Guidelines\r\nfor health risk assessment and management for non-potable water reuse
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 13246:2020 hoàn toàn\r\ntương đương với ISO 20426:2018;
\r\n\r\nTCVN 13246:2020 do Ban kỹ\r\nthuật tiêu chuẩn quốc\r\ngia TCVN/TC 282\r\nTái sử dụng nước biên soạn, Tổng cục\r\nTiêu chuẩn Đo\r\nlường Chất lượng đề\r\nnghị, Bộ Khoa học\r\nvà Công nghệ công bố.
\r\n\r\nLời giới thiệu
\r\n\r\nViệc khẳng định lại tầm quan trọng của\r\nnước, cùng với an ninh lương thực và an ninh năng lượng, là một kết quả quan trọng\r\ntrong các hành động và khuôn khổ tiếp theo được thông qua tại Hội nghị Liên hợp\r\nquốc về Phát triển Bền vững (Rio+20). Nước là tài nguyên không thể thiếu đối với\r\nsự phát triển bền vững, bao gồm xóa đói giảm nghèo, vệ sinh công cộng, an ninh\r\nlương thực, thủy điện, nông nghiệp và phát triển nông nghiệp và các cộng đồng\r\nvùng sâu, vùng xa. Các hành động thiết yếu trong việc quản lý tài nguyên nước\r\nbao gồm: ngăn ngừa ô nhiễm nước cho các hộ gia đình, các ngành công nghiệp và\r\nnông nghiệp; sử dụng nước hiệu quả hơn, xử lý và tái sử dụng nước thải làm tài\r\nnguyên nước, đặc biệt là ở các khu vực\r\nđô thị đang phát triển.
\r\n\r\nNgày nay, khi nhiều khu vực trên thế\r\ngiới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước uống, việc tái sử dụng nước thải\r\ncó thể cung cấp một nguồn nước thay thế phù hợp để đáp ứng phần lớn nhu cầu về nước,\r\nngoại trừ việc uống và nấu nướng đòi hỏi chất lượng nước cao hơn. Mặt khác, các\r\nhoạt động tái sử dụng nước ngày càng gia tăng đang làm dấy lên những lo ngại về\r\ntác động tiềm ẩn đối với sức khỏe trên toàn thế giới. Điều này dẫn đến nhu cầu\r\nngày càng tăng trong việc xác định các thông số chất lượng nước phù hợp với các\r\nứng dụng và mục đích sử dụng nước cụ thể, cũng như phát triển các phương pháp\r\nđánh giá và quản lý rủi ro về sức khỏe từ cả cơ quan quản lý và người sử dụng.\r\nNếu những nhu cầu này không được giải quyết, các cơ hội phát triển bền vững dưới\r\nhình thức sử dụng hợp lý nguồn nước tái tạo sẽ mất đi.
\r\n\r\nTiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với\r\nnước tái tạo có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe của các cá nhân, cho dù họ có phải\r\nlà người sử dụng nước tái tạo hay không. Tiếp xúc với nước tái tạo có thể xảy ra trong\r\nquá trình thu gom xử lý nước thải, lưu trữ và phân phối nước đã qua xử lý, sử dụng\r\nnước tái tạo hoặc sau sử dụng. Rủi ro về sức khỏe cũng có thể xuất hiện trong\r\nquá trình vận hành và/hoặc khi bảo trì các cơ sở và quy trình. Những tác động đến\r\nsức khỏe này có thể ở mức trung\r\nbình trong một số trường hợp và cũng có thể là nghiêm trọng ở những trường hợp\r\nkhác, và kéo dài trong một thời gian ngắn, trung bình hoặc dài.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này có thể hữu ích cho việc\r\náp dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý, như TCVN ISO 9001 và các tiêu chuẩn quản\r\nlý rủi ro, như TCVN ISO 31000.
\r\n\r\n\r\n\r\n
HƯỚNG DẪN QUẢN\r\nLÝ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO VỀ SỨC KHỎE ĐỐI VỚI VIỆC TÁI SỬ DỤNG NƯỚC KHÔNG DÙNG CHO\r\nMỤC ĐÍCH UỐNG
\r\n\r\nGuidelines\r\nfor health risk assessment and management for non-potable water reuse
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này được sử dụng như một hướng\r\ndẫn kỹ thuật để đánh giá và quản lý các rủi ro về sức khỏe liên quan đến các mầm\r\nbệnh có trong nước tái tạo, được cho là do sử dụng nước tái tạo và/hoặc do sản\r\nxuất, lưu trữ và vận chuyển nước tái tạo.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cho việc sử\r\ndụng nước được tái tạo từ bất kỳ nguồn nước nào (tức là nước thải sinh hoạt\r\nthô; nước thải đô thị đã qua xử lý; nước thải công nghiệp; nước mưa có khả năng\r\nbị ảnh hưởng bởi nước thải)\r\nvà phục vụ sử dụng nước không dùng cho mục đích uống.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Cách tiếp cận được mô tả\r\ntrong tiêu chuẩn này có thể được áp dụng đối với chất gây ô nhiễm hóa học, nếu có.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết\r\ncho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố\r\nthì áp dụng\r\nphiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp\r\ndụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 13248 (ISO 20670), Tái sử dụng\r\nnước - Thuật ngữ và định nghĩa
\r\n\r\n3 Thuật ngữ, định\r\nnghĩa và thuật ngữ viết tắt
\r\n\r\nTiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ\r\nvà định nghĩa trong TCVN 13248 (ISO 20670) và các thuật ngữ và định nghĩa sau.
\r\n\r\n3.1 Thuật ngữ và\r\nđịnh nghĩa
\r\n\r\n3.1.1
\r\n\r\nSố năm sống được điều chỉnh theo bệnh\r\ntật\r\n(disability-adjusted life years)
\r\n\r\nChỉ số dân số về số năm sống bị mất đi\r\nvì ốm đau do bệnh tật và tử vong.
\r\n\r\n[NGUỒN: WHO (2016) Đánh giá Rủi ro về\r\nĐịnh lượng Vi sinh vật: Ứng dụng để quản lý an toàn nước]
\r\n\r\n3.1.2
\r\n\r\nĐánh giá liều đáp ứng\r\n(dose-response assessment)
\r\n\r\nXác định mối quan hệ giữa mức độ tiếp\r\nxúc (liều lượng) với một tác nhân hóa học, sinh học hoặc vật lý và mức độ\r\nnghiêm trọng và/hoặc tần suất của các tác dụng phụ liên quan đến sức khỏe (phản\r\nứng).
\r\n\r\n[NGUỒN: WHO (2016) Đánh giá Rủi ro về\r\nĐịnh lượng Vi\r\nsinh vật: Ứng dụng để quản lý an toàn nước]
\r\n\r\n3.1.3
\r\n\r\nSự kiện nguy hại (hazardous\r\nevent)
\r\n\r\nSự kiện trong đó mọi người tiếp xúc với\r\nmột mối nguy trong hệ thống.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Nó có thể là một sự cố hoặc một tình huống gây ra\r\nhoặc để lại mối nguy cho môi\r\ntrường mà con\r\nngười\r\nđang sống hoặc làm việc; khuếch đại nồng độ của mối nguy; hoặc không loại bỏ được\r\nmối nguy từ môi trường của con người.
\r\n\r\n[NGUỒN: WHO (2016) Đánh giá Rủi ro về\r\nĐịnh lượng Vi sinh vật: Ứng dụng để quản lý an toàn nước]
\r\n\r\n3.1.4
\r\n\r\nTái sử dụng nước không dùng cho mục\r\nđích uống\r\n(non-potable water reuse)
\r\n\r\nTái sử dụng nước ngoại trừ việc tái sử\r\ndụng đòi hỏi chất lượng nước uống theo phạm vi quyền hạn của địa phương.
\r\n\r\n3.1.5
\r\n\r\nMầm bệnh (pathogen)
\r\n\r\nVi sinh vật (ví dụ vi khuẩn và vi rút)\r\nvà ký sinh trùng (ví dụ động vật nguyên sinh và giun sán) có thể ảnh hưởng đến\r\nsức khỏe con người và gây ra bệnh tật.
\r\n\r\n3.1.6
\r\n\r\nĐiểm kiểm soát kết quả hoạt động (performance\r\ncontrol point)
\r\n\r\nQuy trình hoặc quy trình hoạt động\r\ntrong đó có thể áp dụng để kiểm soát hoạt động và điều đó là cần thiết để ngăn\r\nngừa các mối nguy thể hiện rủi ro cao hoặc giảm chúng xuống mức có thể chấp nhận\r\nđược.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Xem Hướng dẫn của\r\nÚc về Tái chế\r\nNước [NRMMC, EPHC, AHMC (2006)]
\r\n\r\n3.2 Thuật ngữ viết\r\ntắt
\r\n\r\n\r\n BOD \r\n | \r\n \r\n biochemical oxygen demand \r\n | \r\n \r\n Nhu cầu oxy hóa sinh hóa \r\n | \r\n
\r\n DALY \r\n | \r\n \r\n disability-adjusted life years \r\n | \r\n \r\n Những năm sống được điều chỉnh theo bệnh tật \r\n | \r\n
\r\n MLSS \r\n | \r\n \r\n mixed liquor suspended solids \r\n | \r\n \r\n Hỗn hợp chất rắn lơ lửng \r\n | \r\n
\r\n PCP \r\n | \r\n \r\n performance control point \r\n | \r\n \r\n Điểm kiểm soát kết quả hoạt động \r\n | \r\n
\r\n QA \r\n | \r\n \r\n quality assurance \r\n | \r\n \r\n Đảm bảo chất lượng \r\n | \r\n
\r\n QC \r\n | \r\n \r\n quality control \r\n | \r\n \r\n Kiểm soát chất lượng \r\n | \r\n
\r\n TSS \r\n | \r\n \r\n total suspended solids \r\n | \r\n \r\n Tổng chất rắn lơ lửng \r\n | \r\n
\r\n UV \r\n | \r\n \r\n ultraviolet light \r\n | \r\n \r\n Tia cực tím \r\n | \r\n
\r\n YLD \r\n | \r\n \r\n years lived with disability \r\n | \r\n \r\n Số năm sống bị bệnh tật \r\n | \r\n
\r\n YLL \r\n | \r\n \r\n years of life lost \r\n | \r\n \r\n Số năm tổn thọ \r\n | \r\n
4.1 Khuôn khổ\r\nquản lý và đánh giá rủi ro
\r\n\r\nNước tái tạo có khả năng chứa các mối\r\nnguy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mục tiêu của quá trình đánh giá\r\nvà quản lý rủi ro là ước tính và giảm rủi ro của các tác động bất lợi xuống tới\r\nmức xã hội và cộng đồng địa phương có thể chấp nhận được. Việc đánh giá rủi ro\r\nvề sức khỏe là nhằm thiết lập các tiêu chuẩn hoặc mục tiêu về kết quả hoạt động\r\nđược sử dụng làm cơ sở cho việc thiết kế các bước xử lý và nhằm đảm bảo rằng nước\r\ncó chất lượng an toàn được cung cấp cho người sử dụng cuối cùng.\r\nKhuôn khổ chung về đánh giá và quân lý rủi ro về sức khỏe đối với việc tái sử dụng\r\nnước không dùng cho mục đích uống được thể hiện trong Hình 1.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 1 -\r\nKhuôn khổ về đánh giá và quản lý rủi ro về sức khỏe đối với việc tái sử dụng nước\r\nkhông dùng cho mục đích uống
\r\n\r\n4.2 Phạm vi\r\nsử dụng cuối cùng của nước tái tạo
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đề cập đến mọi loại nguồn\r\nnước thải, như nước thải sinh hoạt/đô thị/công nghiệp. Trong trường hợp có các\r\ncơ sở công nghiệp nằm trong lưu vực của một nhà máy xử lý nước thải, thì cần\r\nxem xét các nguy cơ có lượng chất gây ô nhiễm cao (ví dụ hóa chất, mầm bệnh)\r\ntừ các hoạt động công nghiệp này vào nước thải cần xử lý. Các hạng mục\r\ntái sử dụng nước chính được đề cập trong tiêu chuẩn này được trình bày trong Bảng 1.
\r\n\r\nBảng 1 - Các\r\nloại mục đích tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống (theo Tài liệu\r\ntham khảo [22])
\r\n\r\n\r\n Loại \r\n | \r\n \r\n Mục đích sử\r\n dụng tiềm năng \r\n | \r\n \r\n Vấn đề/Hạn\r\n chế \r\n | \r\n |
\r\n Sử dụng trong nông nghiệp \r\n | \r\n \r\n - Cây lương thực, ăn sống, chế biến hoặc nấu\r\n chín \r\n- Đồng cỏ để sản xuất sữa và/hoặc\r\n thịt \r\n- Thức ăn gia súc và cây công nghiệp \r\n- Vườn ươm cây cảnh \r\n | \r\n \r\n - Rủi ro về sức khỏe liên quan đến sản phẩm thực\r\n phẩm và tiếp xúc trực tiếp với nước tái tạo \r\n- Chất lượng nước ảnh hưởng đến đất,\r\n cây trồng và nước ngầm \r\n- Kiểm soát dòng chảy và aerosol \r\n- Nông dân chấp nhận và tiếp thị cây\r\n trồng \r\n- Các yêu cầu về vùng đệm nếu có \r\n | \r\n |
\r\n Sử dụng trong đô thị \r\n | \r\n \r\n Sử dụng cho tưới cảnh quan \r\n | \r\n \r\n - Sân gôn và cảnh\r\n quan \r\n- Công viên, vườn riêng \r\n- Rải rác ven đường, trồng cây ven\r\n đường, dải cây xanh, nghĩa trang \r\n | \r\n \r\n - Rủi ro về sức khỏe liên quan đến\r\n việc tiếp xúc trực tiếp với nước tái tạo \r\n- Chất lượng nước ảnh hưởng\r\n đến cây cảnh \r\n- Kiểm soát dòng chảy và sol khí \r\n | \r\n
\r\n Sử dụng nước không dùng cho mục đích\r\n uống ở đô thị \r\n | \r\n \r\n - Tái sử dụng trong tòa nhà, xả\r\n toilet \r\n- Cảnh quan (xem tưới) \r\n- Điều hòa không khí, cứu hỏa \r\n- Rửa xe ô tô/xe tải thương mại \r\n- Xả cống \r\n- Xả rửa đường và sân tennis \r\n- Tuyết tan \r\n- Công trình lớn (kiểm soát bụi,\r\n bảo dưỡng bê tông, đầm nén và dọn dẹp) \r\n | \r\n \r\n - Rủi ro về sức khỏe\r\n liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp với nước tái tạo \r\n- Đóng cặn, ăn mòn, bám bẩn và tăng trưởng\r\n sinh học \r\n- Thông thủy với nguồn cấp nước uống\r\n được \r\n | \r\n |
\r\n Sử dụng trong việc giải trí và môi trường \r\n | \r\n \r\n - Các giới hạn về giải trí \r\n- Đất ngập nước hoặc phục hồi đa dạng\r\n sinh học \r\n- Làm tuyết \r\n- Cải thiện môi trường (bảo vệ nước\r\n ngọt hoặc nước biển) \r\n- Nghề cá \r\n- Hồ và ao nhân tạo \r\n | \r\n \r\n - Rủi ro về sức khỏe liên quan đến\r\n việc vô tình nuốt phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước tái tạo \r\n- Hiện tượng phú dưỡng (tảo phát triển)\r\n do chất dinh dưỡng \r\n- Độc đối với thủy sinh \r\n | \r\n |
\r\n Sử dụng trong công nghiệp \r\n | \r\n \r\n - Nước làm mát \r\n- Nước cấp cho nồi hơi \r\n- Nước quá trình \r\n- Xây dựng lớn trong khu công nghiệp\r\n hoặc khu vực \r\n | \r\n \r\n - Rủi ro về sức khỏe liên quan đến soi khí của\r\n tháp làm mát \r\n- Xử lý xả đáy \r\n- Đóng cặn, ăn mòn, bám bẩn\r\n và tăng trưởng sinh học \r\n | \r\n
Giải thích chi tiết về các mục đích tái sử dụng\r\nkhông dùng cho mục đích uống, bao gồm trong Bảng 1, như sau:
\r\n\r\nSử dụng trong nông nghiệp: Sử dụng\r\ntrong nông nghiệp bao gồm\r\nsử dụng nước tái tạo để tưới cây lương thực và/hoặc cây phi lương thực. Khi sử\r\ndụng tiêu chuẩn này có thể tham khảo các tiêu chuẩn sau.
\r\n\r\n- TCVN 12180-1 (ISO 16075-1)
\r\n\r\n- TCVN 12180-2\r\n(ISO 16075-2)
\r\n\r\n- TCVN 12180-2 (ISO 16075-3)
\r\n\r\n- ISO 16075-4
\r\n\r\nSử dụng cho đô thị: Bao gồm sử dụng nước\r\ntái tạo không dùng cho mục đích uống cho các ứng dụng tưới tiêu cho lĩnh vực giải\r\ntrí sân gôn, tưới cảnh quan, cứu hỏa và xả toilet. Khi sử dụng tiêu chuẩn này cũng\r\ncó thể tham khảo các tiêu chuẩn sau.
\r\n\r\n- TCVN 12525-1 (ISO 20760-1)
\r\n\r\n- TCVN 12525-2 (ISO 20760-2)
\r\n\r\n- TCVN 12526 (ISO 20761)
\r\n\r\nSử dụng cho mục đích giải trí và môi\r\ntrường: Sử dụng cho các mục đích giải trí bao gồm sử dụng nước tái tạo trong một\r\ngiới hạn trong đó không có giới hạn nào được áp dụng đối với các hoạt động giải\r\ntrí mà nước có tiếp xúc với cơ thể. Sử dụng cho môi trường bao gồm sử dụng nước\r\ntái tạo để tạo ra, tăng cường, duy trì hoặc tăng cường các lưu vực nước, bao gồm\r\ncác vùng đất ngập nước, môi trường sống dưới nước hoặc dòng chảy. Khi sử dụng\r\ntiêu chuẩn này cũng có thể tham khảo các tiêu chuẩn sau.
\r\n\r\n- TCVN 12525-1 (ISO 20760-1)
\r\n\r\n- TCVN 12525-2 (ISO 20760-2)
\r\n\r\n- TCVN 12526 (ISO 20761)
\r\n\r\nSử dụng trong công nghiệp: Bao gồm sử\r\ndụng nước thải đô thị tái tạo cho quá trình công nghiệp và các ứng dụng liên\r\nquan mà không yêu cầu nước có thể uống bao gồm thủy điện, chế biến thực phẩm, công\r\nnghiệp bột giấy và giấy, dầu và khí.
\r\n\r\n4.3 Khuôn khổ\r\nquản lý rủi ro
\r\n\r\nKhuôn khổ quản lý rủi ro và lập kế hoạch\r\nquản lý rủi ro là cần thiết để thực hiện các chương trình tái sử dụng nước an\r\ntoàn và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn\r\nvề chất lượng nước tái tạo. Khuôn khổ này thường bao gồm bốn yêu cầu [24].
\r\n\r\na) Sử dụng có trách nhiệm nước tái tạo:\r\nCó sự tham gia của các cơ quan có chuyên môn về cấp nước, quản lý nước thải và\r\nbảo vệ sức khỏe cộng đồng.
\r\n\r\nb) Yêu cầu pháp lý và chính thức: Xác\r\nđịnh tất cả các quy định, hướng dẫn liên quan và các yêu cầu của địa phương.
\r\n\r\nc) Quan hệ đối tác và sự tham gia của\r\ncác bên liên quan: Xác định tất cả các cơ quan có trách nhiệm và tất cả các bên\r\nliên quan ảnh hưởng đến các hoạt động tái sử dụng nước.
\r\n\r\nd) Chính sách nước tái tạo: Xây dựng\r\nchính sách nước tái tạo, các giấy phép và hợp đồng cụ thể với\r\nngười sử dụng cuối cùng.
\r\n\r\nKhuôn khổ quản lý rủi ro được\r\nsử dụng để xây dựng kế hoạch quản lý, mô tả cách thức vận hành, quan trắc và quản lý hệ thống\r\ntái tạo nước. Khuôn khổ này thường được biên soạn xây dựng bởi một nhóm,\r\nbao gồm đại diện từ các lĩnh vực khác nhau, có đủ kiến thức và chuyên\r\nmôn. Các thành viên này thường bao gồm, nhưng không giới hạn, các nhà cung cấp\r\nnước tái tạo (ví dụ: nhân viên kỹ thuật), những người ra quyết định chính, các\r\nchuyên gia về rủi ro, đại diện các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và hộ\r\nsử dụng cuối cùng. Các bên liên quan khác như công chúng cũng được mời tham gia\r\nnếu cần thiết.
\r\n\r\n5 Đánh giá rủi ro về\r\nsức khỏe
\r\n\r\n5.1 Nhận dạng\r\nmối nguy và các sự kiện nguy hại
\r\n\r\n5.1.1 Các thành phần trong nước\r\nnguồn
\r\n\r\nNước thải đô thị có thể chứa các mầm bệnh\r\ngây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng và nó gây ra các mối nguy rủi ro cho sức\r\nkhỏe con người\r\ntrong các ứng dụng tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống. Nước thải có\r\nthể chứa nhiều thành phần hóa học nguy hại, nhưng kinh nghiệm từ các mục đích\r\ntái sử dụng nước đã có cho thấy rằng các hóa chất có trong nước thải tái tạo\r\nthường tuân thủ các yêu cầu về chất lượng nước uống đối với hầu hết các thông số,\r\nbao gồm kim loại nặng, hóa chất hữu cơ, thuốc trừ sâu và các sản phẩm phụ khử\r\ntrùng [24]. Chỉ trừ\r\ntrong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như sự cố tràn nước và nước thải\r\ncông nghiệp chảy mạnh vào hệ thống thoát nước, các thành phần này có thể gây ra\r\nnguy hại, nhưng điều này nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này. Các mầm bệnh thường\r\nhiện diện trong nước thải thô và được coi là các mối nguy cơ chính do vi sinh vật\r\ngây ra được nêu trong Phụ lục A.
\r\n\r\n5.1.2 Các sự kiện\r\nnguy hại, đường tiếp xúc và tiếp xúc tại nơi sử dụng cuối cùng
\r\n\r\nNgoài việc xác định các mối nguy chính\r\ndo vi sinh vật gây ra, bước đầu tiên của đánh giá rủi ro bao gồm xác định các sự\r\nkiện nguy hại dễ có thể xảy ra nhất, các đường tiếp xúc và mức độ tiếp xúc, điều\r\nnày phụ thuộc vào hình thức sử dụng cuối cùng và cấu hình của chương trình tái\r\nsử dụng nước. Các sự kiện nguy hại tiềm ẩn phổ biến nhất, liên quan đến rủi ro\r\ncho sức khỏe con người tại các điểm sử dụng nước tái tạo trong các dự án tái sử\r\ndụng nước không dùng cho mục đích uống, như sau [24]:
\r\n\r\na) Khả năng chất lượng nước tái tạo\r\nkhông phù hợp, do không xử lý được hoặc do hệ thống lưu trữ và phân phối bị ô\r\nnhiễm;
\r\n\r\nb) Khả năng cố ý hoặc vô ý sử dụng sai\r\nnguồn nước tái tạo (ví dụ như uống vào);
\r\n\r\nc) Vô tình tiếp xúc với nước tái tạo\r\ndo sai sót trong thiết kế hoặc vận hành (ví dụ: vỡ hoặc rò rỉ đường ống, thời\r\ngian tưới không đủ);
\r\n\r\nd) Vô tình tiếp xúc với nguồn nước tái\r\ntạo do hệ thống sử dụng cuối cùng bị hỏng do bị phá hoại, thiên tai hoặc điều\r\nkiện thời tiết khắc nghiệt;
\r\n\r\ne) Thông thủy với các nguồn nước chất\r\nlượng cao hơn (ví dụ: nước uống) hoặc các nguồn nước chất lượng thấp hơn; và
\r\n\r\nf) Giáo dục và thông tin không đầy đủ\r\nvề các loại sử dụng được phép.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.2.1 Đánh giá định\r\ntính rủi ro
\r\n\r\nKhi tất cả các rủi ro liên quan đến một\r\nkế hoạch tái sử dụng nước nhất định đã được xác định, mức độ của từng rủi ro cần\r\nđược đánh giá toàn diện để thiết lập các ưu tiên cho quản lý rủi ro [20] [24]. Đánh giá định\r\ntính rủi ro dựa trên sự đánh giá tổng hợp về mức độ của hậu quả và khả năng những\r\nhậu quả đó có thể xảy ra. Đối với các dự án tái sử dụng nước không dùng cho mục\r\nđích uống, đánh giá định tính rủi ro là phương pháp luận phù hợp và khả thi nhất\r\nvề mặt kinh tế.
\r\n\r\nHậu quả: Đối với từng mối nguy đã xác\r\nđịnh, các hậu quả do tiếp xúc với mối nguy cần phải được làm rõ. "Hậu quả"\r\ntrong đánh giá rủi ro sức khỏe\r\ncho biết tác động tiềm ẩn có hại đến sức khỏe của các tình huống tiếp xúc\r\nvới mối nguy. Việc phân tích hậu quả có thể được thực hiện thông qua đánh giá định\r\ntính, với mô tả kết quả có thể xảy ra đối với mối nguy/sự kiện nguy hại. Hậu quả\r\nvề tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng có thể được phân loại thành năm cấp độ\r\ntheo mô tả định tính (ví dụ, thang điểm '1 = không đáng kể' - '5 = thảm họa' đối\r\nvới hậu quả sự kiện). Xem Bảng 2.
\r\n\r\nBảng 2 - Các biện\r\npháp đề xuất về hậu quả hoặc tác động (theo Tài liệu tham khảo [19]\r\nvà [24])
\r\n\r\n\r\n Mức \r\n | \r\n \r\n Mô tả \r\n | \r\n \r\n Mô tả mức độ ảnh\r\n hưởng đến sức khỏe \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Không đáng kể \r\n | \r\n \r\n Mối nguy hoặc sự kiện nguy hại không\r\n có hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe so với mức nền. \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Nhỏ \r\n | \r\n \r\n Mối nguy hoặc sự kiện nguy hại có khả\r\n năng dẫn đến ảnh hưởng\r\n nhỏ đến sức khỏe. \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Trung bình \r\n | \r\n \r\n Mối nguy hoặc sự kiện nguy hại có khả năng dẫn đến\r\n các ảnh hưởng có giới hạn đến sức khỏe hoặc bệnh nhẹ. \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Lớn \r\n | \r\n \r\n Mối nguy hoặc sự kiện nguy hại có khả\r\n năng dẫn đến bệnh tật hoặc thương tích; và/hoặc có thể dẫn\r\n đến các khiếu nại và pháp lý; và/hoặc sự không tuân thủ quy định\r\n chính. \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Thảm khốc \r\n | \r\n \r\n Mối nguy hoặc sự kiện nguy hại có khả\r\n năng dẫn đến bệnh tật hoặc thương tích nghiêm trọng, thậm chí tử vong; và/hoặc\r\n sẽ dẫn đến cuộc điều tra lớn của cơ quan quản lý với khả năng bị truy tố. \r\n | \r\n
Khả năng xảy ra: Các rủi ro cần được\r\nđánh giá về khả năng xảy ra. "Khả năng xảy ra" trong đánh giá rủi ro\r\nvề sức khỏe cho biết xác suất xảy ra một sự kiện nguy hại, trong một khoảng thời\r\ngian nhất định, với các tác động có hại tiềm ẩn. Có thể thực hiện việc phân tích khả\r\nnăng xảy ra thông qua việc xem xét dữ liệu lịch sử hoặc đánh giá lỗi của con\r\nngười, xây dựng sơ đồ cây lỗi và cây sự kiện. Khả năng liên quan đến nước tái tạo\r\nđược xác định chủ yếu bởi xác suất con\r\nngười tiếp xúc/phơi nhiễm với các chất/sự kiện nguy hại. Sự tiếp xúc/phơi nhiễm\r\ncủa con người có thể xảy ra thông qua khả năng kết hợp của hai tình huống:
\r\n\r\na) Khả năng con người tiếp xúc với môi\r\ntrường nước có chứa (các) chất độc hại, và
\r\n\r\nb) Xác suất có mặt của (các) chất độc hại\r\ntrong nước tái tạo.
\r\n\r\nKhi khả năng xảy ra các vấn đề này\r\ntăng lên, mức độ rủi ro sẽ tăng lên. Mức độ khả năng xảy ra có thể được ưu tiên\r\ntheo các mô tả định tính sau: thang điểm '1 = hiếm' đến '5 = gần như chắc chắn'\r\ncho khả năng xảy ra sự kiện. Xem Bảng 3.
\r\n\r\nBảng 3 - Các\r\nbiện pháp được đề xuất về khả năng các sự kiện tiếp xúc có thể xảy ra (theo Tài liệu\r\ntham khảo [19] và [24])
\r\n\r\n\r\n Mức \r\n | \r\n \r\n Mô tả \r\n | \r\n \r\n Mô tả ví dụ \r\n | \r\n
\r\n A \r\n | \r\n \r\n Hiếm \r\n | \r\n \r\n Đã không xảy ra trong quá khứ và có\r\n khả năng cao sẽ không xảy ra trong khoảng thời gian hợp lý. \r\n | \r\n
\r\n B \r\n | \r\n \r\n Không có khả năng \r\n | \r\n \r\n Đã không xảy ra trong quá khứ nhưng có\r\n thể xảy ra trong\r\n những trường hợp ngoại lệ trong thời gian hợp lý. \r\n | \r\n
\r\n C \r\n | \r\n \r\n Có thể \r\n | \r\n \r\n Có thể đã xảy ra trong quá khứ và/hoặc\r\n có thể xảy ra\r\n trong những trường hợp thường xuyên trong khoảng thời gian hợp lý. \r\n | \r\n
\r\n D \r\n | \r\n \r\n Có khả năng \r\n | \r\n \r\n Đã quan sát được trong quá khứ và/hoặc\r\n có khả năng xảy ra trong khoảng thời gian hợp lý. \r\n | \r\n
\r\n E \r\n | \r\n \r\n Gần như chắc chắn \r\n | \r\n \r\n Đã thường quan sát được trong quá khứ\r\n và/hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy\r\n ra trong hầu hết các trường hợp trong khoảng thời gian hợp lý. \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Khoảng thời gian hợp lý phụ\r\n thuộc vào mức độ rủi ro và quyền hạn của địa phương. \r\n | \r\n
Mức độ rủi ro: Mỗi rủi ro cần được\r\nđánh giá định tính dựa trên các mức độ của hậu quả và khả năng xảy ra. Mức độ rủi\r\nro định tính có thể được biểu thị bằng công thức sau, với thang điểm '1 = rất thấp'\r\nđến '5 = rất cao', như trong Bảng 4.
\r\n\r\nMức độ rủi ro\r\n= Khả năng xảy ra x Hậu quả
\r\n\r\nNếu một sự kiện có khả năng xảy ra và\r\ngây ra hậu quả lớn thì rủi ro đó được xếp vào loại rủi ro 'cao'. Ngược lại, bất kỳ trường\r\nhợp nào không chắc có hậu quả đều được xếp vào loại rủi ro 'thấp'.
\r\n\r\nBảng 4 - Đánh\r\ngiá rủi ro được đề xuất (theo Tài liệu tham khảo [19] và [24])
\r\n\r\n\r\n Khả năng xảy\r\n ra \r\n | \r\n \r\n Hậu quả \r\n | \r\n ||||
\r\n 1-Không\r\n đáng kể \r\n | \r\n \r\n 2-Nhỏ \r\n | \r\n \r\n 3-Vừa \r\n | \r\n \r\n 4-Lớn \r\n | \r\n \r\n 5-Thảm khốc \r\n | \r\n |
\r\n A-Hiếm \r\n | \r\n \r\n Rất thấp \r\n | \r\n \r\n Rất thấp \r\n | \r\n \r\n Thấp \r\n | \r\n \r\n Thấp \r\n | \r\n \r\n Trung bình \r\n | \r\n
\r\n B-Không có khả năng \r\n | \r\n \r\n Rất thấp \r\n | \r\n \r\n Thấp \r\n | \r\n \r\n Thấp \r\n | \r\n \r\n Trung bình \r\n | \r\n \r\n Cao \r\n | \r\n
\r\n C-Có thể \r\n | \r\n \r\n Thấp \r\n | \r\n \r\n Thấp \r\n | \r\n \r\n Thấp \r\n | \r\n \r\n Cao \r\n | \r\n \r\n Cao \r\n | \r\n
\r\n D-Có khả năng \r\n | \r\n \r\n Thấp \r\n | \r\n \r\n Trung bình \r\n | \r\n \r\n Cao \r\n | \r\n \r\n Cao \r\n | \r\n \r\n Rất cao \r\n | \r\n
\r\n E-Gần như chắc chắn \r\n | \r\n \r\n Vừa \r\n | \r\n \r\n Cao \r\n | \r\n \r\n Cao \r\n | \r\n \r\n Rất cao \r\n | \r\n \r\n Rất cao \r\n | \r\n
Nếu một rủi ro được đánh giá là 'trung\r\nbình' hoặc cao hơn, thì rủi ro đó cần có các biện pháp kiểm soát phòng ngừa để\r\ngiảm mức rủi ro. Mục đích của quản lý rủi ro là giảm mức độ của tất cả các rủi\r\nro xuống 'rất thấp' hoặc 'thấp'. Nguy cơ rủi ro cho sức khỏe 'rất cao' không phổ biến đối với\r\nviệc tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống.
\r\n\r\nViệc phác họa ra loại ứng phó tại các\r\nmức độ rủi ro khác nhau cung cấp hướng dẫn cho giai đoạn đánh giá rủi ro của\r\nquá trình như được mô tả với các ví dụ chung bên dưới.
\r\n\r\n- Rất thấp - Thấp: (Rủi ro vốn có)\r\nKhông yêu cầu hành động cụ thể.
\r\n\r\n- Trung bình - Rất cao: Giảm mức độ rủi\r\nro bằng quản lý rủi ro (Xem 6.1).
\r\n\r\n5.2.2 Đánh giá định\r\nlượng rủi ro
\r\n\r\nCác tính toán định lượng rủi ro là cần thiết\r\nđể áp dụng trong chương trình tái sử dụng nước có nguy cơ rủi ro cho sức\r\nkhỏe 'rất cao', ví dụ:\r\nnơi mà con người có thể tiếp xúc với nước tái tạo (chẳng hạn như sử dụng trong gia\r\nđình). Trong mọi trường hợp, việc đánh giá định lượng rủi ro chi tiết chỉ có thể\r\nthực hiện được đối với một số loại chất gây ô nhiễm hạn chế, với độ không đảm bảo\r\ncao do nhiều chênh lệch về kiến thức. Thông tin chi tiết về phương pháp đánh\r\ngiá định lượng rủi ro được trình bày trong Phụ lục B (Theo Tài liệu tham khảo\r\n[24]).
\r\n\r\n5.3 Giới hạn\r\nvà độ không đảm bảo
\r\n\r\nViệc đánh giá rủi ro trong xác định\r\ncác mối nguy kết hợp (ví dụ sự hiện\r\ndiện của nhiều mầm bệnh) hoặc một mối nguy đơn nhất (ví dụ một mầm bệnh\r\ncụ thể) là ước đoán rất chủ quan đối với quyết định của người sử dụng; do đó,\r\ncó thể có một số điều không chắc chắn liên quan đến các mối nguy và sự kiện\r\nnguy hại không được dự báo trước. Ví dụ, sự thay đổi nồng độ chất gây ô nhiễm theo\r\nthời gian có thể rất khó dự đoán.
\r\n\r\nSự không đảm bảo về nhận thức, liên\r\nquan đến tình trạng thiếu hụt kiến thức về đặc điểm của các mối nguy và các sự\r\nkiện nguy hại, có thể gây cản trở việc đánh giá rủi ro toàn diện. Rủi ro liên\r\nquan đến sự không đảm bảo về nhận thức có thể được giảm, bằng cách thực hiện việc\r\nmô tả toàn diện các đặc điểm của nguồn nước (bao gồm các biến đổi hàng tuần và\r\ntheo mùa) nền tảng văn hóa, phản hồi từ các hoạt động, đánh giá, xem xét tài liệu\r\nvà cuối cùng bằng cách tiến hành nghiên cứu xây dựng các cảnh báo các mối nguy.
\r\n\r\nViệc áp dụng các phương pháp vận hành\r\nvà ứng dụng tốt nhất để cải thiện tính nhất quán trong việc duy trì các mục\r\ntiêu chất lượng nước tái tạo và thực hiện các rào cản và biện pháp bảo vệ sức\r\nkhỏe bổ sung là những phương pháp đã được chứng minh để đạt được các dự án tái\r\nsử dụng nước an toàn.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1 Quản lý\r\nrủi ro bằng các biện pháp kiểm soát rủi ro
\r\n\r\nKhi các mối nguy và sự kiện nguy hại\r\nđược xác định thông qua đánh giá rủi ro (xem Điều 5), thì cần xây dựng kế hoạch\r\nquản lý rủi ro, để giảm khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng cuối\r\ncùng. Kế hoạch quản lý rủi ro mô tả cách thức quản lý các rủi ro vốn có đáng ngại\r\nnhất trong một ứng dụng cụ thể và biện pháp kiểm soát cần được thực hiện để\r\ngiảm mối đe dọa của rủi ro xuống mức tối thiểu hoặc mức có thể chấp nhận được,\r\nví dụ: mức độ rủi ro thấp và rất thấp [24] [26].
\r\n\r\nTổng quan về các phương pháp tiếp cận\r\nquản lý và đánh giá rủi ro được trình bày trong Hình 1. Các rủi ro liên quan đến\r\nhoạt động vận hành tại nhà máy tái tạo nước (ví dụ: xử lý và lưu trữ hóa chất,\r\nthu thập mẫu nước, xâm nhập vào các khu vực hạn chế,...) được đánh giá, kiểm\r\nsoát thông qua kiểm soát an toàn và quản lý rủi ro. Trong tiêu chuẩn này chỉ tập trung\r\nvào vấn đề rủi ro sức khỏe liên quan đến chất lượng nước. Biện pháp kiểm soát rủi\r\nro liên quan đến sức khỏe nghề nghiệp có thể được xem xét phù hợp với các tiêu chuẩn\r\nliên quan, như TCVN ISO 45001. Các rủi ro về môi trường và nông nghiệp, liên quan\r\nđến cây trồng, đất, nước,\r\ncó thể được đánh giá và quản lý theo các tiêu chuẩn liên quan, như từ TCVN\r\n12180-1 (ISO 16075-1) đến TCVN 12180-3 (ISO 16075-3) và ISO 16075-4.
\r\n\r\nBước 1 - Đánh giá mức độ rủi ro: Rủi\r\nro vốn có lớn nhất của\r\nmột mối nguy và/hoặc sự kiện nguy hại cụ thể được đánh giá cho mục đích sử dụng cuối\r\ncùng và nguồn nước thải cụ thể, trong suốt quá trình đánh giá rủi ro. Một ví dụ\r\nvề đánh giá và quản lý rủi ro cho việc sử dụng trong khu dân cư được trình bày\r\ntrong Bảng 5. Mặc dù trong mỗi sự kiện nguy hại (ví dụ như vô tình sử dụng nhầm\r\nnguồn nước tái tạo), các thành phần hóa học có thể là quan trọng trong một số\r\ntrường hợp, nhưng việc đánh giá rủi ro trong tái sử dụng nước không dùng cho mục\r\nđích uống lại đặc biệt tập trung vào rủi ro đáng chú ý nhất cho sức khỏe - rủi ro liên\r\nquan đến vi sinh mang mầm bệnh. Nếu mục tiêu được đánh giá là rủi ro "thấp"\r\nhoặc "rất thấp" thì không cần cung cấp các biện pháp kiểm soát để giảm rủi\r\nro sức khỏe.
\r\n\r\nBước 2 - Bổ sung biện pháp kiểm soát rủi\r\nro: Nếu mục tiêu được phân loại ở cấp độ rủi ro “trung bình” hoặc\r\ncao hơn, thì cần tiến\r\nhành xem xét bổ sung các biện pháp kiểm soát rủi ro (phòng ngừa). Các biện pháp\r\nkiểm soát là các hành động, được thực hiện để giảm các rủi ro tiềm ẩn xuống mức\r\ncó thể chấp nhận được, để nước tái tạo có thể được sử dụng một cách an toàn mà\r\nkhông gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các biện pháp kiểm soát rủi ro toàn diện\r\ntừ đầu nguồn đến điểm\r\nsử dụng cuối cùng bao gồm:
\r\n\r\na) kiểm soát nguồn để ngăn chặn các\r\nnguy cơ xâm nhập vào hệ thống tái sử dụng nước;
\r\n\r\nb) kiểm soát xử lý để loại bỏ các nguy\r\ncơ từ nước nguồn;
\r\n\r\nc) kiểm soát việc sử dụng cuối cùng để\r\ngiảm nguy cơ tiếp xúc tại điểm sử dụng.
\r\n\r\nTrong các hệ thống tái sử dụng nước\r\nkhông dùng cho mục đích uống, các biện pháp kiểm soát xử lý và kiểm soát sử dụng\r\ncuối cùng thường được kết hợp để cung cấp nước tái tạo có chất lượng\r\nan toàn sử dụng cho các mục đích tái sử dụng cụ thể.
\r\n\r\nCác biện pháp kiểm soát rủi ro sẽ đạt\r\nhiệu quả càng cao khi chúng được thực hiện càng gần tình huống của các mối nguy\r\nhoặc sự kiện nguy hại. Việc lựa chọn các biện pháp kiểm soát rủi ro cần dựa\r\ntrên các tiêu chí sau [24]:
\r\n\r\n- chi phí;
\r\n\r\n- mục đích sử dụng và tiếp cận công cộng;
\r\n\r\n- các cơ sở xử lý hiện có;
\r\n\r\n- đất sẵn có;
\r\n\r\n- chuyên môn kỹ thuật.
\r\n\r\nCác biện pháp kiểm soát kết quả hoạt động\r\n(ví dụ: loại bỏ) cũng là một tiêu chí lựa chọn. Chi tiết về các biện pháp kiểm\r\nsoát như vậy được mô tả trong các điều khoản sau.
\r\n\r\nBước 3 - Đánh giá lại mức độ rủi ro: Rủi\r\nro sức khỏe liên quan đến chất gây ô nhiễm mục tiêu được đánh giá lại bằng các\r\nbiện pháp kiểm soát được xác định trong Bước 2. Nếu phân loại rủi ro có kết quả\r\nlà "trung bình" hoặc cao hơn, thì các biện pháp kiểm soát rủi ro bổ\r\nsung/thay thế cần được xác định, xem xét và thực hiện cho đến khi mối nguy hoặc\r\nsự kiện nguy hại mục tiêu được đánh giá ở mức "thấp" hoặc "rất\r\nthấp", tại đó hệ thống tái sử dụng nước có thể được thực hiện và quản lý một\r\ncách an toàn. Phương pháp tiếp cận nhiều rào cản, với nhiều biện pháp kiểm soát\r\nrủi ro (ví dụ: quy trình tái tạo nước, kiểm\r\nsoát tiếp cận công cộng và các rào cản bổ sung đối với an toàn sức khỏe), có thể\r\nlàm giảm đáng kể mức độ rủi ro. Việc áp dụng phương pháp tiếp cận nhiều rào cản\r\ncung cấp khả năng quản lý rủi ro đáng tin cậy hơn, với kết quả hoạt động ít thay đổi hơn\r\nso với phương pháp một rào cản duy nhất [24].
\r\n\r\nBước 4 - Quan trắc: Việc quan trắc các\r\ndự án tái sử dụng nước là cần thiết để đảm bảo nước tái tạo có chất\r\nlượng an toàn được cung cấp cho người sử dụng cuối cùng mà không gây ảnh hưởng\r\nxấu đến sức khỏe. Chi tiết về các quy trình quan trắc được nêu trong Điều 7.
\r\n\r\nBước 5 - Yêu cầu hỗ trợ: Tất cả các cá\r\nnhân có liên quan đến chương trình tái tạo nước (ví dụ: người vận hành và người\r\nsử dụng cuối cùng) cần được đào tạo thích hợp để đạt được đủ kiến thức chuyên\r\nsâu và kỹ năng. Đào tạo sẽ nâng cao khả năng tuân thủ các biện pháp kiểm soát rủi\r\nro đã xác định trong kế hoạch quản lý rủi ro. Xây dựng hệ thống tài liệu, bao gồm\r\nbáo cáo thường xuyên, là một thành phần thiết yếu của việc vận hành các chương\r\ntrình tái tạo nước. Các báo cáo bao gồm chất lượng nước, các thông số vận hành\r\nvà báo cáo sự cố là bằng chứng về việc tuân thủ kế hoạch quản lý rủi ro. Mỗi\r\nchu kỳ nhất định cần thực hiện một cuộc đánh giá. Các báo cáo này cũng cho phép\r\nđánh giá kết quả hoạt động của chương trình hiện có và lập kế hoạch cải tiến liên tục.
\r\n\r\nBảng 5 - Ví dụ\r\nvề đánh giá và quản lý rủi ro đối với khả năng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh trong nước tái tạo\r\ntại các điểm sử dụng cuối cùng (C = hệ quả, L = khả năng xảy ra, R = mức rủi\r\nro)
\r\n\r\n\r\n Mối nguy \r\n | \r\n \r\n Nguồn nước thải \r\n | \r\n \r\n Sử dụng cuối\r\n cùng \r\n | \r\n \r\n Sự kiện được\r\n xem xét \r\n | \r\n \r\n Rủi ro vốn có\r\n lớn nhất \r\n | \r\n \r\n Biện pháp\r\n kiểm soát rủi ro \r\n | \r\n \r\n Rủi ro còn\r\n lại \r\n | \r\n ||||
\r\n C \r\n | \r\n \r\n L \r\n | \r\n \r\n R \r\n | \r\n \r\n C \r\n | \r\n \r\n L \r\n | \r\n \r\n R \r\n | \r\n |||||
\r\n Vi khuẩn\r\n gây bệnh \r\n | \r\n \r\n Nước thải\r\n đô thị \r\n | \r\n \r\n Sử dụng của\r\n dân cư \r\n | \r\n \r\n Nhiễm trùng\r\n do tiếp xúc hoặc uống phải nước tái tạo \r\n | \r\n \r\n Lớn \r\n | \r\n \r\n Có khả năng \r\n | \r\n \r\n Cao \r\n | \r\n \r\n Kiểm soát nguồn\r\n \r\n | \r\n \r\n Lớn \r\n | \r\n \r\n Hiếm \r\n | \r\n \r\n Thấp \r\n | \r\n
\r\n Kiểm soát xử\r\n lý \r\n | \r\n ||||||||||
\r\n Kiểm soát sử dụng cuối\r\n cùng \r\n | \r\n
6.2 Các biện\r\npháp kiểm soát nguồn
\r\n\r\nChất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp\r\ncó thể ảnh hưởng đến các quy trình xử lý của thành phố hoặc làm ô nhiễm nước thải đã qua xử lý\r\nkhi đi qua [28]. Do đó, việc kiểm soát xả thải\r\ncông nghiệp cần được tính đến, trong trường hợp các cơ sở công nghiệp nằm ở thượng nguồn\r\ncủa nhà máy xử lý nước thải đô thị. Tùy thuộc vào các rủi ro được xác định, một\r\nchương trình quan trắc các chất hóa học và mầm bệnh có thể được xác\r\nđịnh. Việc xả thải này được kiểm soát thông qua xử lý sơ bộ công nghiệp theo\r\nquy định của địa phương và/hoặc các công nghệ hiện có tốt nhất, cần\r\ntập trung chú ý cụ thể vào việc xả thải\r\ncủa bệnh viện trong trường hợp có nồng độ cao các chất gây ô nhiễm như\r\nmầm bệnh, dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe được thải ra hệ thống cống.\r\nNgoài ra, một chương trình quan trắc các chất ô nhiễm này trong xả thải với tần\r\nsuất thích hợp cũng rất quan trọng. Trong trường hợp này, cần có các quy định\r\nnhằm ngăn ngừa nồng độ không mong muốn của chất ô nhiễm xâm nhập vào kế hoạch\r\ntái sử dụng nước dự kiến.
\r\n\r\n6.3 Các biện\r\npháp kiểm soát việc xử lý
\r\n\r\n6.3.1 Các rào cản xử\r\nlý và phương pháp quan trắc
\r\n\r\nViệc sử dụng hàng rào xử lý là một chiến\r\nlược hiệu quả và thường được sử dụng để giảm các rủi ro về sức khỏe còn lại\r\ntrong nước tái tạo. Mức độ xử lý cần thiết được xác định dựa trên mức độ chất\r\nlượng nước cần thiết, mức độ cuối cùng liên quan đến mục đích sử dụng cuối\r\ncùng. Đáng chú ý là việc kiểm soát xử lý thường được thực hiện cùng với kiểm\r\nsoát việc sử dụng cuối cùng để đảm bảo việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Quá\r\ntrình xử lý điển hình cho việc tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống bao\r\ngồm, nhưng không giới hạn ở [17]:
\r\n\r\n- Xử lý sơ bộ - Xử lý loại bỏ cặn, sạn,\r\nchất rắn thô, mỡ, dầu và khử dầu mỡ;
\r\n\r\n- Xử lý bậc một - Xử lý để loại bỏ các chất nổi\r\ntrên bề mặt và lắng [ví dụ: lắng bậc một và xử lý bậc một tăng cường\r\nvề mặt hóa học);
\r\n\r\n- Xử lý bậc hai - Xử lý để loại bỏ hầu hết các\r\nchất hữu cơ (cacbon), chất dinh dưỡng, tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và chất ức\r\nchế khử trùng (ví dụ: bùn hoạt tính + cặn lắng; đĩa sinh học hoặc bộ lọc nhỏ giọt\r\n+ lắng cặn; bộ lọc sinh học, đất ngập nước được xây dựng; và hồ ổn định);
\r\n\r\n- Xử lý bậc ba - Xử lý để loại bỏ TSS\r\ndư và các thành phần khác còn lại sau quá trình xử lý bậc hai (ví dụ: đông\r\ntụ/tạo bông; lọc hạt/cát/môi trường;\r\nvà lọc màng);
\r\n\r\n- Xử lý nâng cao - Xử lý để loại bỏ tổng\r\nchất rắn hòa tan và/hoặc các thành phần vi lượng theo yêu cầu cho các mục đích\r\ntái sử dụng nước cụ thể (ví dụ: hấp phụ than hoạt tính, thẩm thấu ngược và các\r\nquá trình oxy hóa nâng cao);
\r\n\r\n- Khử trùng - Xử lý để giảm hàm lượng\r\nmầm bệnh được thực hiện phổ biến nhất bằng\r\ncách sử dụng chất ôxy hóa hóa học (ví\r\ndụ chất ôxy hóa gốc clo và ozon), và chiếu tia cực tím (UV). Khử trùng có thể được sử dụng\r\nsau khi xử lý bậc hai, bậc ba hoặc nâng cao khi cần thiết; và
\r\n\r\n- Quá trình sau clo hóa - xử lý để kiểm\r\nsoát và duy trì lượng clo dư trong hệ thống phân phối nước tái sử dụng để ngăn ngừa vi\r\nkhuẩn tái sinh và/hoặc ô nhiễm vi khuẩn sau quá trình xử lý. Việc áp dụng khử\r\ntrùng bằng clo (phía) sau là tùy thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng.
\r\n\r\nMục tiêu chính về chất lượng nước\r\ntrong việc tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống là việc khử hoạt tính\r\nvà/hoặc loại bỏ các mầm bệnh trong nước nguồn để giảm khả năng ảnh hưởng xấu đến\r\nsức khỏe. Clo đóng một vai trò quan trọng trong việc khử trùng trong quá trình\r\ntái tạo nước, cũng như đảm bảo clo dư trong hệ thống phân phối để kiểm soát sự\r\ntái sinh của vi sinh vật hoặc tái nhiễm bẩn. Một số quy trình xử lý bậc hai/bậc\r\nba khác (ví dụ: lọc màng) cũng có khả năng làm giảm hàm lượng mầm bệnh và tăng\r\ncường khử trùng bằng cách loại bỏ các tạp chất dạng hạt trước khi khử trùng [17].
\r\n\r\nMột số hướng dẫn kỹ thuật thường được cung cấp\r\nđể đơn giản hóa việc lựa chọn các quy trình tái tạo nước để đạt được mức chất\r\nlượng nước tái tạo cụ thể. Ví dụ điển hình với bốn mức chất lượng nước được\r\ntrình bày trong Bảng 6.
\r\n\r\nBảng 6 - Ví dụ\r\nvề quá trình xử lý tại các mức chất lượng nước khác nhau
\r\n\r\n\r\n Mức chất lượng\r\n nước \r\n | \r\n \r\n Qui trình xử lý điển\r\n hình \r\n | \r\n
\r\n A (Cao) \r\n | \r\n \r\n Bậc hai + bậc ba + Khử trùng \r\n | \r\n
\r\n B (Trung bình) \r\n | \r\n \r\n Bậc hai + (Lọc) + Khử trùng \r\n | \r\n
\r\n C (Thấp) \r\n | \r\n \r\n Bậc hai + Khử trùng \r\n | \r\n
\r\n D (Rất thấp) \r\n | \r\n \r\n Bậc hai \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng khử\r\n trùng sau quá trình xử\r\n lý\r\n bậc hai, bậc ba hoặc nâng cao nếu cần thiết. \r\n | \r\n
Ví dụ, nước tái tạo có chất lượng nước\r\ncao nhất (ví dụ nước\r\ntái tạo loại A) thường yêu cầu xử lý lên bậc ba cùng với khử trùng bao gồm liều\r\nlượng vật lý/hóa học cụ thể để loại bỏ gần như hoàn toàn vi sinh vật và mầm bệnh.\r\nNgược lại, nước tái tạo cấp thấp (ví dụ nước tái tạo loại D) thường yêu cầu xử\r\nlý bậc hai mà không cần khử trùng. Trong\r\nhầu hết các chương trình tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống, xử lý bậc\r\nhai sau đó là xử lý bậc ba là tiêu chuẩn tối thiểu. Tuy nhiên, nó có thể thay đổi\r\ntùy thuộc vào mức độ rủi ro tại điểm sử dụng cuối cùng.
\r\n\r\nViệc quan trắc các hệ thống tái tạo nước\r\nlà rất quan trọng để đảm bảo tuân thủ các mục tiêu chất lượng và xác nhận kết\r\nquả hoạt động hoạt động liên tục để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các chiến lược\r\nquan trắc điển hình được thể hiện trong Hình 2. Kiểm soát chất lượng nước (QC)\r\nđược thực hiện trong hầu hết các chương trình tái sử dụng nước bằng cách quan\r\ntrắc các thông số chất lượng nước đã chọn trong nước đã xử lý trước khi phân phối\r\nhoặc tại điểm sử dụng. Trong trường hợp các yêu cầu về chất lượng nước tái tạo ở mức cao,\r\nngoài việc quan trắc chất lượng nước, nên sử dụng các điểm kiểm soát kết quả hoạt\r\nđộng (PCP). Điều 7 mô tả từng cách tiếp cận quan trắc.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 2 - Kiểm\r\nsoát quá trình xử lý và các phương pháp quan trắc
\r\n\r\n6.3.2 Quan trắc chất\r\nlượng nước tái tạo
\r\n\r\nViệc kiểm soát xử lý cùng với quan trắc\r\nchất lượng nước nhằm mục đích giảm các rủi ro về sức khỏe xuống mức có thể chấp\r\nnhận được bằng cách quan trắc liên tục hoặc gián đoạn chất lượng nước tại đầu ra\r\ncủa nhà máy tái tạo nước và tại điểm sử dụng. Các yêu cầu quan trắc (ví dụ, tần\r\nsuất và thông số chất lượng nước) khác nhau tùy thuộc vào các quy định của địa\r\nphương và các yêu cầu được nêu ra trong quá trình đánh giá rủi ro và phê duyệt\r\ncủa cơ quan quản lý nước. Các quy trình chính về xây dựng các quy trình kiểm\r\ntra chất lượng nước tái tạo được quy định như sau:
\r\n\r\na) Thiết lập các mục tiêu chất lượng\r\nnước dựa trên các quy định và hướng dẫn của địa phương và các kết quả từ cuộc\r\nđánh giá rủi ro về sức khỏe;
\r\n\r\nb) Xác định các thông số, chỉ số hoặc\r\nchất thay thế chính cần theo dõi, cũng như mức tối đa có thể chấp nhận được\r\ntrong nước tái tạo để đảm bảo sức khỏe con người;
\r\n\r\nc) Xác định tần suất lấy mẫu để đảm bảo\r\nchất lượng nước (QA);
\r\n\r\nd) Lựa chọn các điểm lấy mẫu đại diện\r\nvà kiểu lấy mẫu thích hợp (lấy hoặc kết hợp);
\r\n\r\ne) Thiết lập các hành động khắc phục\r\ntrong trường hợp không phù hợp;
\r\n\r\nf) Thực hiện quan trắc định kỳ và đảm\r\nbảo độ tin cậy của các kết quả phân tích (ví dụ; quy trình lấy mẫu, quy trình\r\nQA/QC trong phòng thí nghiệm, bảo trì và hiệu chuẩn các dụng cụ phân tích trực tuyến\r\nvà tại hiện trường).
\r\n\r\nVì việc mô tả toàn diện các mối nguy\r\ntrong việc tái sử dụng nước và quan trắc tất cả các thành phần đơn lẻ là không\r\nthực tế, các thông số về chất lượng nước thay thế thường được sử dụng để dễ\r\ndàng đảm bảo sự tuân thủ về chất lượng nước và kết quả hoạt động của quá trình\r\ntái tạo nước. Một số thông số đại diện này được mô tả dưới đây [17].
\r\n\r\nVi sinh vật chỉ thị (ví dụ\r\nE. coli):\r\nCác thông số liên quan đến mầm bệnh là mối quan tâm chính trong việc tái sử dụng\r\nnước không dùng cho mục đích uống [17]. Bởi vì mầm bệnh hiếm khi được đo ở nồng độ\r\ncao và trên thực tế việc đo lường tất cả các mầm bệnh cần quan tâm là không khả\r\nthi, các chỉ số của phân như E. coli hoặc coliform đường ruột chịu nhiệt\r\nthường được sử dụng làm sinh vật thay thế trong các chương trình quan trắc [25][29]. Các vi sinh\r\nvật này thường không gây bệnh nhưng cung cấp thông tin về khả năng ô nhiễm\r\nphân. Coliform tổng\r\ncũng được sử dụng như một chất chỉ thị vi sinh vật. Việc lựa chọn vi sinh vật\r\nchỉ thị phải tuân theo các quy định và hướng dẫn của địa phương.
\r\n\r\nĐộ đục hoặc TSS: Các tạp chất\r\ndạng hạt trong nước tái tạo có thể che chắn vi sinh vật khỏi chất khử trùng,\r\nlàm giảm hiệu quả khử trùng. Do đó, nên theo dõi độ đục hoặc TSS trước khi tiến\r\nhành khử trùng để đảm bảo quá trình khử trùng thực hiện tốt. Việc quan trắc độ\r\nđục được ưu tiên lựa chọn đối với nước tái tạo có khả năng tiếp xúc với con người\r\ncao vì nó có thể được đặt trực tuyến để kích hoạt báo động khi vượt quá mức mục\r\ntiêu.
\r\n\r\nNhu cầu oxy sinh hóa (BOD): BOD là một đại\r\ndiện liên quan đến các vấn đề thẩm mỹ và phiền hà. Điều này cũng cho thấy khả\r\nnăng vi khuẩn tái sinh và hình thành màng sinh học, những yếu tố cuối cùng ảnh\r\nhưởng đến hiệu quả của quá trình khử\r\ntrùng.
\r\n\r\nClo dư: Clo thường được sử dụng\r\nđể khử trùng hạ lưu của nhà máy tái tạo nước. Hiệu quả khử trùng thường\r\nđược đánh giá với nồng độ clo nhân với thời gian tiếp xúc (thường được gọi là\r\ngiá trị CT), trong khi giá trị này có khác nhau đáng kể giữa các cơ\r\nquan quản lý và các quốc gia. Theo dõi nồng độ clo dư trong các hệ thống phân\r\nphối nước tái tạo cũng rất quan trọng để tránh vi khuẩn phát triển trở lại trước\r\nkhi đến điểm sử dụng cuối cùng. Để đảm bảo nồng độ clo ở mức thích hợp\r\nvà giảm sự hình thành các sản phẩm phụ của quá trình khử trùng, cần đánh giá việc\r\nxác định nhu cầu clo. Việc theo dõi liên tục clo tại điểm sử dụng cuối\r\ncùng có thể cần thiết trong các ứng dụng mà có nguy cơ rủi ro cao đối với sức\r\nkhỏe.
\r\n\r\nCác yêu cầu quan trắc điển hình đối với\r\ncác mức yêu cầu chất lượng nước khác nhau được nêu tại Bảng 7.
\r\n\r\nBảng 7 - Ví dụ\r\nvề các thông số quan trắc mức chất lượng nước trong các dự án tái sử dụng nước không\r\ndùng cho mục đích uống như một chức năng
\r\n\r\n\r\n Mức chất lượng\r\n nước \r\n | \r\n \r\n Các thông số\r\n quan trắc điển hình \r\n | \r\n
\r\n A (Cao) \r\n | \r\n \r\n BOD, độ đục hoặc TSS, E.colia, clo dư \r\n | \r\n
\r\n B (Trung bình) \r\n | \r\n \r\n BOD, Độ đục hoặc TSS, E.colia, clo dư \r\n | \r\n
\r\n C (Thấp) \r\n | \r\n \r\n TSS, E.colia, clo dư \r\n | \r\n
\r\n D (Rất thấp) \r\n | \r\n \r\n thường không yêu cầu\r\n quan trắc \r\n | \r\n
\r\n a Các chỉ thị\r\n vi sinh vật khác có thể được sử dụng tùy theo thẩm quyền của địa phương. \r\n | \r\n
6.3.3 Các điểm kiểm\r\nsoát kết quả hoạt động (PCP)
\r\n\r\nKiểm soát xử lý với PCP, ví dụ: các\r\nthông số quan trắc được cung cấp trong Bảng 7, là cách tiếp cận quản lý rủi ro\r\ncủa QC nước nhằm giảm rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được bằng cách đảm bảo rằng\r\ncác rào cản công nghệ đối với các mối nguy do vi sinh vật đang hoạt động như dự\r\ntính. Hoạt động đúng đắn của các PCP mang lại sự tin tưởng rằng nước tái tạo vẫn\r\nan toàn [26]. Nói cách khác,\r\nviệc giảm kết quả hoạt động xử lý có nghĩa là nước tái tạo không thể đảm bảo an toàn. Việc\r\nkiểm soát kết quả hoạt động được đảm bảo thông qua việc lựa chọn các tiêu chí\r\nchất lượng nước hoặc các thông số thay thế và các giới hạn kiểm soát có thể\r\nđo lường được bằng số cần được thiết lập cho từng PCP. PCP tại hệ thống tái tạo\r\nnước được xác định với năm tiêu chí như sau [27]:
\r\n\r\na) Tầm quan trọng: PCP có quan trọng\r\ntrong quản lý rủi ro không?
\r\n\r\nb) Khả năng đo lường: Có thể đo lường\r\nPCP không?
\r\n\r\nc) Hành động: Có bất kỳ hành động nào\r\nđược thực hiện trong trường hợp mất PCP không?
\r\n\r\nd) Giảm: PCP có giảm mức độ rủi ro\r\nkhông?
\r\n\r\ne) Kịp thời: Có thể đo lường kịp thời\r\nPCP và các hành động khắc phục không?
\r\n\r\nCác phương pháp điển hình về xây dựng\r\nvà quản lý PCP được cung cấp như sau:
\r\n\r\na) Xác định các PCP trong hệ thống tái\r\ntạo nước;
\r\n\r\nb) Thiết lập các giới hạn kết quả hoạt\r\nđộng quan trắc (ví dụ: cảnh báo, hành động và ngừng hoạt động) đối với từng\r\nPCP;
\r\n\r\n1) Giới hạn cảnh báo: Không cần thực\r\nhiện hành động nào nhưng cần chú ý thêm để xử lý kết quả hoạt động.
\r\n\r\n2) Giới hạn hành động: Cần phải điều\r\ntra để xác định nguyên nhân của sự sai lệch so với đường cơ sở và sau đó cần thực\r\nhiện các hành động khắc phục.
\r\n\r\n3) Giới hạn ngừng hoạt động: Quá trình\r\ncần được dừng lại nếu không đảm bảo được kết quả hoạt động trong khi vẫn gây ra\r\nrủi ro cho sức khỏe con người.
\r\n\r\nc) Thiết lập các hành động khắc phục\r\nkhi vượt quá các giới hạn mà PCP đặt ra;
\r\n\r\nd) Thiết lập các thủ tục để thẩm định\r\nvà/hoặc thẩm tra PCP;
\r\n\r\ne) Thực hiện quan trắc và đánh giá\r\nliên tục (bao gồm bảo dưỡng và hiệu chuẩn thiết bị quan trắc).
\r\n\r\nThông số PCP thường được đặt ở nhiều\r\nquy trình. Các quy trình này bao gồm các quy trình xử lý bậc hai, quy\r\ntrình bậc ba (bao gồm cả quy trình lọc) và quy trình khử trùng. Ví dụ,\r\nkhi xử lý bậc hai, các thông số như oxy hòa tan, amoniac hoặc nitrat được sử dụng\r\nlàm thông số quan trắc PCP. Trong quá trình lọc màng, các thông\r\nsố PCP như độ đục và độ dẫn điện có thể được chọn. Vị trí điển hình của các PCP\r\ntrong nhà máy tái tạo nước với nguồn nước tái tạo có chất lượng cao được thể hiện\r\ntrong\r\nHình\r\n3. Ví dụ về các PCP và các thông số quan trắc cũng được trình bày trong Phụ lục\r\nC.
\r\n\r\nMỗi PCP có thể đạt được các giới hạn\r\nhoạt động như nêu trong Bảng 8. Khi vượt quá giới hạn dừng máy, hệ thống xử lý\r\nsẽ ngừng hoạt động. Ngoài các giới hạn ngừng hoạt động, các giới hạn hành động cung\r\ncấp cảnh báo về các giới hạn kết quả hoạt động đang đến gần được khuyến nghị\r\nnên được thiết lập, để các biện pháp khắc phục có thể được thực hiện trước khi\r\nxảy ra sự cố ở mỗi PCP. Các\r\ngiới hạn này rất quan trọng trong việc\r\nquan trắc kết quả hoạt động và cần được xác định cùng các chuyên gia có kinh\r\nnghiệm
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 3 - Ví dụ\r\nvề PCP trong nhà máy tái tạo nước để sản xuất nước tái tạo có chất lượng cao
\r\n\r\nBảng 8 - Mẫu tiềm năng của\r\ncác thông số quan trắc PCP tương ứng với Hình 3
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n PCP1 \r\n(Xử lý bậc\r\n hai) \r\n | \r\n \r\n PCP2 \r\n(Lọc\r\n Micro/Ultra) \r\n | \r\n \r\n PCP3 \r\n(Thẩm thấu\r\n ngược) \r\n | \r\n \r\n PCP4 \r\n(Sau khử trùng-trường\r\n hợp clo) \r\n | \r\n
\r\n Thông số \r\n | \r\n \r\n Nồng độ\r\n amoniac \r\n | \r\n \r\n Độ đục \r\n | \r\n \r\n Độ dẫn điện \r\n | \r\n \r\n Clo tự do,\r\n và/hoặc CT \r\n | \r\n
\r\n Giới hạn cảnh\r\n báo \r\n | \r\n \r\n _mg/L \r\n | \r\n \r\n _NTU \r\n | \r\n \r\n _mS/cm \r\n | \r\n \r\n _mg/L \r\n_mg.h/L/cm \r\n | \r\n
\r\n Giới hạn\r\n hành động \r\n | \r\n \r\n _mg/L \r\n | \r\n \r\n _NTU \r\n | \r\n \r\n mS/cm \r\n | \r\n \r\n _mg/L \r\n_mg.h/L/cm \r\n | \r\n
\r\n Giới hạn ngừng\r\n hoạt động \r\n | \r\n \r\n _mg/L \r\n | \r\n \r\n _NTU \r\n | \r\n \r\n _mS/cm \r\n | \r\n \r\n _mg/L \r\n_mg.h/L/cm \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Các giá trị của từng\r\n tham\r\n số\r\n được cung cấp cùng dấu\r\n “_”\r\n và các giá trị này có xu hướng áp dụng cho các hướng dẫn của địa phương/quốc\r\n gia. \r\n | \r\n
6.4 Các biện\r\npháp kiểm soát việc sử dụng cuối cùng
\r\n\r\nKiểm soát việc sử dụng cuối cùng là một\r\nrào cản mạnh mẽ để giảm khả năng công chúng gặp phải các nguy hại về sức khỏe tại\r\ncác điểm sử dụng cuối cùng. Nói chung, cần có các biện pháp kiểm soát sử dụng\r\ncuối với mức cao để sử dụng nước tái tạo chất lượng thấp. Các biện pháp đại diện\r\ncủa việc kiểm soát việc sử dụng cuối cùng như sau [24]:
\r\n\r\nHạn chế sử dụng nước tái tạo: Về cơ bản\r\ncó thể giảm tiếp xúc\r\ncông cộng bằng cách hạn chế\r\nsử dụng nước tái tạo. Ví dụ, tưới cho cây lương thực mà tiêu thụ tươi thì cần nước tái tạo\r\ncó chất lượng tốt hơn so với tưới nông nghiệp cho cây lương thực chế biến.
\r\n\r\nKiểm soát các phương pháp áp dụng:\r\nCũng có thể kiểm soát tiếp xúc của con người theo phương pháp áp dụng. Ví dụ,\r\ntưới nhỏ giọt hoặc tưới dưới bề mặt làm giảm tiếp xúc đáng kể so với tưới phun.
\r\n\r\nĐặt thời hạn khấu lưu: Đặt thời hạn khấu\r\nlưu giữa quá trình sản xuất nước tái tạo và sử dụng cuối cùng có thể làm giảm mức\r\nđộ tiếp xúc của công chúng. Giảm đáng kể số lượng vi rút và vi khuẩn có thể xảy ra sau thời\r\ngian giữ lại. Trong trường hợp động vật nguyên sinh, việc giảm nồng độ chủ yếu được\r\nthực hiện bằng cách hút ẩm.
\r\n\r\nKiểm soát tiếp cận: Kiểm soát việc tiếp\r\ncận công cộng trong quá trình tưới công viên và vườn cây, và sử dụng các\r\nvùng đệm giữa các khu vực tưới phun và các điểm tiếp cận công cộng làm giảm sự\r\ntiếp xúc với nước tái tạo. Việc lựa chọn thiết bị tưới thích hợp có thể hạn chế\r\nrủi ro tiếp xúc trực tiếp, chẳng hạn như vòi phun nước siêu nhỏ để tưới cảnh\r\nquan và tưới nhỏ giọt, cũng có thể cải thiện sự an toàn cho sức khỏe.
\r\n\r\nThông thủy và kiểm soát dòng chảy ngược:\r\nViệc lắp đặt hệ thống ngăn chặn thông thủy và các thiết bị ngăn dòng chảy ngược là rất\r\nquan trọng để ngăn ngừa ô nhiễm nước chất lượng cao như nước uống.
\r\n\r\nSử dụng biển báo, ghi nhãn, mã màu và\r\nthông tin liên lạc tại các điểm sử dụng cuối để giảm tiếp xúc ngẫu nhiên: Biển\r\nbáo tại địa điểm tái sử dụng nước để biết rõ rằng đang sử dụng nước tái tạo và\r\nkhông phù hợp để uống, có thể góp phần giảm sự tiếp xúc ngẫu nhiên. Ngoài ra,\r\nviệc ghi nhãn (ví dụ mã màu) của hệ thống phân phối như van và đường ống có thể\r\ncó hiệu quả để giảm sự tiếp xúc ngẫu nhiên và thông thủy. Việc truyền đạt thông\r\ntin và giáo dục người sử dụng cuối cùng cũng rất quan trọng.
\r\n\r\nNồng độ clo dư: Việc duy trì nồng độ\r\nclo dư trong hệ thống phân phối có thể cung cấp thêm biện pháp bảo vệ sức khỏe.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.1 Yêu cầu chung
\r\n\r\nThực hiện việc quan trắc các hệ thống\r\ntái sử dụng nước để đảm bảo rằng nước tái tạo có chất lượng an toàn\r\nđang được cấp cho người sử dụng cuối cùng. Cần phân biệt hai loại quan trắc\r\nchính:
\r\n\r\na) quan trắc chất lượng nước, (còn gọi\r\nlà quan trắc sự tuân thủ để kiểm tra các thông số quy định); và
\r\n\r\nb) quan trắc kết quả hoạt động để\r\nthẩm tra hoạt động chính xác và hiệu quả của các quá trình xử lý.
\r\n\r\nHai loại quan trắc này bổ sung cho\r\nnhau và được thực hiện cả trong quá trình vận hành nhà máy tái tạo nước và\r\ntrong quá trình vận hành bình thường của nhà máy. Trong một số trường hợp,\r\ntrong quá trình chạy thử, cần thiết lập các yêu cầu thẩm tra nghiêm ngặt hơn để\r\nquan trắc chất lượng nước, đặc biệt đối với các công nghệ mới hoặc đối với các\r\ndự án có nguy cơ tiếp xúc con người cao.
\r\n\r\nCác chương trình quan trắc chất lượng\r\nnước bao gồm một số điểm từ nước nguồn đến các điểm sử dụng cuối cùng, nhưng điểm\r\nQC của các quy định về nước điển hình là tại đầu ra của cơ sở tái tạo nước.\r\nVí dụ về các thông số quan trắc trong hệ thống tái tạo nước được nêu trong Phụ\r\nlục D.
\r\n\r\n7.2 Quan trắc sự\r\ntuân thủ
\r\n\r\nThực hiện việc quan trắc sự tuân thủ về\r\nchất lượng nước để thẩm tra sự tuân thủ với các yêu cầu quy định. Ví dụ về các\r\nyêu cầu chất lượng nước tái tạo được mô tả trong 6.3.2. Theo dõi hàng tuần các\r\nchỉ số vi sinh vật thường được yêu cầu đối với các dự án tái sử dụng nước có rủi\r\nro cao đối với sức khỏe, trong khi quan trắc hàng tháng hoặc hàng quý có thể đủ\r\ncho các dự án có nguy cơ tiếp xúc công cộng thấp. Đối với các dự án có rủi ro sức\r\nkhỏe cao được xác định, việc quan trắc trực tuyến các chất thay thế (ví dụ như\r\nđộ đục, clo dư) đảm bảo an toàn cho chất lượng nước tái tạo [24][28].
\r\n\r\n7.3 Quan trắc kết\r\nquả hoạt động
\r\n\r\nThực hiện việc quan trắc kết quả hoạt\r\nđộng cùng với việc quan trắc trực đường hoặc định kỳ các thông số vận hành để\r\nxác nhận rằng các quá trình xử lý được thiết kế và vận hành đúng cách. Các\r\nthông số quan trắc kết quả hoạt động thường bao gồm các phép đo đơn giản của các\r\nthông số kiểm soát quá trình cho phép thực hiện các phép đo nhanh chóng và dễ\r\ndàng. Quan trắc kết quả hoạt động hoạt động được thực hiện tại các PCP cụ thể.\r\nVí dụ về giới hạn hoạt động của PCP được cung cấp trong 6.3.3.
\r\n\r\nQuan trắc kết quả hoạt động có thể xác\r\nđịnh những thay đổi trong vận hành, trục trặc hoặc thiếu sót của quy trình tái\r\ntạo nước. Việc thiết lập các giới hạn cảnh báo cho phép nhanh chóng xác định\r\ncác sai lệch so với hoạt động bình thường của hệ thống để áp dụng các biện pháp khắc\r\nphục ngay lập tức và do đó tránh làm suy giảm chất lượng nước sản xuất và sự\r\nkhông phù hợp có liên quan.
\r\n\r\nViệc quan trắc kết quả hoạt động được\r\nkhuyến nghị đối với các dự\r\nán tái sử dụng nước có rủi ro cao đối với sức khỏe, nhằm tránh phân phối nước\r\ntái tạo có chất lượng không phù hợp cho người dùng cuối cùng.
\r\n\r\nViệc quan sát hoặc kiểm tra tài sản và\r\nthiết bị bằng mắt thường bổ sung cho việc quan trắc thường xuyên hoặc trực đường\r\ncác biện pháp kiểm soát để xác minh hoạt động bình thường của thiết bị và không\r\ncó vi phạm trong hệ thống.
\r\n\r\n7.4 Kiểm soát chất\r\nlượng và đảm bảo chất lượng
\r\n\r\nTất cả các giai đoạn của chương trình\r\nquan trắc liên quan đến các thủ tục kiểm soát và đảm bảo chất lượng, được sử dụng\r\nđể giúp tránh các lỗi và sự cố có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo rằng dữ liệu\r\nthu thập được là đáng tin cậy. Các thủ tục đó có thể được thực hiện theo các\r\ntiêu chuẩn quản lý chất lượng liên quan.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Các mầm bệnh thường được phát hiện trong nước thải thô
\r\n\r\nCác mầm bệnh thường được phát hiện\r\ntrong nước thải thô được nêu\r\ntrong Bảng A.1
\r\n\r\nBảng A.1 - Các mầm\r\nbệnh thường được phát hiện trong nước thải thô
\r\n\r\n\r\n Sinh vật \r\n | \r\n \r\n Mầm bệnh \r\n | \r\n \r\n Bệnh \r\n | \r\n
\r\n Vi khuẩn \r\n | \r\n \r\n Shigella \r\n | \r\n \r\n Shigellosis (bệnh lị trực khuẩn) \r\n | \r\n
\r\n Salmonella \r\n | \r\n \r\n Nhiễm khuẩn Salmonellosis, viêm dạ\r\n dày ruột (tiêu chảy, nôn mửa, sốt), viêm khớp phản ứng, sốt thương hàn \r\n | \r\n |
\r\n Vibrio cholera \r\n | \r\n \r\n Bệnh tả \r\n | \r\n |
\r\n Pathogenic E. coli \r\n | \r\n \r\n Viêm dạ dày ruột và nhiễm trùng huyết,\r\n hội chứng tan máu urê huyết \r\n | \r\n |
\r\n Campylobacter \r\n | \r\n \r\n Viêm dạ dày ruột, viêm khớp phản ứng,\r\n hội chứng Guillain-Barre \r\n | \r\n |
\r\n Động vật nguyên sinh \r\n | \r\n \r\n Entamoeba \r\n | \r\n \r\n Amebiasis (bệnh kiết lị) \r\n | \r\n
\r\n Giardia \r\n | \r\n \r\n Giardiasis (viêm dạ dày ruột) \r\n | \r\n |
\r\n Cryptosporidium \r\n | \r\n \r\n Cryptosporidiosis, tiêu chảy, sốt \r\n | \r\n |
\r\n Giun sán \r\n | \r\n \r\n Ascaris \r\n | \r\n \r\n Bệnh giun đũa (nhiễm giun đũa) \r\n | \r\n
\r\n Ancylostoma \r\n | \r\n \r\n Giun đầu gai (nhiễm giun móc) \r\n | \r\n |
\r\n Necator \r\n | \r\n \r\n Hoại tử (nhiễm giun đũa) \r\n | \r\n |
\r\n Trichuris \r\n | \r\n \r\n Bệnh giun tóc (nhiễm trùng roi) \r\n | \r\n |
\r\n Virus \r\n | \r\n \r\n Enteroviruses \r\n | \r\n \r\n Viêm dạ dày ruột, dị tật tim, viêm\r\n màng não, bệnh hô hấp, rối loạn thần kinh, một số bệnh khác. \r\n | \r\n
\r\n Adenovirus \r\n | \r\n \r\n Bệnh hô hấp, nhiễm trùng mắt, viêm dạ\r\n dày ruột \r\n | \r\n |
\r\n Rotavirus \r\n | \r\n \r\n Biêm dạ dày ruột \r\n | \r\n |
\r\n CHÚ THÍCH: Theo Tài liệu tham khảo\r\n [24], [28] và [29] và có sửa đổi. \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Đánh giá định lượng rủi ro sức khỏe
\r\n\r\nB.1 Qui định chung
\r\n\r\nĐánh giá định lượng rủi ro về sức khỏe\r\nlà toàn bộ quá trình xác định mối nguy, đánh giá mức độ tiếp xúc, đánh giá phản\r\nứng với liều lượng và xác định đặc điểm về rủi ro cho sức khỏe. Mặc dù việc\r\nđánh giá định lượng rủi ro chỉ có thể thực hiện được đối với một số chất ô nhiễm hạn chế,\r\nliên quan đến việc xem xét tái tạo nước và đòi hỏi thời gian, kinh nghiệm\r\nchuyên môn và chi phí cao, nó có thể được xem xét sử dụng cho các dự án có đánh\r\ngiá rủi ro rất cao đối với\r\nsức khỏe cộng đồng.
\r\n\r\nB.2 Nhận dạng mối\r\nnguy
\r\n\r\nCác mô tả liên quan đến nhận dạng mối\r\nnguy được nêu tại 5.1.
\r\n\r\nB.3 Đánh giá mức\r\nđộ tiếp xúc
\r\n\r\nCác rủi ro về sức khỏe khi sử dụng nước\r\ntái tạo là do vô tình uống, hút phải hoặc tiếp xúc với da trong quá trình sử dụng.\r\nNước tái tạo có nhiều mục đích sử dụng và tần suất/thời gian sử dụng, và liều lượng\r\nuống, hít phải hoặc tiếp xúc da ngoài ý muốn đối với mỗi lần sử dụng\r\nlà khác nhau tùy theo mục đích. Các giá trị này cũng thay đổi tùy theo quốc\r\ngia, khu vực và thời đại cho từng mục đích. Khối lượng, tần suất và thời gian sử\r\ndụng ngoài ý muốn, hít vào hoặc tiếp xúc với da cho mỗi mục đích chỉ có thể được\r\nthiết lập thích hợp trong trường hợp có dữ liệu/lý thuyết đầy đủ và đáng tin\r\ncậy.
\r\n\r\nB.4 Đánh giá liều\r\nđáp ứng
\r\n\r\nĐánh giá đáp ứng với liều lượng nhằm mục\r\nđích thiết lập mối quan hệ giữa liều lượng của mầm bệnh mà các cá nhân hoặc\r\nnhóm dân số tiếp xúc và xác suất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (ví dụ: nhiễm trùng,\r\nbệnh tật, tử vong). Từ mối quan hệ định lượng ước tính (mô hình liều lượng -\r\nđáp ứng), xác suất của các tác động có hại đến sức khỏe của một mức độ nghiêm\r\ntrọng nhất định được ước tính từ một lần tiếp xúc nhất định với mầm bệnh cụ thể.\r\nMô hình hóa liều\r\nđáp ứng là quá trình sử dụng các mối quan hệ toán học để mô tả xác suất\r\ncủa một ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (ví dụ: nhiễm trùng, bệnh tật) xảy ra ở một\r\ncá nhân hoặc tần suất của ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong một quần thể khi cá nhân\r\nhoặc quần thể đó tiếp xúc với liều lượng tác nhân gây bệnh cụ thể. Đầu ra của\r\nđánh giá đáp ứng liều là một giá trị hoặc một tập hợp các giá trị cho các thông\r\nsố đáp ứng liều. Tuy nhiên, chỉ có thể thiết lập các tham số này thích hợp\r\ntrong trường hợp có dữ liệu/lý thuyết đầy đủ và đáng tin cậy.
\r\n\r\nB.5 Đặc điểm rủi\r\nro cho sức khỏe
\r\n\r\nViệc xác định đặc tính rủi ro sức khỏe\r\nbao gồm việc sử dụng xác định mối nguy, đánh giá mức độ tiếp xúc và đánh giá phản\r\nứng với liều lượng để xác định mức độ của rủi ro cho sức khỏe. Kết quả đầu ra của\r\nđặc tính rủi ro sức khỏe là các giá\r\ntrị của xác suất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (ví dụ: nhiễm trùng, bệnh tật,\r\ntử vong) và được biểu thị bằng xác suất nhiễm trùng hoặc số năm sống được điều chỉnh theo mức\r\nđộ tàn tật (DALY). DALY là một chỉ số thể hiện\r\nmức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng sức khỏe\r\nthông qua mức độ, độ lớn của nó.
\r\n\r\nDALY được biểu thị bằng công thức sau:
\r\n\r\nDALY = YLL + YLD
\r\n\r\nSố năm tổn thọ (YLL) là số năm bị mất\r\ndo tử vong sớm. YLL được tính bằng cách trừ tuổi lúc tử vong cho tuổi thọ cao\r\nnhất có thể của một người ở độ tuổi đó. Ví dụ, nếu tuổi thọ cao nhất của nam giới ở một quốc\r\ngia nhất định là 75 tuổi, nhưng một người đàn ông tử vong vì ung thư ở 65 tuổi, thì\r\nông ta có 10 năm tuổi thọ bị mất do ung thư. Số năm sống bị bệnh tật (YLD) có\r\nthể được xem là những năm sống trong tình trạng sức khỏe kém lý tưởng (bệnh tật).\r\nCác bệnh tật được tính bao gồm từ tình trạng như cúm, có thể chỉ kéo dài\r\ntrong vài ngày, hoặc động kinh, có thể kéo dài suốt đời. Số năm tuổi thọ bị mất\r\ndo bệnh tật được đo bằng cách lấy mức độ phổ biến của tình trạng này nhân với trọng\r\nsố khuyết tật (có thể thu được từ dữ liệu nhiễm trùng). Trọng số khuyết tật phần\r\nánh mức độ nghiêm trọng\r\ncủa các tình trạng khác nhau và được phát triển thông qua các cuộc khảo sát của\r\ncông chúng.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Ví dụ về PCP và các thông số quan trắc
\r\n\r\nVí dụ về PCP và các thông số quan trắc được trình bày trong Bảng\r\nC.1.
\r\n\r\nBảng C.1 - Ví\r\ndụ về PCP và các thông số quan trắc
\r\n\r\n\r\n PCP \r\n | \r\n \r\n Các thông số\r\n quan trắc tiềm năng \r\n | \r\n
\r\n Khử trùng bằng clo \r\n | \r\n \r\n Liều lượng clo \r\nCT (nồng độ x thời gian\r\n tiếp xúc) \r\nClo dư \r\n | \r\n
\r\n Khử trùng bằng tia cực\r\n tím \r\n | \r\n \r\n Cường độ/liều lượng UV \r\nTruyền tia UV \r\n | \r\n
\r\n Lọc màng \r\n | \r\n \r\n Độ đục \r\nTốc độ áp suất phân rã (hoặc bất kỳ\r\n quan trắc tính toàn vẹn\r\n khác) \r\n | \r\n
\r\n Quy trình xử lý bậc hai \r\n | \r\n \r\n Oxy hòa tan \r\nAmoniac \r\nHỗn hợp chất rắn lơ lửng (MLSS) \r\n | \r\n
\r\n Các ao nuôi ổn định và trưởng thành \r\n | \r\n \r\n Thời gian lưu (ngày) \r\nChất rắn lơ lửng \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Theo Tài liệu tham khảo\r\n [26] và có sửa đổi. \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Ví dụ về kết quả thực hiện và các thông số\r\nquan trắc tuân thủ trong hệ thống nước tái tạo
\r\n\r\nVí dụ về kết quả thực hiện và các\r\nthông số quan trắc tuân thủ trong hệ thống nước tái tạo được thể hiện tại Hình\r\nD.1
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình D.1 - Ví\r\ndụ về kết quả thực hiện và các thông số quan trắc tuân thủ trong hệ thống\r\nnước tái tạo
\r\n\r\n\r\n\r\n
Thư mục tài liệu tham khảo
\r\n\r\n[1] ISO/IEC Guide 51:2014, Safety\r\naspects\r\n-\r\nGuidelines for their inclusion in standards
\r\n\r\n[2] TCVN 9788:2013 (ISO Guide\r\n73:2009), Quản lý rủi ro - Từ vựng
\r\n\r\n[3] TCVN ISO 9000 (ISO 9000), Hệ thống\r\nquản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
\r\n\r\n[4] TCVN 7391-17:2007 (ISO\r\n10993-17:2002), Đánh giá sinh học đối với trang thiết bị y tế - Phần 17: Thiết\r\nlập giới hạn cho phép của chất ngâm chiết
\r\n\r\n[5] ISO 15800:2003, Soil quality\r\n- Characterization of soil with respect to human exposure
\r\n\r\n[6] TCVN 12180-1:2017 (ISO\r\n16075-1:2015), Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự\r\nán tưới - Phần 1: Cơ sở của một dự án tái sử dụng cho tưới
\r\n\r\n[7] TCVN 12180-2:2017 (ISO\r\n16075-2:2015), Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự\r\nán tưới - Phần 2: Xây dựng dự án
\r\n\r\n[8] TCVN 12180-3:2017 (ISO\r\n16075-3:2015), Hướng dẫn sử dụng nước thải đã xử lý cho các dự\r\nán tưới - Phần 3: Các hợp\r\nphần của dự án tái sử dụng cho tưới
\r\n\r\n[9] ISO 16075-4:2016, Guidelines\r\nfor treated wastewater use for irrigation projects - Part 4: Monitoring
\r\n\r\n[10] TCVN 12525-1 (ISO 20760-1), Tái\r\nsử dụng nước tại khu vực đô thị - Hướng dẫn cho hệ thống tái sử dụng nước tập\r\ntrung - Phần 1: Nguyên tắc thiết kế hệ thống tái sử dụng nước\r\ntập trung
\r\n\r\n[11 ] TCVN 12525-2 (ISO 20760-2), Tái sử dụng nước\r\ntại khu vực đô thị - Hướng dẫn cho hệ thống tái sử dụng nước tập trung - Phần\r\n2: Quản lý hệ thống tái sử dụng nước tập trung
\r\n\r\n[12] TCVN 12526 (ISO 20761), Tái sử\r\ndụng tại khu vực đô thị - Hướng dẫn đánh giá an toàn tái sử dụng nước - Thông số\r\nvà phương pháp đánh giá
\r\n\r\n[13] TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014),\r\nDu lịch mạo hiểm - Hệ thống an toàn - Yêu cầu
\r\n\r\n[14] TCVN ISO 45001 (ISO 45001), Hệ\r\nthống quản lý an toàn,\r\nvệ sinh lao động - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
\r\n\r\n[15] ISO 30000:2009, Ships and marine\r\ntechnology - Ship recycling management systems - Specifications for management\r\nsystems for safe and environmentally sound ship recycling facilities
\r\n\r\n[16] TCVN ISO/IEC 31010, Quản lý rủi\r\nro - Kỹ thuật đánh giá rủi ro
\r\n\r\n[17] ASANO T., BURTON F.L., LEVERENZ H.,\r\nTSUCHIHASHI R., TCHOBANOGLOUS\r\nG. Water Reuse: Issues, Technologies, and Applications. McGraw-Hill, New\r\nYork, 2007
\r\n\r\n[18] Jimenez B., & Asano T.\r\nWater Reuse: An International Survey of Current Practice, Issues and Needs. WIA\r\nPublishing, 2008
\r\n\r\n[19] DEPARTMENT OF PUBLIC HEALTH AND\r\nENVIRONMENT, WATER SANITATION HYGINESE AND HEALTH, WORLD HEALTH\r\nORGANIZATION (WHO). 2016. Sanitation safety planning, Manual for safe use\r\nand disposal of wastewater, greywater and excreta
\r\n\r\n[20] GOVERNMENT OF WESTERN AUSTRALIA,\r\nDEPARTMENT OF HEALTH, PERTH, WESTERN AUSTRALIA, AUSTRALIA., GWA DH.\r\nGuidelines for the Non-potable Uses of Recycled Water in Western Australia,\r\n2011
\r\n\r\n[21] Health Canada. 2010.\r\nCanadian guidelines for domestic reclaimed water for use in toilet and urinal\r\nflushing. Ottawa, Ontario, Canada (H128-1/10-602E)
\r\n\r\n[22] Lazarova V., & Asano\r\nT. Milestones in Water Reuse: Main Challenges, Keys to Success and Trends of\r\nDevelopment. An Overview. In: Milestones on Water Reuse: The Best\r\nSuccess Stories, (Lazarova V., Asano T., Bahri A., Anderson J. eds.).\r\nIWA Publishing, London, UK, 2013, pp.27-36
\r\n\r\n[23] NATIONAL WATER INITIATIVE. 2010.\r\nNational Water Initiative Policy Guidelines for Water Planning and Management
\r\n\r\n[24] NATURAL RESOURCE MANAGEMENT\r\nMINISTERIAL COUNCIL, ENVIRONMENT PROTECTION AND HERITAGE COUNCIL, AUSTRALIAN\r\nHEALTH MINISTERS CONFERENCE, AUSTRALIA (NRMMC, EPHC, AHMC). 2006.\r\nAustralian Guidelines for Water Recycling: Managing Health and Environmental\r\nRisks (Phase 1)
\r\n\r\n[25] ASHBOLT N.J., GRABOW W.O.,\r\nSNOZZI M. Indicators of microbial water quality. IWA Publishing, pp.289-316
\r\n\r\n[26] NSW Department of Primary\r\nIndustries - Office of\r\nWater (NSW DPI). 2015. NSW guidelines for recycled water management\r\nsystems
\r\n\r\n[27] NSW Government, Department of\r\nWater & Energy (NSW Government). 2008. Interim NSW guildelines\r\nfor management of private recycled water schemes
\r\n\r\n[28] UNITED STATES ENVIRONMENTAL\r\nPROTECTION AGENCY (US EPA). Guidelines for Water Reuse, 2012
\r\n\r\n[29] World Health Organisation\r\n(WHO). 2006. Guidelines for the safe use of wastewater, excreta and\r\ngreywater: Volume 2, Wastewater use in agriculture
\r\n\r\n[30] World Health Organisation\r\n(WHO). 2016. Quantitative Microbial Risk Assessment: Application for Water\r\nSafety Management
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13246:2020 (ISO 20426:2018) về Hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro về sức khỏe đối với việc tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13246:2020 (ISO 20426:2018) về Hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro về sức khỏe đối với việc tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN13246:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghệ- Thực phẩm |
Tình trạng | Còn hiệu lực |