THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 227/1999/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 1999 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Chỉ thị số 43/1998/CT-TTg ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đề phòng xử lý và khắc phục ảnh hưởng ''sự cố năm 2000'' trong các lĩnh vực có sử dụng công nghệ thông tin;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trưởng ban Chỉ đạo khắc phục sự cố năm 2000,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch dự phòng Quốc gia ứng phó sự cố máy tính năm 2000 kèm theo Quyết định này.
- Trưởng ban: Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm;
- Phó Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trưởng Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố năm 2000;
Các thành viên:
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Bộ trưởng Bộ Công an;
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ trưởng Bộ Công nghiệp;
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Tổng cục Trưởng Tổng cục Bưu điện;
- Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam;
- Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam;
- Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam;
- Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam;
- Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
- Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy Quốc gia là Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố năm 2000 của Chính phủ. Trụ sở làm việc: 14 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội;
Ban Thư ký của Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố năm 2000 của Chính phủ thực hiện trách nhiệm Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy Quốc gia.
Trưởng Ban Chỉ huy cơ quan, đơn vị là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc đại diện lãnh đạo của cơ quan, đơn vị được ủy quyền.
Thành phần của Ban Chỉ huy cơ quan, đơn vị do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ định.
Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố năm 2000 của cơ quan, đơn vị là bộ phận tham mưu, thưòng trực của Ban Chỉ huy cơ quan, đơn vị mình.
1. Ban Chỉ huy Quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo và điều hành việc thực hiện Kế hoạch dự phòng Quốc gia.
2. Ban Chỉ huy cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo và điều hành việc thực hiện Kế hoạch dự phòng của cơ quan, đơn vị mình.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG QUỐC GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÁY TÍNH NĂM 2000
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 227/1999/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ)
Sự cố máy tính năm 2000 (sau đây gọi tắt là SC 2000) là một sự cố kỹ thuật biết trước và đã triển khai các biện pháp khắc phục, nhưng không thể dự đoán được đầy đủ và chính xác mọi diễn biến cũng như hậu quả của nó. Do đó, cần có Kế hoạch dự phòng Quốc gia để ứng phó với mọi bất trắc có thể xảy ra nhằm giảm nhẹ các nguy cơ và thiệt hại do những bất trắc này gây ra. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, căn cứ vào mục tiêu, nội dung của Kế hoạch dự phòng Quốc gia ứng phó SC 2000 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch dự phòng Quốc gia) chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chỉnh lý, bổ sung Kế hoạch dự phòng của đơn vị, chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng các phương tiện, điều kiện cần thiết để khi cần có thể nhanh chóng triển khai thực hiện.
I. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG QUỐC GIA
Mục tiêu của Kế hoạch dự phòng Quốc gia nhằm:
- Hạn chế, giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng của SC2000 trong mọi tình huống;
- Bảo đảm việc điều hành liên tục và phối hợp liên ngành của Chính phủ trong những tình huống khẩn cấp, đặc biệt trong những ngày có nguy cơ xảy ra SC2000 và khi xảy ra SC2000;
- Bảo đảm hoạt động liên tục của các ngành kinh tế kỹ thuật trọng điểm của Nhà nước;
- Bảo đảm hoạt động bình thường của xã hội và cuộc sống của nhân dân.
II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Mất điện diện rộng, làm ảnh hưởng đến các ngành kinh tế trọng điểm
a) Đánh giá khả năng mất điện diện rộng do SC2000: trung bình;
b) ứng phó kỹ thuật: theo kế hoạch dự phòng của Tổng công ty Điện lực và do Tổng Giám đốc Tổng công ty trực tiếp chỉ đạo triển khai khi xảy ra sự cố. Kế hoạch dự phòng này phải bảo đảm cung cấp điện liên tục cho:
ư- Các cơ quan của Trung ương đảng, Quốc hội và Chính phủ
- Các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế
- Các cơ sở sản xuất quan trọng của nhà nước và của các thành phần kinh tế khác
- Các thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
c) Ngành điện cần có kế hoạch phối hợp cùng ngành dầu khí và viễn thông để đảm bảo sản xuất và điều phối điện cho cả nước;
d) Khi sự cố xẩy ra, Tổng công ty Điện lực phải thông báo ngay về mức độ của sự cố cho các hộ tiêu thụ quan trọng và báo cáo Ban Chỉ huy Quốc gia.
e) Các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế và xã hội ở Trung ương và địa phương cần có kế hoạch cụ thể dự phòng cho trường hợp mất điện.
2. Mất phương tiện truyền thông công cộng (nội hạt, đường dài và quốc tế)
a) Đánh giá khả năng mất liên lạc điện thoại trên diện rộng do SC2000: trung bình;
b) ứng phó kỹ thuật: theo kế hoạch dự phòng của Tổng cục Bưu điện và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện điều hành và Tổng Giám đốc Tổng công ty trực tiếp chỉ đạo triển khai khi xảy ra sự cố. Kế hoạch dự phòng này phải bảo đảm liên lạc điện thoại và viễn thông liên tục cho:
- Các cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ;
- Các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế;
- Mạng máy tính diện rộng của Chính phủ và của Ban Chỉ đạo khắc phục SC2000;
- Các cơ sở sản xuất quan trọng của nhà nước và của các thành phần kinh tế khác;
- Các thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
c) Chủ các mạng viễn thông dùng riêng quan trọng như điện lực, dầu khí, hàng không, hàng hải, quốc phòng, công an v.v... cần chủ động phối hợp với chủ mạng viễn thông công cộng để bảo đảm hoạt động thông tin liên lạc theo kế hoạch đã thống nhất.
d) Tổng công ty Bưu chính viễn thông phải thông báo ngay mức độ của sự cố cho các hộ sử dụng quan trọng và báo cáo Ban Chỉ huy Quốc gia.
e) Các cơ quan nhà nước trọng điểm ở Trung ương và địa phương cần đăng ký trước ngày 20 tháng 12 năm 1999 với các doanh nghiệp Bưu điện hiện đang trực tiếp cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông cho cơ quan mình danh mục các số điện thoại thường trực để có kế hoạch ưu tiên sử dụng trong trường hợp xảy ra sự cố mất phương tiện truyền thông công cộng diện rộng.
3. Mạng máy tính của tài chính, ngân hàng, hải quan bị ngừng hoạt động
a) Đánh giá khả năng các mạng máy tính của các ngành ngân hàng, tài chính, hải quan, bị ngừng hoạt động do SC2000: trung bình;
b) ứng phó kỹ thuật: theo các kế hoạch dự phòng của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Hải quan, do Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trực tiếp chỉ đạo triển khai khi xảy ra sự cố. Các kế hoạch dự phòng này phải bảo đảm hoạt động liên tục của các hệ thống sau đây, kể cả trong trường hợp bị tạm ngừng cung cấp điện hoặc liên lạc điện thoại, viễn thông:
- Hệ thống quản lý ngân sách;
- Hệ thống kho bạc nhà nước;
- Hệ thống thuế;
- Các hệ thống thuế nhập khẩu của hải quan;
- Các hệ thống thanh toán ngân hàng trong nước và quốc tế; hệ thống kế toán khách hàng của các ngân hàng;
- Các hệ thống chi trả quỹ tiết kiệm của nhân dân;
- Các hệ thống quản lý và chi trả các loại bảo hiểm xã hội.
4. Hệ thống giao thông bị hư hỏng hoặc bị ảnh hưởng vì SC2000
a) Khả năng xảy ra sự cố: trung bình;
b) ứng phó kỹ thuật: theo kế hoạch dự phòng của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải và các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, do Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (đối với hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ và đường sắt), Chủ tịch ủy ban nhân dân các thành phố Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh chỉ đạo triển khai khi có sự cố.
5. Hệ thống phương tiện, thiết bị chẩn đoán, điều trị, pha chế sản xuất thuốc... của ngành y tế bị ảnh hưởng bởi SC2000
a) Đánh giá khả năng các phương tiện, thiết bị chẩn đoán, điều trị, pha chế sản xuất thuốc... của ngành y tế bị ảnh hưởng bởi SC2000: trung bình;
b) ứng phó kỹ thuật: theo kế hoạch dự phòng của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế điều hành và trực tiếp chỉ đạo triển khai khi xảy ra sự cố. Kế hoạch dự phòng này phải bảo đảm an toàn tính mạng và sức khoẻ cho cán bộ, nhân dân; hỗ trợ kịp thời cho các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế trong những trường hợp cần đến các dịch vụ y tế khẩn cấp;
c) Ngành y tế cần phối hợp và hỗ trợ các ngành có hệ thống y tế riêng cũng như các tỉnh thành phố có các cơ sở y tế, bệnh viện trực thuộc theo kế hoạch chung của toàn ngành và các kế hoạch riêng được thoả thuận giữa các bên.
6. Các hệ thống công nghệ thông tin và điều khiển thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh
a) Đánh giá khả năng xẩy ra SC2000 trong các hệ thống công nghệ thông tin và điều khiển: trung bình;
b) ứng phó kỹ thuật: theo các kế hoạch dự phòng của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an điều hành và trực tiếp chỉ đạo triển khai khi xảy ra sự cố. Các kế hoạch này phải bảo đảm hoạt động liên tục và an toàn của các hệ thống chủ chốt: thông tin chỉ huy, khí tài quân sự, trật tự, an toàn xã hội, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế...
7. Các hệ thống trọng điểm khác
a) Đánh giá khả năng xảy ra SC2000 trong các ngành và đơn vị trọng điểm khác: trung bình;
b) ứng phó kỹ thuật: theo kế hoạch dự phòng của các cơ quan, đơn vị, do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị điều hành và trực tiếp chỉ đạo triển khai khi xảy ra sự cố. Các kế hoạch dự phòng này phải bảo đảm để những hoạt động kinh tế, xã hội quan trọng trong phạm vi quản lý của mỗi ngành và mỗi địa phương không bị đình trệ do những ảnh hưởng có thể có của SC2000 xảy ra từ bên trong hoặc bên ngoài, bảo đảm hoạt động bình thường của xã hội.
c) Các cơ quan, đơn vị cần có kế hoạch phối hợp cụ thể để đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý giữa ngành dọc và địa phương được nhất quán và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch dự phòng.
III. NHỮNG THỜI GIAN TRỌNG ĐIỂM CÓ THỂ XẢY RA SỰ CỐ NĂM 2000
Để bao quát chung các sự kiện trên toàn thế giới, có thể liên quan tới Việt Nam những thời gian trọng điểm mà SC2000 có thể xảy ra cần được quan tâm đặc biệt trong Kế hoạch dự phòng Quốc gia là:
- Từ 18 giờ ngày 31 tháng 12 năm 1999 đến 18 giờ ngày 03 tháng 01 năm 2000, theo giờ Hà Nội.
- Từ 18 giờ ngày 28 tháng 02 năm 2000 đến 18 giờ ngày 01 tháng 03 năm 2000, theo giờ Hà Nội.
Các cơ quan, đơn vị cần hoàn thành mọi công tác để chuẩn bị triển khai kế hoạch dự phòng trước 18 giờ ngày 31 tháng 12 năm 1999;
- Từ 18 giờ đến 23 giờ ngày 31 tháng 12 năm 1999, các cơ quan, đơn vị trọng điểm phải báo cáo với Ban Chỉ huy Quốc gia tình hình chuẩn bị sẵn sàng cho năm 2000 của cơ quan, đơn vị mình.
- 23 giờ 45', Ban Chỉ huy Quốc gia tổng hợp tình hình chuẩn bị của các cơ quan, đơn vị trọng điểm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Từ 19 giờ ngày 31 tháng 12 năm 1999 giờ Hà Nội, một số nước sẽ có thông tin sớm về SC2000, theo thứ tự như sau: Wellington (Niu Di lân), Tân Calêđônia (lúc 20 giờ Hà Nội), Vladivostok, Melbourne, Sydney, Canberra (lúc 21 giờ Hà Nội), Tokyo, Seoul (22 giờ Hà Nội), Bắc Kinh, Singapore, Đài Loan (23 giờ Hà Nội).
Ban Chỉ huy Quốc gia phải cử cán bộ theo dõi liên tục diễn biến của SC2000 ở các nước nói trên và thông báo kịp thời cho các ngành liên quan.
Trong các ngày 01 tháng 01 năm 2000 (ngày đầu tiên của năm 2000) và ngày 03 tháng 01 năm 2000 (ngày làm việc đầu trong trong năm 2000) các cơ quan, đơn vị cần có Kế hoạch ứng phó cụ thể, phân công rõ ràng gồm:
- Danh sách người trực và lịch trực của từng người trong các ngày nói trên, địa điểm trực, các số điện thoại liên lạc và gửi các thông tin này cho Ban Chỉ đạo khắc phục SC2000 của Chính phủ trước ngày 25 tháng 12 năm 1999;
- Nhiệm vụ cụ thể của từng người và quy trình thao tác, xử lý công việc cho mỗi nhiệm vụ;
ư- Danh sách các đối tác và nhà cung cấp những hệ thống kỹ thuật quan trọng, địa chỉ và các số điện thoại liên lạc;
- Các phương tiện phục vụ trực và người phụ trách từng phương tiện;
- Phương thức báo cáo, liên lạc khi mạng điện thoại công cộng có sự cố.
1. Nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo khắc phục SC2000, cơ quan tham mưu thường trực của Ban Chỉ huy các cấp:
Ban Chỉ đạo khắc phục SC2000 của Chính phủ có nhiệm vụ:
a) Dự thảo và trình chương trình kế hoạch làm việc của Ban Chỉ huy Quốc gia để làm cơ sở thống nhất hành động;
b) Tổ chức trực 24/24, đặc biệt trong những ngày giờ trọng điểm để giúp Ban Chỉ huy Quốc gia chỉ đạo tốt việc thực hiện kế hoạch dự phòng ứng phó với SC2000 trong cả nước, đặc biệt giữa các ngành trọng điểm. Cụ thể:
- Thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo với Ban Chỉ huy Quốc gia về các sự kiện diễn biến trong và ngoài nước; truyền đạt, phổ biến kịp thời những ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ huy Quốc gia trong những tình huống khẩn cấp tới các cơ quan, đơn vị;
-Kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó và sẵn sàng cho việc thực hiện kế hoạch dự phòng của các cơ quan, đơn vị đặc biệt là của các cơ quan, đơn vị trọng điểm trong những ngày trọng điểm;
- Đề xuất việc điều phối liên ngành và huy động các lực lượng, phương tiện cần thiết trong những tình huống cấp bách khi xảy ra SC2000 có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước;
- Kiến nghị với Ban Chỉ huy Quốc gia những biện pháp cấp bách nhằm duy trì hoạt động của các khu vực bị ảnh hưởng;
- Tham gia hoạt động canh phòng quốc tế (SC2000 Global Watch) của Trung tâm hợp tác quốc tế về SC2000 của Liên hiệp quốc (IY2KCC), nhằm cung cấp thông tin của Việt Nam và thu thập thông tin quốc tế về SC2000 để cung cấp cho các ngành trong nước.
c) Ban Chỉ đạo khắc phục SC2000 của cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ:
- Thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo với Ban Chỉ huy cơ quan, đơn vị về các sự kiện diễn biến trong phạm vị cơ quan, đơn vị mình đặc biệt trong những ngày trọng điểm; truyền đạt, phổ biến kịp thời những ý kiến chỉ đạo của cơ quan, đơn vị trong những tình huống khẩn cấp tới các đơn vị trực thuộc;
- Kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó và sẵn sàng cho việc thực hiện Kế hoạch dự phòng của các đơn vị trọng điểm trong những ngày trọng điểm;
- Đề xuất việc điều phối liên ngành và huy động các lực lượng, phương tiện cần thiết trong những tình huống cấp bách khi xảy ra SC2000 có ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn ngành hoặc địa phương;
- Kiến nghị với Ban Chỉ huy Quốc gia cơ quan, đơn vị những biện pháp cấp bách nhằm duy trì hoạt động của các khu vực bị ảnh hưởng;
- Báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo khắc phục SC2000 của Chính phủ khi quyết định chuyển sang thực hiện Kế hoạch dự phòng của cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời tổng hợp tình hình xảy ra SC2000 trong phạm vi quản lý được giao và báo cáo Ban Chỉ đạo khắc phục SC2000 của Chính phủ.
2. Trách nhiệm hỗ trợ phối hợp chung của các ngành trong trường hợp khẩn cấp
- Văn phòng Chính phủ: sớm trình Thủ tướng những trường hợp đặc biệt khẩn cấp;
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: thu thập thông tin chung trong nước và trên thế giới về SC2000, đặc biệt thông qua Trung tâm điều phối quốc tế về Y2K (IYCC) và tổng hợp trình Chính phủ;
- Bộ Tài chính: chuẩn bị kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các cơ quan, đơn vị trọng điểm của nhà nước để khi xảy ra sự cố để có thể triển khai nhanh việc thực hiện kế hoạch dự phòng;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: khẩn trương xem xét và trình Chính phủ duyệt các kế hoạch đột xuất của các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục hậu quả của SC2000, nếu xảy ra;
- Bộ Y tế: chỉ đạo việc huy động cán bộ y tế, các phương tiện cấp cứu và thuốc men trong trường hợp cần thiết;
- Bộ Công an: chuẩn bị và huy động lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cảnh sát giao thông, bảo đảm an toàn, trật tự an toàn xã hội; an toàn và an ninh thông tin; ngăn ngừa lợi dụng SC2000 để gây tội phạm;
- Bộ Quốc phòng: chỉ đạo việc huy động lực lượng hỗ trợ cần thiết để ứng cứu trong trường hợp cần thiết;
- Bộ Ngoại giao: thông báo cho các Sứ quán và tổ chức quốc tế trong và ngoài nước về tình hình SC2000 của Việt Nam để họ an tâm và cộng tác trong những trường hợp cần thiết;
- Ngân hàng Nhà nước: đảm bảo các giao dịch ngân hàng được kịp thời để hỗ trợ cho các hoạt động ứng phó, khắc phục ảnh hưởng của SC2000;
- Tổng cục Bưu điện: có kế hoạch ưu tiên đảm bảo đường truyền thông thông suốt tới các điểm trọng điểm của cả nước và quốc tế; hỗ trợ kỹ thuật và chuyên gia cho các mạng truyền thông dùng riêng của một số cơ quan, đơn vị trọng điểm trong trường hợp cần thiết;
- Tổng công ty Điện lực Việt Nam: có kế hoạch ưu tiên phân phối điện cho những nơi trọng điểm, đặc biệt không để các thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh bị mất điện nghiêm trọng;
- Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Xăng dầu: có kế hoạch dự trữ và bổ sung nhiên liệu, xăng dầu, khí đốt để sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan, đơn vị khi cần triển khai kế hoạch dự phòng;
- Hàng không dân dụng Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải: chuẩn bị tốt các phương tiện giao thông cứu hộ cần thiết.
- Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Uỷ ban nhân dân các thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: chỉ đạo việc chuẩn bị và huy động lực lượng chuyên môn kỹ thuật để kịp thời sửa chữa, khôi phục đối với các hệ thống kỹ thuật bị SC2000;
- Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam: thông tin tuyên truyền kịp thời về tình hình và diễn biến khắc phục SC2000 cho nhân dân biết.
VI. THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG: 18 GIỜ NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1999.
File gốc của Quyết định 227/1999/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch dự phòng Quốc gia ứng phó sự cố máy tính năm 2000 và thành lập Ban Chỉ huy Quốc gia thực hiện Kế hoạch dự phòng Quốc gia ứng phó sự cố máy tính năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 227/1999/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch dự phòng Quốc gia ứng phó sự cố máy tính năm 2000 và thành lập Ban Chỉ huy Quốc gia thực hiện Kế hoạch dự phòng Quốc gia ứng phó sự cố máy tính năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 227/1999/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành | 1999-12-15 |
Ngày hiệu lực | 1999-12-15 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Đã hủy |