BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2002/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2002 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73-CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 7/2000/NQ-CP ngày 5/6/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghệ phần mềm giai đoạn 2000-2005;
Xét yêu cầu của công tác quản lý chất lượng trong toàn ngành;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP, Vụ trưởng Vụ Đầu tư Xây dựng cơ bản;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Qui định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
Qui định này qui định việc xét chọn, chuyển giao và sử dụng các phần mềm ứng dụng trong tính toán, qui hoạch, khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành các công trình Thuỷ lợi của ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Các phần mềm ứng dụng thuộc lĩnh vực khác trong Ngành Nông nghiệp & PTNT có thể vận dụng theo qui định này.
Điều 2. Các phần mềm ứng dụng chia làm 2 nhóm:
Nhóm A: Những phần mềm chuẩn hoá sử dụng trong toàn ngành.
Nhóm B: Những phần mềm khuyến khích sử dụng trong toàn ngành.
Phần mềm có nguồn gốc hợp pháp là phần mềm có các nguồn gốc sau:
- Các đơn vị/cá nhân trong và ngoài ngành tự xây dựng để phục vụ cho chính công việc hàng ngày của mình và coi những phần mềm này là hàng hoá kinh doanh của doanh nghiệp.
- Những phần mềm được mua bản quyền hợp pháp từ nước ngoài hoặc những phần mềm miễn phí.
- Những phần mềm được xây dựng dưới sự hỗ trợ của cấp có thẩm quyền.
- Là sản phẩm của các đề tài nghiên cứu, thử nghiệm.
Điều 4. Tiêu chuẩn đánh giá các phần mềm:
1. Phần mềm phải đảm bảo độ chính xác. Kết quả tính toán sai khác không đáng kể so với những phần mềm tương tự đã được kiểm định hoặc so với các phương pháp tính toán kinh điển thường sử dụng. Mỗi phần mềm phải có ít nhất 3 ví dụ tính toán mẫu ứng với các trường hợp khác nhau.
2. Tuân thủ đúng các công thức, phương pháp tính toán được qui định trong các qui trình, tiêu chuẩn, qui phạm hiện hành của Nhà nước và của Ngành.
3. Phần mềm chạy được trong hệ điều hành Windows hoặc tương đương. Giao diện hợp lý, sử dụng thuận tiện dễ dàng. Ngôn ngữ giao diện của phần mềm với người sử dụng là tiếng Việt (hoặc tiếng Anh). Nếu là tiếng Việt, bộ mã phải theo tiêu chuẩn Việt nam hiện hành. Nếu phần mềm chạy trên mạng thì phải phù hợp với chuẩn mạng của Microsoft.
4. Phần mềm không được vi phạm bản quyền tác giả của các đơn vị/cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 5. Điều kiện cho phép phần mềm được xét chọn và sử dụng trong Ngành:
Phần mềm được xét chọn ban hành rộng rãi trong Ngành là phần mềm đó phải có nguồn gốc như qui định ở điều 3, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn như đã nêu ở điều 4.
Nếu có 2 phần mềm trở lên cùng giải một bài toán thì ưu tiên xét chọn phần mềm của đơn vị/cá nhân trong Ngành hoặc phần mềm liên kết giữa đơn vị trong Ngành với đơn vị/cá nhân ngoài Ngành.
Điều 6. Tiêu chuẩn phần mềm nhóm A:
Là những phần mềm đáp ứng được các tiêu chí đã nêu trong các điều 3, điều 4 và được Bộ công nhận chuẩn hoá sử dụng toàn Ngành.
Điều 7. Tiêu chuẩn phần mềm nhóm B:
Là những phần mềm đáp ứng được các tiêu chí đã nêu trong các điều 3, điều 4 và khả năng giải quyết bài toán còn hạn chế so với phần mềm nhóm A cùng loại; hoặc là những phần mềm mua của nước ngoài.
Điều 8. Số lượng các phần mềm nhóm A,B:
Với mỗi bài toán, có tối đa 2 phần mềm nhóm A. Số lượng phần mềm nhóm B cùng giải quyết một bài toán không hạn chế.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT CHỌN CÁC PHẦN MỀM
Điều 9. Cách tổ chức thẩm định :
- Thẩm định ở Tổ chuyên gia.
- Thẩm định ở Hội đồng xét chọn.
- Thẩm định và trình Bộ ở các cơ quan quản lý Nhà nước.
Điều 10. Các bước đánh giá phần mềm:
1. Các đơn vị và cá nhân đăng ký các phần mềm với Bộ thông qua Vụ Khoa học công nghệ & chất lượng sản phẩm.
2. Tổ chuyên gia (qui định ở điều 20) tiến hành xem xét, kiểm định từng phần mềm theo các trình tự sau:
+ Lược bỏ những phần mềm không đáp ứng các tiêu chí nêu trong điều 4, điều 5.
+ Tổ chức kiểm định theo các nội dung ở điều 4, điều 5. Có thể cho tính toán thử nghiệm hoặc thuê những công ty tư vấn kiểm định lại.
+ Trình Hội đồng để xem xét.
3. Hội đồng xét chọn:
+ Kiểm tra lại kết quả kiểm định của tổ chuyên gia.
+ Thẩm định lại các phần mềm (nếu cần).
+ Đề xuất phạm vi ứng dụng và phân nhóm các phần mềm theo điều 3.
+ Lập biên bản thẩm định phần mềm.
4. Các đơn vị quản lý Nhà nước: Vụ Khoa học công nghệ & chất lượng sản phẩm chủ trì cùng Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản có nhiệm vụ báo cáo trình tự và kết quả thẩm định phần mềm, dự thảo các văn bản cần thiết để trình Bộ phê duyệt. Mẫu Quyết định như trong phụ lục 1.
Điều 11. Điều kiện để chuyển giao các phần mềm gồm:
- Phần mềm ở dạng cài đặt (Install hoặc Setup) và các tài liệu kèm theo. Tài liệu của phần mềm bao gồm bản hướng dẫn sử dụng phần mềm và thuyết minh nội dung kỹ thuật của phần mềm.
- Quyết định của Bộ cho phép phần mềm được ban hành toàn Ngành (phần mềm nhóm A) hoặc khuyến khích sử sụng (phần mềm nhóm B).
- Hợp đồng giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao phần mềm.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng phần mềm cho người nhận chuyển giao. Mẫu của Giấy chứng nhận như phụ lục 2 .
Điều 12. Trách nhiệm và quyền lợi của bên chuyển giao:
a. Trách nhiệm:
- Ký hợp đồng chuyển giao với người sử dụng.
- Đào tạo hướng dẫn sử dụng đầy đủ, chi tiết về phần mềm khi cài đặt cho đơn vị sử dụng .
- Có địa chỉ liên lạc để giải đáp những thắc mắc về phần mềm đã được chuyển giao do người sử dụng yêu cầu.
- Sửa lỗi miễn phí các phần mềm đã được chuyển giao nếu người sử dụng phát hiện lỗi. Bảo hành sản phẩm cho đơn vị sử dụng phần mềm ít nhất 12 tháng kể từ khi chuyển giao.
- Xin giấy chứng nhận quyền sử dụng phần mềm cho người sử dụng.
b. Quyền lợi:
- Được hưởng kinh phí chuyển giao theo hợp đồng ký kết
- Được hỗ trợ kinh phí từ vốn sự nghiệp khoa học.
Điều 13. Trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng:
a. Trách nhiệm:
- Ký hợp đồng chuyển giao với bên chuyển giao.
- Có ít nhất 2 người được đào tạo về chuyên môn và vận hành thành thạo phần mềm được chuyển giao.
- Thực hiện đúng qui định về bản quyền của Nhà nước. Không bán, chuyển nhượng lại phần mềm cho đơn vị khác, chỉ sử dụng phần mềm để phục vụ công việc của đơn vị mình.
- b. Quyền lợi:
- Được sử dụng phần mềm theo hợp đồng đã ký kết.
Được cộng điểm khi tham gia dự thầu tư vấn các dự án của Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Có quyền yêu cầu tác giả phần mềm chỉnh sửa các lỗi của phần mềm nhưng chỉ được tham gia, góp ý về phạm vi và khả năng tính toán của phần mềm.
Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước:
- Tạo môi trường thuận lợi để các đơn vị chuyển giao và sử dụng phần mềm.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng phần mềm khi có đủ các điều kiện sau:
+ Hợp đồng chuyển giao phần mềm
+ Hoá đơn thanh toán (bản sao)
+ Đề nghị của bên chuyển giao.
Điều 15. Kinh phí phát triển và chuyển giao phần mềm:
Vụ Khoa học công nghệ & Chất lượng sản phẩm bàn bạc thống nhất với các đơn vị liên quan qui định về kinh phí phát triển phần mềm và khung kinh phí chuyển giao của từng phần mềm nhóm A.
Điều 16. Quy định sử dụng phần mềm nhóm A:
Khi dùng những phần mềm nhóm A chỉ cần thẩm định số liệu đầu vào (Input) mà không cần thẩm tra lại diễn toán của phần mềm. Những phần mềm này được xem xét như là một tài sản về công cụ sản xuất của đơn vị sử dụng và được cộng điểm khi dự thầu tư vấn các dự án của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Điều 17. Quy định sử dụng phần mềm nhóm B:
Những phần mềm nhóm B được sử dụng như một tài liệu tham khảo. Những phần mềm này không được cộng điểm khi dự thầu tư vấn.
Điều 18. Quy định tính pháp lý của các phần mềm khi nộp hồ sơ tư vấn:
Trong hồ sơ tư vấn nộp chủ đầu tư, các đơn vị phải nêu rõ nguồn gốc và bản quyền các phần mềm được sử dụng.
Điều 19. Quy định bản quyền sở hữu khi sử dụng phần mềm:
Đơn vị hoặc cá nhân nào vi phạm bản quyền sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu sử dụng phần mềm nhóm A, B để tạo ra các sản phẩm tư vấn nhưng không chứng minh được sự hợp pháp trong sản phẩm thì hồ sơ đó sẽ coi như phạm qui, kể cả hồ sơ thiết kế và hồ sơ dự thầu.
Điều 20. Quy định đối với Tổ chuyên gia thẩm định:
Tổ chuyên gia kiểm định phần mềm do Đại diện Vụ Khoa học công nghệ & chất lượng sản phẩm làm tổ trưởng và chỉ định các thành viên bao gồm các chuyên gia trong và ngoài Ngành có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn mà phần mềm giải quyết và lĩnh vực công nghệ thông tin. Một tổ chuyên gia có thể thẩm định một hoặc nhiều phần mềm.
Điều 21. Quy định đối với Hội đồng thẩm định:
Hội đồng thẩm định phần mềm do 1 đồng chí lãnh đạo Bộ là Chủ tịch, đ/c lãnh đạo Vụ Khoa học CN & CLSP là Phó chủ tịch, thành viên tham gia gồm các chuyên gia của các đơn vị:
- Vụ Khoa học công nghệ & chất lượng sản phẩm.
- Vụ Đầu tư Xây dựng cơ bản
- Thường trực Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin Bộ.
- Cục QLN & CTTL
- Cục Phòng chống lụt bão & quản lý đê điều
- Công ty Tư vấn Xây dựng thuỷ lợi 1 (HEC1)
- Trường Đại học thuỷ lợi
- Viện Khoa học Thuỷ lợi và đại diện của một số đơn vị khác do Chủ tịch Hội đồng chỉ định.
Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch khi được uỷ quyền) chủ trì các cuộc họp của Hội đồng thẩm định các phần mềm.
Điều 22. Công bố danh mục phần mềm các nhóm A,B:
Hàng năm, Hội đồng thẩm định phần mềm sẽ rà soát lại các phần mềm đang lưu hành nhóm A, nhóm B và xem xét các phần mềm được đăng ký thẩm định. Nếu có phần mềm khác tốt hơn sẽ thế chỗ nhóm A và phần mềm bị thế chỗ trở thành nhóm B.
Với phần mềm được thế chỗ thuộc nhóm A phải được cải tiến và mở rộng hơn về khả năng giải quyết bài toán, giao diện phần mềm. Ưu tiên những phần mềm tương thích với phần mềm bị thế chỗ (đọc được các file dữ liệu của phần mềm bị thế chỗ).
Hàng năm, Bộ công bố danh mục các phần mềm thuộc nhóm A để các đơn vị biết và thực hiện.
Điều 23. Tài chính cho hoạt động để phát triển phần mềm:
a. Các phần mềm khi chuyển giao thì bên chuyển giao phải nộp cho quĩ phát triển khoa học của Bộ một khoản tiền bằng 5% giá trị thực hiện hợp đồng, Vụ Tài chính kế toán có trách nhiệm hướng dẫn cách nộp và sử dụng nguồn kinh phí này.
b. Kinh phí phát triển phần mềm ngoài khoản nêu ở mục (a) còn được bổ sung từ:
- Kinh phí khoa học công nghệ hàng năm do Bộ cấp
- Kinh phí trong các dự án do Bộ là cấp quyết định đầu tư.
- Kinh phí từ các nguồn tài trợ hoặc nguồn khác (nếu có)
Từ ngày15 đến 30 tháng12 hàng năm, các đơn vị phải báo cáo Bộ (qua Vụ Khoa học công nghệ & chất lượng sản phẩm) về việc xây dựng, khai thác, ứng dụng và kế hoạch phát triển các phần mềm ứng dụng trong đơn vị mình.
Điều 25. Hiệu lực của Quy định:
Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký quyết định ban hành.
Điều 26. Trách nhiệm thi hành quyết định:
Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện tốt qui định này.Trong quá trình thực hiện nếu có điều nào không phù hợp cần bổ sung sửa đổi, các đơn vị cần báo cáo về Bộ (qua Vụ Khoa học công nghệ và CLSP) để Bộ xem xét quyết định./.
MẪU QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN VÀ BAN HÀNH PHẦN MỀM NHÓM A, B
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRUỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN V/V CÔNG NHẬN VÀ XẾP LOẠI PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG TÍNH TOÁN, QUI HOẠCH, KHẢO SÁT, THIẾT KẾ, XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- Căn cứ Nghị định 73 CP ngày 1/11/1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Căn cứ . . .
- Căn cứ báo cáo thẩm định phần mềm . . . . của Hội đồng xét chọn phần mềm;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Khoa học công nghệ & Chất lượng sản phẩm, Vụ trưởng Vụ Đầu tư Xây dựng cơ bản;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Công nhận và xếp loại các phần mềm ứng dụng trong tính toán, qui hoạch, khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi như sau:
STT | Tên của phần mềm | Nội dung chính của phần mềm | Tác giả/nhóm tác giả | Xếp loại phần mềm (nhóm A/B) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và CLSP, Vụ trưởng Vụ Đầu tư Xây dụng cơ bản và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận - Như điều 2 - Trường ĐHTL, Viện QHTL, KHTL - HEC1, HEC2 - Các cty tư vấn địa phương - Ban CBĐT, các Ban QLDATL - VP Bộ, lưu HC | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT THỨ TRƯỞNG Đã ký
Phạm Hồng Giang |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG PHẦN MỀM NHÓM A, B
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN --------------- Số: ........../KHCN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------------- Hà Nội, ngày...... tháng...... năm 2002 |
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG HỢP PHÁP PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, Vụ Khoa học Công nghệ xác nhận quyền sử dụng hợp pháp phần mềm ứng dụng:
1. - Tên phần mềm:
- Nội dung chính của phần mềm:
- Tác giả/nhóm tác giả:
2. - Đơn vị/cá nhân sử dụng:
- Địa chỉ:
- Mã số phát hành của phần mềm:
- Mã số cài đặt (nếu có):
3. Ngày chuyển giao phần mềm:
4. Thời gian hết hạn của giấy chứng nhận: 36 tháng kể từ ngày chuyển giao
| TL BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT PHÓ VỤ TRƯỞNG
|
File gốc của Quyết định 90/2002/QĐ-BNN ban hành Quy định tạm thời “Xét chọn, chuyển giao và sử dụng các phần mềm ứng dụng trong tính toán, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành cãc công trình thủy lợi” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang được cập nhật.
Quyết định 90/2002/QĐ-BNN ban hành Quy định tạm thời “Xét chọn, chuyển giao và sử dụng các phần mềm ứng dụng trong tính toán, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành cãc công trình thủy lợi” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | 90/2002/QĐ-BNN |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Phạm Hồng Giang |
Ngày ban hành | 2002-10-09 |
Ngày hiệu lực | 2002-10-24 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Còn hiệu lực |