CHẤT\r\nDẺO - CHẤT DẺO CÓ KHẢ NĂNG TẠO COMPOST - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
\r\n\r\nPlastics -\r\nCompostable plastics - Specifications and test methods
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 13114:2020 được xây dựng trên cơ\r\nsở tham khảo ISO 17088:2012.
\r\n\r\nTCVN 13114:2020 do Tiểu Ban kỹ thuật\r\ntiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 61/SC14 Chất dẻo - Khía cạnh môi trường biên\r\nsoạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ\r\ncông bố.
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\nQuản lý chất thải rắn là vấn đề đang\r\nđược quan tâm trên toàn thế\r\ngiới. Việc xử lý chất thải (chôn lấp và đốt mà không thu hồi năng lượng) đang\r\nđược các quốc gia chuyển hướng sang tái chế thành các sản phẩm, vật liệu có thể sử dụng.\r\nCác công nghệ tái chế chất dẻo bao gồm tái chế cơ học, tái chế hóa học, tái chế\r\nsinh học thành nguyên liệu và thu hồi năng lượng dưới dạng nhiệt có thể sử dụng\r\ntrong điều kiện đốt có kiểm soát.
\r\n\r\nKhi sự quan tâm về việc tạo compost\r\ntăng lên (tái chế sinh học hoặc tái chế hữu cơ), cần phải xác định chính xác vật\r\nliệu và các sản phẩm làm từ chất dẻo sẽ phân rã và phần hủy sinh học tốt trong\r\nđiều kiện tạo compost và sẽ không để lại bất kỳ dư lượng khó phân hủy hoặc độc\r\nhại nào.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHẤT DẺO - CHẤT\r\nDẺO CÓ KHẢ NĂNG TẠO COMPOST - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ\r\nPHƯƠNG PHÁP THỬ
\r\n\r\nPlastics -\r\nCompostable plastics - Specifications and test methods
\r\n\r\nCẢNH BÁO - Nước thải, bùn hoạt tính, đất\r\nvà compost\r\ncó thể tiềm ẩn chứa các vi sinh vật gây bệnh. Do đó,\r\nnên thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp khi xử lý. Thử nghiệm độc hại, các hợp\r\nchất và các chất chưa rõ thành phần nên được xử lý cẩn thận. Khi xử lý vật liệu,\r\nbên cạnh việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể cần áp dụng các\r\nvăn bản pháp lý khác.
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật\r\nvà phương pháp thử đối với các sản phẩm và vật liệu làm từ chất dẻo phù hợp để\r\nthu hồi thông qua quá trình tạo compost hiếu khí. Tiêu chuẩn này quy định các\r\nyêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử về:
\r\n\r\na) Phân rã trong quá trình tạo\r\ncompost;
\r\n\r\nb) Phân hủy sinh học;
\r\n\r\nc) Ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tạo\r\ncompost và thiết bị tạo compost;
\r\n\r\nd) Ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng sản\r\nphẩm compost, như sự có mặt của lượng\r\nlớn kim loại quy định và các thành phần nguy hại khác.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu để\r\nghi nhãn các sản phẩm và vật liệu chất dẻo, bao gồm cả bao bì làm bằng\r\nchất dẻo, “có khả năng tạo compost” hoặc “có khả năng tạo compost tại các cơ sở\r\ncompost công nghiệp và đô thị” hoặc “có khả năng phân hủy sinh học trong quá\r\ntrình tạo compost” (trong tiêu\r\nchuẩn này, các cách gọi đều có ý nghĩa tương đương nhau).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Việc thu hồi\r\nchất dẻo có khả năng tạo compost thông qua quá trình tạo compost có thể được\r\nthực hiện trong điều kiện ở các nhà máy sản xuất phân compost được quản lý tốt,\r\nnhiệt độ, hàm lượng nước, điều kiện hiếu khí, tỷ lệ cacbon/nitơ và điều\r\nkiện xử lý được tối ưu hóa. Những điều kiện này thường đạt được tại các nhà máy\r\ncompost công nghiệp và đô thị. Trong các điều kiện này, chất dẻo có khả năng tạo\r\ncompost sẽ bị phân rã và phân hủy sinh học\r\nvới tốc độ có thể so sánh với tốc độ phân rã thành các mảnh vụn, túi giấy krafl\r\nvà phế liệu thực phẩm tại các bãi chứa.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết\r\ncho việc áp dụng\r\ntiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên\r\nbản được nêu. Đối\r\nvới các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất\r\nbao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 9493-1 (ISO 14855-1), Xác định\r\nkhả năng phân hủy sinh học\r\nhiếu khí hoàn toàn của vật liệu chất dẻo trong các điều kiện của quá trình tạo\r\ncompost được kiểm soát - Phương pháp phân tích cacbon dioxit sinh ra - Phần 1:\r\nPhương pháp chung
\r\n\r\nTCVN 9493-2 (ISO 14855-2), Xác định\r\nkhả năng phân hủy sinh học hiếu khí hoàn toàn của vật liệu chất dẻo trong các\r\nđiều kiện của quá trình tạo compost được kiểm soát - Phương pháp phân tích cacbon\r\ndioxit sinh ra - Phần 2: Phương pháp đo trọng lượng của cacbon dioxit sinh ra\r\ntrong phép thử quy mô phòng thí nghiệm
\r\n\r\nTCVN 12409:2018 (ISO 20200:2015), Chất\r\ndẻo - Xác định mức độ phân rã của vật liệu chất dẻo dưới các\r\nđiều kiện compost mô phỏng trong phép thử phòng thí nghiệm
\r\n\r\nTCVN 12960 (ISO 12846), Chất lượng\r\nnước - Xác định thủy ngân - Phương pháp sử dụng phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) có\r\nlàm giàu và không làm giàu
\r\n\r\nISO 16929:20191, Plastics\r\n-\r\nDetermination of the degree of disintegration of plastic materials under\r\ndefined composting conditions in a pilot-scale test (Chất dẻo - Xác định\r\nmức độ phân rã vật liệu chất dẻo dưới các điều kiện tạo compost quy định trong\r\nphép thử qui mô thí điểm)
\r\n\r\nISO 17294-2, Wafer quality - Application\r\nof inductively coupled plasma mass spectrometry (ICP-MS) - Part 2:\r\nDetermination of selected elements including uranium isotopes (Chất lượng\r\nnước - Ứng dụng của phép đo phổ khối plasma kết hợp tự cảm (ICP-MS) - Phần 2:\r\nXác định các nguyên tố được chọn bao gồm các đồng vị urani)
\r\n\r\nOECD Guideline 208 Terrestrial\r\nplant test: Seeding emergence and seeding growth test (Thử cây trồng trên đất:\r\nPhép thử nảy mầm và phát triển)
\r\n\r\nSW-846 Test Method 3052: Microwave\r\nAssisted Acid Digestion of Siliceous and Organically Based Matrices (Phương\r\npháp thử 3052: Phá mẫu bằng axít sử dụng lò vi sóng với các mẫu có nền silic và\r\nhữu cơ)
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này áp dụng các\r\nthuật ngữ và định nghĩa sau:
\r\n\r\n3.1
\r\n\r\nChất xúc tác (catalyst)
\r\n\r\nChất được sử dụng với tỷ lệ nhỏ, làm\r\ntăng tốc độ của phản ứng hóa học, trên lý thuyết, vẫn không thay đổi về mặt hóa học khi kết\r\nthúc phản ứng.
\r\n\r\n3.2
\r\n\r\nCompost (compost)
\r\n\r\nĐất hữu cơ thu được bởi quá trình\r\nphân hủy sinh học từ hỗn hợp gồm chủ yếu chất thải thực vật, đôi khi có lẫn vật\r\nliệu hữu cơ khác và có hàm lượng chất khoáng ở mức hạn chế.
\r\n\r\n3.3
\r\n\r\nChất dẻo có khả năng tạo compost (compostable\r\nplastic)
\r\n\r\nCó khả năng phân hủy sinh học trong\r\nquá trình tạo compost (biodegradable during composting)
\r\n\r\nChất dẻo bị phân hủy bởi các quá\r\ntrình sinh học trong khi tạo compost để thu được CO2, nước, các hợp chất\r\nvô cơ và sinh khối ở tốc độ phù hợp,\r\nvới các vật liệu có khả năng phân hủy khác đã biết và không để lại dư lượng có\r\nthể nhìn thấy, có thể phân biệt hoặc độc hại.
\r\n\r\n3.4
\r\n\r\nQuá trình tạo compost (composting)
\r\n\r\nQuá trình hiếu khí để tạo thành\r\ncompost từ rác thải có thể phân hủy sinh học.
\r\n\r\n3.5
\r\n\r\nQuá trình phân rã\r\n(disintegration)
\r\n\r\nQuá trình vật lý phá vỡ sản phẩm hoặc\r\nvật liệu chất dẻo thành các mảnh rất nhỏ.
\r\n\r\n3.6
\r\n\r\nChất độn (filler)
\r\n\r\nVật liệu rắn tương đối trơ được thêm\r\nvào chất dẻo để thay đổi độ bền, thời gian sử dụng, tính năng sử dụng hoặc các\r\ntính chất khác, hoặc để giảm chi phí.
\r\n\r\n3.7
\r\n\r\nLượng carbon dioxit sinh ra theo lý\r\nthuyết\r\n(theoretical amount of evolved carbon dioxide)
\r\n\r\nThCO2
\r\n\r\nLượng carbon dioxit tối đa thu được\r\ntheo lý thuyết sau khi oxy hóa hoàn toàn một hợp chất hóa học, được tính từ\r\ncông thức phân tử và được biểu thị bằng miligam carbon dioxit thu được trên mỗi\r\nmiligam hoặc gam hợp chất thử nghiệm.
\r\n\r\n3.8
\r\n\r\nTổng chất rắn khô (total dry\r\nsolids)
\r\n\r\nLượng chất rắn thu được sau khi sấy một\r\nlượng biết trước vật liệu thử hoặc compost đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ khoảng\r\n105 °C.
\r\n\r\n3.9
\r\n\r\nPhân hủy sinh học hiếu\r\nkhí hoàn toàn\r\n(ultimate aerobic biodegradation)
\r\n\r\nSự phân hủy một hợp chất hữu cơ bằng\r\ncác vi sinh vật trong môi trường hiếu khí để tạo thành cacbon dioxit, nước, muối\r\nkhoáng và sinh khối mới.
\r\n\r\n3.10
\r\n\r\nChất rắn bay hơi (volatile\r\nsolids)
\r\n\r\nGiá trị thu được khi lấy tổng chất rắn\r\ntrước khi nung trừ tổng chất rắn sau khi\r\nnung mẫu thử ở nhiệt độ khoảng 550 °C.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Hàm lượng chất rắn\r\nbay hơi là chỉ số thể hiện\r\nlượng chất hữu cơ có trong vật liệu.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1 Tiêu chuẩn\r\nnày thiết lập các chuẩn để nhận biết và ghi nhãn các sản phẩm và vật liệu chất\r\ndẻo tạo compost tại các cơ sở xử lý compost được quản lý tốt, nơi có các điều\r\nkiện nhất quán để tạo compost (nghĩa là: giai đoạn duy trì ở nhiệt độ\r\nphân hủy, các điều kiện hiếu khí, lượng nước vừa đủ, tỷ lệ\r\ncacbon/nitơ phù hợp, v.v...). Sản phẩm đáp ứng các yêu cầu dưới đây được cho là\r\nphù hợp để ghi nhãn là “có khả năng tạo compost” hoặc “có khả năng tạo compost\r\ntại các cơ sở công nghiệp và đô thị” hoặc “có khả năng phân hủy sinh học trong quá\r\ntrình tạo compost”.
\r\n\r\n4.2 Phép thử được\r\nsử dụng để mô phỏng quá trình\r\nchuyên biệt để tạo compost hiếu khí. Phép thử này đo:
\r\n\r\na) Mức độ phân rã đạt được;
\r\n\r\nb) Mức độ phân hủy sinh học hoàn toàn\r\ncủa vật liệu thử;
\r\n\r\nc) Ảnh hưởng bất lợi đến compost\r\nthành phẩm;
\r\n\r\nd) Hàm lượng tối đa của các kim loại\r\nquy định trong compost.
\r\n\r\nPhép thử kết thúc khi quá trình phân hủy\r\nsinh học đạt đến trạng thái ổn định; Thời gian thông thường để kết thúc là khoảng\r\n45 ngày, nhưng phép thử có thể tiếp tục\r\nđến sáu tháng.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.1 Để thỏa mãn\r\nyêu cầu tạo compost, sản phẩm hoặc vật liệu chất dẻo phải thỏa mãn từng đặc\r\ntính được quy định từ 5.1.1 đến 5.1.4 và các yêu cầu kỹ thuật theo Điều 6.
\r\n\r\n5.1.1 Phân rã trong\r\nquá trình tạo compost
\r\n\r\nSản phẩm hoặc vật liệu chất dẻo phải\r\nđược phân rã trong quá trình tạo compost sao cho phần còn lại của sản phẩm hoặc\r\nchất dẻo đó không thể phân biệt được với các vật liệu hữu cơ khác trong compost\r\nthành phẩm, sản phẩm hoặc vật liệu chất dẻo phải còn lại với số lượng không\r\nđáng kể trong giai đoạn rây sàng trước khi phân phối compost thành phẩm.
\r\n\r\n5.1.2 Phân hủy sinh\r\nhọc hiếu khí hoàn toàn
\r\n\r\nMức độ phân hủy sinh học hiếu khí hoàn\r\ntoàn phải được thiết lập bằng cách thử nghiệm dưới các điều kiện được kiểm\r\nsoát.
\r\n\r\n5.1.3 Không ảnh hưởng\r\nbất lợi đến khả năng compost hỗ trợ sự phát triển của cây trồng
\r\n\r\nSản phẩm hoặc vật liệu chất dẻo được thử phải không\r\ncó ảnh hưởng bất lợi đến khả năng compost hỗ trợ sự phát triển của cây trồng\r\nkhi được so sánh với mẫu compost trắng, không bổ sung các chất thử hoặc chất đối\r\nchứng khi bắt đầu phép thử.
\r\n\r\n5.1.4 Sự tuân thủ\r\ncác quy định của quốc gia
\r\n\r\nDựa trên các quy định có liên quan, sản\r\nphẩm hoặc vật liệu chất dẻo, trong quá trình phân hủy sinh học, không phát thải\r\ncác kim loại nặng hoặc các chất độc hại khác vượt quá hàm lượng tối đa cho phép\r\nra môi trường. Trách nhiệm của người sử dụng là tuân thủ các quy định\r\nhiện hành có liên quan đến kim loại nặng, và các chất độc hại trong môi trường.
\r\n\r\n5.2 Không được sử\r\ndụng thuật ngữ “có khả năng phân hủy sinh học” để mô tả tính năng của chất\r\ndẻo đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn này trừ khi các điều kiện trong quá\r\ntrình tạo compost được biết là điển hình và được xác định theo TCVN 9493-1 (ISO\r\n14855-1) và TCVN 9493-2 (ISO 14855-2) (ví dụ: “phân hủy sinh học\r\ntrong quá trình tạo compost”).
\r\n\r\n6 Yêu cầu kỹ thuật\r\nchi tiết
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1.1 Để nhận biết\r\ncó khả năng tạo compost, sản phẩm và vật liệu phải đáp ứng các yêu cầu của 6.2,\r\n6.3, 6.4 và 6.5, sử dụng các phép thử phù hợp đại diện cho các điều kiện được\r\nbiết trong các cơ sở tạo compost hiếu khí. Khi thử các vật liệu và sản phẩm\r\nhoàn thiện, phép thử phải được bắt đầu thực hiện bằng các vật liệu và sản phẩm\r\ncó dạng tương tự như khi sử dụng dự kiến. Đối với các sản phẩm và vật liệu có một\r\nsố độ dày hoặc khối lượng riêng khác nhau, như màng, dụng cụ chứa và xốp, chỉ cần\r\nthử các vật liệu và sản phẩm có khối lượng riêng hoặc độ dày lớn nhất miễn\r\nlà chúng có cùng thành phần và cấu trúc hóa học.
\r\n\r\n6.1.2 Không đưa mẫu\r\nthử vào các điều kiện hoặc qui trình được thiết kế để đẩy nhanh sự phân rã\r\nhoặc phân hủy sinh học trước khi thử theo mô tả trong 7.3 hoặc 7.4.
\r\n\r\n6.1.3 Nếu các sản\r\nphẩm hoặc vật liệu để thử có chất độn thì các chất độn phải có trong sản phẩm\r\nhoặc vật liệu khi thử theo mô tả trong 7.2, 7.3, 7.4 và 7.5. Tuy nhiên, phải loại\r\nbỏ hàm lượng\r\ncacbon vô cơ khi tính lượng khoáng hóa trong 7.4. Các sản phẩm hoặc vật liệu có\r\nthêm chất độn, hoặc hàm lượng chất độn trong đó bị thay đổi, phải thử lại để chứng\r\nminh là vật liệu mới đáp ứng các yêu cầu của 6.2, 6.3, 6.4 và 6.5. Các nhà sản\r\nxuất có thể thiết lập một khoảng chấp nhận được bằng cách thử hàm lượng cao nhất\r\nvà thấp nhất. Ví dụ về các chất độn bao gồm (nhưng không giới hạn) can xi\r\ncacbonat và titan dioxit.
\r\n\r\n6.1.4 Nếu các sản\r\nphẩm hoặc vật liệu để thử có thêm chất xúc tác hoặc hàm lượng chất xúc tác bị\r\nthay đổi thì phải thử lại để chứng minh là vật liệu mới đáp ứng các tiêu chí\r\nđược quy định trong 6.2, 6.3, 6.4 và 6.5. Các nhà sản xuất có thể thiết lập\r\nmột khoảng chấp nhận được bằng cách thử hàm lượng cao nhất và thấp nhất. Ví dụ\r\nvề các chất xúc tác bao gồm (nhưng không giới hạn) hợp chất kim loại hữu cơ như\r\nlà cacboxylat kim loại và phức kim loại.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.2.1 Chất rắn bay\r\nhơi
\r\n\r\nSản phẩm, vật liệu chất dẻo phải có tối\r\nthiểu 50 % chất rắn bay hơi, trừ các vật liệu trơ kích thước lớn.
\r\n\r\n6.2.2 Kim loại nặng,\r\ncác chất hóa học độc hại
\r\n\r\nHàm lượng tối đa của kim loại nặng\r\ntrong sản phẩm, vật liệu chất dẻo không được vượt quá các giá trị quy định tại\r\nbảng dưới đây.
\r\n\r\n\r\n Nguyên tố \r\n | \r\n \r\n Hàm lượng tối\r\n đa (tính bằng mg/kg vật liệu khô) \r\n | \r\n
\r\n Kẽm (Zn) \r\n | \r\n \r\n 150 \r\n | \r\n
\r\n Đồng (Cu) \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n Niken (Ni) \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n
\r\n Cadimi (Cd) \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n
\r\n Chì (Pb) \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n
\r\n Thủy ngân\r\n (Hg) \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n
\r\n Crom (Cr) \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n Selen (Se) \r\n | \r\n \r\n 0,75 \r\n | \r\n
\r\n Asen (As) \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n
Các thành phần được biết hoặc được ghi\r\nnhãn cảnh báo có hại cho môi trường, con người hoặc có khả năng tạo thành các\r\nchất có hại cho môi trường, con người trong quá trình xử lý sinh học không được\r\nsử dụng trong nguyên liệu thô và sản phẩm theo các quy định có liên quan.
\r\n\r\n6.3 Phân rã\r\ntrong quá trình tạo compost
\r\n\r\nSản phẩm chất dẻo được coi là thỏa mãn\r\nyêu cầu phân rã nếu, sau 84 ngày trong phép thử tạo compost có kiểm soát, có\r\nkhông quá 10 % khối lượng khô ban đầu bị giữ lại sau khi được sàng qua sàng có mắt lưới\r\n2,0 mm. Phép thử được thực hiện dưới các điều kiện tạo compost ưa nhiệt mà\r\nkhông có thiết bị bẫy CO2.
\r\n\r\nCác hạt hoặc mảnh giống với compost về\r\nmàu sắc, kích thước, độ ẩm và độ sáng/độ bóng được coi là compost.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Cần đặc biệt\r\nlưu ý đến ngoại quan của compost. Các tạp chất làm thay đổi ngoại\r\nquan của compost thì chỉ cho phép\r\nở giới hạn nhất\r\nđịnh để không làm\r\nthay đổi chất lượng của compost
\r\n\r\n6.4 Phân hủy\r\nsinh học hiếu khí hoàn toàn
\r\n\r\n6.4.1 Sản phẩm chất\r\ndẻo được coi là có tốc độ và mức độ phân hủy sinh học thỏa mãn nếu sau khi thử,\r\ntỷ lệ chuyển hóa thành cacbon dioxit (CO2/ThCO2) sẽ đạt theo\r\nđiều 6.4.2 trong khoảng thời gian theo điều 6.4.3.
\r\n\r\nKhả năng phân hủy sinh học hiếu khí\r\nhoàn toàn phải được xác định đối với toàn bộ vật liệu hoặc đối với từng thành\r\nphần hữu cơ. Đối với các thành phần hữu cơ trong vật liệu có hàm lượng từ 1 % đến\r\n10 % (theo khối lượng khô), mức độ phân hủy sinh học phải được xác định riêng rẽ.
\r\n\r\nCác thành phần có hàm lượng nhỏ\r\nhơn 1 % không cần xác định khả năng phân hủy sinh học. Tuy nhiên, tổng các\r\nthành phần như vậy không được vượt quá 5 %.
\r\n\r\n6.4.2 Đối với tất cả\r\ncác polyme, 90 % cacbon hữu cơ (so sánh với vật liệu đối chứng dương) phải được\r\nchuyển hóa thành cacbon\r\ndioxit vào cuối\r\nthời gian thử (xem 6.4.4). Cả vật liệu đối chứng dương và mẫu thử phải được tạo\r\ncompost trong khoảng thời gian giống nhau và các kết quả được so sánh tại cùng\r\nmột thời điểm thử sau khi cả hai đạt đến trạng thái ổn định. Vật liệu đối chứng\r\ndương sử dụng phải là xenlulo vi tinh thể.
\r\n\r\nNói cách khác, 90 % cacbon hữu cơ\r\n(tính theo giá trị tuyệt đối) phải được chuyển hóa thành cacbon dioxit tại cuối\r\nkhoảng thời gian thử.
\r\n\r\n6.4.3 Đối với sản\r\nphẩm chất dẻo loại màng mỏng như túi, màng bọc thực phẩm, khi kết thúc thời điểm\r\n45 ngày, khả năng phân hủy sinh học phải đạt được tối thiểu bằng 60 % so với mẫu\r\nđối chứng. Tuy nhiên, kể cả khi sản phẩm đạt được yêu cầu trên, thử nghiệm vẫn\r\ncần tiếp tục để xác định chắc chắn khả năng phân hủy sinh học.
\r\n\r\n6.4.4 Khoảng thời\r\ngian thử không được kéo dài quá 180 ngày.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.5.1 Để đảm bảo\r\nquá trình tạo compost của sản phẩm và vật liệu chất dẻo không ảnh hưởng có hại\r\nđến compost thành phẩm hoặc môi trường và tuân theo các quy định có liên quan,\r\nphải đáp ứng tất cả các yêu cầu được quy định trong 6.5.2.
\r\n\r\n6.5.2 Tỷ lệ nảy mầm\r\nhạt giống trên compost thành phẩm và sinh khối thực vật phải không nhỏ hơn 90 %\r\nso với mẫu compost trắng tương ứng khi không thêm vật liệu thử hoặc vật liệu đối\r\nchứng tại thời điểm bắt đầu thử.
\r\n\r\n6.6 Các trường\r\nhợp loại trừ
\r\n\r\n6.6.1 Dạng tương\r\nđương
\r\n\r\nVật liệu chất dẻo có khả năng tạo\r\ncompost ở một dạng cụ\r\nthể thì cũng được chấp nhận là có khả năng tạo compost khi vật liệu đó ở một dạng\r\nkhác, có cùng hoặc nhỏ hơn về tỷ lệ khối lượng trên bề mặt hoặc độ dày. Trong\r\ntrường hợp tỷ lệ khối lượng trên bề mặt hoặc độ dày của vật liệu đã được xác nhận\r\ncó khả năng tạo compost tăng so với ban đầu thì phải đáp ứng tiêu chí của khả\r\nnăng phân rã theo Điều 6.3.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Để chứng minh\r\nmột vật liệu chất dẻo là dạng tương đương với một vật liệu chất dẻo đã được xác\r\nnhận có khả năng tạo compost, vật liệu đó phải thỏa mãn kết quả phân tích quang phổ hồng\r\nngoại biến đổi Fourier (FTIR) không khác biệt với vật liệu chất dẻo dã được\r\nxác nhận có khả năng tạo compost vượt quá giới hạn sai số của phép đo.
\r\n\r\n6.6.2 Vật liệu có\r\nnguồn gốc tự nhiên
\r\n\r\nVật liệu và sản phẩm chất dẻo cỏ các\r\nthành phần có nguồn gốc tự nhiên không bị thay đổi thành phần hóa học trong quá\r\ntrình tạo compost như gỗ, xơ sợi gỗ, xơ bông, tinh bột, bột giấy hoặc đay thì vật\r\nliệu\r\nvà\r\nsản phẩm chất dẻo đó được chấp nhận là có khả năng phân hủy sinh học mà không cần\r\nphải thử nghiệm theo Điều 6.4 nhưng phải được xác định đặc tính hóa học theo Điều\r\n6.2 và đáp ứng các tiêu chí của khả năng phân rã theo Điều 6.3 và không có ảnh\r\nhưởng bất lợi đến khả năng hỗ trợ sự\r\nphát triển cây trồng của compost theo Điều 6.5.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.1 Xác định Hàm\r\nlượng chất rắn bay hơi
\r\n\r\nCân một lượng chất dẻo để xác định khối\r\nlượng ban đầu. Làm khô lượng chất dẻo đã cân ở nhiệt độ 105 °C đến khối lượng\r\nkhông đổi để xác định tổng khối lượng chất dẻo đã khô (được gọi là chất rắn\r\nkhô), ký hiệu là m1. Nung lượng chất rắn khô ở nhiệt độ 550\r\n°C đến khối lượng không đổi. Xác định lượng tro còn lại sau quá trình nung, ký\r\nhiệu là m2. Lượng chất bay hơi là khối lượng mất đi sau quá\r\ntrình nung. Hàm lượng chất rắn bay hơi được tính theo công thức:
\r\n\r\n\r\n\r\n
7.2 Xác định hàm\r\nlượng kim loại nặng, các chất hóa học độc hại
\r\n\r\n7.2.1 Chuẩn bị mẫu
\r\n\r\nChuẩn bị mẫu theo SW-846 Test Method\r\n3052.
\r\n\r\n7.2.2 Phương pháp\r\nxác định
\r\n\r\n7.2.2.1 Xác định hàm\r\nlượng các kim loại Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Niken (Ni), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Crom\r\n(Cr), Selen (Se), Asen (As)
\r\n\r\nXác định hàm lượng các kim loại theo ISO\r\n17294-2
\r\n\r\n7.2.2.2 Xác định hàm\r\nlượng Thủy ngân (Hg)
\r\n\r\nXác định hàm lượng Thủy ngân (Hg) theo\r\nTCVN 12960 (ISO 12846).
\r\n\r\n7.3 Xác định phân\r\nrã trong quá trình tạo compost
\r\n\r\nXác định phân rã theo ISO 16929 hoặc TCVN 12409\r\n(ISO 20200).
\r\n\r\n7.4 Xác định phân\r\nhủy sinh học hiếu khí hoàn toàn
\r\n\r\nXác định phân hủy sinh học theo TCVN\r\n9493-1 (ISO 14855-1) hoặc TCVN 9493-2 (ISO 14855-2)
\r\n\r\n7.5 Xác định các\r\ntác động có hại đến cây trồng
\r\n\r\n7.5.1 Nguyên tắc của\r\nphương pháp
\r\n\r\nThử tác động có hại trên cây\r\ntrồng phải được tuân theo nguyên tắc của phương pháp thử chuẩn này nhằm đáp ứng\r\nyêu cầu đặc biệt để thử mẫu compost. Các nền đối chứng bất kỳ đều phù hợp nếu\r\nchúng đảm bảo sự nảy mầm của hạt giống và sự phát triển của cây một cách bình thường.\r\nNền này nên có thành phần và cấu trúc tương tự như với mẫu compost. Không cho\r\nthêm phân bón.
\r\n\r\nCác nền đối chứng phù hợp được quy định\r\ntrong các tiêu chuẩn phân tích chất lượng compost tương ứng, ví dụ như đất tiêu\r\nchuẩn EEO (Bundesgütegemeinschaft Kompost A. V., Germany - Hiệp hội chất lượng\r\ncompost liên bang), hỗn hợp của “nền nuôi cấy” với các hạt sét\r\n(ÖNORM S2023) hoặc hỗn hợp của cát và than bùn.
\r\n\r\n7.5.2 Lấy mẫu và\r\nchuẩn bị mẫu
\r\n\r\nSử dụng ít nhất 2 loại hạt giống: 1 loại\r\nhạt từ họ một lá mầm, 1 loại hạt từ họ 2 lá mầm được quy định trong OECD\r\nGuideline 208.
\r\n\r\nChuẩn bị hỗn hợp các chất nền đối chứng\r\nvới 25 % và 50 % compost (m/m hoặc v/v, nêu rõ trong báo cáo thử nghiệm). Sử dụng compost\r\nthu được sau khi phân rã vật liệu thử (compost mẫu) và compost trắng, thu được\r\ntừ quy trình thử song song không có vật liệu thử.
\r\n\r\n7.5.3 Tiến hành thử
\r\n\r\nĐổ vào từng khay tối thiểu 200 g mẫu\r\nvà cho thêm tối thiểu 100 hạt giống\r\nlên phía trên. Phủ một lớp vật liệu trơ ví dụ như cát silic hoặc peclit lên\r\ntrên các hạt này. Thực hiện ba phép thử song song với mỗi hỗn hợp. Tưới nước cho\r\nđến khi đạt từ khoảng 70 % đến 100 % khả năng giữ nước. Trong suốt quá trình thử\r\ncó thể phải cung cấp hơi nước nếu cần.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Nên để các\r\nkhay trong chỗ tối hoặc che trong quá trình hạt giống nảy mầm.
\r\n\r\n7.5.4 Biểu thị kết\r\nquả
\r\n\r\nSố lượng hạt giống nảy mầm (số lượng\r\ncây phát triển) và sinh khối cây trồng của mẫu compost và compost trắng được so\r\nsánh ở tất cả các tỷ lệ trộn. Cả tỷ lệ nảy mầm và sinh khối được tính toán là\r\nphần trăm của giá trị tương ứng thu được với compost trắng.
\r\n\r\n\r\n\r\nDo tính tương đối phức tạp của một số\r\nquy trình, các đánh\r\ngiá và thử nghiệm cần được tiến hành một cách chính thức và có bài bản. Phụ lục\r\nA của tiêu chuẩn này đưa ra lưu đồ khuyến nghị cho hoạt động đánh giá và thử\r\nnghiệm.
\r\n\r\nTrong đó khi có yêu cầu, phép thử phân\r\nrã có thể được sử dụng để thu thập thông tin về các ảnh hưởng không tốt mà sản\r\nphẩm hoặc vật liệu chất dẻo có thể có trong quá trình tạo compost.
\r\n\r\n\r\n\r\nBáo cáo thử nghiệm phải cung cấp\r\ntất cả các thông tin có liên quan, bao gồm:
\r\n\r\na) Tất cả các thông tin cần thiết để\r\nnhận biết và mô tả sản phẩm hoặc vật liệu được thử;
\r\n\r\nb) Ghi lại các kết quả thử nghiệm theo\r\nĐiều 7 của tiêu chuẩn này;
\r\n\r\nc) Mô tả các yêu cầu có liên quan khác\r\ntrong báo cáo, đối với từng yêu cầu này, liệu kết quả thử có tuân theo\r\nyêu cầu hay không.
\r\n\r\n\r\n\r\n10.1 Sản phẩm và vật\r\nliệu chất dẻo đáp ứng tất cả các yêu cầu được quy định trong Điều 6 có thể được dán\r\nnhãn “có khả năng tạo compost” hoặc “có khả năng phân hủy sinh học trong quá\r\ntrình tạo compost”.
\r\n\r\n10.2 Ghi nhãn phải\r\ntuân theo các quy định hiện hành nhưng tối thiểu phải có các thông\r\ntin sau:
\r\n\r\n- Tên tổ chức cá nhân sản xuất hoặc nhập\r\nkhẩu;
\r\n\r\n- Địa chỉ của tổ chức cá nhân;
\r\n\r\n- Viện dẫn tiêu chuẩn này;
\r\n\r\n- Ngày tháng năm sản xuất.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Lưu đồ quá trình đánh giá khả năng tạo compost của chất dẻo [2]
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Thư mục tài\r\nliệu tham khảo
\r\n\r\n[1 ] ISO 17088, Plastics - Organic\r\nrecycling -\r\nSpecifications for compostable plastics
\r\n\r\n[2] TCVN 11798:2017 (EN 13432:2000), Bao\r\nbì - Yêu cầu đối với bao bì có thể thu hồi qua việc ủ compost và phân hủy sinh\r\nhọc - Sơ đồ thử nghiệm\r\nvà tiêu chí đánh giá để chấp nhận bao bì
\r\n\r\n[3] TCVN 11797:2017 (ASTM D\r\n6400:2014), Yêu cầu ghi nhãn cho chất dẻo được phân loại có khả năng tạo\r\ncompost hiếu khí tại các cơ sở xử lý chất thải đô thị và công nghiệp
\r\n\r\n[4] EL724, Biodegradable Resin\r\nProducts [EL724-2002/2/2003-114]
\r\n\r\n[5] Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14\r\ntháng 04 năm 2017 về nhãn hàng hóa
\r\n\r\n[6] EEO Bundesgutegemeinschaft Kompost\r\nA. V., Germany
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13114:2020 về Chất dẻo – Chất dẻo có khả năng tạo Compost – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13114:2020 về Chất dẻo – Chất dẻo có khả năng tạo Compost – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN13114:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |