TCVN\r\n11684-2:2020
\r\nISO 20152-2:2011
KẾT CẤU GỖ - TÍNH NĂNG DÁN DÍNH CỦA CHẤT KẾT DÍNH - PHẦN\r\n2: CÁC YÊU CẦU BỔ SUNG
\r\n\r\nTimber\r\nstructures - Bond performance of adhesives - Part 2: Additional requirements
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 11684-2:2020 hoàn toàn\r\ntương đương với ISO 20152-2:2011.
\r\n\r\nTCVN 11684-2:2020 do Ban kỹ\r\nthuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC165 Kết cấu gỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu\r\nchuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\nBộ TCVN 11684 (ISO 20152), Kết cấu\r\ngỗ - Tính năng dán dính của chất kết dính (Timber structures - Bond performance\r\nof adhesives), gồm các tiêu chuẩn sau:
\r\n\r\n- TCVN 11684-1:2016 (ISO\r\n20152-1:2010), Phần 1: Yêu cầu cơ bản.
\r\n\r\n- TCVN 11684-2:2020 (ISO\r\n20152-2:2011), Phần 2: Các yêu cầu bổ sung
\r\n\r\n- TCVN 11684-3:2020 (ISO\r\n20152-3:2013), Phần 3: Sử dụng các loài gỗ thay thế trong thử nghiệm dán\r\ndính.
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được xây dựng nhằm đưa\r\nra các yêu cầu tính năng bổ sung đối với mạch keo tạo ra bởi chất kết dính\r\ntrong các sản phẩm gỗ dùng cho kết cấu. Tiêu chuẩn này chỉ bắt buộc trong một số\r\ntính chất [độ dão và độ bền trượt ở nhiệt độ cao] và trong một số vị trí cụ thể\r\n(vị trí có các yêu cầu đối với keo chèn mối ghép hở).
\r\n\r\nTiêu chuẩn này tập trung vào tính năng\r\nmạch keo và chủ yếu dùng để đánh giá chất kết dính gỗ. Khi sử dụng theo cách\r\nnày, các thử nghiệm và cách đánh giá được xây dựng dựa vào các loài gỗ đã chuẩn\r\nhóa, nhưng cũng có thể sử dụng để đánh giá mạch keo trong các sản phẩm gỗ từ\r\ncác loài gỗ khác có thể đã được bảo quản và xử lý để chậm cháy. Tiêu chuẩn này\r\nkỳ vọng các tiêu chuẩn sản phẩm [ví dụ gỗ ghép thanh bằng keo (glulam), gỗ nhiều\r\nlớp (LVL), v.v...] cần nhấn mạnh vào yêu cầu lựa chọn để đáp ứng trong việc thiết\r\nlập một dây chuyền sản xuất mới hoặc trong giới thiệu sản phẩm mới, chất kết\r\ndính mới, loài gỗ mới, v.v... trên một dây truyền sản xuất hiện có như một phần\r\ncủa quy trình đánh giá chất lượng.
\r\n\r\nVấn đề tính năng nhiệt độ cao có thể\r\nđược tranh luận trong nhiều tiêu chuẩn quốc gia đối với các yêu cầu về:
\r\n\r\n- Thử nghiệm độ bền ở nhiệt độ 220 °C\r\nhoặc cao hơn;
\r\n\r\n- Thử nghiệm độ dão ở nhiệt độ 180 °C\r\nhoặc cao hơn;
\r\n\r\n- Thử nghiệm độ dão ở nhiệt độ 70 °C\r\nhoặc cao hơn.
\r\n\r\nTất cả đều để giúp giải quyết thỏa\r\nđáng tính năng nhiệt độ cao. Các thử nghiệm theo CSA O112.9 và CEN EN 15416-2 ở\r\nnhiệt độ 70 °C được đưa ra trong TCVN 11684-1 (ISO 20152-1): Yêu cầu cơ bản.\r\nCác thử nghiệm và yêu cầu đối với độ bền nhiệt độ cao ở 220 °C hoặc cao hơn (dựa\r\ntrên yêu cầu của ASTM), độ bền dão (khả năng chịu dão) ở nhiệt độ 180 °C hoặc\r\ncao hơn (dựa trên CSA O112.9) cùng với độ bền của keo chèn mối ghép hở, sẽ được\r\nđưa ra trong tiêu chuẩn này. Các nhà sản xuất chất kết dính phải làm quen với\r\ncác quy định về xây dựng của từng vùng để xác định nếu các yêu cầu “bổ sung” là\r\ncần thiết.
\r\n\r\nNgười sử dụng tiêu chuẩn này cần chú ý\r\ncác vấn đề về xây dựng phải theo quy định hiện hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n
KẾT CẤU GỖ -\r\nTÍNH NĂNG DÁN DÍNH CỦA CHẤT KẾT DÍNH - PHẦN 2: CÁC YÊU CẦU BỔ SUNG
\r\n\r\nTimber\r\nstructures - Bond performance of adhesives - Part 2: Additional requirements
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định các yêu cầu\r\ntính năng đối với mạch keo dán gỗ trong các bộ phận gỗ kết cấu chế tạo sẵn.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau đây là cần\r\nthiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố\r\nthì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố\r\nthì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 8048-1 (ISO 3130), Gỗ - Phương\r\npháp thử cơ lý - Phần 1: Xác định độ ẩm cho các phép thử cơ lý
\r\n\r\nTCVN 8576 (ISO 12579), Kết cấu gỗ -\r\nGỗ ghép thanh bằng keo - Phương pháp thử độ bền trượt của mạch keo
\r\n\r\nTCVN 11684-1 (ISO 20152-1), Kết cấu\r\ngỗ - Tính năng dán dính của chất kết dính - Phần 1: Yêu cầu cơ bản
\r\n\r\nASTM D7247, Standard test method\r\nfor evaluating the shear strength of adhesive bonds in laminated wood products\r\nat elevated temperatures (Tiêu chuẩn phương pháp thử để đánh giá độ bền trượt của\r\nmạch keo trong sản phẩm gỗ nhiều lớp ở nhiệt độ cao)
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật\r\nngữ và định nghĩa sau:
\r\n\r\n3.1
\r\n\r\nTỷ trọng (specific gravity)
\r\n\r\nTỷ số giữa khối lượng của mẫu thử khô\r\nkiệt và khối lượng của thể tích nước mà mẫu thử chiếm chỗ tại độ ẩm quy định.
\r\n\r\n3.2
\r\n\r\nTỷ trọng khô kiệt (oven dry\r\nspecific gravity)
\r\n\r\nTỷ số giữa tỷ trọng dựa trên khối lượng\r\ngỗ khô kiệt và thể tích khô kiệt của nó sau khi sấy đến khối lượng không đổi\r\ntrong tủ sấy có thông khí ở nhiệt độ từ 100 °C đến 105 °C.
\r\n\r\n3.3
\r\n\r\nTỷ lệ phần trăm gỗ bị phá hủy (wood failure\r\npercentage)
\r\n\r\nTỷ lệ phần trăm sợi gỗ bị đứt trong\r\nquá trình tách bề mặt liên kết giữa mặt bám dính/chất kết dính và được sử dụng\r\nđể đánh giá hiệu quả chất lượng dán dính của chất kết dính.
\r\n\r\n\r\n\r\nViệc đánh giá chất lượng dán dính của\r\nchất kết dính trong tiêu chuẩn này dựa vào tính năng của nó được xác định qua\r\ncác tính chất sau:
\r\n\r\na) độ bền dão (khả năng chịu dão) ở nhiệt\r\nđộ cao (180 °C hoặc cao hơn) (xem 5.2);
\r\n\r\nb) khả năng chống phá hủy do trượt ở\r\nnhiệt độ cao (220 °C hoặc cao hơn) (xem 5.3);
\r\n\r\nc) khả năng tạo ra đủ độ bền trượt ở\r\ncác mạch keo dày (có chiều dày lớn hơn 1,0 mm) (xem 5.4);
\r\n\r\nCác yêu cầu về tính năng là tùy chọn\r\nkhông bắt buộc trong tất cả các tính chất [phá hủy do dão ở nhiệt độ cao và phá\r\nhủy do trượt ở nhiệt độ cao] và cho tất cả các ứng dụng [không bắt buộc sử dụng\r\nkeo chèn mối ghép hở trong các mối ghép ngón, mối nối trên cạnh và bề mặt của gỗ\r\nghép thanh bằng keo (glulam), gỗ dán hoặc gỗ nhiều lớp (LVL)]. Khi một số yêu cầu\r\nphải đáp ứng quy định hiện hành, phải thử nghiệm mạch keo như quy định trong\r\ntiêu chuẩn này.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.1 Mô tả chi tiết chất kết dính, trộn\r\nvà sử dụng
\r\n\r\nChất kết dính phải được trộn đều và phủ\r\nlên nền gỗ theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất chất kết dính. Loại và lượng\r\ncác chất độn và/hoặc chất bổ sung dùng trong chất kết dính phải tuân theo yêu cầu\r\ncủa nhà sản xuất chất kết dính.
\r\n\r\n5.2 Độ bền dão ở nhiệt độ cao
\r\n\r\n5.2.1 Quy định chung
\r\n\r\nThử nghiệm độ bền dão ở nhiệt độ cao\r\n(180 °C hoặc cao hơn) phải theo 6.3 và phải đáp ứng được các yêu cầu trong\r\n5.2.2.
\r\n\r\n5.2.2 Các yêu cầu
\r\n\r\nĐộ bền dão ở nhiệt độ cao phải được chứng\r\nminh thông qua thử nghiệm phù hợp với 6.3. Giá trị trung bình chuyển vị độ dão\r\n(chịu dão) [xem Hình 6 của TCVN 11684-1 (ISO 20152-1) và Phụ lục A của tiêu chuẩn\r\nnày] tại tất cả mặt cắt ngang đã dán dính của từng mẫu thử không được vượt quá\r\n0,6 mm và giá trị trung bình chuyển vị độ dão tối đa tại một mặt cắt ngang bất\r\nkỳ phải không vượt quá 2,9 mm sau thời gian chịu tải quy định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Nhiệt độ ở trong khoảng từ\r\n180 °C đến 220 °C trong 5.2.2 là thích hợp để đánh giá chất kết dính sử dụng\r\ntrong chi tiết có mặt cắt ngang nhỏ trong các mẫu ghép chịu lửa.
\r\n\r\n5.3 Độ bền trượt ở nhiệt độ cao
\r\n\r\n5.3.1 Quy định chung
\r\n\r\nThử nghiệm độ bền trượt ở nhiệt độ cao\r\n(220 °C hoặc cao hơn) phải theo 6.4 và phải đáp ứng được các yêu cầu trong\r\n5.3.2.
\r\n\r\n5.3.2 Các yêu cầu
\r\n\r\nĐể định rõ một tổ hợp của nhiệt độ thử\r\nnghiệm và khoảng thời gian chịu tác động, hoặc sự duy trì độ bền trượt cần tham\r\nkhảo tiêu chuẩn sản phẩm có liên quan được đưa ra bởi nhà sản xuất sản phẩm gỗ\r\nnhiều lớp, tổ chức và/hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp đủ năng lực. Tính năng của\r\ncác mẫu thử đã dán dính phải được so sánh với mẫu thử đối chứng gỗ nguyên.
\r\n\r\n5.4 Độ bền của keo chèn mối ghép hở
\r\n\r\n5.4.1 Quy định chung
\r\n\r\nTiến hành thử nghiệm cho keo chèn mối\r\nghép hở khi chiều dày điển hình của mạch keo trong các sản phẩm gỗ dùng cho kết\r\ncấu lớn hơn 1,0 mm để thể hiện độ bền thích hợp. Thử nghiệm này được tiến hành\r\ntrên các mạch keo có chiều dày từ trên 1,0 mm đến 2,0 mm, nhưng thử nghiệm ở các\r\nchiều dày khác cũng có thể được chấp nhận theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và\r\nngười sử dụng.
\r\n\r\n5.4.2 Các yêu cầu
\r\n\r\nCác yêu cầu về tính năng theo thỏa thuận\r\ngiữa nhà sản xuất chất kết dính và người sử dụng. Tính năng kết dính cơ bản của\r\nkeo chèn mối ghép hở phải tuân theo các yêu cầu được quy định trong TCVN\r\n11684-1 (ISO 20152-1).
\r\n\r\n6 Chuẩn bị mẫu và\r\nphương pháp thử
\r\n\r\n6.1 Các yêu\r\ncầu đối với mẫu thử
\r\n\r\n6.1.1 Đánh giá trên gỗ cứng (gỗ cây\r\nlá rộng)
\r\n\r\nKhi chất kết dính sử dụng trên gỗ cứng\r\nđược thử nghiệm theo 6.3, 6.4 và 6.5, phải tiến hành đánh giá trên gỗ phong cứng\r\n(acer saccharum hoặc acer nigrum). Các loài gỗ bổ sung được phép\r\ndùng trong thử nghiệm, được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm có liên quan, được\r\nđưa ra bởi nhà sản xuất sản phẩm gỗ nhiều lớp, tổ chức và/hoặc tổ chức đánh giá\r\nsự phù hợp đủ năng lực khi đáp ứng được các yêu cầu quy định trong TCVN 11684-1\r\n(ISO 20152-1).
\r\n\r\n6.1.2 Đánh giá trên gỗ mềm (gỗ cây lá\r\nkim)
\r\n\r\nKhi chất kết dính sử dụng trên gỗ mềm\r\nđược thử nghiệm theo 6.3, 6.4 và 6.5, phải tiến hành đánh giá trên một trong\r\ncác loài sau đây, khi đáp ứng được các yêu cầu quy định trong TCVN 11684-1 (ISO\r\n20152-1).
\r\n\r\na) Gỗ thông Lodgepole (pinus\r\ncontorta hoặc latifolia);
\r\n\r\nb) Gỗ vân sam đen (picea mariana);
\r\n\r\nc) Gỗ linh sam Douglas (psuedotsuga\r\nmenziesii)
\r\n\r\nd) Các loài gỗ được quy định trong\r\ntiêu chuẩn sản phẩm có liên quan, được đưa ra bởi nhà sản xuất sản phẩm gỗ nhiều\r\nlớp, tổ chức và/hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp đủ năng lực.
\r\n\r\n6.1.3 Tỷ trọng khô kiệt của gỗ
\r\n\r\n6.1.3.1 Mẫu gỗ dùng cho các\r\nphép thử quy định trong 6.3 đến 6.5 là một đoạn dài 25 mm có mặt cắt ngang hoàn\r\nchỉnh và được cắt cách đầu thanh ít nhất 150 mm.
\r\n\r\n6.1.3.2 Tỷ trọng khô kiệt của\r\ngỗ trên từng mặt cắt ngang hoàn chỉnh phải:
\r\n\r\na) Không được nhỏ hơn 0,65 đối với gỗ\r\ncứng;
\r\n\r\nb) Không được nhỏ hơn 0,49 đối với gỗ\r\nmềm.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.2.1 Độ ẩm gỗ được xác định\r\ntheo TCVN 8048-1 (ISO 3130).
\r\n\r\n6.2.2 Độ ẩm mẫu gỗ tại thời\r\nđiểm ghép phải theo quy định của nhà sản xuất chất kết dính.
\r\n\r\n6.2.3 Khi mẫu chất kết\r\ndính được chỉ định là phù hợp để dán dính gỗ mới chặt hạ, độ ẩm tất cả các mẫu\r\nphải lớn hơn 30 % tại thời điểm dán dính.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.3.1 Chuẩn bị mẫu ghép
\r\n\r\nChuẩn bị mẫu ghép và mẫu thử để thử\r\nnghiệm độ dão như mô tả trong TCVN 11684-1 (ISO 20152-1). Tiêu chuẩn này cho\r\nphép sử dụng các mẫu thử tương tự trong thử nghiệm độ dão tại môi trường B của\r\nTCVN 11684-1 (ISO 20152-1) khi tiến hành thử nghiệm độ bền dão ở một nhiệt độ\r\ncao.
\r\n\r\n6.3.2 Ổn định mẫu thử
\r\n\r\nMẫu thử phải được ổn định trước khi tiến\r\nhành thử nghiệm ở nhiệt độ (20±2) °C và độ ẩm tương đối (65 ±5) % cho đến khi đạt\r\nđược khối lượng không đổi. Khi mẫu thử được thử nghiệm theo môi trường B của\r\nTCVN 11684-1 (ISO 20152-1), mẫu thử phải không chịu tải từ thiết bị thử và phải\r\nđể nguội đến nhiệt độ môi trường trước khi gia tải lại.
\r\n\r\n6.3.3 Cách tiến hành
\r\n\r\nTác dụng một tải trọng lên mẫu thử\r\ntheo TCVN 11684-1 (ISO 20152-1), và duy trì mức ứng suất (2,1 ±0,1) MPa trong\r\nthời gian 2 h. Tác động tăng dần mức ứng suất để bù cho sự giảm độ cứng (hệ số\r\nđàn hồi) của lò xo khi thiết bị thử nghiệm độ dão bị gia nhiệt đến 180 °C hoặc\r\ncao hơn. Mức tăng cần thiết có thể được xác định bằng cách so sánh độ cứng của\r\nlò xo ở điều kiện nhiệt độ phòng với khi lò xo bị gia nhiệt ở nhiệt độ quy định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Độ cứng của lò xo thay đổi\r\ntheo nhiệt độ. Tải trọng dão yêu cầu ở một nhiệt độ cao có thể được hiệu chuẩn\r\nbằng cảm biến tải trọng.
\r\n\r\n6.3.4 Biểu thị kết quả
\r\n\r\nBiểu thị kết quả phải theo 6.7.1.6 của\r\nTCVN 11684-1 (ISO 20152-1).
\r\n\r\n6.4 Thử nghiệm\r\nđộ bền trượt ở nhiệt độ cao
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Phương pháp này theo nguyên\r\ntắc chung của ASTM D 7247
\r\n\r\n6.4.1 Chuẩn bị mẫu ghép
\r\n\r\n6.4.1.1 Các loài gỗ được\r\ndùng cho thử nghiệm phải là các loài gỗ được quy định trong 6.1.1 và 6.1.2. Hướng\r\nvòng năm của gỗ phải từ 45° đến 90° được đo trên mặt rộng (dọc thớ) và không có\r\ncác khuyết tật. Độ ẩm mẫu thử phải từ 10% đến 12 %, nhưng đối với các loài gỗ\r\nnhiệt đới độ ẩm phải từ 12 % đến 15 % , trước khi dán dính hoặc theo khuyến nghị\r\ncủa nhà sản xuất chất kết dính. Bắt buộc gỗ phải có chiều dày ít nhất là 35 mm\r\nkhi tạo mẫu thử.
\r\n\r\n6.4.1.2 Mẫu thử phải được\r\ngia công theo các nguyên tắc chung của TCVN 8576 (ISO 12579). Ví dụ về kiểu cắt\r\nmẫu thử trượt được đưa ra trong Hình 1. Khi dán gỗ với nhau cần lưu ý để mẫu sau\r\nkhi dán có cùng hướng của vòng năm.
\r\n\r\n6.4.1.3 Chuẩn bị chất kết\r\ndính, tỷ lệ trải chất kết dính, áp suất ép và thời gian ép phải theo các khuyến\r\nnghị của nhà sản xuất chất kết dính và các điều kiện sản xuất, như độ ẩm của gỗ,\r\ntỷ lệ trải chất kết dính, áp suất ép và thời gian đóng rắn.
\r\n\r\n6.4.1.4 Chuẩn bị ít nhất 20\r\nmẫu thử đã dán dính theo Hình 2. Chuẩn bị một số lượng tương ứng mẫu thử đối chứng\r\ngỗ nguyên (không chứa mạch keo) cùng mặt cạnh với mẫu thử đã dán dính, như\r\ntrong Hình 1. Mẫu thử gỗ nguyên cùng mặt cạnh phải được bào đến cùng chiều dày của\r\nmẫu thử đã dán dính. Chuẩn bị 20 cặp mẫu thử đối chứng gỗ nguyên cùng mặt cạnh\r\nvà mẫu thử đã dán dính.
\r\n\r\n6.4.1.5 Thử nghiệm 10 cặp mẫu\r\nthử đối chứng gỗ nguyên cùng mặt cạnh và mẫu thử đã dán dính ở nhiệt độ môi trường,\r\nvà thử nghiệm 10 cặp mẫu thử đối chứng gỗ nguyên cùng mặt cạnh và mẫu thử đã\r\ndán dính còn lại ở nhiệt độ cao mong muốn.
\r\n\r\n6.4.1.6 Đối với mẫu thử\r\nnghiệm ở nhiệt độ cao, khoan một lỗ theo hướng vuông góc với mặt phẳng xuyên\r\nqua thanh đến mạch keo và xuyên qua mạch keo khoảng 16 mm. Kích thước lỗ khoan\r\nphải đủ để lắp dây đo nhiệt vào bên trong lỗ với phần lộ ra của dây đo nhiệt chạm\r\nvào mạch keo của mẫu thử đã dán dính hoặc tâm hình học (mặt phẳng trượt) của mẫu\r\nthử đối chứng gỗ nguyên cùng mặt cạnh.
\r\n\r\n6.4.1.7 Tất cả các mẫu thử phải\r\nđược sấy trong tủ sấy trong 48 h ở nhiệt độ (60 ± 2) °C, sau đó để nguội trong\r\nđiều kiện khô ở áp suất khí quyển, như trong một bình hút ẩm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Việc sấy ở nhiệt độ thấp nhằm\r\nmục đích làm giảm thiểu sự xuống cấp của gỗ do nhiệt.
\r\n\r\n6.4.1.8 Sau khi để nguội,\r\ntiến hành cân mẫu thử. Đo và ghi lại chiều dài và chiều rộng của mẫu thử tại mạch\r\nkeo chính xác đến 0,25 mm để xác định diện tích trượt. Giữ mẫu thử trong bình\r\nhút ẩm cho đến trước khi thử nghiệm theo 6.4.2.
\r\n\r\n6.4.2 Cách tiến hành
\r\n\r\n6.4.2.1 Thử nghiệm các mẫu thử ở điều\r\nkiện môi trường
\r\n\r\nMột tổ mẫu bao gồm 10 mẫu thử đối chứng\r\ngỗ nguyên và 10 mẫu thử đã dán dính phải được thử nghiệm ở các điều kiện nhiệt\r\nđộ phòng thử nghiệm theo các quy trình được nêu trong TCVN 8576 (ISO 12579).\r\nTác động tải trọng với sự chuyển động liên tục của đầu di động tại tốc độ 5\r\nmm/min cho đến khi xảy ra sự phá hủy. Ghi lại tải trọng tới hạn theo TCVN 8576\r\n(ISO 12579).
\r\n\r\n6.4.2.2 Thử nghiệm các mẫu thử ở nhiệt\r\nđộ cao
\r\n\r\n6.4.2.2.1 Tủ sấy được gia nhiệt\r\ntrước đến nhiệt độ mong muốn, sử dụng một nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ bên\r\ntrong tủ sấy. Nhiệt độ không khí trong tủ sấy được duy trì ở mức yêu cầu trong\r\nkhoảng thời gian đủ lâu để làm nóng tất cả các bộ phận của tủ sấy đến nhiệt độ\r\nmong muốn.
\r\n\r\n6.4.2.2.2 Tại một thời điểm\r\nchỉ đặt trong tủ sấy một mẫu thử, hoặc là mẫu thử đối chứng gỗ nguyên hoặc là mẫu\r\nthử đã dán dính cùng mặt cạnh. Dây đo nhiệt phải được đặt vào bên trong mẫu thử,\r\nnhư mô tả trong 6.4.1.6. Lỗ đã khoan phải được điền đầy trở lại bằng thủy tinh\r\ncách nhiệt, Silicon nhiệt độ cao hoặc một màng chắn bảo vệ tương tự, nếu cần\r\nthiết. Các vật liệu điền đầy vào lỗ khoan phải được đóng rắn theo khuyến nghị của\r\nnhà sản xuất trước khi tiến hành thử nghiệm. Đầu của dây đo nhiệt nằm bên ngoài\r\nvỏ cách nhiệt nhiều nhất là 1mm.
\r\n\r\nKhi sử dụng tủ sấy được kiểm soát thủ\r\ncông, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng đối với nhiệt độ mong muốn là 220\r\n°C, việc gia nhiệt phải được giảm xuống khi nhiệt độ bên trong của mẫu thử đạt\r\nxấp xỉ 200 °C. Nhiệt độ mạch keo sẽ tiếp tục tăng lên, nhưng tốc độ tăng sẽ 10 giảm\r\ndần. Khi tốc độ tăng của nhiệt độ giảm xuống, nếu cần có thể tăng nhiệt trở lại,\r\nđể đạt được nhiệt độ mạch keo mong muốn. Khuyến nghị thực hiện trước với mẫu thử\r\n“giả” sau đó mới lấy số liệu thực tế. Có thể sử dụng bộ điều khiển vi tích phân\r\ntỷ lệ (PID) để kiểm soát nhiệt độ.
\r\n\r\n6.4.2.2.3 Phải kiểm soát nhiệt\r\nđộ mạch keo của mẫu thử đã dán dính hoặc nhiệt độ tại mặt phẳng trượt của mẫu\r\nthử đối chứng gỗ nguyên cùng mặt cạnh. Tổng thời gian để mẫu thử đạt được nhiệt\r\nđộ mong muốn không được ít hơn 30 min cũng không được nhiều hơn 90 min.
\r\n\r\n6.4.2.2.4 Phải ghi lại thời\r\ngian, khi nhiệt độ mạch keo của mẫu thử đã dán dính hoặc nhiệt độ tại mặt phẳng\r\ntrượt của mẫu thử đối chứng gỗ nguyên cùng mặt cạnh đạt được nhiệt độ mong muốn.\r\nNhiệt độ mạch keo của mẫu thử đã dán dính hoặc nhiệt độ tại mặt phẳng trượt của\r\nmẫu thử đối chứng gỗ nguyên phải được duy trì ở nhiệt độ mong muốn không được\r\nthấp hơn 220 °C trong khoảng thời gian được xác định theo 6.4.2.2.5.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Cảnh báo! Mẫu\r\nthử rất nóng. Sử dụng găng tay cách nhiệt lấy mẫu thử để tránh bị bỏng.
\r\n\r\n6.4.2.2.5 Sử dụng tất cả mẫu\r\nthử đối chứng gỗ nguyên để xác định khoảng thời gian chịu tác động ở nhiệt độ\r\ncao. Sau khi đạt được nhiệt độ mong muốn tại mặt phẳng trượt, khoảng thời gian\r\nchịu tác động của mẫu thử đối chứng gỗ nguyên phải đủ lâu để đạt được giá trị\r\ntrung bình độ bền trượt còn lại bằng (30 ± 10 ) % hoặc 10 min, chọn giá trị lớn\r\nhơn, như quy định trong 6.4.3.4 . Điều này có thể khiến thí nghiệm phải thực hiện\r\nlại vài lần trước khi có thể xác định được đủ khoảng thời gian chịu tác động.\r\nTuy nhiên, đôi khi khoảng thời gian chịu tác động được xác định dựa trên các mẫu\r\nthử đối chứng gỗ nguyên, cùng một nhiệt độ mong muốn chính xác và khoảng thời\r\ngian chịu tác động phải được sử dụng cho các mẫu thử đã dán dính.
\r\n\r\n6.4.2.2.6 Sau khi nhiệt độ tại\r\nmặt phẳng trượt của mẫu thử đối chứng gỗ nguyên cùng mặt cạnh hoặc nhiệt độ mạch\r\nkeo của mẫu thử đã dán dính đạt đến nhiệt độ mong muốn trong khoảng thời gian\r\nchịu tác động, phải tiến hành thử nghiệm trượt khối theo 6.4.2.1 ngay sau khi mẫu\r\nthử được lấy ra từ tủ sấy để trước khi xảy ra sự phá hủy, nhiệt độ mạch keo của\r\nmẫu thử hoặc nhiệt độ mặt phẳng trượt không giảm nhiều hơn 5 °C. Quy định này\r\nđược coi là thỏa mãn khi khoảng thời gian tính từ lúc lấy mẫu thử trong tủ sấy\r\nra đến khi xảy ra sự phá hủy mẫu thử trượt khối không vượt quá 60 s cho từng mẫu\r\nthử đơn lẻ được thử nghiệm và nhiệt độ phòng của phòng thử nghiệm tại thời điểm\r\nthử nghiệm không thấp hơn 15 °C. Phải ghi lại tải trong tới hạn theo TCVN 8576\r\n(ISO 12579). Ghi lại khối lượng mẫu thử sau khi thử nghiệm.
\r\n\r\n6.4.3 Tính kết quả
\r\n\r\n6.4.3.1 Độ bền trượt tính bằng\r\nMPa được tính dựa trên diện tích trượt của mẫu thử, chính xác đến 5 mm2,\r\ntheo Công thức (1).
\r\n\r\n\r\n ƒv\r\n = P/A \r\n | \r\n \r\n (1) \r\n | \r\n
trong đó
\r\n\r\nƒv là độ bền trượt, tính bằng\r\nMPa;
\r\n\r\nP là tải trọng tại thời\r\nđiểm phá hủy, tính bằng N;
\r\n\r\nA là diện tích trượt của\r\nmẫu thử, tính bằng mm2.
\r\n\r\n6.4.3.2 Phải ghi lại độ bền\r\ntrượt của từng mẫu thử.
\r\n\r\n6.4.3.3 Phải tính và ghi lại\r\ntỷ lệ hao hụt khối lượng mẫu thử, là ,khối lượng mẫu thử sau khi thử nghiệm\r\nchia cho khối lượng mẫu thử sấy khô kiệt trước khi tiến hành theo quy trình thử\r\nnghiệm trong 6.4.2.
\r\n\r\n6.4.3.4 Tỷ lệ độ bền trượt\r\ncòn lại đối với mẫu thử đối chứng gỗ nguyên và mẫu thử đã dán dính phải được\r\ntính riêng theo Công thức (2).
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (2) \r\n | \r\n
trong đó
\r\n\r\nR là tỷ lệ độ bền trượt\r\ncòn lại;
\r\n\r\nƒv,e là giá trị trung bình\r\ncủa độ bền trượt ở nhiệt độ cao, tính bằng MPa;
\r\n\r\nƒv,a là giá trị trung bình\r\ncủa độ bền trượt ở nhiệt độ môi trường, tính bằng MPa.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n\r\n 1 gỗ nguyên ở\r\n nhiệt độ môi trường \r\n2 gỗ nguyên ở nhiệt độ cao \r\n3 gỗ đã dán keo ở nhiệt độ môi trường \r\na hướng thớ \r\n | \r\n \r\n 4 gỗ đã dán keo ở nhiệt độ cao \r\n5 mạch keo \r\n6 các mẫu thử cùng mặt cạnh \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH Xem Hình 2 đối với các kích\r\nthước mẫu thử
\r\n\r\nHình 1 - Ví dụ\r\nchế tạo mẫu thử cùng mặt cạnh sử dụng thanh gỗ xẻ 140 mm x 38 mm với các mẫu thử\r\nđã dán dính và các mẫu thử đối chứng gỗ nguyên cùng mặt cạnh
\r\n\r\n\r\n\r\n
a hướng thớ
\r\n\r\nb kích thước bậc có thể được điều chỉnh\r\nmiễn là dụng cụ trượt có thể thiết lập để hoạt động chính xác.
\r\n\r\nHình 2 - Hình\r\ndạng và kích thước mẫu thử đã dán dính
\r\n\r\n6.5 Độ bền của\r\nkeo chèn mối ghép hở
\r\n\r\n6.5.1 Chuẩn bị mẫu ghép
\r\n\r\n6.5.1.1 Quy định chung
\r\n\r\n6.5.1.1.1 Mỗi chiều dày mạch\r\nkeo chuẩn bị tổng cộng bảy mẫu ghép để xác định giá trị trung bình của độ bền\r\ntrượt. Mẫu ghép phải phù hợp với hình dạng và kích thước như trong Hình 3 và phải\r\nđược chuẩn bị theo quy trình nêu trong 6.5.2. Phải thực hiện thử nghiệm đối với\r\ncác mạch keo có chiều dày từ trên 1,0 mm đến 2,0 mm nhưng thử nghiệm ở các chiều\r\ndày khác cũng có thể được chấp nhận theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người\r\nsử dụng.
\r\n\r\n6.5.1.1.2 Chuẩn bị mẫu ghép từ\r\ngỗ cứng hoặc gỗ mềm được lựa chọn từ các loài nêu trong 6.1.1 và 6.1.2, và có tỷ\r\ntrọng khô kiệt được quy định trong 6.1.3.
\r\n\r\n6.5.1.2 Quy trình ghép
\r\n\r\n6.5.1.2.1 Trước khi bắt đầu\r\nquá trình chuẩn bị mẫu ghép, gỗ được sử dụng để tạo thành thanh phải được ổn định\r\nở nhiệt độ (20 + 2) °C và độ ẩm tương đối (65 ± 5) % trong thời gian không ít\r\nhơn 7 ngày hoặc cho đến khi đạt được khối lượng không đổi. Có thể sử dụng các\r\ncách ổn định khác thông qua sự thỏa thuận lẫn nhau giữa các bên tham gia thử\r\nnghiệm.
\r\n\r\n6.5.1.2.2 Gỗ được sử dụng để\r\ntạo thành mẫu ghép phải có độ ẩm từ 8 % đến 10 % so với khối lượng sấy khô kiệt.
\r\n\r\n6.5.1.2.3 Thanh sử dụng để tạo\r\nthành mẫu ghép phải được bào trong vòng 2 h của quá trình dán dính. Các bề mặt\r\nkhông cần đánh nhẵn.
\r\n\r\n6.5.1.2.4 Đặt các miếng đệm\r\ncó chiều dày quy định giữa các thanh tại các vị trí được chỉ rõ trong Hình 3. Trải\r\nchất kết dính với một tỷ lệ thích hợp để trào đầy ra trên tất cả các cạnh quan\r\nsát được. Chất kết dính không được phun quá gần với bất kỳ miếng đệm nào để\r\ntránh việc chất kết dính lọt vào giữa miếng đệm và các thanh.
\r\n\r\n6.5.1.2.5 Nếu không có quy định\r\nkhác của nhà sản xuất chất kết dính, đặt một quả cân có khối lượng 7 kg lên mẫu\r\nghép để tạo ra một áp suất ép trong khoảng thời gian được quy định bởi nhà sản\r\nxuất.
\r\n\r\n6.5.2 Chuẩn bị mẫu thử
\r\n\r\n6.5.2.1 Dọc theo một cạnh,\r\nxén đi khoảng 5 mm mẫu ghép để làm mốc cho những vết cắt tiếp theo. Cạnh đối diện\r\nphải được xén tiếp để có chiều rộng mẫu bằng (50 ± 1) mm.
\r\n\r\n6.5.2.2 Cắt ngang mẫu thành\r\ncác khoảng có chiều dài 50 mm với cạnh mốc tỷ vào dưỡng của lưỡi cưa (vết cắt A\r\ntrong Hình 3).
\r\n\r\n6.5.2.3 Từng đầu phải được\r\nxẻ rãnh bằng một cữ được kẹp vào dưỡng để đạt được chiều dài mối dán 45 mm (vết\r\ncắt B1 và B2). vết cắt B1 phải kéo dài qua thanh đến mạch keo. vết cắt B2 phải\r\nkéo dài qua thanh và xuyên qua mạch keo. Mục đích của yêu cầu này là để đảm bảo\r\nrằng chất kết dính - mạch keo bám dính trong thử nghiệm thẳng hàng với mặt phẳng\r\ntrượt (xem Hình 4 và Hình 5).
\r\n\r\n6.5.2.4 Dùng vết cắt C để\r\nloại bỏ vật thừa và hoàn thành các bậc trên từng đầu mẫu thử.
\r\n\r\n6.5.2.5 Mẫu thử phải được đặt\r\ntrong phòng ổn định ở nhiệt độ (20 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (65 ± 5) % cho đến\r\nkhi thử nghiệm.
\r\n\r\n6.5.3 Cách tiến hành
\r\n\r\n6.5.3.1 Đo và ghi lại chiều\r\nrộng và chiều dài mạch keo chính xác đến 0,25 mm.
\r\n\r\n6.5.3.2 Đặt mẫu thử vào thiết\r\nbị trượt và tác dụng một tải trọng theo quy định trong TCVN 8576 (ISO 12579),\r\nđánh dấu để đảm bảo rằng khối trượt tỷ vào tấm đỡ bên dưới.
\r\n\r\n6.5.3.3 Tác dụng một tải trọng\r\nvới tốc độ 5 mm/min.
\r\n\r\n6.5.3.4 Ghi lại tải trọng\r\nphá hủy và tỷ lệ phần trăm gỗ bị phá hủy.
\r\n\r\n6.5.4 Tính kết quả
\r\n\r\n6.5.4.1 Ứng suất trượt danh\r\nnghĩa tại thời điểm phá hủy được xác định bằng cách chia tải trọng phá hủy cho\r\ndiện tích đã dán dính, chính xác đến 5 mm.
\r\n\r\n6.5.4.2 Phải tính giá trị\r\ntrung bình của ứng suất phá hủy và độ lệch chuẩn của từng nhóm mẫu thử (đối với\r\ntừng chiều dày mạch keo).
\r\n\r\n6.5.4.3 Tính giá trị trung\r\nbình của tỷ lệ phần trăm gỗ bị phá hủy.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n\r\n 1 vết cắt A \r\n2 vết cắt B1 \r\n3 vết cắt B2 \r\n | \r\n \r\n 4 vết cắt C \r\n5 loại bỏ \r\n6 miếng đệm tại\r\n tất cả các khối gỗ bị loại bỏ \r\n | \r\n
Hình 3 - Các\r\nchi tiết của mẫu ghép
\r\n\r\nKích thước\r\ntính bằng milimet
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 mạch keo của keo chèn mối ghép hở
\r\n\r\n2 hướng thớ, cả\r\nhai khối
\r\n\r\nHình 4 - Các\r\nchi tiết của mẫu thử
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 mặt phẳng trượt
\r\n\r\n2 tấm đỡ tự điều chỉnh được
\r\n\r\n3 mạch keo của keo chèn mối ghép hở
\r\n\r\n4 khối gỗ
\r\n\r\n5 tấm đỡ cố định
\r\n\r\nHình 5 - Đặt\r\nmẫu thử trong thiết bị trượt
\r\n\r\n\r\n\r\nChất kết dính không đáp ứng được các\r\nyêu cầu quy định trong Điều 4 phải bị loại bỏ. Không được trình lại để thử nghiệm\r\nchất kết dính bị loại bỏ, khi chưa cung cấp các thông tin đầy đủ về những giải\r\npháp liên quan đã áp dụng để khắc phục nguyên nhân gây ra sự loại bỏ trước đó.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nBáo cáo phải bao gồm thông tin quy định\r\ntrong 8.2, 8.3 và 8.4.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác chi tiết của sản phẩm phải đưa ra:\r\n
\r\n\r\na) Mô tả sản phẩm;
\r\n\r\nb) Khuyến nghị của nhà sản xuất chất kết\r\ndính về mức áp suất, thời gian ghép và các điều kiện môi trường khi sử dụng\r\nkeo;
\r\n\r\nc) khuyến nghị của nhà sản xuất chất kết\r\ndính về khối lượng và loại chất độn và/hoặc chất chậm đóng rắn có thể dùng;
\r\n\r\nd) Tỷ lệ phần trăm theo khối lượng các\r\nthành phần tinh bột và/hoặc các gốc protein trong hỗn hợp chất kết dính;
\r\n\r\ne) Bản mô tả về hệ thống nhãn hiệu của\r\nnhà sản xuất chất kết dính sẽ được sử dụng để chỉ ra các công thức thành phần dựa\r\ntrên chất kết dính đã đánh giá.
\r\n\r\nTừ mục b) đến d), phải quy định khoảng\r\nchấp nhận, nếu áp dụng.
\r\n\r\n8.3 Chuẩn bị\r\nmẫu và thử nghiệm
\r\n\r\n8.3.1 Quy định chung
\r\n\r\nPhải đưa ra các thông tin sau trong việc\r\nchuẩn bị mẫu thử và tiến hành thử nghiệm:
\r\n\r\na) tên người chuẩn bị mẫu thử và thực\r\nhiện thử nghiệm; tên phòng thử nghiệm tiến hành thử nghiệm;
\r\n\r\nb) loại gỗ được đánh giá;
\r\n\r\nc) loài gỗ làm nền;
\r\n\r\nd) giá trị trung bình của tỷ trọng và\r\ngiá trị nhỏ nhất của tỷ trọng khô kiệt của mẫu gỗ đại diện được lấy từ tấm dùng\r\ntrong quá trình đánh giá;
\r\n\r\ne) độ ẩm được xác định thông qua các mẫu\r\nsấy khô kiệt của mẫu gỗ đại diện tại thời điểm dán dính;
\r\n\r\nf) thời gian ghép mẫu đã sử dụng và, nếu\r\ncó sự khác biệt so với thời gian được khuyến nghị, phải nêu các lý do của sự điều\r\nchỉnh;
\r\n\r\ng) lượng chất độn và/hoặc chất chậm\r\nđóng rắn được dùng;
\r\n\r\nh) sơ đồ ép được sử dụng;
\r\n\r\ni) nếu áp dụng, nêu danh sách các\r\nphòng thí nghiệm hoặc các tổ chức độc lập được lựa chọn để thực hiện quá trình\r\nđánh giá lại tỷ lệ phần trăm gỗ bị phá hủy.
\r\n\r\n8.3.2 Thử nghiệm độ dão
\r\n\r\nTrong thử nghiệm độ dão, phải đưa ra\r\ncác thông tin trong việc chuẩn bị mẫu thử và tiến hành thử nghiệm như sau:
\r\n\r\na) ứng suất trượt tác dụng lên mẫu\r\nghép thử nghiệm độ dão trước khi gia nhiệt;
\r\n\r\nb) loại mẫu thử dùng trong thử nghiệm\r\nđộ dão;
\r\n\r\nc) số lượng mối nối trên mẫu thử cắt\r\nngắn (nếu có).
\r\n\r\n8.3.3 Thử nghiệm độ bền trượt ở nhiệt\r\nđộ cao
\r\n\r\nĐối với thử nghiệm độ bền trượt, phải\r\nđưa ra được các thông tin về việc chuẩn bị mẫu thử và tiến hành thử nghiệm như\r\nsau:
\r\n\r\na) quy trình ổn định đã sử dụng đối với\r\nmẫu thử;
\r\n\r\nb) thời gian chịu tác động của mẫu thử\r\ntừ khi đặt trong tủ sấy đến khi đạt được nhiệt độ mong muốn;
\r\n\r\nc) đồ thị nhiệt độ mẫu thử theo thời\r\ngian trong tủ sấy, với không ít hơn 5 thời điểm khác nhau
\r\n\r\nd) đồ thị nhiệt độ tủ sấy theo thời\r\ngian, với không ít hơn 5 thời điểm khác nhau
\r\n\r\n8.3.4 Độ bền của keo chèn mối ghép hở
\r\n\r\nĐối với thử nghiệm độ bền của keo chèn\r\nmối ghép hở, phải đưa ra được các thông tin về việc chuẩn bị mẫu thử và tiến\r\nhành thử nghiệm như sau:
\r\n\r\na) chiều dày mạch keo thử nghiệm được\r\nxác định từ chiều dày các miếng đệm thay vì đo chiều dày của mạch keo đã đóng rắn;
\r\n\r\nb) độ ẩm của gỗ tại thời điểm dán\r\ndính, phương pháp sử dụng chất kết dính, và thời gian đóng rắn;
\r\n\r\nc) nhiệt độ và độ ẩm tương đối đã dùng\r\ntrong quá trình ổn định sơ bộ khối gỗ, sự đóng rắn của chất kết dính và thử\r\nnghiệm của mẫu thử;
\r\n\r\nd) số lượng mẫu thử được sử dụng trên\r\nmỗi chiều dày mạch keo;
\r\n\r\ne) số lượng mối nối thử nghiệm được đại\r\ndiện trên mỗi chiều dày mạch keo.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.4.1 Quy định chung
\r\n\r\nPhải đưa ra thông tin đánh giá sự đáp ứng\r\ncủa chất kết dính đối với các yêu cầu sử dụng được nêu trong Điều 4.
\r\n\r\n8.4.2 Kết quả thử nghiệm độ dão
\r\n\r\nTrong thử nghiệm độ dão, phải đưa ra\r\ncác thông tin về việc chuẩn bị mẫu thử và tiến hành thử nghiệm như sau:
\r\n\r\na) ứng suất trượt tác dụng lên mẫu\r\nghép thử nghiệm độ dão trước khi gia nhiệt;
\r\n\r\nb) giá trị trung bình chuyển vị độ dão\r\ntrên từng mặt cắt ngang đã dán dính trong từng mẫu thử, giá trị trung bình chuyển\r\nvị độ dão lớn nhất quan sát được và tổng giá trị trung bình chuyển vị độ dão\r\ntrên từng mẫu thử được thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu trong Phụ lục A.
\r\n\r\n8.4.3 Các kết quả của thử nghiệm độ bền\r\ntrượt ở nhiệt độ cao
\r\n\r\nĐối với thử nghiệm độ bền trượt, phải\r\nđưa ra được các thông tin về việc chuẩn bị mẫu thử và tiến hành thử nghiệm như\r\nsau:
\r\n\r\na) nhiệt độ mong muốn và khoảng thời\r\ngian chịu tác động ở nhiệt độ mong muốn;
\r\n\r\nb) khoảng thời gian mẫu thử nhiệt độ\r\ncao duy trì thực tế ở nhiệt độ mong muốn đối với từng mẫu thử;
\r\n\r\nc) khối lượng mẫu thử và tỷ trọng khô kiệt\r\ntrước và sau quy trình thử nghiệm 6.4.2, giá trị trung bình của tỷ lệ hao hụt\r\nkhối lượng cho từng điều kiện thử nghiệm;
\r\n\r\nd) độ bền trượt và tỷ lệ phần trăm gỗ\r\nbị phá hủy trên từng mẫu thử, mức độ xuất hiện và phạm vi sự than hóa của chất\r\nkết dính và/hoặc gỗ;
\r\n\r\ne) giá trị trung bình của độ bền trượt,\r\ngiá trị trung bình của tỷ lệ phần trăm gỗ bị phá hủy, và giá trị trung bình của\r\nđộ bền còn lại đối với từng điều kiện thử nghiệm;
\r\n\r\nf) tỷ lệ độ bền trượt còn lại tính được\r\n(R) cho từng mẫu thử đối chứng gỗ nguyên và mẫu thử đã dán dính.
\r\n\r\n8.4.4 Độ bền của keo chèn mối ghép hở
\r\n\r\nĐối với thử nghiệm độ bền của keo chèn\r\nghép hở, phải đưa ra được các thông tin về việc chuẩn bị mẫu thử và tiến hành\r\nthử nghiệm như sau:
\r\n\r\na) giá trị trung bình của ứng suất trượt,\r\ngiá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất tại thời điểm phá hủy và giá trị trung\r\nbình của tỷ lệ phần trăm gỗ bị phá hủy đối với từng chiều dày mạch keo;
\r\n\r\nb) độ lệch chuẩn của ứng suất trượt tại\r\ntải trọng tới hạn (các kết quả thử nghiệm riêng rẽ có thể được đưa ra trong báo\r\ncáo theo lựa chọn của người sử dụng hoặc nhà sản xuất).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phép đo và tính độ dão mạch keo
\r\n\r\nMỗi mẫu thử độ dão phải có 14 mặt cắt\r\nngang đã dán dính [mối nối 1 đến 14, như trong Hình 7 của TCVN 11684-1 (ISO\r\n20152-1)]. Chuyển vị độ dão trên mặt cắt ngang đã dán dính, DJnt,n,\r\nlà giá trị trung bình của bốn phép đo chuyển vị độ dão D1, D2,\r\nD3, D4 [xem Hình 6 của TCVN 11684-1 (ISO 20152-1)].
\r\n\r\nCác yêu cầu đối với từng mẫu thử độ\r\ndão như sau:
\r\n\r\nTổng độ dão:
\r\n\r\n\r\n\r\n
trong đó
\r\n\r\nn là hậu tố giả;
\r\n\r\nN là số lượng mặt cắt\r\nngang được xem xét trong việc đánh giá chuyển vị độ dão:
\r\n\r\nN = 14, khi xem xét mẫu\r\nthử nguyên,
\r\n\r\nN = 8, khi xem xét mẫu\r\nthử cắt ngắn, và
\r\n\r\nN = 6, khi một trong\r\ncác mẫu thử độ dão cắt ngắn bị loại bỏ.
\r\n\r\nĐộ dão trên bất kỳ mặt cắt ngang nào:
\r\n\r\n\r\n\r\n
trong đó
\r\n\r\nDJnt,n ≤ 2,9mm
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
[1] EN 301, Adhesives, phenolic and\r\naminoplastic, for load-bearing timber structures - Classification and\r\nperformance requirements (Chất kết dính, phenolic và aminoplastic dùng cho kết\r\ncấu gỗ chịu tải - Phân loại và yêu cầu tính năng)
\r\n\r\n[2] EN 302-1, Adhesives for\r\nload-bearing timber structures - Test methods - Part 1: Determination of bond\r\nstrength in longitudinal tensile shear strength (Chất kết dính dùng cho kết cấu\r\ngỗ chịu tải - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ bền bám dính trong độ bền\r\ntrượt kéo khi dọc thớ)
\r\n\r\n[3] EN 302-2, Adhesives for\r\nload-bearing timber structures - Test methods - Part 2: Determination of\r\nresistance to delamination (Chất kết dính dùng cho kết cấu gỗ chịu tải - Phương\r\npháp thử - Phần 2: Xác định độ bền tách)
\r\n\r\n[4] EN 15416-2, Adhesives for load\r\nbearing timber structures other than phenolic and aminoplastic,- Test methods -\r\nPart 2: static load test of multiple bondline specimens in compression shear\r\n(Chất kết dính không phải phenolic và aminoplastic dùng cho kết cấu gỗ chịu tải\r\n- Phương pháp thử - Phần 2: Thử nghiệm tải trọng tĩnh của mẫu thử chứa nhiều lớp\r\nmạch keo khi trượt nén)
\r\n\r\n[5] EN 15425, Adhesives - One\r\ncomponent polyurethane, for load bearing timber structures - Classification and\r\nperformance requirements (Chất kết dính - Polyurethan một thành phần dùng cho kết\r\ncấu gỗ chịu tải - Phân loại và yêu cầu tính năng)
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11684-2:2020 (ISO 20152-2:2011) về Kết cấu gỗ – Tính năng dán dính của chất kết dính – Phần 2: Các yêu cầu bổ sung đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11684-2:2020 (ISO 20152-2:2011) về Kết cấu gỗ – Tính năng dán dính của chất kết dính – Phần 2: Các yêu cầu bổ sung
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN11684-2:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |