tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Tòa án, Viện kiểm sát nhân\r\ndân, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức khác đã yêu cầu trong thời hạn\r\n02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các\r\nbên có thỏa thuận khác.
\r\n\r\nKết quả tống đạt phải được ghi vào sổ tống đạt được\r\nlập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập\r\nvi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
\r\n\r\n1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự\r\nkiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi\r\ntoàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định\r\nnày.
\r\n\r\n2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản\r\nchứng thực, văn bản hành chính khác.
\r\n\r\n3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi\r\ngiải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ\r\nđể thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của\r\npháp luật.
\r\n\r\n4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng\r\ncứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có\r\nthể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác\r\nthực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi\r\nđược Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
\r\n\r\nĐiều 37. Các trường hợp không\r\nđược lập vi bằng
\r\n\r\n1. Các trường hợp quy định tại khoản\r\n4 Điều 4 của Nghị định này.
\r\n\r\n2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng\r\nbao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát\r\ntán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra,\r\nvào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình\r\nan ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ\r\ncông trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
\r\n\r\n3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật\r\ngia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái\r\nđạo đức xã hội.
\r\n\r\n4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng,\r\ngiao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực;\r\nxác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy\r\ntờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang\r\ntiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
\r\n\r\n5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng,\r\nquyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền\r\nsở hữu theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao\r\ndịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
\r\n\r\n7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức,\r\nviên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng\r\ntrong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ\r\ntrong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
\r\n\r\n8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại\r\ntrực tiếp chứng kiến.
\r\n\r\n9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 38. Thỏa thuận về việc lập\r\nvi bằng
\r\n\r\n1. Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng\r\nvăn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung\r\nchủ yếu sau đây:
\r\n\r\na) Nội dung vi bằng cần lập;
\r\n\r\nb) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
\r\n\r\nc) Chi phí lập vi bằng;
\r\n\r\nd) Các thỏa thuận khác (nếu có).
\r\n\r\n2. Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi\r\nbên giữ 01 bản.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi\r\nbằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do\r\nmình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung\r\nthực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng\r\nkiến việc lập vi bằng.
\r\n\r\nNgười yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các\r\nthông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm\r\nvề tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
\r\n\r\nKhi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ\r\ncho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm\r\nchỉ vào vi bằng.
\r\n\r\n2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng\r\ntrang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu\r\ndo Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
\r\n\r\n3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được\r\nlưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như\r\nđối với văn bản công chứng.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 40. Hình thức và nội dung\r\nchủ yếu của vi bằng
\r\n\r\n1. Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội\r\ndung chủ yếu sau đây:
\r\n\r\na) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa\r\nphát lại lập vi bằng;
\r\n\r\nb) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
\r\n\r\nc) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
\r\n\r\nd) Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
\r\n\r\nđ) Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của\r\nsự kiện, hành vi được ghi nhận;
\r\n\r\ne) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực\r\nvà khách quan trong việc lập vi bằng;
\r\n\r\ng) Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa\r\nphát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu\r\ncó) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
\r\n\r\nVi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải\r\nđược đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa\r\ncác tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
\r\n\r\n2. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng\r\nminh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với\r\nthẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị\r\nđịnh này.
\r\n\r\n3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể về mẫu vi bằng.
\r\n\r\nĐiều 41. Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng
\r\n\r\n1. Trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong\r\nkhi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính\r\nxác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm\r\nsửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa\r\nphát lại đã lập vi bằng đó.
\r\n\r\n2. Thừa phát lại thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có\r\ntrách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội\r\ndung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng\r\nThừa phát lại.
\r\n\r\n3. Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người\r\nyêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa\r\nlỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát\r\nlại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
\r\n\r\na) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm\r\nquyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh\r\ntra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
\r\n\r\nb) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người\r\ncó quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
\r\n\r\n2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại\r\nđiểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây:\r\n05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.
\r\n\r\nMục 3. XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI\r\nHÀNH ÁN DÂN SỰ
\r\n\r\nĐiều 43. Thẩm quyền, phạm vi\r\nxác minh điều kiện thi hành án
\r\n\r\n1. Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi\r\nhành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân\r\nsự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
\r\n\r\n2. Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án,\r\nThừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát\r\nlại đặt trụ sở.
\r\n\r\nĐiều 44. Thỏa thuận về xác\r\nminh điều kiện thi hành án
\r\n\r\n1. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan\r\nđến việc thi hành án có quyền thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về việc\r\nxác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án kể cả trong trường hợp\r\nvụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.
\r\n\r\n2. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án giữa\r\nngười yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại được ký kết dưới hình thức hợp đồng dịch\r\nvụ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
\r\n\r\na) Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu\r\nxác minh thông tin về tài sản, thu nhập hoặc điều kiện thi hành án của người phải\r\nthi hành án;
\r\n\r\nb) Thời gian thực hiện xác minh;
\r\n\r\nc) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
\r\n\r\nd) Chi phí xác minh;
\r\n\r\nđ) Các thỏa thuận khác (nếu có).
\r\n\r\n3. Khi thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về\r\nxác minh điều kiện thi hành án, đương sự phải cung cấp bản án, quyết định của\r\nTòa án và các tài liệu khác có liên quan (nếu có); người có quyền lợi, nghĩa vụ\r\nliên quan đến việc thi hành án phải cung cấp tài liệu chứng minh có quyền lợi,\r\nnghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của\r\nđương sự.
\r\n\r\nĐiều 45. Thủ tục xác minh điều\r\nkiện thi hành án
\r\n\r\n1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết\r\nhợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải ra quyết định xác minh điều\r\nkiện thi hành án, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyết định xác\r\nminh phải ghi rõ căn cứ, nội dung xác minh và được ghi vào sổ xác minh điều kiện\r\nthi hành án được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
\r\n\r\nQuyết định xác minh phải được gửi cho Viện kiểm sát\r\nnhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và cơ quan thi hành\r\nán dân sự có thẩm quyền thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân\r\nsự.
\r\n\r\n2. Việc xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện\r\ntrực tiếp hoặc bằng văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông\r\ntin.
\r\n\r\n3. Khi trực tiếp xác minh, Thừa phát lại xuất trình\r\ngiấy giới thiệu của Văn phòng Thừa phát lại, Thẻ Thừa phát lại kèm theo các tài\r\nliệu có liên quan quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và phải công bố quyết định\r\nxác minh hoặc quyết định thi hành án trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ\r\nchức thi hành án; lập biên bản về việc xác minh. Biên bản phải có chữ ký của Thừa\r\nphát lại, người cung cấp thông tin, xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung\r\ncấp thông tin. Nếu chưa thực hiện được ngay việc cung cấp thông tin thì phải\r\nghi rõ lý do trong biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
\r\n\r\nTrong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền\r\nmời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.
\r\n\r\n4. Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản đề\r\nnghị cung cấp thông tin phải có các nội dung sau đây:
\r\n\r\na) Căn cứ đề nghị cung cấp thông tin bao gồm: Tên bản\r\nán, quyết định có hiệu lực pháp luật; Quyết định xác minh, bản sao văn bản thỏa\r\nthuận xác minh về điều kiện thi hành án; Quyết định thi hành án trong trường hợp\r\nVăn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án;
\r\n\r\nb) Thông tin về người phải thi hành án bao gồm:\r\nTên, địa chỉ trụ sở chính của người phải thi hành án là tổ chức; họ, tên, địa\r\nchỉ nơi cư trú của người phải thi hành án là cá nhân và các thông tin cần thiết\r\nkhác;
\r\n\r\nc) Các thông tin đề nghị cung cấp trong phạm vi, thẩm\r\nquyền của Thừa phát lại quy định tại Nghị định này;
\r\n\r\nd) Thời điểm, thời hạn cung cấp thông tin;
\r\n\r\nđ) Các thông tin khác có liên quan.
\r\n\r\nVăn bản đề nghị cung cấp thông tin kèm theo các tài\r\nliệu liên quan được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, đồng\r\nthời gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.\r\nTrường hợp thực hiện xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại\r\nđặt trụ sở thì Thừa phát lại phải đồng thời gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp\r\nhuyện nơi thực hiện xác minh.
\r\n\r\n5. Các quy định khác của pháp luật thi hành án dân\r\nsự được áp dụng trong việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại.
\r\n\r\nĐiều 46. Từ chối cung cấp\r\nthông tin
\r\n\r\n1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền từ chối cung\r\ncấp thông tin trong các trường hợp sau đây:
\r\n\r\na) Vụ việc không thuộc thẩm quyền xác minh của Thừa\r\nphát lại;
\r\n\r\nb) Đề nghị cung cấp thông tin về cơ quan, tổ chức,\r\ncá nhân không phải là người có nghĩa vụ thi hành án thuộc thẩm quyền xác minh của\r\nThừa phát lại;
\r\n\r\nc) Hồ sơ đề nghị cung cấp không đủ các tài liệu quy\r\nđịnh tại Điều 45 của Nghị định này;
\r\n\r\nd) Các thông tin tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà\r\nnước theo quy định của pháp luật có liên quan.
\r\n\r\n2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp thông\r\ntin phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\nĐiều 47. Bảo mật thông tin xác\r\nminh điều kiện thi hành án
\r\n\r\n1. Thông tin xác minh điều kiện thi hành án chỉ được\r\nsử dụng cho mục đích thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được\r\nbảo quản theo chế độ mật theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại, người\r\nyêu cầu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm bảo mật thông\r\ntin được cung cấp.
\r\n\r\n3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy\r\nđịnh tại khoản 1, 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý\r\nvi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại\r\n(nếu có) theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 48. Sử dụng kết quả xác minh\r\nđiều kiện thi hành án
\r\n\r\n1. Người được thi hành án, người có quyền lợi,\r\nnghĩa vụ liên quan có quyền sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của\r\nThừa phát lại để yêu cầu thi hành án hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.\r\nCơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án\r\ncăn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
\r\n\r\n2. Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác\r\nminh không khách quan, chính xác thì cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa\r\nphát lại có quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có\r\nnêu rõ lý do.
\r\n\r\nĐiều 49. Ủy quyền xác minh điều\r\nkiện thi hành án
\r\n\r\n1. Văn phòng Thừa phát lại có thể ủy quyền một phần\r\nhoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng dịch vụ xác minh điều kiện thi\r\nhành án cho Văn phòng Thừa phát lại khác thực hiện, nếu người yêu cầu đồng ý.
\r\n\r\n2. Việc ủy quyền giữa các Văn phòng Thừa phát lại\r\nphải được thể hiện bằng văn bản và có các nội dung sau đây: Thông tin của các\r\nVăn phòng Thừa phát lại; thông tin về người yêu cầu xác minh, nội dung xác minh\r\ntheo hợp đồng dịch vụ đã ký kết; nội dung ủy quyền, các nội dung đã thực hiện\r\n(nếu có), nội dung tiếp tục xác minh, thù lao ủy quyền và các thỏa thuận khác\r\n(nếu có).
\r\n\r\nViệc ủy quyền phải được thông báo bằng văn bản cho\r\nViện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại ủy quyền, Văn\r\nphòng Thừa phát lại nhận ủy quyền đặt trụ sở để thực hiện việc kiểm sát theo\r\nquy định của pháp luật.
\r\n\r\n3. Văn phòng Thừa phát lại nhận ủy quyền thực hiện\r\nviệc xác minh theo quy định của Nghị định này và pháp luật thi hành án dân sự.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Công chức tư pháp - hộ tịch, địa chính - xây dựng\r\n- đô thị và môi trường, cán bộ, công chức cấp xã khác, cơ quan bảo hiểm xã hội,\r\ntổ chức tín dụng, cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ\r\nchức hành nghề công chứng và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đang nắm giữ\r\nthông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án phối hợp,\r\nhỗ trợ Thừa phát lại trong xác minh điều kiện thi hành án; phối hợp cung cấp\r\nthông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và chịu trách nhiệm\r\nvề các nội dung thông tin đã cung cấp.
\r\n\r\n2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin\r\nhoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án ký vào biên bản khi\r\nThừa phát lại xác minh trực tiếp hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản theo đề\r\nnghị của Thừa phát lại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề\r\nnghị, trường hợp từ chối cung cấp phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\nVăn bản cung cấp thông tin bao gồm các nội dung sau\r\nđây: Thời điểm cung cấp thông tin; nội dung thông tin cung cấp theo đề nghị\r\ntrong phạm vi, thẩm quyền của Thừa phát lại quy định tại Nghị định này.
\r\n\r\n3. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp\r\nthông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì\r\nphải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, bồi\r\nthường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nMục 4. THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH\r\nTHEO YÊU CẦU CỦA ĐƯƠNG SỰ
\r\n\r\nĐiều 51. Thẩm quyền tổ chức\r\nthi hành án của Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án\r\ntheo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:
\r\n\r\na) Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp\r\nluật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương\r\nđương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã\r\ncó hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại\r\nđặt trụ sở;
\r\n\r\nb) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân\r\ncấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ\r\nthẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định\r\nphúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa\r\ncó hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại\r\nđặt trụ sở;
\r\n\r\nc) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án\r\nnhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án\r\nnhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ\r\nsở.
\r\n\r\n2. Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản\r\nán, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết\r\nđịnh thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi\r\nhành án dân sự.
\r\n\r\nĐiều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn tổ\r\nchức thi hành án của Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại có các\r\nnhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
\r\n\r\na) Thực hiện kịp thời, đúng nội dung quyết định thi\r\nhành án được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo đề nghị của\r\nTrưởng Văn phòng Thừa phát lại; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về\r\ntrình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp\r\npháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
\r\n\r\nb) Mời đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên\r\nquan để giải quyết việc thi hành án;
\r\n\r\nc) Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự\r\nxem xét sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành theo đề nghị của\r\nTrưởng Văn phòng Thừa phát lại;
\r\n\r\nd) Xác minh điều kiện thi hành án của người phải\r\nthi hành án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp\r\nthông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án.
\r\n\r\n2. Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại không được\r\nthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
\r\n\r\na) Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện\r\npháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 66, Điều 71,\r\nĐiều 72 của Luật Thi hành án dân sự;
\r\n\r\nb) Sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ\r\ntheo quy định tại khoản 9 Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
\r\n\r\nc) Xử phạt vi phạm hành chính;
\r\n\r\nd) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản\r\nchung để thi hành án theo quy định tại Điều 74 của Luật Thi\r\nhành án dân sự;
\r\n\r\nđ) Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo\r\nquy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự;
\r\n\r\ne) Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền\r\nsở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản\r\nđể thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch\r\nliên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản\r\ntheo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69 và khoản 2 Điều\r\n102 của Luật Thi hành án dân sự.
\r\n\r\nĐiều 53. Quyền yêu cầu thi\r\nhành án
\r\n\r\n1. Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm,\r\nngười yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại hoặc một\r\ncơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.
\r\n\r\n2. Trường hợp người được thi hành án được thi hành\r\nnhiều khoản khác nhau trong cùng một bản án, quyết định do một người có nghĩa vụ\r\nthi hành thì cùng một thời điểm, người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu cơ\r\nquan thi hành án dân sự hoặc một Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành. Nếu\r\ncác khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người\r\nđược thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn\r\nphòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.
\r\n\r\nTrong cùng một bản án, quyết định có nhiều người được\r\nthi hành án mà trong đó có người yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi\r\nhành, có người yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì cơ quan thi\r\nhành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với nhau trong thi hành\r\nán.
\r\n\r\n3. Thời hiệu, thủ tục yêu cầu thi hành án thực hiện\r\ntheo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
\r\n\r\nĐiều 54. Thỏa thuận về việc tổ\r\nchức thi hành án
\r\n\r\n1. Thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án giữa người\r\nyêu cầu thi hành án và Văn phòng Thừa phát lại được thể hiện dưới hình thức hợp\r\nđồng dịch vụ và có các nội dung chủ yếu sau đây:
\r\n\r\na) Ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án;
\r\n\r\nb) Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định;
\r\n\r\nc) Trách nhiệm của Văn phòng Thừa phát lại trong việc\r\nthực hiện yêu cầu thi hành án theo ủy quyền;
\r\n\r\nd) Chi phí, phương thức thanh toán;
\r\n\r\nđ) Các thỏa thuận khác (nếu có).
\r\n\r\nHợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
\r\n\r\n2. Sau khi ký kết hợp đồng, Văn phòng Thừa phát lại\r\nphải vào sổ thi hành án được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
\r\n\r\nĐiều 55. Quyết định thi hành\r\nán
\r\n\r\n1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp\r\nđồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại căn cứ vào nội dung hợp đồng dịch\r\nvụ và thẩm quyền thi hành án quy định tại Điều 35 của Luật Thi\r\nhành án dân sự có văn bản đề nghị Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự\r\nhoặc Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở\r\nra quyết định thi hành án theo thẩm quyền. Văn bản đề nghị phải kèm theo đơn\r\nyêu cầu thi hành án theo ủy quyền, bản án, quyết định được thi hành theo quy định\r\ncủa Luật Thi hành án dân sự và các tài liệu\r\ncó liên quan.
\r\n\r\n2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđược văn bản đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, Thủ trưởng cơ quan thi\r\nhành án dân sự phải xem xét, ra quyết định thi hành án; trường hợp không ra quyết\r\nđịnh thi hành án thì phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
\r\n\r\n3. Quyết định thi hành án có các nội dung sau đây:
\r\n\r\na) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
\r\n\r\nb) Số, ngày, tháng, năm, tên cơ quan, tổ chức ban\r\nhành quyết định;
\r\n\r\nc) Tên, địa chỉ người được thi hành án;
\r\n\r\nd) Tên, địa chỉ người phải thi hành án;
\r\n\r\nđ) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi\r\nhành án;
\r\n\r\ne) Nội dung công việc Thừa phát lại phải thực hiện\r\nđể tổ chức thi hành án;
\r\n\r\ng) Thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi\r\nhành.
\r\n\r\nQuyết định thi hành án phải được vào sổ thi hành án\r\nđược lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
\r\n\r\n4. Nội dung công việc Thừa phát lại phải thực hiện\r\nđể tổ chức thi hành án theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều này bao gồm:
\r\n\r\na) Xác minh điều kiện thi hành án;
\r\n\r\nb) Tổ chức thi hành án;
\r\n\r\nc) Thỏa thuận về việc thi hành án;
\r\n\r\nd) Thanh toán tiền thi hành án.
\r\n\r\n5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận\r\nđược quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Văn\r\nphòng Thừa phát lại đã đề nghị phải gửi quyết định thi hành án đó cho người được\r\nthi hành án, người phải thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (nếu vụ\r\nviệc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp huyện) hoặc Viện\r\nkiểm sát nhân dân cấp tỉnh (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ\r\nquan thi hành án cấp tỉnh) nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
\r\n\r\n6. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chịu trách\r\nnhiệm trước pháp luật, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc\r\nra hoặc không ra quyết định thi hành án theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa\r\nphát lại.
\r\n\r\nThừa phát lại chịu trách nhiệm trước pháp luật,\r\nđương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc đề nghị ra quyết định\r\nthi hành án và tổ chức thi hành quyết định thi hành án của Thủ trưởng cơ quan\r\nthi hành án dân sự.
\r\n\r\n7. Quyết định thi hành án được ban hành theo đề nghị\r\ncủa Văn phòng Thừa phát lại không thuộc các vụ việc thụ lý, tổ chức thi hành của\r\ncơ quan thi hành án dân sự.
\r\n\r\nĐiều 56. Thủ tục chung về thi\r\nhành án của Thừa phát lại
\r\n\r\n1. Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành\r\nán theo quy định của Nghị định này và pháp luật thi hành án dân sự.
\r\n\r\n2. Xử lý trường hợp chuyển vụ việc từ cơ quan thi\r\nhành án dân sự sang Văn phòng Thừa phát lại và ngược lại:
\r\n\r\na) Đối với các vụ việc đang do cơ quan thi hành án\r\ndân sự tổ chức thi hành nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu không tiếp tục\r\nvà đình chỉ thi hành án để Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì đương sự\r\nkhông có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục thi hành đối với các\r\nkhoản đã được cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án;
\r\n\r\nb) Đối với các vụ việc đang do Văn phòng Thừa phát\r\nlại tổ chức thi hành nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu không tiếp tục\r\nthi hành án và chấm dứt hợp đồng với Văn phòng Thừa phát lại thì người được thi\r\nhành án có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại khác\r\ncó thẩm quyền tiếp tục tổ chức thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản\r\nnày;
\r\n\r\nc) Yêu cầu thi hành án mới của đương sự phải nêu rõ\r\nkết quả thi hành án trước đó; những nội dung yêu cầu tổ chức thi hành án tiếp\r\nvà thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu. Trình tự, thủ tục, kết\r\nquả quá trình thi hành án trước đó nếu thực hiện đúng quy định của pháp luật vẫn\r\ncó giá trị pháp lý, được công nhận và được sử dụng làm căn cứ để tiếp tục tổ chức\r\nthi hành án.
\r\n\r\nĐiều 57. Chấm dứt việc thi\r\nhành án của Thừa phát lại
\r\n\r\nThừa phát lại chấm dứt thi hành án và phải thông\r\nbáo cho Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án dân sự đã ra quyết định\r\nthi hành án về việc chấm dứt thi hành án trong các trường hợp sau đây:
\r\n\r\n1. Việc thi hành án đương nhiên kết thúc theo quy định\r\ncủa pháp luật thi hành án dân sự;
\r\n\r\n2. Theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự,\r\ntrừ trường hợp việc chấm dứt làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của\r\nngười thứ ba;
\r\n\r\n3. Trường hợp phải áp dụng các biện pháp bảo đảm,\r\nbiện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
\r\n\r\n4. Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phát sinh\r\nđiều kiện thi hành án nằm ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt\r\ntrụ sở;
\r\n\r\n5. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông\r\nbáo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu\r\ntài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản\r\nchung theo quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật Thi hành án dân\r\nsự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác;
\r\n\r\n6. Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà\r\nngười được thi hành án không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến\r\ntài sản là vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật\r\nThi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn tài sản nào khác;
\r\n\r\n7. Các trường hợp phải yêu cầu Tòa án xác định người\r\ncó quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng\r\ntài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ,\r\ngiao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá\r\ntài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69, khoản\r\n2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự và người phải thi hành án không còn\r\ntài sản nào khác.
\r\n\r\nĐiều 58. Hậu quả pháp lý khi\r\nchấm dứt việc thi hành án
\r\n\r\n1. Khi chấm dứt việc thi hành án, Văn phòng Thừa phát\r\nlại và người yêu cầu thi hành án phải thanh lý hợp đồng dịch vụ về thi hành án.\r\nTrong quá trình thanh lý hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh, nếu có\r\ntranh chấp thì các bên yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nĐối với số tiền, tài sản còn tồn đọng không có người\r\nnhận thì Văn phòng Thừa phát lại xử lý theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và pháp luật dân sự về\r\ntài sản vắng chủ.
\r\n\r\nĐối với các vụ việc chưa thi hành xong, đương sự có\r\nquyền tiếp tục yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 53 của\r\nNghị định này.
\r\n\r\n2. Trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 57 của Nghị định này, trước khi\r\nthanh lý hợp đồng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện các nội dung\r\nsau đây:
\r\n\r\na) Ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền\r\nra quyết định thu hồi các quyết định, thông báo, văn bản về thi hành án chưa thực\r\nhiện xong;
\r\n\r\nb) Chuyển toàn bộ hồ sơ thi hành án sang cơ quan\r\nthi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
\r\n\r\nc) Thông báo bằng văn bản cho đương sự về việc đã\r\nchuyển hồ sơ và người yêu cầu thi hành án có quyền tiếp tục yêu cầu cơ quan thi\r\nhành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân\r\nsự.
\r\n\r\n3. Trường hợp chấm dứt việc thi hành án theo quy định\r\ntại Điều 57 của Nghị định này, trước khi thanh lý hợp đồng,\r\nTrưởng Văn phòng Thừa phát lại phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát\r\nnhân dân cấp huyện (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi\r\nhành án cấp huyện) hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (nếu vụ việc thuộc thẩm\r\nquyền thi hành án của cơ quan thi hành án cấp tỉnh) nơi Văn phòng Thừa phát lại\r\nđặt trụ sở về việc chấm dứt việc thi hành án và việc đã chuyển hồ sơ sang cơ\r\nquan thi hành án dân sự.
\r\n\r\n4. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự như\r\nsau:
\r\n\r\na) Tiếp nhận hồ sơ thi hành án do Văn phòng Thừa\r\nphát lại chuyển;
\r\n\r\nb) Tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án của đương sự,\r\nra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành theo quy\r\nđịnh của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2\r\nĐiều 56 của Nghị định này;
\r\n\r\nc) Công nhận và sử dụng kết quả thi hành án trước\r\nđó do Thừa phát lại thực hiện khi vụ việc được tiếp tục thi hành nếu kết quả đó\r\ncó được không do vi phạm pháp luật.
\r\n\r\nĐiều 59. Thanh toán tiền thi\r\nhành án
\r\n\r\n1. Việc thanh toán tiền thi hành án của Thừa phát lại\r\nđược thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
\r\n\r\n2. Cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa\r\nphát lại phải phối hợp thanh toán tiền thi hành án trong trường hợp người phải\r\nthi hành án phải thi hành nhiều nghĩa vụ đang do cơ quan thi hành án dân sự và\r\nVăn phòng Thừa phát lại cùng tổ chức thi hành.
\r\n\r\nĐiều 60. Trách nhiệm của các\r\ncơ quan trong việc thi hành án
\r\n\r\n1. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm sau\r\nđây:
\r\n\r\na) Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án\r\ndân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm ra quyết định thi\r\nhành án theo đề nghị của Văn phòng Thừa phát lại; chuyển giao quyết định thi\r\nhành án cho Văn phòng Thừa phát lại đã đề nghị trong thời hạn 02 ngày làm việc,\r\nkể từ ngày ra quyết định.
\r\n\r\nCục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại\r\nđặt trụ sở có trách nhiệm hỗ trợ việc thi hành án của Văn phòng Thừa phát lại,\r\nhướng dẫn việc phối hợp trong thi hành án giữa các Chi cục Thi hành án dân sự với\r\nVăn phòng Thừa phát lại và giữa các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn;
\r\n\r\nb) Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục Thi hành án\r\ndân sự có trách nhiệm phối hợp với các Văn phòng Thừa phát lại trong việc xác\r\nminh điều kiện thi hành án và thanh toán tiền thi hành án theo quy định.
\r\n\r\n2. Cơ quan bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước, tổ chức\r\ntín dụng phối hợp cung cấp thông tin và hỗ trợ Thừa phát lại, Văn phòng Thừa\r\nphát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án theo quy định của Nghị định\r\nnày và pháp luật thi hành án dân sự.
\r\n\r\n3. Cơ quan đăng ký tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch\r\nbảo đảm có trách nhiệm sau đây:
\r\n\r\na) Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền\r\nsử dụng đất cho người mua được tài sản, người được thi hành án nhận tài sản để\r\ntrừ vào số tiền được thi hành án;
\r\n\r\nb) Thu hồi, sửa đổi, hủy các giấy tờ chứng nhận quyền\r\nsở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, giấy tờ đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp cho\r\nngười phải thi hành án; thực hiện việc cấp mới các giấy tờ đó theo quy định của\r\npháp luật.
\r\n\r\nMục 5. CHI PHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC\r\nCỦA THỪA PHÁT LẠI
\r\n\r\nĐiều 61. Chi phí thực hiện\r\ncông việc của Thừa phát lại
\r\n\r\nChi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại phải\r\nđược ghi nhận trong hợp đồng giữa Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của\r\nTòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự do Tòa án, viện kiểm\r\nsát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại\r\ntrong hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 33 của Nghị định này\r\ntrên cơ sở khung mức chi phí quy định tại khoản 2 Điều này.
\r\n\r\n2. Khung mức chi phí tống đạt được quy định như\r\nsau:
\r\n\r\na) Tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là\r\n130.000 đồng/việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
\r\n\r\nb) Trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu\r\nngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi\r\nVăn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan\r\nthi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt,\r\nbao gồm: Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí\r\ntheo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự\r\nnghiệp công lập; tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt\r\nnhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ\r\nquan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
\r\n\r\nChi phí tống đạt quy định tại khoản này bao gồm cả\r\nviệc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp\r\nmà theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật thi hành án dân sự phải\r\nniêm yết công khai.
\r\n\r\n3. Thanh toán chi phí tống đạt được thực hiện như\r\nsau:
\r\n\r\na) Việc thanh toán chi phí tống đạt được thực hiện\r\nhàng tháng. Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm lập và giao hóa đơn dịch vụ\r\ncho Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự. Trong thời hạn\r\n05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hóa đơn, chứng từ hợp lệ, các cơ quan\r\ntrên có trách nhiệm hoàn tất thủ tục, hồ sơ thanh toán bằng hình thức chuyển\r\nkhoản gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để kiểm soát thanh toán chi phí tống\r\nđạt cho Văn phòng Thừa phát lại;
\r\n\r\nb) Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp\r\nluật đương sự phải chịu chi phí thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi\r\nhành án dân sự thu và chuyển số tiền đó cho Văn phòng Thừa phát lại. Đối với việc\r\ntống đạt mà theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước chịu thi Tòa án, Viện\r\nkiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự chuyển cho Văn phòng Thừa phát lại;
\r\n\r\nc) Trong trường hợp chưa thu được tiền của đương sự\r\ntại thời điểm thanh toán theo quy định tại điểm a khoản này thì cơ quan thi\r\nhành án dân sự tạm ứng trước kinh phí để thanh toán cho Văn phòng Thừa phát lại\r\ntừ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật\r\nvề ngân sách nhà nước. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm đôn đốc thu hồi\r\nkhoản tiền tống đạt mà đương sự phải nộp để hoàn trả cho ngân sách nhà nước;
\r\n\r\nd) Trong trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu\r\ncủa cơ quan thi hành án dân sự, nếu vụ việc được ủy thác thì cơ quan thi hành\r\nán dân sự đã chuyển giao giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho Thừa phát lại tống đạt phải\r\nthanh toán chi phí tống đạt đã thực hiện. Trường hợp đương sự phải chịu chi phí\r\ntống đạt nhưng chưa thu được thì cơ quan thi hành án dân sự ủy thác phải có văn\r\nbản đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác thu hồi chi phí tống đạt\r\ncủa đương sự;
\r\n\r\nđ) Kho bạc Nhà nước kiểm soát thanh toán chi phí tống\r\nđạt theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n4. Hàng năm, căn cứ vào khối lượng công việc của\r\nnăm trước, mức chi phí quy định tại Điều này và công việc dự kiến thực hiện cho\r\nnăm kế hoạch, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự lập\r\ndự toán kinh phí tống đạt để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của cơ quan\r\nmình gửi cơ quan cấp trên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước,\r\ntrong đó tách riêng làm 02 phần:
\r\n\r\na) Kinh phí tống đạt trong trường hợp ngân sách nhà\r\nnước chi trả;
\r\n\r\nb) Kinh phí tạm ứng trong trường hợp đương sự phải\r\nchi trả.
\r\n\r\n\r\n\r\nChi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên\r\nquan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước\r\nngoài do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
\r\n\r\nĐiều 64. Chi phí lập vi bằng\r\nvà xác minh điều kiện thi hành án
\r\n\r\n1. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi\r\nhành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc\r\nthực hiện hoặc theo giờ làm việc.
\r\n\r\n2. Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết\r\ncông khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định\r\nrõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.
\r\n\r\nTrên cơ sở chi phí đã niêm yết, người yêu cầu và\r\nVăn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công\r\nviệc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi\r\nphí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người\r\nlàm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).
\r\n\r\n3. Trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức\r\nthi hành án mà phải tiến hành xác minh thì chi phí xác minh do Thừa phát lại và\r\nngười yêu cầu thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc được tính vào\r\nchi phí thi hành án dân sự quy định tại Điều 65 của Nghị định\r\nnày.
\r\n\r\nĐiều 65. Chi phí thi hành án\r\ndân sự
\r\n\r\nĐối với việc tổ chức thi hành án, Văn phòng Thừa\r\nphát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự do pháp luật về phí,\r\nlệ phí quy định. Những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu\r\nthi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nĐiều 66. Trách nhiệm của Chính\r\nphủ
\r\n\r\n1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thừa\r\nphát lại.
\r\n\r\n2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ\r\ntướng Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại, có các nhiệm vụ, quyền hạn\r\nsau đây:
\r\n\r\na) Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có\r\nthẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại;
\r\n\r\nb) Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm\r\ntra, thanh tra về Thừa phát lại;
\r\n\r\nc) Bồi dưỡng, đào tạo nghề Thừa phát lại;
\r\n\r\nd) Ban hành Quy tắc đạo đức\r\nnghề nghiệp Thừa phát lại;
\r\n\r\nđ) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Thừa phát lại;
\r\n\r\ne) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về Thừa phát lại\r\ntheo quy định của pháp luật;
\r\n\r\ng) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của\r\nNghị định này và pháp luật có liên quan.
\r\n\r\nĐiều 67. Trách nhiệm của các Bộ,\r\ncơ quan ngang Bộ
\r\n\r\n1. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn trại\r\ngiam về việc thu các khoản tiền, tài sản mà người phải thi hành án phải nộp\r\ntrong trường hợp người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù.
\r\n\r\n2. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn\r\nKho bạc Nhà nước, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị\r\ntrực thuộc phối hợp với Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án\r\nvà tổ chức thi hành án theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên\r\nquan; hướng dẫn các chế độ tài chính quy định tại Nghị định này.
\r\n\r\nĐiều 68. Trách nhiệm của Ủy\r\nban nhân dân cấp tỉnh
\r\n\r\n1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước\r\nvề Thừa phát lại tại địa phương, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
\r\n\r\na) Quản lý hoạt động của Thừa phát lại ở địa\r\nphương; tuyên truyền, phổ biến về hoạt động của Thừa phát lại;
\r\n\r\nb) Phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại\r\nở địa phương;
\r\n\r\n\r\n\r\nd) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố\r\ncáo về Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
\r\n\r\nđ) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của\r\nNghị định này và pháp luật có liên quan.
\r\n\r\n2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện\r\nquản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương, có các nhiệm vụ, quyền hạn\r\nsau đây:
\r\n\r\na) Xác minh thông tin trong hồ sơ bổ nhiệm, miễn\r\nnhiệm Thừa phát lại theo yêu cầu của Bộ Tư pháp; đăng ký hành nghề, cấp, cấp lại\r\nvà thu hồi Thẻ Thừa phát lại; quyết định tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại;
\r\n\r\nb) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng\r\nĐề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp\r\ntỉnh phê duyệt;
\r\n\r\nc) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện thủ tục\r\ntrình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập, chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất,\r\nchuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại;
\r\n\r\nd) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa\r\nphát lại; quyết định tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;
\r\n\r\nđ) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về vi bằng theo\r\nquy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định này;
\r\n\r\ne) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố\r\ncáo về Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
\r\n\r\ng) Báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về\r\ntổ chức và hoạt động Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này và pháp luật\r\ncó liên quan;
\r\n\r\nh) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của\r\nNghị định này, pháp luật có liên quan và yêu cầu của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân\r\ndân cấp tỉnh.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Thừa phát lại có hành vi vi phạm quy định của\r\nNghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành\r\nchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo\r\nquy định của pháp luật.
\r\n\r\n2. Văn phòng Thừa phát lại có hành vi vi phạm quy định\r\ncủa Nghị định này thì bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại (nếu\r\ncó) theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n3. Người yêu cầu Thừa phát lại thực hiện công việc\r\ncó hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ, văn bản\r\ngiả mạo, sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ, văn bản trái pháp luật hoặc có hành vi gian\r\ndối khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành\r\nchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo\r\nquy định của pháp luật.
\r\n\r\n4. Người có chức vụ, quyền hạn mà có hành vi xâm phạm\r\nquyền, lợi ích hợp pháp của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại hoặc cản trở\r\nThừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tùy theo\r\ntính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình\r\nsự, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\n5. Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề Thừa phát lại\r\nmà hành nghề Thừa phát lại dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi\r\nvi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi\r\nthường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
\r\n\r\nTổ chức không đủ điều kiện hoạt động Thừa phát lại\r\nmà hoạt động Thừa phát lại dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi\r\nvi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy\r\nđịnh của pháp luật.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Việc giải quyết khiếu nại về bổ nhiệm, bổ nhiệm\r\nlại, miễn nhiệm Thừa phát lại; đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại; tạm\r\nđình chỉ hành nghề Thừa phát lại; thành lập, đăng ký hoạt động, chuyển đổi, sáp\r\nnhập, hợp nhất, chuyển nhượng, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động của Văn\r\nphòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại.
\r\n\r\n2. Việc giải quyết khiếu nại về tống đạt giấy tờ, hồ\r\nsơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện theo quy định của\r\npháp luật tố tụng.
\r\n\r\n3. Việc giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự\r\ntheo quy định của Luật Thi hành án dân sự\r\nđược thực hiện như sau:
\r\n\r\na) Khiếu nại về việc ra hoặc không ra quyết định\r\nthi hành án theo đề nghị của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại:
\r\n\r\nTrường hợp người có thẩm quyền ra quyết định thi\r\nhành án là Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thì Cục trưởng Cục Thi\r\nhành án dân sự giải quyết khiếu nại lần đầu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày\r\nthụ lý đơn khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu\r\nnại của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến\r\nTổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành\r\nán dân sự ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai trong thời hạn 45 ngày, kể\r\ntừ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng cục trưởng\r\nTổng cục Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành;
\r\n\r\nTrường hợp người có thẩm quyền ra quyết định thi\r\nhành án là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thì Tổng cục trưởng Tổng cục Thi\r\nhành án dân sự giải quyết khiếu nại lần đầu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày\r\nthụ lý đơn khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết\r\nkhiếu nại của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, người khiếu nại có\r\nquyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định giải\r\nquyết khiếu nại lần hai trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.\r\nQuyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành;
\r\n\r\nb) Khiếu nại hành vi của Trưởng Văn phòng Thừa phát\r\nlại, Thừa phát lại:
\r\n\r\nĐối với các vụ việc do Chi cục trưởng Chi cục Thi\r\nhành án dân sự ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều\r\n55 của Nghị định này thì Chi cục trưởng giải quyết khiếu nại lần đầu đối với\r\nkhiếu nại về hành vi của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại trong thời\r\nhạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý với\r\nquyết định giải quyết khiếu nại của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự,\r\nngười khiếu nại có quyền khiếu nại đến Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự. Cục\r\ntrưởng Cục Thi hành án dân sự ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai trong\r\nthời hạn 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu\r\nnại của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành;
\r\n\r\nĐối với các vụ việc do Cục trưởng Cục Thi hành án\r\ndân sự ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 55 của\r\nNghị định này thì Cục trưởng giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại\r\nvề hành vi của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại trong thời hạn 30\r\nngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý với quyết\r\nđịnh giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, người khiếu nại\r\ncó quyền khiếu nại đến Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. Tổng cục\r\ntrưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai\r\ntrong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Quyết định giải quyết\r\nkhiếu nại của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành;
\r\n\r\nTrường hợp ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, vụ\r\nviệc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài\r\nnhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại;
\r\n\r\nc) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có\r\nquyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại về thi hành án đã có hiệu lực\r\nthi hành.
\r\n\r\n\r\n\r\nViệc tố cáo và giải quyết tố cáo trong hoạt động Thừa\r\nphát lại thực hiện theo quy định của pháp luật tố cáo.
\r\n\r\nĐiều 72. Giải quyết tranh chấp
\r\n\r\n1. Các tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng và bồi\r\nthường thiệt hại ngoài hợp đồng liên quan đến việc thực hiện công việc của Thừa\r\nphát lại do cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự\r\nvà tố tụng dân sự.
\r\n\r\n2. Đối với các tranh chấp về việc lập vi bằng thì\r\ncác bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
\r\n\r\nĐiều 73. Kiểm sát hoạt động của\r\nThừa phát lại
\r\n\r\nHoạt động tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa\r\nán, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, hoạt động xác minh điều\r\nkiện thi hành án và tổ chức thi hành án của Thừa phát lại chịu sự kiểm sát của\r\nViện kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tổ\r\nchức Viện kiểm sát nhân dân, pháp luật tố tụng, pháp luật thi hành án dân sự,\r\nNghị định này và pháp luật có liên quan.
\r\n\r\n\r\n\r\nHIỆU LỰC THI HÀNH VÀ ĐIỀU\r\nKHOẢN CHUYỂN TIẾP
\r\n\r\nĐiều 74. Hiệu lực thi hành và\r\nđiều khoản chuyển tiếp
\r\n\r\n1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 24 tháng 02\r\nnăm 2020.
\r\n\r\n2. Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm\r\n2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm\r\ntại Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm\r\n2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số\r\n61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của\r\nThừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực kể từ\r\nngày Nghị định này có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
\r\n\r\n3. Thừa phát lại đã được bổ nhiệm, Văn phòng Thừa\r\nphát lại đã được thành lập theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm\r\n2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm\r\ntại Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm\r\n2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số\r\n61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của\r\nThừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp tục hành\r\nnghề, hoạt động theo Nghị định này.
\r\n\r\n4. Các quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại\r\ntheo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức\r\nvà hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và\r\nNghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ\r\nsung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm\r\n2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm\r\ntại Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp tục áp dụng trong thời hạn 01 năm, kể từ\r\nngày Nghị định này có hiệu lực.
\r\n\r\n5. Thừa phát lại đã được bổ nhiệm trước ngày Nghị định\r\nnày có hiệu lực có nhu cầu thay đổi nơi hành nghề thì Văn phòng Thừa phát lại\r\nnơi Thừa phát lại chuyển đến thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa\r\nphát lại cho Thừa phát lại đó theo quy định tại Điều 15 của Nghị\r\nđịnh này.
\r\n\r\n6. Người đã được miễn nhiệm Thừa phát lại theo nguyện\r\nvọng cá nhân trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được xem xét bổ nhiệm lại\r\nThừa phát lại theo quy định tại khoản 1, 4 Điều 14 của Nghị định\r\nnày.
\r\n\r\n7. Đối với những công việc Văn phòng Thừa phát lại\r\nđã thụ lý nhưng chưa giải quyết xong trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì\r\nnhững trình tự, thủ tục đã thực hiện đúng quy định của pháp luật được công nhận\r\nkết quả; các trình tự, thủ tục còn lại tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị\r\nđịnh này.
\r\n\r\n8. Đối với những vụ việc thi hành án dân sự Văn\r\nphòng Thừa phát lại đã thụ lý nhưng chưa thi hành xong trước ngày Nghị định này\r\ncó hiệu lực mà phát sinh các trường hợp quy định tại điểm a, d,\r\nđ và e khoản 2 Điều 52 của Nghị định này thì phải chấm dứt thi hành án theo\r\nquy định tại Điều 57 và thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này.
\r\n\r\nĐối với những vụ việc thi hành án dân sự cơ quan\r\nthi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ thi hành án để Văn phòng Thừa phát\r\nlại tổ chức thi hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà vụ việc sau đó phải\r\náp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của\r\nLuật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi\r\nhành án dân sự tiếp nhận trở lại để ra quyết định thi hành án và tổ chức thi\r\nhành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
\r\n\r\n9. Sổ đăng ký vi bằng quy định tại khoản\r\n4 Điều 39 của Nghị định này được sử dụng cho đến khi hệ thống cơ sở dữ liệu\r\nvề vi bằng được xây dựng.
\r\n\r\n10. Đề án thực hiện chế định Thừa phát lại của các\r\ntỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được Bộ Tư pháp phê duyệt trước ngày\r\nNghị định này có hiệu lực, phù hợp với quy định của Nghị định này thì được tiếp\r\ntục thực hiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng\r\ncơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi\r\nhành Nghị định này.
\r\n\r\n2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền\r\nhạn của mình phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành các điều,\r\nkhoản được giao và những nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng\r\nyêu cầu quản lý nhà nước về công tác Thừa phát lại.
\r\n\r\n3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân\r\ncác cấp và các cơ quan có liên quan trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện\r\nthuận lợi để Thừa phát lại thực hiện công việc của mình./.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n
| \r\n \r\n TM. CHÍNH PHỦ | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Decree No. 08/2020/ND-CP dated January 08, 2020 on organization and operation of bailiff đang được cập nhật.
Decree No. 08/2020/ND-CP dated January 08, 2020 on organization and operation of bailiff
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 08/2020/ND-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành | 2020-01-08 |
Ngày hiệu lực | 2020-02-24 |
Lĩnh vực | Dịch vụ pháp lý |
Tình trạng | Còn hiệu lực |