THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/CT-TTg | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014 |
Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý đấu thầu, góp phần tích cực trong việc sử dụng hiệu quả các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, đặc biệt là các đơn vị có các dự án chậm tiến độ, giải ngân thấp và có nhiều vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện, tiến hành rà soát, kiểm điểm những tồn tại trong hoạt động lựa chọn nhà thầu, thương thảo và ký hợp đồng đối với các gói thầu sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong thời gian vừa qua và đề ra những giải pháp khắc phục triệt để. Nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận, cam kết đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ.
a) Đối với các gói thầu chưa phát hành hồ sơ mời thầu:
- Đưa tiêu chuẩn đánh giá chi tiết phù hợp với yêu cầu của gói thầu vào hồ sơ mời thầu để tạo sự minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu nhằm lựa chọn được nhà thầu đáp ứng đầy đủ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu;
- Phải đảm bảo tiến độ, nguồn vốn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trước khi ký hợp đồng. Trường hợp cấp bách cần thực hiện ngay mà chưa đảm bảo tiến độ trong công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng như dự kiến trong hợp đồng thì chủ dự án phải đề xuất phương án xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Dự báo đối với rủi ro về tỷ giá trong trường hợp nhà thầu chào các chi phí liên quan đến việc thực hiện gói thầu bằng đồng tiền ngoại tệ, đặc biệt không cùng loại với đồng tiền thanh toán của nhà tài trợ. Trong hợp đồng phải quy định rõ nguồn chỉ số giá, phương pháp, cách thức tính giá trị tương đương, tỷ giá quy đổi. Có biện pháp kiểm soát rủi ro liên quan đến sự biến động của tỷ giá ngoại tệ trong hợp đồng;
- Báo cáo cấp có thẩm quyền để có giải pháp cụ thể, bao gồm cả việc thuê tư vấn pháp lý trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng (nếu cần thiết) để tránh tình trạng tranh chấp hợp đồng;
c) Đối với các gói thầu đang thực hiện hợp đồng:
- Thực hiện nghiêm túc việc xử lý vi phạm hợp đồng đối với các hành vi chậm tiến độ, không bảo đảm chất lượng vật tư, thiết bị, công trình... Thực hiện nghiêm túc việc công khai thông tin xử lý vi phạm theo quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;
Điều 128 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi;
- Yêu cầu nhà thầu thực hiện biện pháp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng tương ứng với giá trị được tạm ứng nhằm bảo toàn nguồn vốn trong trường hợp nhà thầu vi phạm hợp đồng. Đồng thời có giải pháp để giám sát nhà thầu phải sử dụng tiền tạm ứng đúng với mục đích và yêu cầu của gói thầu.
II. Về tăng cường năng lực của các Ban quản lý dự án
2. Chủ dự án khi thành lập Ban quản lý dự án phải tính đến việc sử dụng các Ban quản lý dự án hiện có, có đủ năng lực hoặc Ban quản lý dự án chuyên nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện dự án và quản lý hợp đồng, phải xây dựng tiêu chí cho từng vị trí trong Ban quản lý dự án nhằm hình thành các Ban quản lý dự án chuyên nghiệp, đủ trình độ và kỹ năng về quản lý dự án; nghiên cứu và thực hiện việc phân cấp trách nhiệm cho các Ban quản lý dự án nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình thủ tục.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị; Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm theo quy định hiện hành đối với các trường hợp vi phạm./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Từ khóa: Chỉ thị 37/CT-TTg, Chỉ thị số 37/CT-TTg, Chỉ thị 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 37 CT TTg của Thủ tướng Chính phủ, 37/CT-TTg
File gốc của Chỉ thị 37/CT-TTg năm 2014 chấn chỉnh công tác quản lý đấu thầu, thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng trong dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 37/CT-TTg năm 2014 chấn chỉnh công tác quản lý đấu thầu, thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng trong dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 37/CT-TTg |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2014-12-30 |
Ngày hiệu lực | 2014-12-30 |
Lĩnh vực | Đầu tư |
Tình trạng | Còn hiệu lực |