Foodstuffs.\r\nDetermination of ochratoxin A in currants, raisins, sultanas, mixed dried fruit\r\nand dried figs - HPLC method with\r\nimmunoaffinity colum cleanup and fluorescence detection
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 10927:2015 hoàn toàn tương đương EN\r\n15829:2010;
\r\n\r\nTCVN 10927:2015 do Ban kỹ thuật tiêu\r\nchuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng\r\ncục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THỰC PHẨM -\r\nXÁC ĐỊNH OCHRATOXINA TRONG CÁC LOẠI NHO KHÔ, HỖN HỢP QUẢ KHÔ VÀ QUÀ VẢ KHÔ - PHƯƠNG\r\nPHÁP SÁC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO SỬ DỤNG DETECTOR HUỲNH QUANG VÀ LÀM SẠCH BẰNG CỘT\r\nÁI LỰC MIỄN NHIỄM
\r\n\r\nFoodstuffs -\r\nDetermination of ochratoxin A in currants, raisins, sultanas, mixed dried fruit\r\nand dried figs - HPLC method with\r\nimmunoaffinity colum cleanup and fluorescence detection
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định phương pháp\r\nxác định ochratoxin A trong một số loại nho khô, hỗn hợp quả khô và quả và khô\r\nbằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) có làm sạch bằng cột ái lực miễn nhiễm và\r\nsử dụng detector huỳnh quang. Phương pháp này đã được đánh giá trong nghiên cứu\r\nliên phòng thử nghiệm phân tích cả trên mẫu nhiễm tự nhiên và mẫu thêm chuẩn\r\ntrong dài từ 1,1 μg/kg đến 11 μg/kg.
\r\n\r\nThông tin về việc đánh giá xác nhận được\r\nnêu trong Điều 9 và Phụ lục B.
\r\n\r\nCẢNH BÁO - Khi áp dụng tiêu chuẩn này\r\ncó thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu\r\nchuẩn này không đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử\r\ndụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn\r\nthích hợp và xác định khả năng áp dụng hoặc các giới hạn quy định trước khi sử\r\ndụng tiêu chuẩn.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết\r\ncho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố\r\nthì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm\r\ncông bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu\r\ncó).
\r\n\r\nTCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước\r\ndùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
\r\n\r\n\r\n\r\nChiết phần mẫu thử bằng hỗn hợp\r\nmetanol và axit phosphoric. Lọc dịch chiết, pha loãng bằng muối đệm phosphat và\r\nđược đưa lên cột ái lực miễn nhiễm chứa các kháng thể đặc hiệu đối với\r\nochratoxin A. Ochratoxin A được tách, tinh sạch và cô đặc trên cột sau đó được\r\ntách bằng dung môi rửa giải. Định lượng ochratoxin A bằng sắc ký lỏng hiệu năng\r\ncao (HPLC) pha đảo có detector huỳnh quang.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1 Yêu cầu chung
\r\n\r\nChỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết\r\nphân tích và nước đạt loại 1 trong TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), trừ khi có\r\nquy định khác. Dung môi phải đạt chất lượng dùng cho phép phân tích HPLC. Có thể\r\nsử dụng các dung dịch có bán sẵn có các đặc tính tương đương với các loại được\r\nliệt kê dưới đây.
\r\n\r\nCẢNH BÁO - Thải bỏ các dung môi rửa giải\r\nphù hợp với quy định về môi trường. Các quy trình khử nhiễm các chất thải phòng\r\nthử nghiệm, cần thực hiện theo quy định của Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế\r\n(IARC), xem [1].
\r\n\r\n4.2 Khí nén heli đã tinh sạch
\r\n\r\n4.3 Dinatri hydro phosphat, dạng khan hoặc\r\ndinatri hydro phosphat ngậm 12 phân tử nước
\r\n\r\n(Na2HPO4.12 H2O)
\r\n\r\n4.4 Kali clorua.
\r\n\r\n4.5 Kali dihydro phosphat
\r\n\r\n4.6 Natri clorua.
\r\n\r\n4.7 Natri hydroxit.
\r\n\r\n4.8 Dung dịch amoni hydroxit, nồng độ c(NH4OH)\r\n= 1,1 mol/l, dùng để điều chỉnh pH sau cột.
\r\n\r\nChuẩn bị ngay khi cần dùng (tùy chọn,\r\nxem 7.2).
\r\n\r\n4.9 Dung dịch axit clohydric, phần khối lượng\r\nw(HCI) = 37 % trong nước.
\r\n\r\n4.10 Dung dịch\r\naxit phosphoric, c(H3PO4) = 0,1 mol/l.
\r\n\r\n4.11 Dung dịch\r\naxit clohydric, c(HCI) = 0,1 mol/l.
\r\n\r\nPha loãng 8,28 ml dung dịch axit\r\nclohydric (4.9) bằng nước đến 1 lít.
\r\n\r\n4.12 Dung dịch\r\nnatri hydroxit, c(NaOH) = 0,1 mol/l.
\r\n\r\nHòa tan 4 g natri hydroxit (4.7) trong\r\n1 lít nước.
\r\n\r\n4.13 Dung dịch muối đệm phosphat (PBS)
\r\n\r\nHòa tan 8,0 g natri clorua (4.6), 1,2\r\ng dinatri hydro phosphat khan hoặc 2,9 g dinatri hydro phosphat ngậm 12 phân tử\r\nnước (4.3), 0,2 g kali dihydro phosphat (4.5) và 0,2 g kali clorua (4.4) trong\r\n900 ml nước,
\r\n\r\nSau khi hòa tan, chỉnh pH đến 7,4 bằng\r\ndung dịch axit clohydric (4.11) hoặc dung dịch natri hydroxit (4.12), sau đó\r\npha loãng bằng nước đến 1 lít. Cách khác, có thể chuẩn bị dung dịch PBS có các\r\nđặc tính tương tự từ các vật liệu PBS bán sẵn.
\r\n\r\n4.14 Axetonitril
\r\n\r\nCẢNH BÁO - Axetonitril là chất độc và\r\nkhi trộn mẫu phải dùng máy nghiền trộn chống nổ đặt trong tủ hút. Sau khi trộn,\r\nmẫu phải được lọc trong tủ hút.
\r\n\r\n4.15 Axit axetic\r\nbăng,\r\nw(CH3COOH) ≥ 98 %
\r\n\r\n4.16 Metanol
\r\n\r\n4.17 Toluen
\r\n\r\n4.18 Dung môi bơm
\r\n\r\nTrộn 80 phần thể tích nước với 20 phần\r\nthể tích axetonitril (4.14) và 2 phần thể tích axit axetic băng (4.15).
\r\n\r\n4.19 Pha động HPLC
\r\n\r\nTrộn 99 phần thể tích nước với 99 phần\r\nthể tích axetonitril (4.14) và hai phần thể tích axit axetic băng (4.15). Khử\r\nkhí dung môi pha động, ví dụ: bằng khí heli (4.2).
\r\n\r\n4.20 Hỗn hợp toluen và axit axetic\r\nbăng
\r\n\r\nTrộn 99 phần thể tích toluen (4.17) với\r\nmột phần thể tích axit axetic băng (4.15).
\r\n\r\n4.21 Cột ái lực miễn nhiễm
\r\n\r\nCột ái lực miễn nhiễm phải chứa các\r\nkháng thể đặc hiệu đối với ochratoxin A. Cột phải có khả năng giữ được không nhỏ\r\nhơn 100 ng ochratoxin A và có độ thu hồi không nhỏ hơn 70 % khi sử dụng 5 ng\r\nochratoxin A trong dung dịch gồm năm phần thể tích axetonitril (4.14) và 95 phần\r\nthể tích muối đệm phosphat (4.13).
\r\n\r\n4.22 Chất lỏng để silan hóa bề mặt (tùy\r\nchọn)
\r\n\r\nTrộn một phần thể tích của chất lỏng\r\nsilan hóa bề mặt với 19 phần thể tích toluen (4.17).
\r\n\r\n4.23 Ochratoxin A, dạng tinh thể\r\nhoặc dạng màng trong ampoule
\r\n\r\n4.24 Dung dịch gốc Ochratoxin A
\r\n\r\nCẢNH BÁO - Ochratoxin A có nguy cơ gây\r\nđộc đến thận, gây quái thai và có khả năng ảnh hưởng đến di truyền. Tổ chức Quốc\r\ntế về nghiên cứu bệnh ung thư (IARC) đã phân loại ochratoxin A là chất có thể\r\ngây ung thư cho người (nhóm 2 B). Phải mặc quần áo bảo hộ, găng tay và kính an\r\ntoàn vào mọi lúc và phải tiến hành tất cả các giai đoạn chuẩn bị mẫu và chuẩn bị\r\ncác chuẩn trong tủ hút
\r\n\r\nHòa tan 1 mg ochratoxin A hoặc lượng\r\nchứa trong 1 ampoule (nếu ochratoxin A ở dạng màng mỏng) trong hỗn hợp dung môi\r\n(4.20) để thu được dung dịch chứa khoảng từ 20 μg/ml đến 30 μg/ml ochratoxin A.
\r\n\r\nĐể xác định chính xác nồng độ, sử dụng\r\nmáy đo quang phổ (5.12) ghi đường cong hấp thụ giữa bước sóng từ 300 nm đến 370\r\nnm trong cuvet thạch anh 1 cm dùng hỗn hợp dung môi (4.20) để so sánh. Nhận biết\r\nbước sóng có độ hấp thụ tối đa. Tính nồng độ khối lượng của ochratoxin A, ρota,\r\nbằng microgam trên mililit, sử dụng Công thức (1):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (1) \r\n | \r\n
Trong đó:
\r\n\r\nAmax là độ hấp thụ\r\ncực đại xác định được trên đường hấp thụ (bước sóng này là: 333 nm)
\r\n\r\nM là khối lượng mol của\r\nochratoxin A (M = 403,8 g/mol), tính bằng gam trên mol (g/mol).
\r\n\r\nε là hệ số hấp thụ mol\r\ncủa ochratoxin A trong hỗn hợp dung môi (4.20), tính bằng mét vuông trên mol (m2/mol)\r\n(trong trường hợp này là: 544 m2/mol, xem [2]);
\r\n\r\nb là chiều dài đường\r\nquang của cuvet thạch anh, tính bằng xentimet (cm).
\r\n\r\nBảo quản dung dịch này trong tủ đông lạnh\r\nở nhiệt độ khoảng -18 °C. Đưa nhiệt độ của dung dịch đến nhiệt độ phòng trước\r\nkhi mở. Dung dịch được bảo quản bằng cách này có thể bền được trong 12 tháng. Cứ\r\nsau 6 tháng thi cần kiểm tra lại nồng độ của dung dịch.
\r\n\r\n4.25 Dung dịch\r\nthêm chuẩn ochratoxin A
\r\n\r\nChuyển một lượng dung dịch gốc (4.24)\r\nchứa 12,5 μg ochratoxin A vào bình định mức 5 ml. Cho bay hơi đến khô dưới dòng\r\nkhí nitơ ở nhiệt độ không quá 50 °C. Hòa tan lại ngay trong metanol (4.16) và\r\nthêm metanol đến vạch. Dung dịch này chứa ochratoxin A nồng độ 2,5 μg/ml.
\r\n\r\nBảo quản dung dịch này trong tủ đông lạnh\r\nở nhiệt độ khoảng -18 °C. Đưa nhiệt độ của dung dịch đến nhiệt độ phòng trước\r\nkhi mở. Dung dịch được bảo quản bằng cách này có thể bền được trong 12 tháng. Cứ\r\nsau 6 tháng thì cần kiểm tra lại nồng độ của dung dịch.
\r\n\r\n4.26 Dung dịch chuẩn ochratoxin A
\r\n\r\nChuyển 500 μl dung dịch thêm chuẩn\r\nochratoxin A (4.25) vào bình định mức 5 ml, thêm metanol (4.16) đến vạch. Dung\r\ndịch này chứa ochratoxin A nồng độ 0,25 μg/ml.
\r\n\r\nBảo quản dung dịch này trong tủ đông lạnh\r\nở nhiệt độ khoảng -18 °C. Đưa nhiệt độ của dung dịch đến nhiệt độ phòng trước\r\nkhi mở. Dung dịch được bảo quản bằng cách này có thể bền được trong 12 tháng. Cứ\r\nsau 6 tháng thì cần kiểm tra lại nồng độ của dung dịch.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.1 Yêu cầu chung
\r\n\r\nSử dụng các thiết bị và dụng cụ thủy\r\ntinh thông thường của phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:
\r\n\r\n5.2 Lọ thủy tinh nhỏ đã silan hóa (tùy\r\nchọn)
\r\n\r\nChuẩn bị các lọ nhỏ bằng cách đổ đầy\r\nthuốc thử silan hóa bề mặt (4.22) và để thuốc thử này trong lọ nhỏ trong 1 min.\r\nĐầu tiên, tráng lọ bằng dung môi có độ phân cực thấp, ví dụ: toluen (4.17) sau\r\nđó tráng bằng metanol (4.16) và làm khô trước khi sử dụng.
\r\n\r\nCẢNH BÁO - Sử dụng thủy tinh đã silan\r\nhóa có thể ngăn ochratoxin A dính vào thủy tinh trong quá trình bay hơi.
\r\n\r\n5.3 Bộ trộn tốc độ cao hoặc bộ đồng\r\nhóa.
\r\n\r\n5.4 Cân phân tích, có thể cân\r\nchính xác đến 0,000 1 g.
\r\n\r\n5.5 Cân phòng thử nghiệm, có thể cân\r\nchính xác đến 0,1 g.
\r\n\r\n5.6 Pipet xả hết, có thể điều\r\nchỉnh được, dung tích 10 ml, 5 ml, 1 ml và 200 μl có đầu tip thích hợp.
\r\n\r\n5.7 Bộ phân phối chân không, thích hợp với\r\ncột ái lực miễn nhiễm.
\r\n\r\n5.8 Bình chứa và bình nối, để gắn với cột\r\nái lực miễn nhiễm.
\r\n\r\n5.9 Bơm chân không, có thể đạt độ\r\nchân không 1 kPa và bơm với tốc độ 18 l/min.
\r\n\r\n5.10 Giấy lọc, có cỡ lỗ 20 μm đến 25 μm.
\r\n\r\n5.11 Thiết bị HPLC, gồm các bộ\r\nphận sau:
\r\n\r\n5.11.1 Hệ thống bơm, có thể bơm\r\nví dụ: 100 μl
\r\n\r\n5.11.2 Bơm pha động, đẳng dòng,\r\nkhông xung, có khả năng duy trì được tốc độ dòng 1 ml/min.
\r\n\r\n5.11.3 Lò cột (tùy chọn),\r\ncó thể duy trì nhiệt độ ổn định khi có bất kỳ sự thay đổi nào gây ra do dao động\r\nnhiệt độ phòng (ví dụ: (45 ± 1) °C, ± 0,5 °C nhiệt độ lập lại và ổn định).
\r\n\r\n5.11.4 Cột tách HPLC phân tích pha đảo, ví dụ: C18\r\noctadecylsilan (ODS), dài 25 cm, đường kính trong 4,6 mm và kích cỡ hạt 5 μm, cột này phải\r\nđảm bảo phân giải ochratoxin A ra khỏi các pic khác. Mức độ tối đa các pic chồng\r\nlên nhau phải nhỏ hơn 10 %. Nếu cần, chỉnh pha động để đường nền đủ độ phân giải.\r\nCó thể sử dụng cột bảo vệ pha đào tương ứng phù hợp.
\r\n\r\n5.11.5 Máy khử khí (tùy chọn)
\r\n\r\n5.11.6 Detector huỳnh quang, được gắn với\r\ncuvet dòng chảy và cài đặt ở bước sóng 333 nm (bước sóng kích thích) và 477 nm\r\n(bước sóng phát xạ), hoặc cài đặt ở bước sóng 390 nm (bước sóng kích thích) và\r\n440 nm (bước sóng phát xạ), nếu sử dụng hệ thống sau cột, tùy chọn.
\r\n\r\n5.11.7 Máy ghi, máy tích\r\nphân hoặc máy tính có hệ thống xử lý dữ liệu.
\r\n\r\n5.11.8 Hệ thống sau cột (tùy chọn),\r\ngồm có bơm, đẳng dòng, không xung, có thể duy trì tốc độ dòng thể tích 0,3\r\nml/min, thể tích khoang chết hình chữ T bằng zero và cuộn phản ứng dài 1 500\r\nmm, đường kính trong 0,25 mm [bằng thép không gỉ hoặc bằng polyetheretherketon\r\n(PEEK)].
\r\n\r\n5.12 Máy đo phổ UV.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1 Chuẩn bị mẫu dạng hồ nhão
\r\n\r\nCân mẫu phòng thử nghiệm nhận được và\r\nghi lại khối lượng. Có thể nghiền nhỏ mẫu để giảm kích cỡ. Thêm nước theo tỷ lệ\r\nnăm phần quả, bốn phần nước. Đồng hóa mẫu và nước ít nhất 30 min hoặc cho đến\r\nkhi đạt được dạng hồ nhão sánh.
\r\n\r\nTrong mọi trường hợp, nếu mẫu ở dạng\r\nđông lạnh thi rã đông hoàn toàn mẫu trước khi lấy mẫu. Khuấy kỹ mẫu dạng sệt\r\ntrước khi lấy phần mẫu thử để phân tích.
\r\n\r\n6.2 Chiết
\r\n\r\nCân 45 g quả dạng hồ nhão, chính xác đến\r\n0,2 g cho vào cốc có mỏ. Thêm 50 ml metanol (4.16) và 5 ml dung dịch axit\r\nphosphoric (4.10). Trộn đều bằng bộ đồng hóa (5.3) từ 3 min đến 4 min Lọc hỗn hợp\r\nqua giấy lọc (5.10).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: 45 g quá dạng hồ nhão tương\r\ndương với 25 g quả khô và 20 ml nước khi chuẩn mẫu bị dạng hồ nhão sử dụng\r\nphương pháp nêu trong 6.1. Thể tích chiết (V1 = 75 ml) gồm nước\r\nđược thêm vào dung dịch metanol và axit phosphoric.
\r\n\r\n6.3 Làm sạch bằng cột ái lực miễn nhiễm
\r\n\r\nQuá trình làm sạch có thể tiến hành bằng\r\ncách sử dụng chân không với áp suất dương hoặc cho các thể tích quy định tự chảy\r\nqua cột. Không được vượt quá tốc độ dòng quy định tối đa. Đặc biệt chú ý khi\r\ndùng bộ phân phối chân không.
\r\n\r\nChuẩn bị cột ái lực miễn nhiễm theo hướng\r\ndẫn của nhà sản xuất. Lấy chính xác 12 ml dịch lọc cho vào bình định mức 100 ml\r\nhoặc bình nón và pha loãng đến 100 ml bằng PBS (4.13) và lắc mạnh để trộn đều.
\r\n\r\nThêm 50 ml dịch chiết mẫu đã pha loãng\r\nvào bình chứa của cột và cho chảy qua cột ái lực miễn nhiễm (V3 = 6\r\nml). Tốc độ dòng chảy không vượt quá 5 ml/min. Không được để cột chảy đến khô.\r\nRửa cột bằng 10 ml nước (hoặc bằng PBS theo hướng dẫn của nhả sản xuất cột). Đặt\r\nlọ nhỏ (5.2) vào dưới cột ái lực miễn nhiễm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Tiến hành cẩn thận không để\r\nvượt quá dung tích của cột ái lực miễn nhiễm.
\r\n\r\n6.4 Chuẩn bị dung dịch mầu thử
\r\n\r\nRửa giải ochratoxin A vào lọ nhỏ (5.2)\r\nbằng dung môi thích hợp theo khuyến cáo của nhả sản xuất cột. Đặc biệt cẩn thận\r\nkhi dùng bộ phân phối chân không. Làm bay hơi dịch rửa giải trong cột đến khô\r\ndưới dòng khí nitơ. Hòa tan lại bằng 1,0 ml dung môi bơm (4.18). Chuyển vào lọ HPLC\r\n(V2 = 1 ml).
\r\n\r\nCách khác, pha loãng dịch lỏng rửa giải\r\ncột bằng nước (hoặc nước chứa 2 % axit axetic tùy thuộc vào dung môi rửa giải)\r\nđể chuẩn bị dung dịch thử phân tích. Thêm 2 ml nước (V2 = 3\r\nml) vào 1 ml dịch rửa giải. Trộn kỹ.
\r\n\r\nViệc làm sạch, chuẩn bị dung dịch mẫu\r\nthử và các bước HPLC của phương pháp này, có thể được tiến hành bằng hệ thống tự\r\nđộng như hệ thống làm sạch dịch chiết pha rắn tự động (ASPEC) với điều kiện quá\r\ntrình làm sạch cần tuân thủ các điều kiện mô tả trong phương pháp này, ví dụ:\r\nthể tích và tốc độ dòng.
\r\n\r\n6.5 Quy trình thêm chuẩn
\r\n\r\nCân 45 g quả dạng hồ nhão mẫu trắng,\r\nchính xác đến 0,2 g cho vào cốc có mỏ hoặc bình trộn. Dùng pipet lấy 50 μl dung\r\ndịch thêm chuẩn ochratoxin A (4.25) vào dịch quả dạng hồ nhão mẫu trắng. Để hồ\r\nnhão đã thêm chuẩn trong tủ hút ít nhất 30 min. Tiến hành như quy trình nêu\r\ntrong 6.2.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.1 Điều kiện vận hành HPLC
\r\n\r\nKhi sử dụng cột đáp ứng các quy định\r\ntrong 5.11.4 và pha động quy định trong 4.19 thì cài đặt các thông số như sau\r\nđược coi là phù hợp. Ochratoxin A rửa giải trong khoảng từ\r\n9 min đến 10 min.
\r\n\r\n\r\n - Tốc độ dòng pha động (cột): \r\n | \r\n \r\n 1,0 ml/min; \r\n | \r\n
\r\n - Detector huỳnh quang, bước sóng\r\n phát xạ: \r\n | \r\n \r\n 477 nm; \r\n | \r\n
\r\n - Detector huỳnh quang, bước sóng\r\n kích thích: \r\n | \r\n \r\n 333 nm; \r\n | \r\n
\r\n - Thể tích bơm: \r\n | \r\n \r\n 100 μl đến 200 μl \r\n | \r\n
\r\n - Mẫu chiết được pha loãng bằng\r\n nước: \r\n | \r\n \r\n 300 μl đến 600 μl. \r\n | \r\n
7.2 Các điều kiện\r\nphản ứng sau cột (tùy chọn)
\r\n\r\nSử dụng hệ thống phản ứng sau cột có\r\nthể làm tăng tín hiệu và cải thiện giới hạn phát hiện ochratoxin A. Nó có thể\r\nlàm giảm độ nhiễu đường nền đối với một số mẫu. Có thể sử dụng chúng để khẳng định\r\nviệc nhận biết ochratoxin A trong các mẫu bị nhiễm, sử dụng hệ thống sau cột\r\nnêu trong 5.11.8 và cột nêu trong 5.11.4, các điều kiện HPLC sau đây cho thấy làm\r\ntăng tín hiệu của ochratoxin A từ 3 lần đến 4 lần.
\r\n\r\n\r\n - Tốc độ dòng phản ứng sau cột\r\n (4.8): \r\n | \r\n \r\n 0,3 ml/min; \r\n | \r\n
\r\n - Detector huỳnh quang, bước sóng\r\n phát xạ: \r\n | \r\n \r\n 440 nm; \r\n | \r\n
\r\n - Detector huỳnh quang, bước sóng\r\n kích thích: \r\n | \r\n \r\n 390 nm; \r\n | \r\n
\r\n - Vòng phản ứng sau cột: \r\n | \r\n \r\n 1 500 mm x 0,25 mm đường kính trong \r\n | \r\n
\r\n - Thể tích bơm: \r\n | \r\n \r\n 100 μl đến 200 μl. \r\n | \r\n
\r\n - Mẫu chiết được pha loãng bằng\r\n nước: \r\n | \r\n \r\n 300 μl đến 600 μl. \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH 1: Dịch rửa giải\r\nphải có tính kiềm (pH đặc trưng ≈ 9) sau detector. Kiểm\r\ntra bằng cách sử dụng giấy chỉ thị pH.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Làm giảm hơi amoniac bằng\r\ncách thêm dung dịch axit xitric bão hòa vào bình thải.
\r\n\r\n7.3 Chuẩn bị các dung dịch hiệu chuẩn\r\nđối với HPLC
\r\n\r\nChuẩn bị bốn dung dịch hiệu chuẩn HPLC\r\nđựng trong các bình định mức 5 ml riêng rẽ theo Bảng 1. Thêm 5 ml dung môi bơm\r\n(4.18) vào mỗi dung dịch hiệu chuẩn đến vạch.
\r\n\r\nBảng 1 - Chuẩn\r\nbị các dung dịch hiệu chuẩn HPLC
\r\n\r\n\r\n Dung dịch\r\n hiệu chuẩn HPLC \r\n | \r\n \r\n Dung môi bơm\r\n (4.18) \r\nμl \r\n | \r\n \r\n Dung dịch\r\n chuẩn (4.26) \r\nμl \r\n | \r\n \r\n Nồng độ khối lượng\r\n ochratoxin A cuối cùng trong dung dịch hiệu chuẩn | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 4 960 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 2,0 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 4 900 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 5,0 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4 840 \r\n | \r\n \r\n 160 \r\n | \r\n \r\n 8,0 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 4 800 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 10,0 \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp hàm lượng\r\nochratoxin A trong mẫu nằm ngoài dải hiệu chuẩn thì có thể chuẩn bị đường chuẩn\r\nthích hợp. Ngoài ra dung dịch bơm để phân tích HPLC có thể được pha loãng để có\r\nhàm lượng ochratoxin A thích hợp để thiết lập đường chuẩn.
\r\n\r\n7.4 Đường chuẩn
\r\n\r\nChuẩn bị đường chuẩn khi bắt đầu mỗi\r\nngày phân tích bằng cách sử dụng dung dịch hiệu chuẩn từ Bảng 1. Dựng đường chuẩn\r\ntrước khi phân tích mẫu thử bằng cách vẽ nồng độ ochratoxin A, bằng nanogam\r\ntrên mililit trên trục X dựa theo tín hiệu pic như diện tích hoặc chiều cao\r\ntrên trục Y và kiểm tra độ tuyến tính của đồ thị sử dụng hồi quy tuyến tính (r2\r\n≥ 0,998)
\r\n\r\n7.5 Xác định\r\nochratoxin A trong dung dịch mẫu thử
\r\n\r\nBơm các lượng dung dịch mẫu thử (6.4)\r\nlên cột sắc ký, sử dụng cùng một điều kiện như đã dùng để chuẩn bị đường chuẩn.
\r\n\r\n7.6 Nhận biết pic
\r\n\r\nNhận biết pic ochratoxin A trong dung\r\ndịch mẫu thử bằng cách so sánh thời gian lưu của mẫu với thời gian lưu của các\r\ndung dịch hiệu chuẩn. Nồng độ ochratoxin A trong dung dịch mẫu thử phải nằm\r\ntrong dải hiệu chuẩn. Trong trường hợp, nồng độ khối lượng của ochratoxin A\r\ntrong dung dịch mẫu thử nằm ngoài dài hiệu chuẩn thì cần chuẩn bị đường chuẩn\r\nthích hợp. Ngoài ra, có thể pha loãng dung dịch mẫu thử đến nồng độ khối lượng\r\nochratoxin A thích hợp đối với đường chuẩn đã thiết lập. Hệ số pha loãng phải\r\nđược tính vào trong tất cả các phép tính tiếp theo.
\r\n\r\n\r\n\r\nXác định nồng độ khối lượng của\r\nochratoxin A trong dung dịch mẫu thử (6.4), trực tiếp từ đường chuẩn (7.4),\r\ntính bằng nanogam trên mililit. Tính phần khối lượng ochratoxin A, wota,\r\nbằng microgam trên kilogam, sử dụng Công thức (2):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (2) \r\n | \r\n
Trong đó:
\r\n\r\nρota là nồng độ\r\nkhối lượng ochratoxin A, trong dung dịch mẫu thử được bơm và tương ứng với diện\r\ntích pic ochratoxin A, tính bằng nanogam trên mililit (ng/ml);
\r\n\r\nV1 là thể tích dung môi\r\nđược lấy để chiết, tính bằng mililit (ml) (trong trường hợp này là: 75 ml),;
\r\n\r\nV2 là thể tích thu được\r\nsau khi rửa giải từ cột ái lực miễn nhiễm (6.4), tính bằng mililit (ml) (trong\r\ntrường hợp này là: 1 ml hoặc 3 ml);
\r\n\r\nV3 là thể tích của dung\r\ndịch chiết sử dụng để làm sạch cột ái lực miễn nhiễm, tính bằng mililit (ml)\r\n(trong trường hợp này là: 6 ml);
\r\n\r\nms là khối lượng của mẫu\r\nthử dùng để phân tích, tính bằng gam (g) (trong trường hợp này là: 25 g).
\r\n\r\n\r\n\r\n9.1 Yêu cầu chung
\r\n\r\nChi tiết của phép thử liên phòng thử\r\nnghiệm về độ chụm của phương pháp được nêu trong Bảng B.1. Các giá trị thu được\r\ntừ các phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng được cho các dải\r\nnồng độ và/hoặc nền mẫu khác với các dải nồng độ và nền mẫu nêu trong Phụ lục\r\nB.
\r\n\r\n9.1 Độ lập lại
\r\n\r\nChênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử\r\nđơn lẻ thu được khi tiến hành thử trên vật liệu thử giống hệt nhau, do cùng một\r\nngười phân tích, sử dụng cũng một thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn,\r\nkhông được quả 5 % các trường hợp lớn hơn giới hạn lập lại r.
\r\n\r\n\r\n Giá trị đối với quả nho Hy-lạp: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n r = 0,73\r\n μg/kg \r\n | \r\n
\r\n Giá trị đối với nho Xutan: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n r = 1,79 μg/kg \r\n | \r\n
\r\n Giá trị đối với hỗn hợp quả khô: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n r = 0,27 μg/kg \r\n | \r\n
\r\n Giá trị đối với quả nho khô: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n r = 1,04 μg/kg \r\n | \r\n
\r\n Giá trị đối với quả vả: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n r = 0,62 μg/kg \r\n | \r\n
9.2 Độ tái lập
\r\n\r\nChênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả\r\nthử đơn lẻ, thu được khi tiến hành thử trên vật liệu thử giống hệt nhau, do hai\r\nphòng thử nghiệm phân tích, không được quá 5 % các trường hợp lớn hơn giới hạn\r\ntái lập R.
\r\n\r\n\r\n Giá trị đối với nho Hy-lạp: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n R = 3,59 μg/kg \r\n | \r\n
\r\n Giá trị đối với nho Xutan: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n R = 4,55 μg/kg \r\n | \r\n
\r\n Giá trị đối với hỗn hợp quả khô: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n R = 0,45 μg/kg \r\n | \r\n
\r\n Giá trị đối với quả nho khô: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n R = 2,95 μg/kg \r\n | \r\n
\r\n Giá trị đối với quả và: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n R = 1,28 μg/kg \r\n | \r\n
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm:
\r\n\r\na) mọi thông tin cần thiết để nhận biết\r\nmẫu (loại mẫu, nguồn gốc mẫu, ký hiệu);
\r\n\r\nb) viện dẫn tiêu chuẩn này;
\r\n\r\nc) ngày và kiểu quy trình lấy mẫu (nếu\r\nbiết);
\r\n\r\nd) ngày nhận mẫu;
\r\n\r\ne) ngày thử nghiệm;
\r\n\r\nf) kết quả thử nghiệm và các đơn vị biểu\r\nthị;
\r\n\r\ng) các điểm cụ thể quan sát được trong\r\nquá trình thử nghiệm;
\r\n\r\nh) mọi thao tác không quy định trong\r\ntiêu chuẩn này, hoặc được xem là tùy chọn, cùng với mọi tình huống bất thường\r\ncó thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\nX thời gian, tính bằng phút\r\n(min)
\r\n\r\nY tín hiệu, tính bằng milivol (mV)
\r\n\r\n1 ochratoxin A
\r\n\r\nHình 1 - Sắc\r\nký đồ điển hình của nho khô với hàm lượng ochratoxin A xấp xỉ 9 μg/kg
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Các thông số sau đây thu được trong\r\nphép thử liên phòng thử nghiệm [3] phù hợp với Hướng dẫn của AOAC về các quy\r\ntrình nghiên cứu liên phòng để đánh giá các đặc tính của phương pháp phân tích\r\n[4],
\r\n\r\nBảng B.1 - Dữ\r\nliệu về độ chụm
\r\n\r\n\r\n Mẫu \r\n | \r\n \r\n Nho Hy lạp \r\n | \r\n \r\n Nho Xutan \r\n | \r\n \r\n Hỗn hợp quả\r\n khô \r\n | \r\n \r\n Nho \r\n | \r\n \r\n Quả vả khô \r\n | \r\n
\r\n Năm tiến hành phép thử liên phòng thử\r\n nghiệm \r\n | \r\n \r\n 2002 \r\n | \r\n \r\n 2002 \r\n | \r\n \r\n 2002 \r\n | \r\n \r\n 2002 \r\n | \r\n \r\n 2002 \r\n | \r\n
\r\n Số lượng phòng thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 24 \r\n | \r\n \r\n 24 \r\n | \r\n \r\n 24 \r\n | \r\n \r\n 24 \r\n | \r\n
\r\n Số lượng các phòng thử nghiệm còn lại\r\n sau khi trừ ngoại lệ \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 22 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 21 \r\n | \r\n \r\n 22 \r\n | \r\n
\r\n Số lượng các phòng thử nghiệm ngoại\r\n lệ \r\n | \r\n \r\n 0 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n
\r\n Số lượng các kết quả được chấp nhận \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 22 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 21 \r\n | \r\n \r\n 22 \r\n | \r\n
\r\n Giá trị trung bình, , μg/kg \r\n | \r\n \r\n 4,51 \r\n | \r\n \r\n 11,39 \r\n | \r\n \r\n 1,14 \r\n | \r\n \r\n 7,55 \r\n | \r\n \r\n 2,55 \r\n | \r\n
\r\n Độ lệch chuẩn lập lại, sr,\r\n μg/kg \r\n | \r\n \r\n 0,26 \r\n | \r\n \r\n 0,64 \r\n | \r\n \r\n 0,10 \r\n | \r\n \r\n 0,37 \r\n | \r\n \r\n 0,22 \r\n | \r\n
\r\n Độ lệch chuẩn tương đối lập lại, RSDr,\r\n % \r\n | \r\n \r\n 5,7 \r\n | \r\n \r\n 5,6 \r\n | \r\n \r\n 8,6 \r\n | \r\n \r\n 4,9 \r\n | \r\n \r\n 8,7 \r\n | \r\n
\r\n Giới hạn lập lại, r[r\r\n = 2,8 x sr] μg/kg \r\n | \r\n \r\n 0,73 \r\n | \r\n \r\n 1,79 \r\n | \r\n \r\n 0,27 \r\n | \r\n \r\n 1,04 \r\n | \r\n \r\n 0,62 \r\n | \r\n
\r\n Độ lệch chuẩn tái lập, sR,\r\n μg/kg \r\n | \r\n \r\n 1,28 \r\n | \r\n \r\n 1,63 \r\n | \r\n \r\n 0,16 \r\n | \r\n \r\n 1,05 \r\n | \r\n \r\n 0,46 \r\n | \r\n
\r\n Độ lệch chuẩn tương đối tái lập, RSDR,\r\n % \r\n | \r\n \r\n 28,4 \r\n | \r\n \r\n 14,3 \r\n | \r\n \r\n 14,2 \r\n | \r\n \r\n 14,0 \r\n | \r\n \r\n 18,0 \r\n | \r\n
\r\n Giới hạn tái lập, R [R\r\n = 2,8 x sR], μg/kg \r\n | \r\n \r\n 3,59 \r\n | \r\n \r\n 4,55 \r\n | \r\n \r\n 0,45 \r\n | \r\n \r\n 2,95 \r\n | \r\n \r\n 1,28 \r\n | \r\n
\r\n Độ thu hồi, % a \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 72 \r\n | \r\n \r\n 72 \r\n | \r\n \r\n 73 \r\n | \r\n \r\n 74 \r\n | \r\n
\r\n Chỉ số HorRat, tính được sử dụng độ\r\n lệch chuẩn Predic (PSRDR) từ chỉ số Thompson, xem [5] và\r\n [6] \r\n | \r\n \r\n 1,3 \r\n | \r\n \r\n 0,7 \r\n | \r\n \r\n 0,6 \r\n | \r\n \r\n 0,6 \r\n | \r\n \r\n 0,8 \r\n | \r\n
\r\n a Trong\r\n nghiên cứu liên phòng, độ thu hồi của từng nền mẫu (5 μg/kg) được phần chia độc\r\n lập tử phép phân tích đơn lẻ có mẫu thêm chuẩn theo từng phòng thử nghiệm\r\n tham gia. \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Thư mục tài\r\nliệu tham khảo
\r\n\r\n[1] Castegnaro M., Barek J., Fremy J.M.,\r\nLafontaine M.,\r\nSansone E.B. and Telling G.M. Laboratory decontamination and destruction of\r\ncarcinogens in laboratory wastes: some mycotoxins. IARC Scientific Publication\r\nNo. 113, International Agency for Research on Cancer, Lyon (France), 1991, p.\r\n63
\r\n\r\n[2] Wood, G. M., Patel, S., Entwisle,\r\nA.C. and Boenke, A., 1996, Ochratoxin A in wheat: a second intercomparison of\r\nprocedures, Food Additives and Contaminants, 13, 519-539
\r\n\r\n[3] MacDonald, S.J., Anderson, S.,\r\nBrereton, P., and Wood, R. (2003). Determination of Ochratoxin A in currants,\r\nraisins, sultanas, mixed dried fruit, and dried frigs by immunoaffinity colum\r\ncleanup with liquyd chromatography: Interlaboratory study, Journal of AOAC\r\nInternational., 86, 1164-1171
\r\n\r\n[4] AOAC International 1995, AOAC\r\nOfficial Methods Program, Associate Referee's Manual on Development, study,\r\nReview, and Approval Process. Part IV AOAC Guidelines for Collaborative Studies\r\np. 23-51
\r\n\r\n[5] Horwitz, W.\r\nand Albert, R., (2006), The Horwitz Ratio (HorRat): A Useful Index of Method\r\nPerformance with Respect to Precision, Journal of AOAC International,\r\n89, 1095-1109
\r\n\r\n[6] Thompson, M., 2000, Recent trends\r\nin inter-laboratory precision at ppb and sub-ppb concentrations in relation to\r\nfitness for purpose criteria in proficiency testing, Analyst, 125,\r\n385-386
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10927:2015 (EN 15829:2010) về Thực phẩm – Xác định ochratoxina trong các loại nho khô, hỗn hợp quả khô và quả vả khô – Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng detector huỳnh quang và làm sạch bằng cột ái lực miễn nhiễm đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10927:2015 (EN 15829:2010) về Thực phẩm – Xác định ochratoxina trong các loại nho khô, hỗn hợp quả khô và quả vả khô – Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng detector huỳnh quang và làm sạch bằng cột ái lực miễn nhiễm
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN10927:2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2015-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Công nghệ- Thực phẩm |
Tình trạng | Còn hiệu lực |