TIÊU\r\nCHUẨN QUỐC GIA
\r\n\r\nTCVN\r\n11684-3:2020
\r\nISO/TR 20152-3:2013
KẾT CẤU GỖ - TÍNH NĂNG DÁN DÍNH CỦA CHẤT KẾT DÍNH - PHẦN\r\n3: SỬ DỤNG CÁC LOÀI GỖ THAY THẾ\r\nTRONG THỬ NGHIỆM DÁN DÍNH
\r\n\r\nTimber\r\nstructures - Bond performance of adhesives - Part 3: Use of alternative species\r\nfor bond tests
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 11684-3:2020 hoàn toàn\r\ntương đương với ISO/TR 20152-3:2013.
\r\n\r\nTCVN 11684-3:2020 do Ban kỹ\r\nthuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC165 Kết cấu gỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu\r\nchuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\nBộ TCVN 11684 (ISO 20152), Kết cấu\r\ngỗ - Tính năng dán dính của chất kết dính (Timber structures - Bond performance\r\nof adhesives), gồm các tiêu chuẩn sau:
\r\n\r\n- TCVN 11684-1:2016 (ISO\r\n20152-1:2010), Phần 1: Yêu cầu cơ bản.
\r\n\r\n- TCVN 11684-2:2020 (ISO 20152-2:2011),\r\nPhần 2: Các yêu cầu bổ sung
\r\n\r\n- TCVN 11684-3:2020 (ISO/TR 20152\r\n-3:2013), Phần 3: Sử dụng các loài gỗ thay thế trong thử nghiệm dán dính.
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được xây dựng để đơn giản\r\nhóa việc đánh giá tính năng dán dính của chất kết dính tại những nơi khó tìm được\r\ncác loài gỗ thử nghiệm theo quy định trong TCVN 11684-1 (ISO 201152-1) và TCVN\r\n11684-2 (ISO 20152-2). Tiêu chuẩn này đưa ra các quy trình để lựa chọn các loài\r\ngỗ thay thế có sẵn tại nơi đó.
\r\n\r\n\r\n\r\n
KẾT CẤU GỖ -\r\nTÍNH NĂNG DÁN DÍNH CỦA CHẤT KẾT DÍNH - PHẦN 3: SỬ DỤNG CÁC LOÀI GỖ THAY THẾ\r\nTRONG THỬ NGHIỆM DÁN DÍNH
\r\n\r\nTimber\r\nstructures - Bond performance of adhesives - Part 3: Use of alternative species\r\nfor bond tests
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra các quy trình cần\r\nthiết để công nhận một số loài gỗ mới theo TCVN 11684-1 (ISO 20152-1) và TCVN\r\n11684-2 (ISO 20152-2) nhằm đánh giá chất lượng chất kết dính dùng cho gỗ kết cấu.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau đây là cần\r\nthiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố\r\nthì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì\r\náp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 11684-1 (ISO 20152-1), Kết cấu\r\ngỗ - Tính năng dán dính của chất kết dính - Phần 1:Yêu cầu cơ bản
\r\n\r\nTCVN 11684-2 (ISO 20152-2), Kết cấu\r\ngỗ - Tính năng dán dính của chất kết dính - Phần 2: Các yêu cầu bổ sung
\r\n\r\n\r\n\r\nTCVN 11684-1 (ISO 20152-1) cho phép tiến\r\nhành đánh giá chất kết dính theo phương pháp A và phương pháp B. TCVN 11684-2\r\n(ISO 20152-2) không phân biệt các phương pháp nhưng có thể sử dụng các loài gỗ\r\nthay thế để đưa vào khi áp dụng các quy trình này.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác quy định có trong tiêu chuẩn này\r\nchỉ áp dụng cho phương pháp A theo TCVN 11684-1 (ISO 20152-1).
\r\n\r\n\r\n\r\nKhi sử dụng các quy trình theo phương\r\npháp B, chì cho phép dùng lớp nền là gỗ sồi. Không cho phép dùng các loài gỗ mới\r\nđể đưa vào các quy trình theo phương pháp B trong TCVN 11684-1 (ISO 20152-1).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nVới mỗi loài gỗ cứng (gỗ cây lá rộng)\r\nvà gỗ mềm (gỗ cây lá kim) cơ quan đề xuất chỉ đưa ra một loài gỗ phổ biến nhất\r\nđược sử dụng trong công nghiệp gỗ ở địa phương để gia công các sản phẩm gỗ kỹ\r\nthuật sử dụng chất kết dính và đưa ra bằng chứng về vấn đề này. Các loài gỗ sẽ không\r\nnhất thiết phải là loài khó dán dính bằng keo nhất vì các quy trình đánh giá phẩm\r\ncấp khác đã được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm yêu cầu các thử nghiệm tiếp\r\ntheo nhằm thiết lập các loài gỗ đặc biệt có thể gây ảnh hưởng đến sự dán dính\r\ntrong chất kết dính.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH TCVN 11684-1 (ISO 20152-1) và\r\nTCVN 11684-2 (ISO 20152-2) đưa ra một danh sách ban đầu sử dụng các loài gỗ đã\r\nchuẩn hóa, nhưng các thử nghiệm trong nhà máy để kiểm tra khả năng dán dính của\r\nchất kết dính cho các sản phẩm cụ thể đối với các loài gỗ cụ thể theo các quy\r\ntrình sản xuất cụ thể vẫn phải đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm. Tại một\r\nsố địa phương, các loài gỗ khó phủ keo dán có trữ lượng ít hơn không được sử dụng\r\nlàm các sản phẩm gỗ kỹ thuật nếu, sau các thử nghiệm đánh giá phẩm cấp, chúng\r\nkhông thể đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm thích hợp. Một ví dụ điển\r\nhình là Úc thường sử dụng thông radiata (pinus radiata) thuộc loài gỗ mềm và\r\ncây thanh lương trà (cây bạch đàn) (eucalyptus regnans) thuộc loài gỗ cứng,\r\nchúng đã được biết là loài có khả năng dán dính tốt, bởi các loài gỗ khác có khả\r\nnăng dán dính không tốt và là các đề xuất không đáng tin khi sử dụng trong các\r\nsản phẩm gỗ đã dán dính chất kết dính.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác loài được chọn phải có tỷ trọng\r\nkhô kiệt không nhỏ hơn
\r\n\r\n- 0,49 đối với gỗ mềm;
\r\n\r\n- 0,65 đối với gỗ cứng.
\r\n\r\n4.3 Vòng năm\r\ncủa các loài gỗ
\r\n\r\nĐối với các loài gỗ ở khu vực có khí hậu\r\nlạnh được dùng để đánh giá tính năng dán dính của chất kết dính phải quan sát\r\nthấy có ít nhất 3 vòng năm trên 10 mm đường kính gỗ. Không áp dụng yêu cầu này\r\nđối với các loài gỗ sinh trưởng ở khu vực có khí hậu nhiệt đới và khu vực có\r\nkhí hậu ấm bởi đường kính gỗ không hiển thị vòng năm theo mùa.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Tại khu vực có khí hậu lạnh,\r\ntốc độ sinh trưởng thay đổi theo mùa và điều này được phản ánh thông qua sự\r\nhình thành vòng năm. Khoảng thời gian ấm hơn sẽ kích thích sự sinh trưởng của gỗ\r\nhơn. Vòng năm tại khu vực có khí hậu ấm và khu vực nhiệt đới thường nhỏ hơn. Quản\r\nbào gỗ mềm được hình thành ở giai đoạn sau của chu kỳ sinh trưởng có vách dày\r\nhơn, thường có tất cả các kích thước nhỏ hơn và trong các mao mạch gỗ cứng được\r\nhình thành sớm trong mùa sinh trưởng có thể là lớn hơn và nhiều hơn.
\r\n\r\n4.4 Đặc\r\ntrưng độ co rút-giãn nở của các loài gỗ
\r\n\r\nKhi sấy từ điểm bão hòa thớ gỗ đến độ ẩm\r\n12 %, độ co rút theo phương tiếp tuyến của các loài gỗ được chọn không được nhỏ\r\nhơn
\r\n\r\n- 4 % đối với gỗ mềm;
\r\n\r\n- 9 % đối với gỗ cứng.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác yêu cầu đối với giá trị trung vị của\r\nđộ bền trượt của mẫu thử đã dán dính thành mẫu theo các cách xử lý quy định\r\ntrong 6.5.1.3.2, 6.5.1.3.5 của TCVN 11684-1 (ISO 20152-1) phải đáp ứng hoặc cao\r\nhơn các yêu cầu trong Bảng 1.
\r\n\r\nBàng 1 - Các\r\nyêu cầu đối với giá trị trung vị của độ bền trượt của mẫu thử đã dán dính là một\r\nphần giá trị trung vị của độ bền trượt của mẫu thử chưa dán dính
\r\n\r\n\r\n Cách xử lý\r\n và điều kiện tại thời điểm thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n Các yêu cầua\r\n đối với giá trị trung vị của độ bền trượt ở loại sử dụng 3 \r\n | \r\n \r\n Các yêu cầu\r\n đối với giá trị trung vị của độ bền trượt ở loại sử dụng 1 và 2 \r\n | \r\n |
\r\n Gỗ cứnga \r\n | \r\n \r\n Gỗ mềmb \r\n | \r\n \r\n Chỉ gỗ mềm \r\n | \r\n |
\r\n 6.5.1.3.2 -Trạng thái khô \r\n | \r\n \r\n 0,9 \r\n | \r\n \r\n 0,9 \r\n | \r\n \r\n 0,9 \r\n | \r\n
\r\n 6.5.1.3.3 - Trạng thái ẩm (thử nghiệm\r\n trong điều kiện áp suất - chân không) \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,6 \r\n | \r\n
\r\n 6.5.1.3.5 - Trạng thái ẩm (thử nghiệm\r\n trong điều kiện luộc - sấy khô - làm lạnh) \r\n | \r\n \r\n 0,3 \r\n | \r\n \r\n 0,3 \r\n | \r\n \r\n 0,35 \r\n | \r\n
\r\n a Mẫu thử đã\r\n dán dính được coi là thỏa mãn nếu đạt được 0,9 lần độ bền trượt chưa dán dính\r\n trong điều kiện khô. Tỷ lệ các điều kiện xử lý khác tương ứng với cùng tỷ lệ\r\n được đưa ra trong phương pháp A của TCVN 11684-1 (ISO 20152-1). \r\n | \r\n
Các yêu cầu đối với giá trị trung vị của\r\nđộ bền trượt của mẫu theo các cách xử lý quy định trong 6.5.1.3.2, 6.5.1.3.5 của\r\nTCVN 11684-1 (ISO 20152-1) phải đáp ứng hoặc cao hơn các yêu cầu trong Bảng 2 của\r\nTCVN 11684-1 (ISO 20152-1).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nChất kết dính được chọn phải tuân theo\r\ncác quy định của phương pháp A trong TCVN 11684-1 (ISO 20152-1). Chất kết dính\r\nphải được trộn đều và phủ trên nền gỗ theo các khuyến nghị của nhà cung cấp.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.2.1 Xác định kết quả\r\ntrượt khối từ 3 mẫu gỗ có chiều dài xấp xỉ là 3 m, chiều rộng từ 120 mm đến 140\r\nmm và chiều dày từ 45 mm đến 50 mm, xem Hình 1, đáp ứng các yêu cầu đối với tỷ\r\ntrọng và vòng năm theo 4.2 và 4.3. Mau này được sử dụng để tạo ra hai mẫu tương\r\nthích, với mẫu thứ nhất sử dụng làm mẫu thử trượt khối chưa dán dính và mẫu thứ\r\nhai sử dụng làm mẫu thử trượt khối đã dán dính.
\r\n\r\n5.2.2 Gia công mẫu tương\r\nthích A đến độ dày 40 mm, cắt mẫu thử trượt khối chưa dán dính (120) thành 100\r\nvà 20.
\r\n\r\n5.2.3 Gia công cả hai cạnh\r\ncủa mẫu tương thích B đến độ dày tối thiểu là 42 mm, như chỉ dẫn trong Hình 1,\r\nsau đó dán dính các bề mặt gia công theo các khuyến nghị của nhà cung ứng chất\r\nkết dính trong khoảng 2 h tính từ khi quá trình gia công kết thúc, cắt mẫu thử\r\ntrượt khối (120) thành 100 và 20 từ các mẫu ghép đã dán dính được nêu trong\r\nTCVN 11684-1 (ISO 20152-1).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 1 - Các\r\nmẫu tương thích được cắt và\r\ntrình tự dán dính
\r\n\r\n\r\n\r\nThử nghiệm trượt khối phải tuân theo\r\ncác quy trình thử nghiệm được quy định trong TCVN 11684-1 (ISO 20152-1).
\r\n\r\n\r\n\r\nBiểu thị tất cả các kết quả theo quy định\r\ntrong TCVN 11684-1 (ISO 20152-1).
\r\n\r\n\r\n\r\nĐối với các mẫu thử đã dán dính, báo\r\ncáo phải bao gồm tất cả các chi tiết được quy định trong 9.2, 9.3.1, 9.3.2 của\r\nTCVN 11684-1 (ISO 20152-1). Đối với các mẫu thử chưa dán dính chỉ yêu cầu giá\r\ntrị độ bền trượt.
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11684-3:2020 (ISO/TR 20152-3:2013) về Kết cấu gỗ – Tính năng dán dính của chất kết dính – Phần 3: Sử dụng các loài gỗ thay thế trong thử nghiệm dán dính đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11684-3:2020 (ISO/TR 20152-3:2013) về Kết cấu gỗ – Tính năng dán dính của chất kết dính – Phần 3: Sử dụng các loài gỗ thay thế trong thử nghiệm dán dính
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN11684-3:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |