BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/2020/TT-BCA | Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2020 |
QUY ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
1. Thông tư này quy định mục đích, nguyên tắc, nội dung thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra các cấp trong Công an nhân dân; các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an.
Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra
2. Bảo đảm dân chủ đi đôi với trật tự, kỷ cương, điều lệnh Công an nhân dân, không xâm phạm đến hoạt động của cơ quan tư pháp.
2. Quan hệ giữa các đơn vị thuộc Cơ quan điều tra cùng cấp là quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng đơn vị.
4. Quan hệ giữa Cơ quan điều tra với cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cùng cấp là quan hệ phân công trách nhiệm và phối hợp trong hoạt động điều tra trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị. Cơ quan điều tra có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
2. Việc tiếp nhận, phân loại, giải quyết nguồn tin về tội phạm và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
Cán bộ trực ban hình sự phải thực hiện theo đúng điều lệnh Công an nhân dân có thái độ tôn trọng, lịch sự, đúng mực, lắng nghe, tận tâm giải quyết những yêu cầu chính đáng; không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không được có thái độ cửa quyền, ban ơn hoặc sách nhiễu cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 54 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
a) Tự ý tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và đơn thư khiếu nại, tố cáo trái quy định hoặc không được Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra phân công; tự ý tiến hành các hoạt động điều tra không theo kế hoạch điều tra đã được Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phê duyệt;
c) Tiếp người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác ngoài trụ sở cơ quan Công an, trừ trường hợp do yêu cầu nghiệp vụ phải được sự đồng ý của Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
đ) Lợi dụng danh nghĩa công tác để gặp gỡ, nhờ, sách nhiễu hoặc cầu lợi dưới bất kỳ hình thức nào đối với người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội, đương sự, người tham gia tố tụng khác và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
g) Tiết lộ bí mật, thông tin, tài liệu vụ án, vụ việc đang được điều tra, xác minh khi chưa được phép công khai với người không có trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp cần cung cấp thông tin phải báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
i) Gây phiền hà để người tham gia tố tụng hoặc công dân phải chờ đợi, đi lại nhiều lần;
2. Đối với các trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người thì người ra lệnh giữ người, lệnh bắt người phải thông báo cho gia đình người bị giữ, người bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt. Nếu việc thông báo cản trở việc truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở hoạt động điều tra thì được tạm thời ngừng việc thông báo nhưng sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.
4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra có trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng thân thiện với người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Điều tra viên chưa nhất trí với ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì có quyền tiếp tục đề xuất hoặc kiến nghị lại; nếu Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không nhất trí với ý kiến đề xuất, kiến nghị đó thì Điều tra viên vẫn phải nghiêm túc chấp hành, nhưng có quyền bảo lưu ý kiến của mình, đồng thời kiến nghị với Thủ trưởng Cơ quan điều tra về ý kiến của mình và phải chịu trách nhiệm về nội dung kiến nghị đó. Nếu Thủ trưởng Cơ quan điều tra đồng ý thì thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
1. Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
3. Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Trường hợp khẩn cấp, cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải báo ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền bằng hình thức liên lạc nhanh nhất và thực hiện các biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
1. Cấp trưởng, cấp phó và cán bộ điều tra được phân công điều tra không được làm những việc quy định tại Điều 54 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
a) Thực hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm được phân công theo quy định của pháp luật; phải giải thích cho người tham gia tố tụng biết quyền, nghĩa vụ của họ và bảo đảm cho họ được thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật; việc giải thích phải được ghi vào biên bản;
Trường hợp cán bộ điều tra chưa nhất trí với ý kiến chỉ đạo của cấp phó thì có quyền tiếp tục đề xuất hoặc kiến nghị lại; nếu cấp phó không nhất trí với ý kiến đề xuất, kiến nghị đó thì cán bộ điều tra vẫn phải nghiêm túc chấp hành, nhưng có quyền bảo lưu ý kiến của mình, đồng thời kiến nghị với cấp trưởng về ý kiến của mình và phải chịu trách nhiệm về nội dung kiến nghị đó. Nếu cấp trưởng đồng ý thì thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của cấp trưởng.
2. Trong mọi trường hợp, khi tiến hành khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản tài liệu, đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ việc, vụ án phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Cán bộ điều tra có trách nhiệm giải thích cho đối tượng bị khám xét, thu giữ, tạm giữ biết về các quy định này; việc giải thích phải được ghi vào biên bản.
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm;
3. Sách nhiễu hoặc cầu lợi dưới bất kỳ hình thức nào đối với người tham gia tố tụng, người thân thích của họ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
5. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc;
Mục 3. BẢO ĐẢM QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG, CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ án, vụ việc do Cơ quan điều tra, cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết.
3. Phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và kiến nghị những biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
5. Thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra biết hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra để xem xét khởi tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để Cơ quan điều tra, cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra.
Điều 13. Bảo đảm thực hiện dân chủ đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
2. Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giải quyết kịp thời, đúng pháp luật và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người khiếu nại, người tố cáo; xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp bảo vệ người tố, cáo khi có yêu cầu; bảo đảm quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo được nghiêm chỉnh thi hành và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định giải quyết của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Trong mọi trường hợp công dân bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ, tạm giữ, tạm giam, bị khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trái pháp luật đều phải được phục hồi về danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp cũng như được bồi thường về vật chất, tinh thần theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản mới đó.
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Cục An ninh điều tra Bộ Công an) để hướng dẫn, giải quyết./.
- Ban chỉ đạo Trung ương về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
- Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Bộ Công an;
- Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an;
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ; Cổng TTĐT Bộ Công an;
- Lưu: VT, C01, V03 (20).
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Tô Lâm
File gốc của Thông tư 126/2020/TT-BCA quy định về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 126/2020/TT-BCA quy định về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công An |
Số hiệu | 126/2020/TT-BCA |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Tô Lâm |
Ngày ban hành | 2020-12-01 |
Ngày hiệu lực | 2021-01-15 |
Lĩnh vực | Quyền dân sự |
Tình trạng | Còn hiệu lực |