CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97/2014/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2014 |
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Điều 4, 18, 19, 20 và Khoản 2 Điều 30 của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Điều 4 như sau:
1. Người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam phải nộp lệ phí, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp được miễn lệ phí xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam:
b) Người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật;
Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam;
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam căn cứ vào quy định của Bộ Tài chính để quyết định việc miễn lệ phí cho các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này”.
Điều 18 như sau:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, nếu có yêu cầu thì đăng ký với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này (sau đây gọi là Người yêu cầu xác định quốc tịch).
Trường hợp Người yêu cầu xác định quốc tịch cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài áp dụng các văn bản pháp luật về quốc tịch Việt Nam được ban hành từ năm 1945 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 để xác định quốc tịch Việt Nam đối với Người yêu cầu xác định quốc tịch tại thời điểm đăng ký, bao gồm các văn bản sau đây:
b) Sắc lệnh số 73/SL ngày 07 tháng 12 năm 1945 quy định việc nhập quốc tịch Việt Nam;
sửa đổi sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam;
đ) Sắc lệnh số 51/SL ngày 14 tháng 12 năm 1959 bãi bỏ Điều 5, 6 sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam;
Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc xin thôi hoặc nhập quốc tịch Việt Nam;
h) Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
k) Các điều ước quốc tế liên quan đến quốc tịch mà Việt Nam là thành viên.
a) Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi rõ quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam.
3. Khi áp dụng các văn bản pháp luật Việt Nam về quốc tịch hoặc xem xét các giấy tờ để xác định quốc tịch Việt Nam nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, trong các trường hợp cụ thể, nếu có vướng mắc thì Cơ quan đại diện phản ánh về Bộ Ngoại giao để phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Công an kịp thời hướng dẫn”.
Điều 20 như sau:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có yêu cầu xác định quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam thì lập “Tờ khai đăng ký xác định quốc tịch và cấp hộ chiếu Việt Nam” theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo 4 ảnh 4 cm x 6 cm chụp chưa quá 6 tháng và bản sao của hai loại giấy tờ sau đây:
trong các giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó như giấy tờ tùy thân, thẻ căn cước, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ khác có giá trị chứng minh về nhân thân;
2. Trường hợp Người yêu cầu xác định quốc tịch trực tiếp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Nghị định này thì chỉ cần nộp bản sao giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này và xuất trình bản chính để đối chiếu; nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho Cơ quan đại diện thì bản sao giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này phải là bản sao có chứng thực.
quốc tịch, trong đó ghi rõ địa điểm, thời gian tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ kèm theo và thời gian trả lời kết quả; trường hợp tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu điện, Cơ quan đại diện gửi giấy biên nhận cho người đó qua đường bưu điện.
cấp hộ chiếu Việt Nam, Cơ quan đại diện làm thủ tục cấp hộ chiếu Việt Nam cho họ hoặc thông báo cho họ đến Cơ quan đại diện để làm thủ tục cấp hộ chiếu Việt Nam, nếu nhận hồ sơ qua đường bưu điện.
quốc tịch Việt Nam, trong đó ghi rõ mục đích và thời hạn sử dụng bản trích lục.
4. Trong trường hợp Cơ quan đại diện thấy chưa đủ căn cứ tin cậy để xác định quốc tịch Việt Nam thì thực hiện như sau:
Cơ quan đại diện nghiên cứu, so sánh thông tin trên Tờ khai với thông tin trên giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ khác liên quan kèm theo, nếu thấy có thông tin là cơ sở để xác minh quốc tịch Việt Nam của người đó (như: Giấy tờ có ghi họ tên Việt Nam; nơi sinh, nơi đã đăng ký hộ tịch ở Việt Nam; cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ quan, tổ chức đã làm việc, địa chỉ đã cư trú ở Việt Nam trước khi xuất cảnh; họ tên, địa chỉ thân nhân ở Việt Nam) thì gửi văn bản kèm theo các giấy tờ đó cho Bộ Ngoại giao để đề nghị Bộ Công an, Bộ Tư pháp xác minh theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
Trường hợp cơ quan trong nước không có căn cứ để xác định quốc tịch thì Cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho Người yêu cầu xác định quốc tịch biết là không có căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam của người đó.
Cơ quan đại diện nghiên cứu các giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ khác liên quan kèm theo, nếu có những thông tin là cơ sở để xác minh quốc tịch Việt Nam của người đó thì tiến hành phỏng vấn, kiểm tra hoặc xác minh để làm rõ. Căn cứ vào hồ sơ và kết quả phỏng vấn, xác minh, nếu có căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện ghi vào sổ đăng ký là người đăng ký có quốc tịch Việt Nam; việc cấp hộ chiếu hoặc cấp trích lục về việc người đó đã được xác định có quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh quốc tịch theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này, Bộ Ngoại giao gửi văn bản cho Bộ Công an hoặc Bộ Tư pháp đề nghị xác minh, tra cứu.
Sau khi nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Bộ Tư pháp về kết quả xác minh, tra cứu, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản kết quả xác minh, tra cứu cho Cơ quan đại diện để hoàn tất việc xác định có hay không có quốc tịch Việt Nam”.
Khoản 2 Điều 30 như sau:
... 2. Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.
Khoản 12 Điều 26, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 27, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 30 của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
phối hợp trong việc tổ chức triển khai thi hành Nghị định này.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC MẪU GIẤY TỜ VỀ ĐĂNG KÝ XÁC ĐỊNH CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM VÀ CẤP HỘ CHIẾU VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ)
Mẫu số | Tên mẫu |
Mẫu số 01 | Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam. |
Mẫu số 02 | Trích lục về việc đã được xác định có quốc tịch Việt Nam. |
Mẫu số 03 | Tờ khai đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐĂNG KÝ XÁC ĐỊNH CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Ghi chú: (2) Sáu tháng kể từ ngày cấp.
Kính gửi: Cơ quan đại diện Việt Nam tại ………………………………. Tên gọi khác: ……………………………………………………………………………… Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………….. Số điện thoại ……………… Nơi đăng ký khai sinh (4): ………………………………………………………………… Quốc tịch gốc ………………………………………………………………………………. Cấp ngày, tháng, năm:.................................. Cơ quan cấp: ………………………….. Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………….. Thời điểm xuất cảnh khỏi Việt Nam (nếu có): …………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Địa chỉ cư trú:..……………………………………………………………………………… Địa chỉ cư trú:..……………………………………………………………………………… Họ và tên, địa chỉ cư trú, số điện thoại của thân nhân ở Việt Nam (nếu có) ……….. ..……………………………………………………………………………………………… - Xác định để tôi có quốc tịch Việt Nam: □ (8) Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai và các giấy tờ nộp kèm theo của mình./.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NGƯỜI KHAI |
Ghi chú:
(2) Viết chữ in hoa theo Hộ chiếu/giấy tờ hợp lệ thay thế;
(4) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh;
(6) Ghi rõ loại giấy tờ gì (ví dụ: giấy thông hành, thẻ cư trú, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.,.);
(8) Nếu chỉ có yêu cầu xác định có quốc tịch Việt Nam mà không yêu cầu cấp hộ chiếu Việt Nam thì đánh dấu vào ô này;
File gốc của Nghị định 97/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam đang được cập nhật.
Nghị định 97/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 97/2014/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2014-10-17 |
Ngày hiệu lực | 2014-12-01 |
Lĩnh vực | Quyền dân sự |
Tình trạng | Hết hiệu lực |