KẾT CẤU GỖ - XÁC ĐỊNH CÁC GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG
\r\nPHẦN 4: SẢN PHẨM GỖ KỸ THUẬT
Timber\r\nstructures - Determination of characteristic values -
\r\nPart 4: Engineered wood products
\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 11206-4:2020 hoàn toàn\r\ntương đương với ISO 12122-4:2017.
\r\n\r\nTCVN 11206-4:2020 do Ban kỹ\r\nthuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC165 Kết cấu gỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu\r\nchuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\nBộ TCVN 11206 (ISO 12122), Kết cấu\r\ngỗ - Xác định các giá trị đặc trưng, gồm các tiêu chuẩn sau:
\r\n\r\n- TCVN 11206-1:2015 (ISO\r\n12122-1:2014), Phần 1: Yêu cầu cơ bản.
\r\n\r\n- TCVN 11206-2:2015 (ISO\r\n12122-2:2014), Phần 2: Gỗ xẻ.
\r\n\r\n- TCVN 11206-3:2020 (ISO\r\n12122-3:2016), Phần 3: Gỗ ghép thanh bằng keo.
\r\n\r\n- TCVN 11206-4:2020 (ISO\r\n12122-4:2017), Phần 4: Sản phẩm gỗ kỹ thuật
\r\n\r\n- TCVN 11206-6:2020 (ISO\r\n12122-6:2017), Phần 6: Các kết cấu và tổ hợp lớn
\r\n\r\nBộ ISO 12122, Timber structures -\r\nDetermination of characteristic values, còn phần sau:
\r\n\r\n- ISO 12122-5:2018, Part 5:\r\nMechanical connections
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra một khung cơ sở\r\nđể thiết lập các giá trị đặc trưng từ các kết quả thử nghiệm trên một mẫu rút\r\nra từ một tập hợp chuẩn được xác định rõ của sản phẩm gỗ kỹ thuật. Giá trị đặc\r\ntrưng là sự ước lượng của một tính chất của tập hơp chuẩn với mức độ tin cậy\r\nthích hợp được qui định trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với\r\nTCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\nTiêu chuẩn này cho phép đánh giá các\r\ngiá trị đặc trưng dựa trên thử nghiệm các sản phẩm gỗ kỹ thuật dùng trong\r\nthương mại.
\r\n\r\nTrong một số trường hợp, các giá trị đặc\r\ntrưng được xác định theo tiêu chuẩn này có thể được sửa đổi để trở thành giá trị\r\nthiết kế.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này có các Phụ lục sau:
\r\n\r\n- Phụ lục A đưa ra lời giải thích về nội\r\ndung trong tiêu chuẩn.
\r\n\r\n- Phụ lục B đưa ra thông tin về một số\r\nphương pháp dùng để tính toán các giá trị đặc trưng từ các tính chất thành phần.
\r\n\r\n\r\n\r\n
KẾT CẤU GỖ -\r\nXÁC ĐỊNH CÁC GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG - PHẦN 4: SẢN PHẨM GỖ KỸ\r\nTHUẬT
\r\n\r\nTimber\r\nstructures - Determination of characteristic values - Part 4: Engineered wood\r\nproducts
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra phương pháp để\r\nxác định các giá trị đặc trưng được tính từ các giá trị thử nghiệm đối với một\r\ntập hợp đã xác định của các sản phẩm gỗ kỹ thuật.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra các phương pháp để\r\nxác định:
\r\n\r\na) giá trị đặc trưng của các tính chất\r\nvật liệu, khi tính chất đã xác định được nhân với một thông số hình học thì cho\r\nkết quả về khả năng chịu lực hoặc độ cứng vững của các thành phần, hoặc
\r\n\r\nb) giá trị đặc trưng của các tính chất\r\nthành phần trực tiếp, khi tính chất đã xác định là khả năng chịu lực hoặc độ cứng\r\nvững của các thành phần.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này còn đưa ra các phương\r\npháp để xác định:
\r\n\r\na) giá trị đặc trưng của các tính chất\r\ndựa trên giá trị trung bình, và
\r\n\r\nb) giá trị đặc trưng của các tính chất\r\nứng với phân vị chuẩn thứ 5.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau đây là cần\r\nthiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố\r\nthì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố\r\nthì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 11206-1 (ISO 12122-1), Kết cấu\r\ngỗ - Xác định các giá trị đặc trưng - Phần 1: Yêu cầu cơ bản
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật\r\nngữ và định nghĩa được nêu trong TCVN 11206-1 (ISO 12122-1) và thuật ngữ và định\r\nnghĩa sau:
\r\n\r\n3.1
\r\n\r\nSản phẩm gỗ kỹ thuật (engineered\r\nwood product)
\r\n\r\nCác sản phẩm được sản xuất từ gỗ, cụ\r\nthể là gỗ dán, ván dăm định hướng (OSB), dầm chữ I, gỗ nhiều lớp (LVL) hoặc tấm\r\nốp tường cách nhiệt dùng cho kết cấu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Các sản phẩm này được định\r\nnghĩa trong TCVN 11902 (ISO 12465), ISO 16894, TCVN 9084-1 (ISO 22389-1), TCVN\r\n11683 (ISO 22390) và ISO 22452.
\r\n\r\n\r\n\r\nPhải sử dụng các ký hiệu đã qui định\r\ntrong tiêu chuẩn sản phẩm hoặc tiêu chuẩn thử nghiệm có liên quan. Các ký hiệu\r\nkhác được đưa ra trong TCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\n\r\n\r\nNgoài các yêu cầu đối với sự xác định\r\ntập hợp chuẩn trong TCVN 11206-1 (ISO 12122-1), có thể bao gồm cả các thuộc\r\ntính sau của sản phẩm gỗ kỹ thuật:
\r\n\r\na) nguồn nguyên liệu;
\r\n\r\nb) phương pháp hong khô (nếu đã hong\r\nkhô);
\r\n\r\nc) phân hạng hoặc phương pháp sản xuất\r\nđối với các thành phần của sản phẩm gỗ kỹ thuật, nếu chúng được làm từ các\r\nthành phần đã phân hạng trước (bao gồm cả tấm mỏng);
\r\n\r\nd) yêu cầu kỹ thuật của keo dán,\r\nphương pháp sử dụng và phương pháp đóng rắn keo dán;
\r\n\r\ne) biện pháp kiểm soát chất lượng;
\r\n\r\nf) quy trình xử lý thứ cấp, ví dụ như\r\nxử lý bảo quản, xử lý chậm cháy, gia công tạo hình sản phẩm, v.v...;
\r\n\r\ng) sự thay đổi trong cấu hình của sản\r\nphẩm (nếu có).
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1 Phương pháp lấy mẫu
\r\n\r\nPhương pháp lấy mẫu phải phù hợp với mục\r\ntiêu tiến hành lấy mẫu qui định trong TCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\nĐại diện của mỗi một sự thay đổi trong\r\nmẫu phải xấp xỉ với đại diện của sự thay đổi tương tự trong tập hợp chuẩn.
\r\n\r\nPhương pháp lấy mẫu phải được ghi lại\r\ntrong báo cáo như nêu trong Điều 10 của tiêu chuẩn này và TCVN 11206-1 (ISO\r\n12122-1). Báo cáo phải chỉ rõ sự đáp ứng đối với mỗi thuộc tính đã được nhận dạng\r\ncủa tập hợp chuẩn được liệt kê theo Điều 5 trong tiêu chuẩn này hoặc trong mô tả\r\ntập hợp chuẩn.
\r\n\r\n6.2 Cỡ mẫu
\r\n\r\nCỡ mẫu phải phù hợp với các yêu cầu của\r\nTCVN 11206-1 (ISO 12122-1) và phải tính đến hệ số biến động (V) dự kiến của gỗ\r\nxẻ trong tập hợp chuẩn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Xem chú thích các điều\r\nliên quan trong TCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\nCác tính chất của sản phẩm gỗ kỹ thuật\r\nnói chung thường có hệ số biến động tập hợp (V) thấp hơn trong các tính chất kết\r\ncấu, và do vậy phải có cỡ mẫu nhỏ hơn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: TCVN 11206-1 (ISO\r\n12122-1) đưa ra một số hướng dẫn về việc lựa chọn cỡ mẫu.
\r\n\r\n\r\n\r\nMôi trường bảo quản và thử nghiệm mẫu\r\nphải phản ánh việc ổn định phù hợp với sự xác định tập hợp chuẩn được nêu trong\r\nTCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\n\r\n\r\n8.1 Phương pháp thử
\r\n\r\nDữ liệu thử nghiệm phải nhận được từ:
\r\n\r\na) Các thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn\r\nthử nghiệm liên quan đến sản phẩm, hoặc
\r\n\r\nb) Một phương pháp thử chuẩn thích hợp\r\ncho tập hợp chuẩn, đưa ra hệ số tương đương với tiêu chuẩn thử nghiệm liên\r\nquan.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Xem chú thích các điều\r\nliên quan trong TCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\nPhương pháp thử liên quan nhiều đến sự\r\nthay đổi về cấu hình và tốc độ gia tải, vị trí mẫu thử và phương pháp đo sẽ ảnh\r\nhưởng đến các kết quả. Mức độ chụm của các thay đổi này phải phù hợp với các mục\r\ntiêu của thử nghiệm và các điều chỉnh yêu cầu trong 8.2.
\r\n\r\n8.2 Dữ liệu thử nghiệm tương thích với\r\nmô tả sản phẩm
\r\n\r\nKhi các giá trị đặc trưng áp dụng cho\r\ncỡ chuẩn hoặc độ ẩm chuẩn, có thể cần phải thực hiện điều chỉnh về dữ liệu thử\r\nnghiệm. Mọi sự điều chỉnh đều phải phù hợp với TCVN 11206-1 (ISO 12122-1) và phải\r\nđược ghi chi tiết trong báo cáo.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Những điều chỉnh này bao gồm\r\nnhững điều chỉnh cần thiết đối với dữ liệu gộp từ các chương trình thử nghiệm\r\nkhác nhau được nêu trong TCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\n8.3 Các dạng phá hủy
\r\n\r\nPhải ghi lại các dạng phá hủy xảy ra\r\ntrong các thử nghiệm.
\r\n\r\nDữ liệu chỉ được đưa vào phân tích nếu\r\ndữ liệu đó thu được từ thử nghiệm có dạng phá hủy phù hợp với tính chất nhận được.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Cùng một phương pháp thử có\r\nthể tạo ra các dạng phá hủy khác nhau trên các sản phẩm khác nhau. Giá trị đặc\r\ntrưng có thể không được ước tính chính xác do các thử nghiệm tạo ra các dạng\r\nphá hủy hủy khác với dạng phá hủy mà phương pháp thử dự kiến tạo ra.
\r\n\r\n9 Đánh giá các giá\r\ntrị đặc trưng đối với tính chất kết cấu
\r\n\r\n9.1 Các tính chất kết cấu
\r\n\r\nĐối với các sản phẩm gỗ kỹ thuật, phải\r\nđánh giá các tính chất vật liệu hoặc các tính chất thành phần.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Phụ lục A đưa ra hướng dẫn\r\nvề loại tính chất thích hợp đối với một số sản phẩm gỗ kỹ thuật thông dụng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Khi ghi lại các tính chất\r\nthành phần, thì đó phải là quy định chung cụ thể để đưa ra được cỡ sản phẩm.\r\nCác sản phẩm có cỡ khác nhau sẽ có các tính chất thành phần khác nhau.
\r\n\r\nXác định các giá trị đặc trưng đối với\r\ncác tính chất kết cấu phải theo TCVN 11206-1 (ISO 12122-1), trừ khi được quy định\r\ncụ thể trong tiêu chuẩn sản phẩm tham chiếu.
\r\n\r\n9.2 Giá trị đặc trưng của các tính chất\r\nvật liệu
\r\n\r\n9.2.1 Giá trị đặc trưng của mô đun\r\nđàn hồi và mô đun trượt
\r\n\r\nGiá trị đặc trưng của mô đun đàn hồi\r\nvà mô đun trượt phải là giá trị trung bình, bằng trung bình cộng của các giá trị\r\nthử nghiệm được xác định theo TCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\n9.2.2 Giá trị đặc trưng của độ bền chịu\r\ntải
\r\n\r\nGiá trị đặc trưng của độ bền chịu tải,\r\ncả song song và vuông góc với thớ, phải là trung bình cộng nhận được từ các kết\r\nquả của phép thử.
\r\n\r\n9.2.3 Giá trị đặc trưng khác đối với\r\nđộ bền dựa trên giá trị thử nghiệm ứng với phân vị chuẩn thứ 5
\r\n\r\nPhải đánh giá giới hạn độ tin cậy 75 %\r\nnhánh thấp hơn của phép thử giá trị phân vị chuẩn thứ 5. Phương pháp phù hợp để\r\nđánh giá giá trị phân vị chuẩn thứ 5 của dữ liệu thử nghiệm và ước lượng giới hạn\r\nđộ tin cậy 75 % nhánh thấp hơn được nêu trong TCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\n9.3 Giá trị đặc trưng của các tính chất\r\nthành phần
\r\n\r\n9.3.1 Giá trị đặc trưng của độ cứng vững
\r\n\r\nGiá trị đặc trưng của độ cứng vững phải\r\nlà giá trị trung bình, bằng trung bình cộng của các giá trị thử nghiệm được xác\r\nđịnh theo TCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\n9.3.2 Giá trị đặc trưng của độ bền chịu\r\ntải
\r\n\r\nGiá trị đặc trưng của độ bền chịu tải,\r\ncả song song và vuông góc với thớ, phải là trung bình cộng nhận được từ các kết\r\nquả của phép thử, được xác định theo 9.2.2.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Các tính chất khác là các\r\ntính chất thành phần, độ bền chịu tải phải được ghi lại như một tính chất vật\r\nliệu. Hướng dẫn thêm được đưa ra trong Phụ lục A.
\r\n\r\n9.3.3 Giá trị đặc trưng khác của khả\r\nnăng chịu lực đối với độ bền dựa trên giá trị thử nghiệm ứng với phân vị chuẩn\r\nthứ 5
\r\n\r\nPhải đánh giá giới hạn độ tin cậy 75 %\r\nnhánh thấp hơn của phép thử giá trị phân vị chuẩn thứ 5. Phương pháp phù hợp để\r\nđánh giá giá trị phân vị chuẩn thứ 5 của dữ liệu thử nghiệm và ước lượng giới hạn\r\nđộ tin cậy 75 % nhánh thấp hơn được nêu trong TCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\n\r\n\r\nBáo cáo phải phù hợp với các yêu cầu của\r\nTCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
A.1 Giải thích về phạm vi áp dụng
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra các phương pháp\r\nđể xác định các giá trị đặc trưng đối với các sản phẩm gỗ kỹ thuật. Tiêu chuẩn\r\nnày được sử dụng kết hợp với TCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra phương pháp luận\r\nthống nhất để đánh giá các giá trị đặc trưng thích hợp với các giá trị đặc\r\ntrưng xác định được đối với các sản phẩm gỗ kết cấu khác.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không thiết lập các\r\nphương pháp để xác định các giá trị thiết kế, các giá trị này có thể được xác định\r\ndựa trên các giá trị đặc trưng từ dữ liệu thử nghiệm bằng việc kết hợp với các\r\nhệ số an toàn để tính toán đến một yếu tố bất kỳ hoặc tất cả các yếu tố sau:
\r\n\r\n- Sự thay đổi dự kiến trong sản phẩm\r\nhoặc các tính chất sản phẩm qua một thời gian dài. Những thay đổi này có thể do\r\nsự thay đổi trong chất lượng nguồn gỗ, phương pháp sản xuất hoặc sự thay đổi\r\ncác nguyên liệu khác;
\r\n\r\n- Sự phức tạp của tập hợp chuẩn. Ví dụ,\r\nkhi tập hợp chuẩn do nhiều nhà sản xuất, nguồn vật liệu của họ được lấy trên một\r\nvùng rộng lớn hoặc sử dụng thông số sản xuất khác nhau, khi đó việc lấy mẫu có\r\nthể không phản ảnh hiệu quả tất cả sự kết hợp có thể có về chất lượng nguồn vật\r\nliệu và phương pháp sản xuất. Trong trường hợp này, mẫu có thể không thật sự đại\r\ndiện và cần áp dụng một hệ số an toàn.
\r\n\r\n- Sự biến động theo thời gian trong\r\nquá trình ghép đối với sản phẩm gỗ kỹ thuật. Sự biến động này có thể gồm cả quy\r\ntrình xử lý mối ghép đầu giữa các chi tiết, yêu cầu kỹ thuật đối với chi tiết,\r\nthời gian đóng rắn và thời gian duy trì mối nối.
\r\n\r\n- Biến động dự kiến khi kiểm soát chất\r\nlượng qua tập hợp chuẩn trong tương lai.
\r\n\r\nCác giá trị đặc trưng được đưa ra\r\ntrong tiêu chuẩn này chỉ liên quan đến việc xác định các giá trị đặc trưng từ\r\ncác kết quả thử nghiệm trên kích thước thực của sản phẩm gỗ kỹ thuật Bộ TCVN\r\n11206 (ISO 12122) có phần giải thích chung. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,\r\ncác tính chất đặc trưng của sản phẩm gỗ kỹ thuật được tìm thấy qua tính toán sử\r\ndụng các mô hình quan hệ giữa tính chất từng chi tiết riêng lẻ với tính chất của\r\ncác sản phẩm composite. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này không bao gồm những\r\nphương pháp đó, nhưng trong Phụ lục B có đưa ra các thông tin dẫn đến một số mô\r\nhình thường được chấp nhận thông dụng cho việc tính toán này. Tiêu chuẩn này\r\ncũng có thể được sử dụng để xác minh các mô hình đó thông qua các phép thử trên\r\nkích thước thực của sản phẩm gỗ kỹ thuật.
\r\n\r\nA.2 Giải thích về tài liệu viện dẫn
\r\n\r\nKhông có giải thích.
\r\n\r\nA.3 Giải thích về thuật ngữ và định\r\nnghĩa
\r\n\r\nKhông có giải thích [Xem TCVN 11206-1\r\n(ISO 12122-1)].
\r\n\r\nA.4 Giải thích về ký hiệu
\r\n\r\nKhông có giải thích. [Xem TCVN 11206-1\r\n(ISO 12122-1)].
\r\n\r\nA.5 Giải thích về tập hợp chuẩn
\r\n\r\nCác giá trị đặc trưng có thể được lấy\r\nđể đại diện cho các tính chất của vật liệu được sử dụng làm mẫu. Tập hợp chuẩn\r\nlà sự xác định tập hợp gốc có tính chất đặc trưng đã biết để áp dụng. TCVN\r\n11206-1 (ISO 12122-1) đưa ra một số yêu cầu chung để xác định tập hợp chuẩn,\r\nnhưng có một số đặc trưng khác đã biết gây ảnh hưởng đến các tính chất kết cấu\r\ncủa sản phẩm gỗ kỹ thuật:
\r\n\r\n- Các tính chất của gỗ làm nguyên liệu\r\ncho sản phẩm gỗ kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến các tính chất của sản phẩm cuối.\r\nĐiều này nghĩa là sự xác định tập hợp chuẩn phải bao gồm tất cả các nguồn gỗ có\r\nthể tạo ra được sản phẩm. Điều này là bắt buộc trong quá trình lấy mẫu trên\r\ntoàn bộ dải nguồn nguyên liệu phải đảm bảo rằng mẫu thử thực sự đại diện cho tập\r\nhợp chuẩn.
\r\n\r\n- Nhiệt độ hong khô cũng có thể gây ảnh\r\nhưởng đến các tính chất kết cấu của vật liệu gỗ đã hong khô. Phải công bố dải\r\nnhiệt độ hong khô và phương pháp hong khô vì có thể liên quan đến tốc độ khô.
\r\n\r\n- Việc phân hạng nguyên liệu và phương\r\npháp sản xuất được sử dụng cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến các tính chất\r\ncủa thành phẩm gỗ kỹ thuật. Trong một số trường hợp, sự thay đổi tương đối nhỏ\r\ntrong quá trình phân hạng (ví dụ sự biến động các giới hạn khối lượng riêng vật\r\nliệu gỗ) có thể ảnh hưởng đáng kể đến một số tính chất. Tương tự, một số chi tiết\r\ntrong quy trình sản xuất có thể được coi là tới hạn đối với một số tính chất của\r\nsản phẩm. Điều này có thể bao gồm cả độ sắc của thiết bị cắt khi gia công tạo\r\nhình một số sản phẩm hoặc áp lực ép và số lượng sản phẩm được dán keo. Khi một\r\ntập hợp chuẩn có thể được lấy ra từ một phân xưởng thông qua một chuỗi quy\r\ntrình sản xuất thì nó phải đại diện được cho tất cả mẫu thử dùng để thử nghiệm.
\r\n\r\n- Hầu hết các sản phẩm gỗ kỹ thuật sử\r\ndụng keo dán và ứng xử của keo dán khi chịu tác động của tải trọng thường quyết\r\nđịnh đến tính năng của sản phẩm. Do đó phải xác định quan hệ giữa tập hợp chuẩn\r\nvới mọi yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đến độ bền của keo dán. Trong dải yêu\r\ncầu kỹ thuật của keo dán, có thể chỉ ra cách thức xử lý và phương pháp sử dụng\r\nhoặc phương pháp đóng rắn trong tập hợp chuẩn, tuy nhiên mọi sự thay đổi này phải\r\nđược công bố và cần chú ý để đảm bảo rằng tất cả đều được chỉ ra trong mẫu đại\r\ndiện.
\r\n\r\n- Biện pháp kiểm soát chất lượng thường\r\nđược sử dụng để duy trì các khía cạnh khác nhau trong sản xuất đều có thể gây ảnh\r\nhưởng đến các tính chất kết cấu. Yêu cầu kỹ thuật đối với quy trình kiểm soát\r\nchất lượng cần được xem xét cẩn trọng khi xác định tập hợp chuẩn. Tốt nhất là tất\r\ncả các nhà sản xuất có tập hợp chuẩn phải sử dụng cùng một biện pháp kiểm soát\r\nchất lượng, nhưng khi có sự thay đổi, thì phải được nêu trong yêu cầu kỹ thuật\r\ncủa tập hợp chuẩn.
\r\n\r\n- Quy trình xử lý thứ cấp, như xử lý bảo\r\nquản, xử lý chậm cháy, gia công tạo hình sản phẩm, v.v...có thể ảnh hưởng đến\r\ncác tính chất vật liệu và giữ được sự đồng nhất đối với cùng một tập hợp chuẩn\r\nkhi đánh giá.
\r\n\r\nCó một số sản phẩm bị hạn chế trong\r\ncác ứng dụng, chúng thường được coi là một sản phẩm riêng biệt với các sản phẩm\r\ncó các ứng dụng không bị hạn chế tương tự. Sự hạn chế trong các ứng dụng có thể\r\ndẫn đến sự khác biệt trong quy trình sản xuất hoặc thử nghiệm đối với một số\r\ntính chất.
\r\n\r\nKhi các giá trị đặc trưng là các tính\r\nchất của sản phẩm (ví dụ độ bền uốn fm) tập hợp chuẩn có thể\r\nbao gồm một dải cỡ do khả năng chịu lực của các sản phẩm có cỡ khác nhau có thể\r\nđược đánh giá bằng cách sử dụng các thông số hình học khác nhau cho từng cỡ.\r\nTuy nhiên, đối với giá trị đặc trưng của các tính chất thành phần, tập hợp chuẩn\r\nchỉ có thể tham khảo một sản phẩm có cỡ đơn lẻ. Mặt cắt ngang có cỡ khác nhau sẽ\r\ncó độ cứng vững và khả năng chịu lực khác nhau.
\r\n\r\nTCVN 11206-1 (ISO 12122-1) đề cập đến\r\nkhoảng thời gian sản xuất sản phẩm. Tại một số vùng khí hậu, thời điểm trong\r\nnăm có ảnh hưởng đến các tính chất của nguyên liệu hoặc quy trình sản xuất được\r\nsử dụng.
\r\n\r\nCác danh sách trong TCVN 11206-1 (ISO\r\n12122-1) và tiêu chuẩn này là những ví dụ, nhưng mục đích của điều này là bất cứ\r\ncông đoạn nào trong sản xuất sản phẩm có thể gây ảnh hưởng đến các tính chất kết\r\ncấu đều phải được chỉ ra trong mô tả.
\r\n\r\nA.6 Giải thích về lấy mẫu
\r\n\r\nKhi tập hợp chuẩn của sản phẩm gỗ kỹ\r\nthuật bao gồm nhiều nhà sản xuất hoặc quy trình khác nhau, cần chú ý để đảm bảo\r\nrằng tất cả các mọi sự thay đổi về nguyên liệu và phương pháp sản xuất đều phải\r\nđược đưa ra trong mẫu đại diện. Mặc dù các sản phẩm gỗ kỹ thuật thường có hệ số\r\nbiến động (V) thấp hơn trong yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm so với các sản phẩm\r\ngỗ khác, nhưng sự thay đổi trong nguyên liệu hoặc phương pháp sản xuất cũng có\r\nthể góp phần làm hệ số biến động (V) cao hơn trong toàn bộ tập hợp chuẩn so với\r\nsản phẩm được sản xuất từ một nhà sản xuất riêng lẻ.
\r\n\r\nCó thể sử dụng danh mục các tính năng\r\nđược mô tả trong tập hợp chuẩn [Điều 5 và Phụ lục B.5 của TCVN 11206-1 (ISO\r\n12122-1)] để tạo ra được một chương trình lấy mẫu bao gồm tất cả các biến động\r\ntrong tập hợp chuẩn.
\r\n\r\nCó thể sử dụng cỡ mẫu nhỏ hơn khi thử\r\nnghiệm trên sản phẩm gỗ kỹ thuật với hệ số biến động thấp hơn so với gỗ xẻ. Hướng\r\ndẫn về cỡ mẫu được nêu trong TCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\nA.7 Giải thích về ổn định mẫu thử
\r\n\r\nHầu hết các sản phẩm gỗ kỹ thuật đều\r\nđã được hong khô. Các mẫu phải được lưu giữ sao cho độ ẩm duy trì trong phạm vi\r\nyêu cầu đối với sản phẩm đã được hong khô.
\r\n\r\nMặt khác, áp dụng các yêu cầu của TCVN\r\n11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\nA.8 Giải thích về việc thử nghiệm
\r\n\r\nA.8.1 Giải thích về phương pháp thử
\r\n\r\nTừng sản phẩm gỗ kỹ thuật đều có các\r\nyêu cầu thử nghiệm riêng được dự định nhằm nghiên cứu đầy đủ các dạng phá hủy\r\ncó thể xảy ra đối với sản phẩm. Phương pháp thử phải tương thích với yêu cầu kỹ\r\nthuật của sản phẩm. Các phương pháp thử ISO đối với từng sản phẩm là phương\r\npháp thử tham chiếu, nhưng khi các phương pháp thử khác chứng minh tạo ra được\r\ntất cả các dạng phá hủy có thể xảy ra và tương thích với phương pháp thử ISO\r\nliên quan, thì các phương pháp thử đó có thể được sử dụng.
\r\n\r\nĐiểm mấu chốt trong điều này là phương\r\npháp thử thích hợp đối với một loại sản phẩm gỗ kỹ thuật cụ thể đã được mô tả\r\ntrong tập hợp chuẩn.
\r\n\r\nA.8.2 Giải thích về dữ liệu thử nghiệm\r\ntương thích với mô tả sản phẩm
\r\n\r\nKhi có yêu cầu điều chỉnh dữ liệu thử\r\nnghiệm đối với cỡ đối chứng, độ ẩm chuẩn hoặc nhiệt độ chuẩn, thì phải tuân\r\ntheo các yêu cầu của TCVN 11206-1 (ISO 12122-1).
\r\n\r\nA.8.3 Giải thích về dạng phá hủy
\r\n\r\nKhi các thử nghiệm có mục đích nhắm đến\r\nmột tính chất kết cấu cụ thể, nhưng lại tạo ra một dạng phá hủy khác, thì tính\r\nchất dự kiến có thể không được ước lượng chính xác bởi dữ liệu thử nghiệm.
\r\n\r\nVí dụ thực hiện thử nghiệm đối với khả\r\nnăng chịu cắt của dầm chữ I, nhưng nếu thử nghiệm giới hạn phá hủy chịu tải,\r\nthì khả năng chịu cắt được tính từ thử nghiệm là giới hạn dưới của khả năng chịu\r\ncắt thực của sản phẩm.
\r\n\r\nKhi dạng phá hủy nhận được trong thử\r\nnghiệm bao gồm sự phá hủy keo dán, điều này có thể chỉ ra rằng mạch keo không đủ\r\nđộ bền so với gỗ, và kết quả là phương pháp tính nhằm xác định các giá trị đặc\r\ntrưng có thể không được công nhận nếu sản phẩm không tuân theo tiêu chuẩn sản\r\nphẩm liên quan.
\r\n\r\nA.9 Giải thích về đánh giá các giá trị\r\nđặc trưng đối với các tính chất kết cấu
\r\n\r\nA.9.1 Giải thích về tính chất kết cấu
\r\n\r\nPhương pháp đưa ra các tính chất kết cấu\r\ncác sản phẩm gỗ kỹ thuật phụ thuộc vào dạng hình học của sản phẩm:
\r\n\r\n- Thông thường, các sản phẩm có mặt cắt\r\nngang hình chữ nhật và toàn bộ các chi tiết được sản xuất có các tính chất\r\ntương tự [ví dụ gỗ dán và gỗ nhiều lớp (LVL)] sẽ đưa ra các tính chất và khả\r\nnăng chịu lực của vật liệu (xem A.9.2): Độ cứng vững tính được bằng cách nhân\r\ncác tính chất vật liệu với các thông số hình học.
\r\n\r\n- Thông thường, các sản phẩm có mặt cắt\r\nngang không phải hình chữ nhật hoặc các chi tiết được sản xuất có các tính chất\r\nrất khác nhau (ví dụ dầm chữ I và tấm cách nhiệt dùng cho kết cấu) sẽ đưa ra\r\ncác tính chất thành phần (xem A.9.3). Các giá trị đặc trưng sẽ là khả năng chịu\r\nlực và độ cứng vững của toàn bộ thành phần.
\r\n\r\nBảng A.1 -\r\nPhân loại các giá trị đặc trưng đối với sản phẩm gỗ kỹ thuật
\r\n\r\n\r\n Giá trị đặc\r\n trưng \r\n | \r\n \r\n Cơ sở \r\n | \r\n \r\n Đơn vị tính \r\n | \r\n
\r\n Các tính chất\r\n đặc trưng \r\n | \r\n ||
\r\n Độ bền uốn, fm \r\n | \r\n \r\n Phân vị chuẩn\r\n thứ 5 \r\n | \r\n \r\n MPa \r\n | \r\n
\r\n Độ bền kéo song song với thớ ft,0 \r\n | \r\n \r\n Phân vị chuẩn\r\n thứ 5 \r\n | \r\n \r\n MPa \r\n | \r\n
\r\n Độ bền nén song song với thớ fc,0 \r\n | \r\n \r\n Phân vị chuẩn\r\n thứ 5 \r\n | \r\n \r\n MPa \r\n | \r\n
\r\n Độ bền trượt, fs \r\n | \r\n \r\n Phân vị chuẩn\r\n thứ 5 \r\n | \r\n \r\n MPa \r\n | \r\n
\r\n Độ bền nén vuông góc với thớ, fc,90 \r\n | \r\n \r\n Giá trị\r\n trung bình (phân vị chuẩn thứ 5)a \r\n | \r\n \r\n MPa \r\n | \r\n
\r\n Độ bền kéo vuông góc với thớ, ft,90 \r\n | \r\n \r\n Phân vị chuẩn\r\n thứ 5 \r\n | \r\n \r\n MPa \r\n | \r\n
\r\n Môđun đàn hồi, E \r\n | \r\n \r\n Giá trị\r\n trung bình (phân vị chuẩn thứ 5)a \r\n | \r\n \r\n MPa hoặc\r\n GPa \r\n | \r\n
\r\n Môđun trượt, G \r\n | \r\n \r\n Giá trị\r\n trung bình (phân vị chuẩn thứ 5)a \r\n | \r\n \r\n MPa \r\n | \r\n
\r\n a Cho thấy đối\r\n với một số sản phẩm, có thể phải bổ sung giá trị phân vị chuẩn thứ 5 cùng với\r\n giá trị dựa trên giá trị trung bình thông thường. \r\n | \r\n
A.9.2 Giải thích về giá trị đặc trưng\r\ncủa các tính chất vật liệu
\r\n\r\nCác tính chất vật liệu bao gồm giá trị\r\nmôđun đàn hồi và giá trị độ bền được đưa ra trong Bảng A.1. Tất cả các tính chất\r\nnày được tính theo đơn vị là GPa hoặc MPa.
\r\n\r\nA.9.2.1 Giải thích về giá trị đặc\r\ntrưng của môđun đàn hồi và môđun trượt
\r\n\r\nKhông có giải thích [xem TCVN 11206-1\r\n(ISO 12122-1)].
\r\n\r\nA.9.2.2 Giải thích về giá trị đặc\r\ntrưng của độ bền chịu tải
\r\n\r\nKhông có giải thích [xem TCVN 11206-1\r\n(ISO 12122-1)].
\r\n\r\nA.9.2.3 Giải thích về giá trị đặc\r\ntrưng khác đối với độ bền dựa trên giá trị thử nghiệm ứng với phân vị chuẩn thứ\r\n5
\r\n\r\nKhông có giải thích [xem TCVN 11206-1\r\n(ISO 12122-1)].
\r\n\r\nA.9.3 Giải thích về giá trị đặc trưng\r\ncủa các tính chất thành phần
\r\n\r\nCác tính chất thành phần bao gồm giá\r\ntrị độ cứng vững uốn và giá trị khả năng chịu lực với đơn vị tính được đưa ra\r\ntrong Bảng A.2.
\r\n\r\nBảng A.2 -\r\nĐơn vị tính các giá trị đặc trưng về khả năng chịu lực đối với các tính chất\r\nthành phần
\r\n\r\n\r\n Giá trị đặc\r\n trưng \r\n | \r\n \r\n Cơ sở \r\n | \r\n \r\n Đơn vị tính \r\n | \r\n
\r\n Giá trị đặc\r\n trưng của tính chất khả năng chịu lực \r\n | \r\n ||
\r\n Khả năng chịu uốn, M \r\n | \r\n \r\n Phân vị chuẩn\r\n thứ 5 \r\n | \r\n \r\n kN.m \r\n | \r\n
\r\n Khả năng chịu kéo song song với thớ Nt,0 \r\n | \r\n \r\n Phân vị chuẩn\r\n thứ 5 \r\n | \r\n \r\n kN \r\n | \r\n
\r\n Khả năng chịu nén song song với thớ Nc,0 \r\n | \r\n \r\n Phân vị chuẩn\r\n thứ 5 \r\n | \r\n \r\n kN \r\n | \r\n
\r\n Độ bền trượt, fs \r\n | \r\n \r\n Phân vị chuẩn\r\n thứ 5 \r\n | \r\n \r\n kN \r\n | \r\n
\r\n Độ bền nén vuông góc với thớ, Nc,90 \r\n | \r\n \r\n Giá trị\r\n trung bình (phân vị chuẩn thứ 5)a \r\n | \r\n \r\n kN \r\n | \r\n
\r\n Độ bền kéo vuông góc với thớ, Tt,90 \r\n | \r\n \r\n Phân vị chuẩn\r\n thứ 5 \r\n | \r\n \r\n kN \r\n | \r\n
\r\n Độ cứng vững uốn, El \r\n | \r\n \r\n Giá trị\r\n trung bình (phân vị chuẩn thứ 5)a \r\n | \r\n \r\n kN.m2 \r\n | \r\n
\r\n Độ cứng vững dọc trục, EA \r\n | \r\n \r\n Giá trị\r\n trung bình (phân vị chuẩn thứ 5)a \r\n | \r\n \r\n kN \r\n | \r\n
\r\n Độ cứng vững trượt, GA \r\n | \r\n \r\n Giá trị\r\n trung bình (phân vị chuẩn thứ 5)a \r\n | \r\n \r\n kN \r\n | \r\n
\r\n a Cho thấy đối\r\n với một số sản phẩm, có thể phải bổ sung giá trị phân vị chuẩn thứ 5 cùng với\r\n giá trị dựa trên giá trị trung bình thông thường. \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH Khả năng chịu tải chỉ có thể\r\nđược tính từ diện tích vùng chịu tải và độ bền chịu tải. Độ bền chịu tải thường\r\nbị giới hạn do các thành phần làm bằng gỗ dự định tiếp xúc với vùng chịu tải trục\r\nđỡ (xem A.9.3.2).
\r\n\r\nA.9.3.1 Giải thích về giá trị đặc\r\ntrưng của độ cứng vững
\r\n\r\nNhư đã nêu trong Bảng A.2, có thể cần\r\nphải có một số lượng độ cứng vững khác nhau. Độ cứng vững uốn sẽ khác độ cứng vững\r\ndọc trục ghi được. Điều này sẽ đưa ra các thử nghiệm và phân tích khác nhau.
\r\n\r\nA.9.3.2 Giải thích về giá trị đặc\r\ntrưng của độ bền chịu tải
\r\n\r\nĐộ bền vuông góc với thớ phải được\r\nđánh giá như độ bền chứ không phải là khả năng chịu lực. Khả năng chịu tải là một\r\nhàm số của kích cỡ vùng chịu tải trục đỡ và diện tích vùng chịu tải trục đỡ. Khả\r\nnăng chịu tải có thể được tạo ra ở trạng thái thiết kế riêng lẻ bằng cách nhân\r\nđộ bền chịu tải fc,90 với diện tích vùng chịu tải.
\r\n\r\nA.9.3 Giải thích về giá trị đặc trưng\r\nkhác của khả năng chịu lực đối với độ bền dựa trên giá trị thử nghiệm ứng với\r\nphân vị chuẩn thứ 5
\r\n\r\nKhông có giải thích [Xem TCVN 11206-1\r\n(ISO 12122-1)].
\r\n\r\nA.10 Giải thích về báo cáo
\r\n\r\nKhông có giải thích [Xem TCVN 11206-1\r\n(ISO 12122-1)].
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Các mô hình phân tích để xác định các tính chất\r\nđặc trưng của sản phẩm gỗ kỹ thuật
\r\n\r\nB.1 Yêu cầu chung
\r\n\r\nTrong một số trường hợp, có thể tính\r\ncác giá trị đặc trưng của sản phẩm gỗ kỹ thuật từ các tính chất đặc trưng của từng\r\nchi tiết riêng rẽ cấu thành nên sản phẩm đó. Về mặt thống kê, các mô hình này\r\nđược xây dựng dựa trên và căn cứ vào sự phân bổ độ bền giữa các chi tiết. Các mô\r\nhình này thường được thiết lập dựa trên các nguyên tắc sau.
\r\n\r\n- Có thể yêu cầu mối nối dán keo phải\r\ncó độ bền như gỗ trong sản phẩm gỗ kỹ thuật thông qua kiểm soát quy trình sản\r\nxuất trong nhà máy. Nếu không, mô hình phải tính đến độ bền mối nối dán keo\r\ncùng với độ bền của các thành phần bằng gỗ;
\r\n\r\n- Các tính chất của sản phẩm gỗ kỹ thuật\r\nđược tăng cường thông qua việc sắp xếp các thành phần bằng gỗ tại các vị trí\r\nkhác nhau hoặc theo hướng khác nhau dựa trên nguyên tắc cơ học kỹ thuật.
\r\n\r\nB.2 Các mô hình
\r\n\r\nỞ một số nước và một số vùng, người ta\r\nđã sử dụng thành công một vài mô hình phân tích trong việc mô hình hóa các tính\r\nchất cơ học được chọn của sản phẩm gỗ kỹ thuật. Ví dụ, TCVN 9084-1 (ISO\r\n22389-1) đưa ra một mô hình phân tích để xác định giá trị đặc trưng của khả\r\nnăng chịu mô men của dầm chữ I tiền chế từ gỗ. Hầu hết các mô hình đều có thể dự\r\nđoán các giá trị đặc trưng về tính chất của sản phẩm gỗ kỹ thuật phù hợp với\r\ntiêu chuẩn này, tuy nhiên, về đặc điểm một số mô hình là ngẫu nhiên và một số\r\nmô hình khác là tự xác định.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
[1] TCVN 11902 (ISO 12465), Gỗ dán\r\n- Yêu cầu kỹ thuật.
\r\n\r\n[2] TCVN 8329 (ISO 16572), Kết cấu\r\ngỗ - Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử các đặc tính kết cấu.
\r\n\r\n[3] ISO 16894, Wood-based panel -\r\nOriented strand board (OSB) - Definitions, classification and specifications\r\n[Ván gỗ nhân tạo - Ván dăm định hướng (OSB) - Định nghĩa, phân loại và yêu cầu\r\nkỹ thuật].
\r\n\r\n[4] TCVN 9084-1 (ISO 22389-1), Kết\r\ncấu gỗ - Độ bền uốn của dầm chữ I - Phần 1: Thử nghiệm, đánh giá và đặc trưng.
\r\n\r\n[5] TCVN 11683 (ISO 22390), Kết cấu\r\ngỗ - Gỗ nhiều lớp (LVL) - Tính chất kết cấu
\r\n\r\n[6] ISO 22452, Timber structures -\r\nstructural insulated panel walls - Test methods (Kết cấu gỗ - Tấm ốp tường cách\r\nnhiệt dùng cho kết cấu - Phương pháp thử).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mục lục
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2 Tài liệu viện dẫn
\r\n\r\n3 Thuật ngữ và định nghĩa
\r\n\r\n4 Ký hiệu
\r\n\r\n5 Tập hợp chuẩn
\r\n\r\n6 Lấy mẫu
\r\n\r\n6.1 Phương pháp lấy mẫu
\r\n\r\n6.2 Cỡ mẫu
\r\n\r\n7 Ổn định mẫu
\r\n\r\n8 Dữ liệu thử nghiệm
\r\n\r\n8.1 Phương pháp thử
\r\n\r\n8.2 Dữ liệu thử nghiệm tương thích với\r\nmô tả sản phẩm
\r\n\r\n8.3 Các dạng phá hủy
\r\n\r\n9 Đánh giá các giá trị đặc trưng của\r\ncác tính chất kết cấu
\r\n\r\n9.1 Các tính chất kết cấu
\r\n\r\n9.2 Giá trị đặc trưng của các tính chất\r\nvật liệu
\r\n\r\n9.3 Giá trị đặc trưng của các tính chất\r\nthành phần
\r\n\r\n10 Báo cáo
\r\n\r\nPhụ lục A (tham khảo) Giải thích
\r\n\r\nPhụ lục B (tham khảo) Các mô hình phân\r\ntích để xác định các tính chất đặc trưng của sản phẩm gỗ kỹ thuật
\r\n\r\nThư mục tài liệu tham khảo
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11206-4:2020 (ISO 12122-4:2017) về Kết cấu gỗ – Xác định các giá trị đặc trưng – Phần 4: Sản phẩm gỗ kỹ thuật đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11206-4:2020 (ISO 12122-4:2017) về Kết cấu gỗ – Xác định các giá trị đặc trưng – Phần 4: Sản phẩm gỗ kỹ thuật
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN11206-4:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |