THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 226/1999/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1999 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc đề phòng, xử lý và khắc phục sự cố máy tính năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trưởng Ban Chỉ đạo Khắc phục sự cố năm 2000,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Ban Chỉ đạo Khắc phục sự cố năm 2000 của Chính phủ có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, điều phối chung các hoạt động đề phòng, xử lý và khắc phục ảnh hưởng của sự cố máy tính năm 2000 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan;
2. Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng hợp về các tình hình, khả năng ảnh hưởng của sự cố máy tính năm 2000 ở Việt Nam;
3. Chỉ đạo, nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn triển khai các biện pháp đề phòng, xử lý, khắc phục ảnh hưởng của sự cố máy tính năm 2000; tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế về đề phòng, xử lý và khắc phục sự cố máy tính năm 2000;
4. Phân công cán bộ trực 24/24 giờ trong những ngày có khả năng xẩy ra sự cố; có biện pháp kiểm soát được các thông tin về tình hình diễn biến của sự cố và kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nơi xẩy ra sự cố triển khai kế hoạch dự phòng khắc phục sự cố và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Nâng cao nhận thức về sự cố máy tính năm 2000;
2. Kiểm kê các thiết bị thông tin;
3. Lập kế hoạch khắc phục;
4. Triển khai khắc phục;
5. Kiểm tra sau khắc phục;
6. Cài đặt;
7. Lập kế hoạch dự phòng.
1. Tự tổ chức, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các quy định của Chính phủ, của Thủ tướng và các quy định, quy trình, hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ban Chỉ đạo Khắc phục sự cố năm 2000 của Chính phủ về đề phòng, xử lý và khắc phục sự cố máy tính năm 2000;
2. Bảo đảm kinh phí cho việc đề phòng, xử lý và khắc phục sự cố máy tính năm 2000 một cách hợp lý và có hiệu quả từ các nguồn kinh phí đã được cấp; ưu tiên kinh phí khắc phục sự cố máy tính năm 2000 cho các thiết bị và ứng dụng quan trọng có thể gây ảnh hưởng và thiệt hại lớn nếu bị ngừng hoạt động hoặc hoạt động sai lệch;
3. Xây dựng kế hoạch dự phòng theo nội dung quy định trong Hướng dẫn số 224/BCĐ-SC 2000 ngày 20 tháng 8 năm 1999 của Ban Chỉ đạo Khắc phục sự cố năm 2000 của Chính phủ; tùy theo yêu cầu cụ thể từng cơ quan đơn vị mà có tổ chức ứng phó thích hợp gồm các chuyên gia về tin học, tài chính và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác có liên quan, để sẵn sàng hỗ trợ các nơi xảy ra sự cố.
1. Cung cấp thông tin về kết quả khắc phục sự cố máy tính năm 2000 cho các cơ quan, tổ chức và đơn vị có yêu cầu;
2. Thông báo tình hình chuẩn bị và mức độ ''sẵn sàng năm 2000'' của cơ quan, đơn vị trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 7. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
1. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy trình triển khai khắc phục sự cố máy tính năm 2000;
2. Trực tiếp xác nhận theo phân cấp việc thực hiện quy trình triển khai khắc phục sự cố máy tính năm 2000 đối với các máy tính, thiết bị mạng và truyền thông, thiết bị hỗ trợ hệ thống máy tính, phần mềm, hệ thống nhúng theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1903/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
3. Tổ chức và chỉ đạo việc thử nghiệm kế hoạch dự phòng; thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố xẩy ra nhằm bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, đơn vị và giảm thiểu tổn thất;
4. Bảo đảm về mức độ ''sẵn sàng năm 2000'' trong phạm vi quản lý của mình;
5. Báo cáo đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn cho các cơ quan có thẩm quyền về nội dung, tiến độ triển khai các hoạt động đề phòng, xử lý và khắc phục sự cố máy tính năm 2000; mức độ tương thích, mức độ ''sẵn sàng năm 2000'' ở cơ quan, đơn vị mình.
2. Trong các ngày 31 tháng 12 năm 1999; ngày 01, 02, 03 tháng 01, ngày 28, 29 tháng 02 và ngày 01 tháng 3 năm 2000, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Trưởng Ban Chỉ đạo Khắc phục sự cố năm 2000 của các cơ quan, đơn vị phải bố trí cán bộ trực cơ quan 24/24 giờ trong ngày. Các cơ quan, đơn vị phải thiết lập "đường dây nóng" để kịp thời chỉ đạo xử lý và báo cáo Ban Chỉ đạo Khắc phục sự cố năm 2000 của Chính phủ;
3. Trưởng Ban Chỉ đạo Khắc phục sự cố năm 2000, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải quy định nhiệm vụ cụ thể của từng người trong bộ phận thường trực, phương thức liên lạc và chế độ báo cáo; thông báo số điện thoại của ''đường dây nóng'' cho Tổng cục Bưu điện và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông hoặc Bưu điện địa phương, đồng thời quy định phương thức liên lạc trong trường hợp mạng điện thoại bị sự cố;
4. Tổng cục Bưu điện, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông và các Bưu điện tỉnh, thành phố có trách nhiệm bảo đảm liên tục thông suốt ''đường dây nóng'' của các cơ quan, đơn vị và Ban Chỉ đạo Khắc phục sự cố năm 2000.
1. Nhanh chóng triển khai thực hiện phương án dự phòng; thực hiện các biện pháp để bảo đảm hoạt động tối thiểu của các thiết bị công nghệ thông tin và hạn chế thiệt hại do sự cố gây ra; tìm biện pháp tối ưu khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nhất; thông báo kịp thời về sự cố xảy ra tới các đối tác có liên quan để ngăn chặn ảnh hưởng lan rộng của sự cố; báo cáo với cấp trên trực tiếp về sự cố xảy ra cũng như về biện pháp xử lý và kế hoạch dự phòng đã được áp dụng;
2. Các cơ quan, đơn vị cần có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để nhanh chóng triển khai kế hoạch dự phòng, tìm biện pháp khắc phục sự cố.
Đối với những sự cố nghiêm trọng, Ban Chỉ đạo Khắc phục sự cố năm 2000 của Chính phủ phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi cố ý vi phạm các quy định về đề phòng, xử lý và khắc phục sự cố máy tính năm 2000 thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm và mức độ hậu quả gây ra mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
3. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân không tuân thủ các quy định về đề phòng, xử lý và khắc phục sự cố máy tính năm 2000, hoặc lợi dụng sự cố máy tính năm 2000 để kinh doanh, kiếm lợi bất chính, gây thiệt hại cho cơ quan, đơn vị, cá nhân khác thì ngoài việc xử lý theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp nhiều bên có lỗi trong việc gây ra sự cố máy tính năm 2000 gây thiệt hại cho một bên, thì các bên đó phải liên đới bồi thường cho bên bị thiệt hại tùy theo mức độ lỗi của các bên theo quy định của pháp luật. Các bên gây thiệt hại chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi tương ứng với mức độ lỗi của mình;
3. Trường hợp không xác định được mức độ lỗi thì các bên gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
2. Bên bị đòi bồi thường thiệt hại có quyền chứng minh về số thiệt hại mà bên bị thiệt hại có thể tránh được để loại trừ thiệt hại đó ra khỏi số thiệt hại phải bồi thường.
2. Khuyến khích các bên thương lượng, hòa giải với nhau nhằm làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của mỗi bên và mức độ thiệt hại nhằm giải quyết thỏa đáng lợi ích của Nhà nước và các bên liên quan;
3. Các bên không được lợi dụng nguyên tắc hòa giải để xử lý các vấn đề liên quan đến lợi ích của mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.
1. Bên bị thiệt hại phải gửi văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bên trực tiếp cung cấp thiết bị, phần mềm, dịch vụ. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, bên trực tiếp cung cấp thiết bị, phần mềm, dịch vụ phải có văn bản trả lời nêu rõ kế hoạch cụ thể để giải quyết hậu quả của sự cố.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bên bị thiệt hại nhận được văn bản trả lời, bên trực tiếp cung cấp thiết bị, phần mềm hoặc dịch vụ phải triển khai thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả do sự cố máy tính năm 2000 gây ra.
2. Nếu các biện pháp khắc phục do bên trực tiếp cung cấp thiết bị, phần mềm hoặc dịch vụ thực hiện không mang lại kết quả, thì bên bị thiệt hại có quyền khiếu nại hoặc yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
3. Các quy định của Quyết định này không áp dụng đối với trường hợp sự cố máy tính năm 2000 gây ra làm thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của các cá nhân.
| Phạm Gia Khiêm (Đã ký) |
File gốc của Quyết định 226/1999/QĐ-TTg quy định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc đề phòng, xử lý và khắc phục sự cố máy tính năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 226/1999/QĐ-TTg quy định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc đề phòng, xử lý và khắc phục sự cố máy tính năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 226/1999/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành | 1999-12-10 |
Ngày hiệu lực | 1999-12-10 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Đã hủy |