Sitting water\r\ncloset pan
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 12647:2020 thay thế\r\nTCVN 6073:2005 và TCVN 5436:2006.
\r\n\r\nTCVN 12647:2020 được xây dựng\r\ndựa trên cơ sở TCVN 6073:2005, TCVN 5436:2006.
\r\n\r\nTCVN 12647:2020 do Viện Vật\r\nliệu Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn\r\nĐo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
BỆ XÍ XỔM
\r\n\r\nSquatting\r\nwater closet pan
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ\r\nthuật và phương pháp thử đối với bệ xí xổm sản xuất từ sứ tráng men.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau là cần thiết\r\nkhi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì\r\náp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì\r\náp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\n- TCVN 7743 : 2007 - Sản phẩm sứ vệ sinh -\r\nThuật ngữ, định nghĩa và phân loại.
\r\n\r\n- TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987)\r\nNước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp\r\nthử.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật\r\nngữ, định nghĩa theo TCVN 7743:2007
\r\n\r\n4 Yêu cầu kỹ thuật đối\r\nvới bệ xí xổm
\r\n\r\n4.1 Yêu cầu\r\nngoại quan và sai lệch kích thước của sản phẩm
\r\n\r\na) Bề mặt chính của sản phẩm được phủ\r\nmen. Bề mặt khuất không cần phủ men toàn bộ, nhưng không nhìn thấy được các phần\r\nkhông phủ men khi lắp vào vị trí sử dụng. Các đường gờ và cạnh của sản phẩm\r\nkhông bị mỏng men.
\r\n\r\nb) Không cho phép các vết nứt nguội và\r\nnứt mộc trên sản phẩm trong mọi trường hợp.
\r\n\r\nc) Các khuyết tật như vết màu, tạp chất,\r\nlỗ châm kim... có kích thước nhỏ hơn và bằng 0,2 mm mà không tập trung thì bỏ qua và\r\nkhông được coi như là khuyết tật.
\r\n\r\nd) Khuyết tật ngoại quan và sai lệch\r\nkích thước cho phép đối với từng loại sản phẩm được quy định trong Bảng 1
\r\n\r\nBảng 1 - Khuyết\r\ntật ngoại quan và sai lệch kích thước cho phép của sản phẩm bệ xí xổm
\r\n\r\n\r\n Khuyết tật \r\n | \r\n \r\n Mức cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n Phương pháp\r\n thử theo điều khoản trong tiêu chuẩn \r\n | \r\n |||
\r\n Tên khuyết\r\n tật \r\n | \r\n \r\n Đặc điểm \r\n | \r\n \r\n BMLV \r\n | \r\n \r\n BMC \r\n | \r\n \r\n BMK \r\n | \r\n |
\r\n Các khuyết tật về\r\n men \r\n | \r\n \r\n 5.1.1 \r\n | \r\n ||||
\r\n Bọt khí, châm kim, rộp men, sôi men \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Không cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n Không cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Co men, bỏ men, bong men \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Không cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n Không cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Gợn sóng, mỏng men \r\n | \r\n \r\n S ≤ 1000 mm2 \r\n | \r\n \r\n Không cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n ≤ 3 vết \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Sứt, trầy xước \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Không cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n Không cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n 1 vết dài ≤ 20 mm \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các khuyết tật về\r\n màu\r\n (trừ bề mặt vanh) \r\n | \r\n \r\n 5.1.1 \r\n | \r\n ||||
\r\n Lẫn màu \r\n | \r\n \r\n ϕ ≤ 0,3 mm \r\n | \r\n \r\n ≤ 3 vết \r\n | \r\n \r\n ≤ 5 vết \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 0,3 mm < ϕ ≤ 1,0 mm \r\n | \r\n \r\n ≤ 1 vết \r\n | \r\n \r\n ≤ 1 vết \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n Lệch màu \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Không lệch\r\n màu so với màu thiết kế \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n ||
\r\n Bay màu, mất màu, loang màu \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Không cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n Không cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các khuyết tật về\r\n xương \r\n | \r\n \r\n 5.1.1 \r\n | \r\n ||||
\r\n Nứt mộc, phân lớp \r\n | \r\n \r\n Mọi trường\r\n hợp \r\n | \r\n \r\n Không cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n Không cho\r\n phép \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các khuyết tật về\r\n hình dạng và kích thước \r\n | \r\n \r\n 5.1.2 \r\n | \r\n ||||
\r\n Sai lệch kích thước \r\n | \r\n \r\n Mặt trên \r\n | \r\n \r\n ± 2 % \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n ||
\r\n Lỗ xả \r\n | \r\n \r\n ± 5 % \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |||
\r\n CHÚ THÍCH: Bề mặt làm\r\n việc (BMLV); Bề mặt chính (BMC); Bề mặt khuất (BMK); Đường kính (ϕ); Diện\r\n tích (S). \r\n | \r\n
Sản phẩm bệ xí xổm phải đảm bảo các chỉ\r\ntiêu cơ, lý theo Bảng 2.
\r\n\r\nBảng 2 - Các\r\nchỉ\r\ntiêu\r\ncơ lý của bệ xí\r\nxổm
\r\n\r\n\r\n Tên chỉ\r\n tiêu \r\n | \r\n \r\n Mức \r\n | \r\n \r\n Số lượng mẫu \r\n | \r\n \r\n Phương pháp\r\n thử theo điều khoản trong tiêu chuẩn \r\n | \r\n
\r\n 1. Độ hút nước, %, không lớn hơn \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 5.2.1 \r\n | \r\n
\r\n 2. Độ bền nhiệt \r\n | \r\n \r\n Đạt yêu cầu \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 5.2.2 \r\n | \r\n
\r\n 3. Độ bền hóa của\r\n men \r\n | \r\n \r\n Đạt yêu cầu \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 5.2.3 \r\n | \r\n
\r\n 4. Độ bền rạn men \r\n | \r\n \r\n Đạt yêu cầu \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 5.2.4 \r\n | \r\n
\r\n 5. Độ cứng bề mặt men, thang Mohs,\r\n không nhỏ hơn \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 5.2.5 \r\n | \r\n
\r\n 6. Độ thấm mực, mm, không lớn hơn \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 5.2.6 \r\n | \r\n
\r\n 7. Khả năng chịu tải, kN \r\n | \r\n \r\n 4,00 ± 0,05 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 5.2.7 \r\n | \r\n
Sản phẩm cho từng loại phải đảm bảo\r\ntính năng sử dụng theo Bảng 3.
\r\n\r\nBảng 3 - Tính\r\nnăng sử dụng của bệ xí xổm
\r\n\r\n\r\n Loại sản phẩm \r\n | \r\n \r\n Tên chỉ\r\n tiêu \r\n | \r\n \r\n Số lượng mẫu\r\n kiểm tra \r\n | \r\n \r\n Giới hạn\r\n cho phép \r\n | \r\n \r\n Phương pháp\r\n thử theo điều khoản trong tiêu chuẩn \r\n | \r\n
\r\n Bệ xí xổm \r\n | \r\n \r\n Xả thoát giấy vệ sinh \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Đạt yêu cầu \r\n | \r\n \r\n 5.3.2 \r\n | \r\n
\r\n Xả thoát bằng bi nhựa, %, không nhỏ\r\n hơn \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 90 \r\n | \r\n \r\n 5.3.3 \r\n | \r\n
5.1 Mẫu sản phẩm\r\nsứ vệ sinh được lấy theo lô. Lô là số lượng sản phẩm cùng loại, cùng kiểu dáng,\r\nđược sản xuất trong cùng một điều kiện công nghệ.
\r\n\r\nMẫu được lấy ở nhiều vị trí khác nhau\r\ntrong lô sao cho đại diện cho cả lô sản phẩm.
\r\n\r\n5.2 Phân chia mẫu
\r\n\r\n5.2.1 Số lượng mẫu\r\ndùng để kiểm tra sai lệch kích thước,\r\nngoại quan là 03 sản phẩm lấy ngẫu nhiên từ mỗi lô.
\r\n\r\n5.2.2 Số lượng mẫu\r\nđể kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý và tính năng sử dụng theo Bảng 2 và Bảng 3 là\r\ncác mẫu đã thỏa mãn yêu cầu\r\nvề kích thước, ngoại quan.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1 Kiểm tra\r\nngoại quan và sai lệch kích thước của sản phẩm
\r\n\r\n6.1.1 Kiểm tra chất\r\nlượng bề mặt của\r\nsản phẩm
\r\n\r\n6.1.1.1 Nguyên tắc
\r\n\r\nQuan sát bằng mắt thường để đánh giá\r\ntình trạng khuyết tật các bề mặt (định nghĩa theo TCVN 7743:2007) của từng sản\r\nphẩm sứ vệ sinh trong điều kiện ánh sáng và khoảng cách xác định.
\r\n\r\n6.1.1.2 Thiết bị, dụng\r\ncụ
\r\n\r\n- Nguồn sáng, đảm bảo cường độ ánh\r\nsáng 300 lux.
\r\n\r\n- Thước kim loại, có vạch chia\r\nđến 1 mm và thước cặp, chính xác đến 0,1 mm.
\r\n\r\n- Giá lắp đặt mẫu, đảm bảo phẳng,\r\nchắc chắn, có độ cao thích hợp và có thể xoay được trong khi quan sát.
\r\n\r\n6.1.1.3 Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nĐặt sản phẩm lên giữa bàn một cách chắc\r\nchắn sao cho khi xoay hoặc lật sản phẩm không bị sứt mẻ hay trầy xước. Khoảng\r\ncách từ mắt người quan sát tới bề mặt cần đánh giá là 0,5 m. Bàn được đặt ở vị\r\ntrí được chiếu sáng tự nhiên hoặc chiếu sáng nhân tạo với cường độ ánh sáng\r\nkhông nhỏ hơn 300 lux. Quan sát bằng mắt thường (có thể bằng kính nếu thường\r\nđeo) để đánh giá\r\ntình trạng khuyết tật về men, màu và đo kích thước đốm màu, vết xước, vết rạn\r\nxương nhìn thấy trên bề mặt sản phẩm (nếu có).
\r\n\r\n6.1.1.4 Báo cáo kết\r\nquả
\r\n\r\nGhi lại các nhận xét chất lượng bề mặt\r\nsản phẩm về men, màu và kích thước khuyết tật (nếu có). Sản phẩm được coi là đạt\r\nnếu thỏa mãn các yêu cầu quy định cho sản phẩm trong Bảng 1.
\r\n\r\n6.1.2 Kiểm tra kích\r\nthước và độ biến dạng sản phẩm
\r\n\r\n6.1.2.1 Nguyên tắc
\r\n\r\nĐo các kích thước (chiều dài, chiều rộng,\r\nchiều cao) của sản phẩm. Kiểm tra đường kính lỗ xả của sản phẩm.
\r\n\r\n6.1.2.2 Thiết bị, dụng\r\ncụ
\r\n\r\n- Thước kim loại, chính xác đến 1 mm;\r\nthước cặp, chính xác đến 0,1 mm; nivô; thước góc hoặc thước thích hợp với từng\r\nphép đo.
\r\n\r\n- Khung giữ, thích hợp với sản phẩm,\r\ncó bọc cao su đảm bảo cố định sản phẩm.
\r\n\r\n6.1.2.3 Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\n- Đặt ngay ngắn sản phẩm lên khung giữ\r\nmẫu, dùng dụng cụ đo thích hợp để đo các chiều dài, chiều rộng và chiều cao của\r\nsản phẩm tương ứng với kích thước thiết kế, chính xác đến 1 mm.
\r\n\r\n- Dùng dụng cụ thích hợp, xác định đường\r\nkính các lỗ xả của sản phẩm, chính xác đến 0,1 mm.
\r\n\r\n6.1.2.4 Báo cáo kết\r\nquả
\r\n\r\nGhi lại kết quả đo kích thước, chính\r\nxác đến 1 mm và kết quả đo độ biến dạng, chính xác đến 0,1 mm của từng sản phẩm.
\r\n\r\nSản phẩm đạt yêu cầu nếu kết quả đo so với\r\nkích thước thiết kế phù hợp về sai lệch kích thước và độ biến dạng quy định cho sản\r\nphẩm.
\r\n\r\n6.2 Xác định\r\ncác chỉ tiêu cơ lý, hoá của sản phẩm
\r\n\r\n\r\n\r\n6.2.1.1 Nguyên tắc
\r\n\r\nLàm bão hoà nước các mẫu thử bằng cách\r\ntạo chân không và xác định độ tăng tương đối của khối lượng mẫu thử.
\r\n\r\nĐộ hút nước cũng có thể được xác định\r\nbằng phương pháp đun sôi theo hướng dẫn của Phụ lục A.
\r\n\r\n6.2.1.2 Thiết bị, dụng\r\ncụ
\r\n\r\n- Tủ sấy, có khả năng điều chỉnh\r\nnhiệt độ sấy ở (110 ± 5) °C.
\r\n\r\n- Thiết bị gia nhiệt, được làm bằng\r\nvật liệu thích hợp, có thể đặt mẫu vào để đun sôi.
\r\n\r\n- Cân có độ chính xác đến\r\n0,05 g.
\r\n\r\n- Nước cất hoặc nước đã khử ion.
\r\n\r\n- Vải mềm.
\r\n\r\n- Bình hút ẩm với chất hút ẩm\r\nsilica gel.
\r\n\r\n- Thiết bị hút chân không, có dung tích\r\nđủ lớn để đặt các viên mẫu thử theo yêu cầu, có khả năng đạt được ở áp suất\r\n(100 ± 1) kPa trong 30 phút.
\r\n\r\n6.2.1.3 Mẫu thử
\r\n\r\nChuẩn bị 3 mẫu được cắt ra từ các chỗ\r\nkhác nhau của cùng một sản phẩm, sao cho có một mặt mẫu không tráng men, diện\r\ntích mỗi mẫu không nhỏ hơn 25 cm2.
\r\n\r\n6.2.1.4 Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nLàm sạch mẫu bằng nước cất, sấy khô mẫu\r\ntrong tủ sấy ở nhiệt độ (110 ± 5) °C với thời gian (180 ± 5) min. Để nguội\r\ntrong bình hút ẩm tới nhiệt độ phòng, cân mẫu lần một chính xác đến 0,05 g (m0).
\r\n\r\nĐặt mẫu vào bình chân không theo chiều\r\nthẳng đứng sao cho chúng không tiếp xúc với nhau. Hút chân không đến áp suất\r\n(100 ± 1) kPa và duy trì trong 30 min. Sau đó, vừa duy trì chân không vừa cho\r\nnước vào ngập mẫu thử 5 cm. Duy trì mẫu ngập trong nước 15 min, sau đó mở nắp\r\nbình chân không và ngâm mẫu trong nước ít nhất 1 h rồi vớt ra, lau nhẹ bằng vải\r\nẩm, mềm và cân mẫu lần hai, chính xác đến 0,05 g (m1).
\r\n\r\n6.2.1.5 Tính kết quả
\r\n\r\nĐộ hút nước (W) được tính bằng phần\r\ntrăm, theo công thức:
\r\n\r\n\r\n\r\n
trong đó:
\r\n\r\nm1 là khối lượng mẫu\r\nbão hoà nước, tính bằng\r\ng.
\r\n\r\nm0 là khối lượng mẫu\r\nkhô, tính bằng g.
\r\n\r\nKết quả là giá trị trung bình cộng của\r\n3 mẫu thử.
\r\n\r\n6.2.2 Kiểm\r\ntra độ bền nhiệt
\r\n\r\n6.2.2.1 Nguyên tắc
\r\n\r\nVết rạn nứt không nhìn thấy sau khi sấy nóng\r\nvà làm lạnh đột ngột mẫu thử được nhìn thấy với sự trợ giúp của dung dịch xanh\r\nmetylen.
\r\n\r\n6.2.2.2 Thiết bị và vật\r\nliệu thử
\r\n\r\n- Tủ sấy, có khả năng điều chỉnh\r\nnhiệt độ sấy ở (110 ± 5) °C.
\r\n\r\n- Thùng, chứa nước lạnh.
\r\n\r\n- Thùng, chứa nước có pha\r\ndung dịch xanh metylen;
\r\n\r\n- Xanh metylen, dung dịch\r\n1%.
\r\n\r\n- Vải mềm, không xổ lông.
\r\n\r\n- Nhiệt kế.
\r\n\r\n6.2.2.3 Mẫu thử
\r\n\r\nChuẩn bị 5 mẫu, được cắt ra từ các chỗ\r\nkhác nhau của cùng một sản phẩm, sao cho có ít nhất một mặt tráng men, diện\r\ntích mỗi mẫu không nhỏ hơn 100 cm2. Mẫu đảm bảo không có vết nứt, rạn\r\nvà các khuyết tật khác có thể nhìn thấy được.
\r\n\r\n6.2.2.4 Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nSấy mẫu ở nhiệt độ (110 + 5) °C trong\r\n1h. Lấy mẫu ra và nhúng ngay vào thùng nước lạnh ở nhiệt độ 5 °C trong thời\r\ngian khoảng 5 phút để mẫu lạnh hoàn toàn. Sau đó, vớt mẫu ra và ngâm vào thùng\r\nnước có pha dung dịch xanh metylen 1 % để kiểm tra các vết rạn nứt xuất hiện\r\ntrong xương hay bề mặt men, nếu có.
\r\n\r\n6.2.2.5 Báo cáo kết\r\nquả
\r\n\r\nĐộ bền nhiệt của mẫu thử được coi là đạt\r\nyêu cầu khi toàn bộ mẫu thử không xuất hiện vết rạn nứt nhìn thấy sau quá trình\r\nthử.
\r\n\r\n6.2.3 Kiểm\r\ntra độ bền hóa của men
\r\n\r\n6.2.3.1 Nguyên tắc
\r\n\r\nQuan sát trạng thái bề mặt men sau khi\r\nngâm các mẫu vào dung dịch axít và kiềm với nồng độ khác nhau, trong một thời\r\ngian xác định.
\r\n\r\n6.2.3.2 Thiết bị và\r\nhoá chất
\r\n\r\n- Tủ sấy, có khả năng điều chỉnh\r\nnhiệt độ sấy ở (110 ± 5) °C.
\r\n\r\n- Bình hút ẩm.
\r\n\r\n- Cốc thí nghiệm, dung tích\r\n500 ml.
\r\n\r\n- Xà phòng.
\r\n\r\n- Nước cất hoặc nước đã khử\r\nion.
\r\n\r\n- Axit clohyđric, dung dịch 10\r\n%.
\r\n\r\n- Natri hyđroxit, dung dịch 5\r\n%.
\r\n\r\n- Vải mềm, không xổ lông.
\r\n\r\n- Bút chì HB.
\r\n\r\n6.2.3.3 Mẫu thử
\r\n\r\nChuẩn bị 7 mẫu thử, được cắt ra từ phần\r\ncó phủ men của sản phẩm, kích thước mỗi mẫu không nhỏ hơn 25 cm2.
\r\n\r\n6.2.3.4 Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\n- Dùng xà phòng rửa mẫu và tráng lại bằng\r\nnước cất, sau đó sấy mẫu ở nhiệt độ (110 + 5) °C đến khối lượng không đổi, để\r\nnguội mẫu trong bình hút ẩm.
\r\n\r\n- Lấy mẫu ra khỏi bình hút ẩm và đặt\r\nvào hai cốc, mỗi cốc ba mẫu sao cho chúng không chạm vào nhau, còn một mẫu để đối\r\nchứng. Sau đó, rót dung dịch axit clohyđric 10 % vào cốc thứ nhất và dung dịch\r\nnatri hyđroxit 5 % vào cốc thứ hai, sao cho mẫu hoàn toàn ngập trong dung dịch.
\r\n\r\n- Ngâm mẫu 24 h trong dung dịch axit\r\nclohyđric ở nhiệt độ phòng và 30 phút trong dung dịch natri hiđroxit ở nhiệt độ\r\n(60 ± 5) °C.
\r\n\r\n- Lấy mẫu ra, rửa sạch và lau khô bằng\r\nvải mềm, rồi đặt mẫu thử bên cạnh mẫu đối chứng. Dùng bút chì HB lần lượt vạch\r\nlên mặt men của mỗi mẫu một đường khoảng 3 mm, rồi dùng vải ẩm và mềm để lau.
\r\n\r\n- So sánh 6 mẫu đã ngâm trong dung dịch\r\naxít và kiềm với mẫu đối chứng không ngâm hoá chất.
\r\n\r\n6.2.3.5 Báo cáo kết\r\nquả
\r\n\r\nMẫu được coi là đạt độ bền hoá nếu bề\r\nmặt men của mẫu sau khi chịu tác động của axít và kiềm, không lưu lại nét chì vạch\r\nlên và không khác so với mặt men của mẫu đối chứng.
\r\n\r\n6.2.4 Kiểm\r\ntra độ bền rạn men
\r\n\r\n6.2.4.1 Nguyên tắc
\r\n\r\nKiểm tra các vết rạn trên bề mặt men với\r\nsự trợ giúp của dung dịch xanh metylen, sau khi xử lý mẫu thử trong môi trường\r\nhơi nước áp suất cao (thiết bị autoclave).
\r\n\r\n6.2.4.2 Thiết bị và\r\nhoá chất
\r\n\r\n- Thiết bị autoclave, nước được cấp từ\r\nnguồn bên ngoài vào hoặc trực tiếp ở áp lực (500 ± 20) kPa (nhiệt độ hơi nước là (159\r\n± 1) °C);
\r\n\r\n- Xanh metylen, dung dịch 1 %;
\r\n\r\n- Vải mềm, không xổ lông.
\r\n\r\n6.2.4.3 Mẫu thử
\r\n\r\nChuẩn bị 5 mẫu thử, được cắt ra từ các\r\nchỗ khác nhau của cùng một sản phẩm, sao cho có một mặt mẫu không tráng men, diện\r\ntích mỗi mẫu không nhỏ hơn 100 cm2. Mẫu đảm bảo không có vết nứt rạn\r\nvà khuyết tật khác có thể nhìn thấy được.
\r\n\r\n6.2.4.4 Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nĐặt các mẫu thử vào thiết bị autoclave sao cho không tiếp xúc\r\nvới nhau. Nâng nhiệt độ trong khoảng 1 h để áp suất trong thiết bị autoclave đạt\r\nđược (500 ± 20) kPa (tương ứng nhiệt độ (159 ± 1) °C). Lưu mẫu ở áp suất này\r\ntrong 1 h, sau đó tắt nguồn nhiệt, xả hết hơi nước và giữ mẫu\r\ntrong thiết bị autoclave thêm 1 h để mẫu nguội đến nhiệt độ phòng. Sau đó lấy mẫu\r\nra, quét dung dịch xanh metylen 1 % lên bề mặt men của mẫu thử, sau 1 min lau sạch\r\nbề mặt mẫu bằng khăn ấm.
\r\n\r\nKiểm tra sự xuất hiện các vết rạn men,\r\nnếu có.
\r\n\r\n6.2.4.5 Báo cáo kết\r\nquả
\r\n\r\nMẫu thử được coi là đạt yêu cầu nếu bề\r\nmặt men của toàn bộ 5 mẫu thử không xuất hiện vết rạn sau quá trình thử.
\r\n\r\n6.2.5 Xác định\r\nđộ cứng bề mặt men
\r\n\r\n6.2.5.1 Nguyên tắc
\r\n\r\nĐộ cứng bề mặt men tương đương với độ\r\ncứng thang Mohs của khoáng chuẩn mà sau khi vạch khoáng chuẩn đó lên bề mặt men\r\ncủa mẫu thử không thấy xuất hiện vết xước.
\r\n\r\n6.2.5.2 Dụng cụ
\r\n\r\nKhoáng chuẩn có độ cứng tương ứng\r\ntheo thang Mohs ở Bảng 4.
\r\n\r\nBảng 4 - Độ cứng\r\nthang Mohs của khoáng chuẩn
\r\n\r\n\r\n Tên khoáng chuẩn \r\n | \r\n \r\n Độ cứng\r\n thang Mohs \r\n | \r\n \r\n Tên khoáng\r\n chuẩn \r\n | \r\n \r\n Độ cứng\r\n thang Mohs \r\n | \r\n
\r\n Talc (talc) \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Trường thạch (teldspar) \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n
\r\n Thạch cao (gypsum) \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Thạch anh (quartz) \r\n | \r\n \r\n 7 \r\n | \r\n
\r\n Canxit (calcite) \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Topaz (topaz) \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n
\r\n Flospat (fluorspar) \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Corun (corundum) \r\n | \r\n \r\n 9 \r\n | \r\n
\r\n Apatit (apatite) \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Kim cương (diamond) \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
6.2.5.3 Mẫu thử
\r\n\r\nChuẩn bị 5 mẫu thử, được cắt ra từ các\r\nchỗ khác nhau của cùng một sản phẩm, ít nhất có một mặt tráng men, diện tích mỗi\r\nmẫu không nhỏ hơn 100 cm2. Mẫu thử phải đảm bảo không có khuyết tật\r\ncó thể nhìn thấy được như rạn men.
\r\n\r\n6.2.5.4 Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nĐặt mẫu thử lên mặt bàn chắc chắn, mặt\r\nmen quay lên. Dùng tay vạch cạnh sắc của khoáng chuẩn lên mặt men với một lực đều\r\nđều. Vạch nhiều lần những khoáng chuẩn khác nhau trên từng mẫu thử và kiểm tra\r\nvết vạch trên mặt men bằng mắt thường (có thể bằng kính nếu thường đeo). Ghi lại\r\nđộ cứng theo thang Mohs\r\ncủa những khoáng chuẩn mà sau khi vạch không để lại vết trên mặt\r\nmen.
\r\n\r\n6.2.5.5 Báo cáo kết\r\nquả
\r\n\r\nĐộ cứng bề mặt men được tính theo độ cứng\r\nthang Mohs của khoáng chuẩn có độ cứng cao nhất mà theo thứ tự chưa vạch được vết\r\nlên bề mặt men.
\r\n\r\nTrường hợp bề mặt men có độ cứng thay\r\nđổi thì lấy giá trị độ cứng thấp nhất.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.2.6.1 Nguyên tắc
\r\n\r\nXác định độ thấm mực bằng cách nhúng mẫu\r\nthử vào dung dịch\r\nEosin nồng độ 1 % và đánh giá chiều dày thấm mực lớn nhất.
\r\n\r\n6.2.6.2 Thiết bị, dụng\r\ncụ và hoá chất
\r\n\r\n- Tủ sấy, hoạt động ổn định ở\r\nnhiệt độ (110 + 5) °C.
\r\n\r\n- Mực Eosin, dung dịch 1 % (Eosin\r\n- C20H8O5Br4\r\nlà thuốc nhuộm huỳnh quang đỏ ở dạng tinh thể, không tan trong nước).
\r\n\r\n- Dụng cụ đo, chính xác đến 0,01 mm.
\r\n\r\n6.2.6.3 Mẫu thử
\r\n\r\nChuẩn bị 5 mẫu thử, được cắt ra từ các\r\nchỗ khác nhau của cùng một sản phẩm, ít nhất có một mặt tráng men và không có\r\nkhuyết tật có thể nhìn thấy được. Kích thước mỗi mẫu (75 x 26) mm và\r\nchiều dày không nhỏ hơn 6 mm.
\r\n\r\n6.2.6.4 Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nSấy mẫu đến khối lượng không đổi ở nhiệt\r\nđộ (110 ± 5) °C, Sau đó nhúng chìm các mẫu thử vào dung dịch Eosin nồng độ 1 %\r\ntrong 1 h.
\r\n\r\nLấy mẫu ra, cắt hoặc đập vỡ mẫu và đo\r\nchiều dày lớp mực thấm vào xương sản phẩm tại vị trí mẫu vỡ.
\r\n\r\n6.2.6.5 Báo cáo kết\r\nquả
\r\n\r\nĐộ thấm mực của mẫu là chiều\r\ndày lớn nhất đo được của 5 mẫu, tính bằng milimét, mà dung dịch Eosin 1 % thấm\r\nqua bề mặt mẫu thử.
\r\n\r\n6.2.7 Xác định\r\nkhả năng chịu tải của sản phẩm
\r\n\r\n6.2.7.1 Nguyên tắc
\r\n\r\nTăng đều tải trọng lên sản phẩm đến tải\r\ntrọng yêu cầu và quan sát bằng mắt thường trạng thái của sản phẩm sau khi dỡ tải.
\r\n\r\n6.2.7.2 Thiết bị, dụng\r\ncụ và thuốc thử
\r\n\r\n- Tấm gỗ, nhẵn phẳng, kích thước\r\nphù hợp.
\r\n\r\n- Giá lắp mẫu, để cố định sản phẩm,\r\nnếu cần.
\r\n\r\n- Vật tải, tổng tải trọng (400\r\n± 5) kg.
\r\n\r\n- Thước nivô.
\r\n\r\n- Bàn đặt mẫu, đảm bảo phẳng,\r\nchắc chắn, có độ cao thích hợp và có thể xoay được trong khi quan sát.
\r\n\r\n- Xanh metylen, dung dịch 1 %.
\r\n\r\n6.2.7.3 Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\n- Trước khi thử dùng vải mềm lau sạch\r\nsản phẩm, đảm bảo mẫu thử không có vết rạn nứt hoặc bất kỳ một khuyết tật nào\r\nkhác.
\r\n\r\n- Lắp đặt mẫu thử lên giá lắp mẫu.\r\nDùng thước nivô kiểm tra độ phẳng của giá lắp mẫu. Đặt ngang tấm gỗ lên kín bề\r\nmặt mẫu và chất tải vào đúng trọng tâm mẫu. Tăng tải trọng từ từ lên tấm gỗ cho\r\ntới khi đạt tải trọng (400 ± 5) kg và giữ nguyên tải trọng đó trong 1 h.
\r\n\r\n- Sau đó dỡ tải và đặt mẫu thử lên bàn\r\nđặt mẫu. Quét dung dịch xanh metylen 1 % lên bề mặt sản phẩm và quan sát các vết\r\nrạn nứt, nếu có.
\r\n\r\n6.2.7.4 Báo cáo kết\r\nquả
\r\n\r\nSản phẩm được coi là đạt khả năng chịu\r\ntải nếu sau khi\r\nthử chất tải với mức tải trọng quy định mà không xuất hiện vết rạn nứt.
\r\n\r\n6.3 Xác định\r\ntính năng sử dụng của bệ xí xổm
\r\n\r\n6.3.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nTính năng sử dụng của từng sản\r\nphẩm được xác định bằng cách thử mô phỏng theo điều kiện sử dụng của sản phẩm\r\nđó, sau đó so sánh với yêu cầu quy định cho sản phẩm và đánh giá.
\r\n\r\n6.3.2 Xác định độ xả\r\nthoát của bệ xí bằng giấy vệ sinh
\r\n\r\n6.3.2.1 Nguyên tắc
\r\n\r\nDùng một lượng nước quy định để xả\r\nthoát một lượng giấy vệ sinh xác định qua bệ xí và đánh giá kết quả.
\r\n\r\n6.3.2.2 Thiết bị và vật\r\nliệu thử
\r\n\r\n- Két nước, có sẵn vạch mức, chứa một\r\nlượng nước xả từ 4 L đến 9 L tương ứng với bệ xí;
\r\n\r\n- Giấy vệ sinh 60 tấm, loại thấm nước s (xem Phụ lục B), mỗi mảnh\r\ngiấy có kích thước (130 ± 10)mm x (100 ± 10) mm, khối lượng tính trên mỗi đơn\r\nvị bề mặt của giấy vệ sinh là (30 ± 10) g/m2
\r\n\r\n6.3.2.3 Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nChuẩn bị két nước với lượng nước xả thích\r\nhợp với loại sản phẩm. Cuộn và vò nhẹ từng tấm, lấy 12 tấm giấy vệ sinh\r\nvới chậu xí người lớn và 6 mảnh đối với chậu xí trẻ em rồi thả chúng riêng rẽ\r\nvào lỏng bệ xí trong khoảng thời gian từ (14 - 18) s. Sau 2 s kể từ cuộn giấy\r\ncuối cùng được thả vào, bấm nút xả. Lặp lại quy trình này 5 lần
\r\n\r\n6.3.2.4 Báo cáo kết\r\nquả
\r\n\r\nSản phẩm được coi là đạt yêu cầu nếu\r\nsau 5 lần xả toàn bộ giấy vệ sinh thử đều được đầy thoát ra hết.
\r\n\r\n6.3.3 Xác định độ xả\r\nthoát của bệ xí bằng bi nhựa
\r\n\r\n6.3.3.1 Nguyên tắc
\r\n\r\nDùng một lượng nước xác định để xả\r\nthoát một số lượng bi xác định qua bệ xí và đánh giá kết quả.
\r\n\r\n6.3.3.2 Thiết bị và vật\r\nliệu thử
\r\n\r\n- Két nước, có sẵn vạch mức, chứa một\r\nlượng nước xả từ 4 L đến 9\r\nL tương ứng với bệ xí.
\r\n\r\n- Bi nhựa, 250 viên, đường kính (20 ±\r\n1) mm, khối lượng (3,7 ±0,1) g/viên.
\r\n\r\n6.3.3.3 Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nChuẩn bị két nước với lượng nước xả\r\nthích hợp với từng thể tích xả. Thả 50 viên bi vào lòng bệ xí và bấm nút xả. Đếm\r\nsố lượng bi thoát ra và lấy số bi còn lại\r\n(nếu còn) ra khỏi\r\nthân bệ xí. Lặp lại phép thử 5 lần.
\r\n\r\n6.3.3.4 Báo cáo kết\r\nquả
\r\n\r\nTính phần trăm số lượng bi bị đẩy ra\r\nngoài so với số lượng bi thử nghiệm.
\r\n\r\nKết quả là trung bình cộng của kết quả\r\n5 lần thử.
\r\n\r\n7 Báo cáo thử nghiệm
\r\n\r\nBáo cáo thử nghiệm bao gồm các thông\r\ntin sau:
\r\n\r\n- Thông tin về mẫu thử (kiểu, loại và\r\nnơi sản xuất, nếu có).
\r\n\r\n- Viện dẫn tiêu chuẩn này hoặc phương\r\npháp đã sử dụng.
\r\n\r\n- Mô tả quá trình chuẩn bị mẫu và các\r\nbước tiến hành thử.
\r\n\r\n- Nhận xét, đánh giá hoặc kết quả thử\r\nkèm đơn vị đo tương ứng.
\r\n\r\n- Mọi thao tác không quy định\r\ntrong tiêu chuẩn này hoặc được coi là tùy chọn.
\r\n\r\n- Ngày, tháng và người thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.1 Ghi nhãn
\r\n\r\nMỗi sản phẩm trước khi xuất xưởng đều có dán\r\nnhãn hiệu hàng hóa, đảm bảo rõ ràng, bền màu, dễ nhận biết.
\r\n\r\nViệc ghi nhãn sản phẩm phải đảm bảo ít\r\nnhất các nội dung sau:
\r\n\r\n- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
\r\n\r\n- Tên, ký hiệu và loại của sản phẩm;
\r\n\r\n- Viện dẫn tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nKèm theo nhãn sản phẩm có hướng dẫn lắp\r\nđặt và sử dụng cho sản phẩm.
\r\n\r\n8.2 Bảo quản
\r\n\r\nSản phẩm sứ vệ sinh được bảo quản\r\nriêng theo từng chủng loại và cấp chất lượng (nếu có).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Xác định độ hút nước bằng phương pháp đun sôi
\r\n\r\nA.1 Nguyên tắc
\r\n\r\nBão hoà mẫu thử trong nước đun sôi và\r\nxác định độ tăng tương đối của khối lượng mẫu thử.
\r\n\r\nA.2 Thiết bị, dụng\r\ncụ
\r\n\r\n- Tủ sấy, hoạt động ổn định ở nhiệt\r\nđộ (110 ± 5) °C.
\r\n\r\n- Cân, chính xác đến 0,05 g.
\r\n\r\n- Thùng có lưới ngăn để đun nước.
\r\n\r\n- Nước cất hoặc nước đã khử ion.
\r\n\r\n- Mảnh vải mềm, không sổ lông.
\r\n\r\n- Bình hút ẩm.
\r\n\r\nA.3 Mẫu thử
\r\n\r\nChuẩn bị 3 mẫu thử, được cắt\r\nra từ các chỗ khác nhau của cùng một sản phẩm, sao cho có một mặt mẫu không\r\ntráng men, diện tích mỗi mẫu không nhỏ hơn 25 cm2.
\r\n\r\nA.4 Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nLàm sạch mẫu bằng nước cất, sấy khô mẫu\r\ntrong tủ sấy ở nhiệt độ (110 ± 5) °C đến khối lượng không đổi, cân mẫu chính xác đến đến\r\n0,05 g và làm nguội trong bình hút ẩm tới nhiệt độ phòng. Cân mẫu chính xác đến\r\n0,05 g (mo) và đặt mẫu vào trong thùng nước có lưới ngăn sao cho các mẫu không\r\nchạm nhau. Đun sôi mẫu trong 3h. Sau đó ngâm mẫu trong nước 20h rồi vớt mẫu ra,\r\nlau bằng vải ẩm cân lại chính xác đến 0,05 g (m1).
\r\n\r\nA.5 Tính kết quả
\r\n\r\nĐộ hút nước (W), được tính bằng phần\r\ntrăm, theo công thức:
\r\n\r\n\r\n\r\n
trong đó:
\r\n\r\nm1 là khối lượng mẫu\r\nsau khi bão hoà nước, tính bằng gam.
\r\n\r\nm0 là khối lượng mẫu đã sấy\r\nkhô, tính bằng gam.
\r\n\r\nKết quả là giá trị trung bình cộng của\r\n3 mẫu thử.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Thời gian bão hòa nước của\r\ngiấy vệ sinh đơn được đo bằng phương pháp giỏ.
\r\n\r\nMột số lượng vừa đủ các mảnh giấy được\r\nxếp chồng lên nhau và cắt theo kích thước (75 x 250) mm. Cân lấy ra\r\nkhoảng 5 g, cuộn lại và đưa vào giỏ theo hình D.1.
\r\n\r\nĐặt giỏ lật ngược chứa giấy vào trong\r\nbình thủy tình hình trụ theo Hình D.2 chứa nước có nhiệt độ chênh lệch không\r\nquá ± 3 °C so với nhiệt độ của nước dùng để xả. Đo thời gian bằng giây (s) tính\r\ntừ khi đặt giỏ xuống nước cho đến khi nó chìm hoàn toàn. Lặp lại thử nghiệm 3 lần\r\nvà ghi lại thời gian trung bình thực hiện.
\r\n\r\nThử nghiệm phải thực hiện trong cùng\r\nđiều kiện về độ ẩm và nhiệt độ\r\ncủa không khí như đối với các thử nghiệm xả tương đương.
\r\n\r\nKích thước tính bằng\r\nmilimét
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ THÍCH
\r\n\r\nĐường kính của dày 0,75 mm
\r\n\r\nKhối lượng 3 g
\r\n\r\n\r\n Hình D.1 - Giỏ \r\n | \r\n \r\n Hình D.2 -\r\n Cách đặt giỏ \r\n | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12647:2020 về Bệ xí xổm đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12647:2020 về Bệ xí xổm
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN12647:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |