THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 110/1997/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 1997 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG GIAI ĐOẠN 1996 - 2000
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ ban hành kèm theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện tại văn bản số 144/KTKH ngày 30 tháng 1 năm 1996, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các văn bản số 1483/BKH-CSHT ngày 10 tháng 4 năm 1996 và văn bản số 144/BKH-VPTĐ ngày 7 tháng 1 năm 1997,
QUYẾT ĐỊNH:
Từng bước phát triển mạng lưới Bưu chính - Viễn thông theo hướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế, thoả mãn mọi nhu cầu về thông tin của xã hội và quốc phòng, an ninh, tạo cơ sở cho việc xã hội hoá thông tin vào đầu thế kỷ 21; phát triển công nghiệp Bưu chính - Viễn thông theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.
II. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Các công trình của ngành Bưu chính - Viễn thông phải được xem như là các công trình hạ tầng cơ sở trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng kinh tế, là ngành phải đi trước một bước và phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
2. Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động Bưu chính - Viễn thông trên toàn lãnh thổ; thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực khai thác Bưu chính - Viễn thông; được hợp đồng hợp tác kinh doanh trong khai thác mạng lưới; được liên doanh trong sản xuất công nghiệp Bưu chính - Viễn thông, xuất nhập khẩu thiết bị Bưu chính - Viễn thông, xây lắp công trình Bưu chính - Viễn thông.
3. Nhà nước thống nhất quản lý mạng đường trục quốc gia và đi quốc tế, mạng thông tin đặc biệt phục vụ cơ quan Đảng và Chính phủ, phục vụ công tác an ninh, quốc phòng.
4. Mạng lưới thông tin Bưu chính - Viễn thông đảm bảo hiện đại, được cập nhật thường xuyên về mặt kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trên toàn mạng đường trục quốc gia và đi quốc tế; mạng viễn thông quốc gia phải được quản lý và điều hành thống nhất thông qua các trung tâm quản lý và điều hành quốc gia.
5. Đảm bảo độ an toàn thông tin quốc gia trong mọi tình huống.
6. Quản lý và khai thác có hiệu quả tần số vô tuyến điện, nguồn tài nguyên quốc gia. Bảo vệ chủ quyền quốc gia về sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh.
7. Phát triển công nghiệp Bưu chính - Viễn thông đáp ứng các nhu cầu phát triển chủ yếu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu.
8. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, dạy nghề, mở rộng các hình thức đào tạo, thường xuyên bổ sung những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cho chương trình giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành đến năm 2000 và sau năm 2000.
9. Tăng cường các mối quan hệ song phương; mở rộng hợp tác đa phương; ưu tiên phát triển các mối quan hệ với khối ASEAN và các nước láng giềng; tham gia vào các chương trình phát triển thông tin khu vực, tiểu khu vực và ASEAN; cho phép các doanh nghiệp của ngành thực hiện đầu tư ra nước ngoài khi có cơ hội đầu tư.
10. Tiếp tục thực hiện cơ chế tự vay, tự trả nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để phát triển ngành, với phương châm: nguồn lực trong nước là quan trọng, nguồn lực nước ngoài là cần thiết.
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA GIAI ĐOẠN 1996 - 2000
Đến năm 2000 đạt mật độ điện thoại 5 đến 6 máy trên 100 dân. Riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt 20 đến 25 máy trên 100 dân; hầu hết các xã đều có điện thoại; đảm bảo liên lạc thông suốt với 100% xã trọng điểm đường biên.
- Tiếp tục nâng cấp và mở rộng mạng đường trục quốc gia nhằm thoả mãn mọi nhu cầu thông tin liên lạc của toàn xã hội; đảm bảo an toàn thông tin quốc gia trong mọi tình huống, có các tuyến vu hồi, dự phòng theo các phương thức 1 + 1, hoặc 2 + 1.
- Mạng viễn thông phát triển theo hướng cáp quang hoá đến mạng thuê bao; cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, dịch vụ đa phương tiện. Trước mắt phục vụ cho giáo dục, y tế, đào tạo và khám chữa bệnh từ xa. Đến năm 2000 đạt 90% đến 95% tỉnh, thành phố trên cả nước có các tuyến truyền dẫn liên tỉnh bằng cáp quang.
- Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ trong nước và quốc tế (các dịch vụ cơ bản và dịch vụ gia tăng giá trị) thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội. Chú trọng việc cung cấp các dịch vụ thông tin hiện đại cho các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu đô thị mới phát triển.
- Tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia:
+ Thời kỳ 1996 - 1998: hoàn thiện, đưa tuyến cáp quang T-V-H (Thái Lan - Việt Nam - Hồng Kông) vào hoạt động, xây dựng các đường rẽ nhánh cho tuyến cáp quang trên đường dây 500 KV; xây dựng mạng thông tin vệ tinh nội địa (VSAT); xây dựng và quản lý thống nhất mạng dịch vụ Internet; nâng cấp và mở rộng các trạm thông tin vệ tinh mặt đất; tham gia xây dựng tuyến cáp quang liên lục địa 6 nước (Trung Quốc - Việt Nam - Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore), tuyến cáp quang SEA-ME-WE 3; xây dựng các trung tâm quản lý và điều hành quốc gia (TMN); xây dựng các tuyến thông tin vu hồi cho các vùng Bắc - Trung - Nam, đảm bảo an toàn thông tin trong mọi trường hợp.
+ Thời kỳ 1998 - 2000: chuẩn bị phóng vệ tinh viễn thông riêng của Việt Nam; nghiên cứu xây dựng tuyến cáp quang biển Việt Nam dọc bờ biển.
- Phát triển theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá (tốc độ, tiêu chuẩn hoá và tin học hoá); đến năm 2000 đạt 100% tỉnh lỵ và 90% huyện lỵ có báo đến trong ngày; một bưu cục phục vụ bình quân 22.900 dân, bán kính phục vụ bình quân là 5,4 km.
- Phát triển nhanh và mở rộng các dịch vụ trong nước và quốc tế.
3. Về các mạng thông tin chuyên dùng:
- Nâng cấp và hiện đại hoá mạng lưới thông tin an ninh, quốc phòng và các mạng thông tin chuyên dùng khác cho phù hợp với mạng thông tin quốc gia, đảm bảo an toàn và bí mật thông tin.
- Cung cấp thoả mãn mọi dịch vụ cũng như các đường dây trung kế vào mạng quốc gia cho các mạng chuyên dùng của các ngành; hướng dẫn và phối hợp với các Bộ, các ngành xây dựng phát triển và khai thác các mạng thông tin chuyên dùng có hiệu quả.
4. Về công nghiệp bưu chính - viễn thông:
- Phát triển công nghiệp bưu chính - viễn thông theo hướng hiện đại hoá theo cả chiều rộng và chiều sâu, tạo được các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng đầu tư sang cả lĩnh vực điện tử và tin học. Phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ nhu cầu xã hội.
- Khuyến khích các hình thức huy động vốn, kể cả các hình thức liên doanh trong nước đối với xí nghiệp sản xuất công nghiệp bưu chính - viễn thông; hình thành các chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp bưu chính - viễn thông trong nước trên cơ sở phù hợp với các chính sách chung.
- Thực hiện cơ chế mở, khuyến khích hợp tác liên doanh với nước ngoài trong sản xuất công nghiệp bưu chính - viễn thông (có chuyển giao công nghệ), phù hợp với chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên liên kết, liên doanh sản xuất với các nhà sản xuất quốc tế có uy tín và công nghệ cao nhằm từng bước thay thế nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu.
- Làm chủ cả phần cứng và phần mềm đối với các tổng đài chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn có dung lượng nhỏ, từng bước tiến tới làm chủ đối với các tổng đài chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn có dung lượng lớn; đẩy mạnh sản xuất thiết bị đầu cuối, giảm bớt sự phụ thuộc nhập khẩu; đến năm 2000, sản xuất của công nghiệp bưu chính - viễn thông trong nước phải đáp ứng được từ 40 đến 50% nhu cầu của mạng lưới bưu chính - viễn thông cả nước.
5. Về quản lý tiêu chuẩn và chất lượng:
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế (ITU). Tổng cục Bưu điện thống nhất ban hành các hệ thống tiêu chuẩn và chất lượng của 3 lĩnh vực: thiết bị, mạng lưới và chất lượng dịch vụ trong ngành quốc.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý tiêu chuẩn và chất lượng; đơn giản hoá các khâu cấp giấy phép, giấy chứng nhận cho hoạt động tiêu chuẩn chất lượng trong ngành Bưu chính - Viễn thông.
- Trong năm 1997, xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch phân bổ và sử dụng tần số vô tuyến điện.
- Trình Chính phủ Pháp lệnh Vô tuyến điện, các quy định nhằm đảm bảo quản lý tần số thống nhất, có hệ thống.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn vô tuyến điện Việt Nam, nhằm đưa vào mạng lưới khai thác được đồng bộ, tránh gây can nhiễu, sử dụng tiết kiệm phổ tần số vô tuyến điện.
- Xây dựng hệ thống đăng ký và phối hợp tần số quốc tế nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia về sử dụng tấn số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh.
- Hiện đại hoá trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát tần số. Đến năm 2000 kiểm soát thường xuyên được 100% các vùng trọng điểm và ít nhất là trên 50% diện tích lãnh thổ.
- Thực hiện quản lý tiêu chuẩn công nghệ quốc gia theo hướng thống nhất, đồng bộ, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
- Khuyến khích nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ mới tại các doanh nghiệp, thông qua quỹ khoa học công nghệ tập trung. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế tài chính khuyến khích công tác nghiên cứu phát triển.
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới: công nghệ đồng bộ số (SDH); đa truy nhập theo mã (CDMA); tín hiệu số 7; mạng đa dịch vụ (ISDN); mạng thông minh (IN); phương thức chuyển giao không đồng bộ (ATM); mạch vòng vô tuyến; dịch vụ Internet; dịch vụ giá trị gia tăng; mở rộng mạng cáp quang đến mạng thuê bao, tạo tiền đề thực hiện cáp quang hoá mạng lưới sau năm 2000; tự động hoá các khâu hoạt động bưu chính v.v...
- Đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển và công nghệ cao; đầu tư xây dựng các trung tâm quản lý và điều hành mạng viễn thông quốc gia.
- Tham gia thực hiện chương trình công nghệ thông tin quốc gia đến năm 2000.
8. Về phát triển nguồn nhân lực:
- Tăng cường cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, đổi mới cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy; tổ chức nhiều loại hình đào tạo, chú trọng đào tạo trên đại học và chuyên gia đầu ngành, chú ý phát triển lực lượng kỹ sư phần mềm trong các lĩnh vực nhằm phục vụ nhu cầu phát triển trong nước và xuất khẩu.
- Nghiên cứu trình Chính phủ dự án xây dựng tổ chức vừa đào tạo và nghiên cứu khoa học về công nghệ bưu chính - viễn thông.
- Khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng, tiếp thu những công nghệ mới;
- Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển tài năng và sáng tạo; thu hút tiềm lực chất xám từ bên ngoài.
Giai đoạn 1996 - 2000, dự kiến huy động khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó: huy động từ nước ngoài khoảng 60%; trong nước 40%.
- Huy động khoảng 120 đến 150 triệu đô la Mỹ từ nguồn ODA (vay lãi nhẹ) để phát triển thông tin bưu chính - viễn thông cho các vùng nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo.
- Thu hút khoảng 1,2 đến 1,5 tỷ đô la Mỹ theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh; đồng thời khuyến khích liên đoanh trong sản xuất công nghiệp bưu chính - viễn thông.
- Đối với các công trình, dự án bưu chính - viễn thông phục vụ công ích được ưu tiên cấp vốn từ ngân sách, hoặc từ nguồn ODA thích hợp, các dự án sản xuất kinh doanh do các doanh nghiệp tự cấn đối và huy động vốn theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thực hiện độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực khai thác các dịch vụ Bưu chính - viễn thông.
- Nhà nước thống nhất quản lý khung giá cước các dịch vụ chuẩn, chủ yếu; từng bước giảm dần giá cước viễn thông quốc tế cho phù hợp với mặt bằng giá chung trong khu vực.
- Trong năm 1997, trình Nhà nước phê duyệt Luật Bưu chính - Viễn thông; triển khai xây dựng các văn bản dưới luật nhằm tạo môi trường pháp lý rõ ràng cho các doanh nghiệp hoạt động;
- Trình Chính phủ phê duyệt cơ chế quản lý và khai thác mạng Internet trên cơ sở tập trung và thống nhất trong cả nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
- Để thực hiện quy hoạch, cần có hệ thống các biện pháp đồng bộ, nhằm có thể huy động được mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển.
- Phương hướng, nhiệm vụ phát triển chủ yếu của quy hoạch cần được thể hiện trong các kế hoạch ngắn hạn và trung hạn các chương trình phát triển, dự án đầu tư cụ thể.
- Trong quá trình thực hiện quy hoạch, được phép điều chỉnh trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế. Đối với những điều chỉnh lớn, quan trọng phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
| Trần Đức Lương (Đã Ký) |
File gốc của Quyết định 110/1997/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Bưu chính – Viễn thông giai đoạn 1996 -2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 110/1997/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Bưu chính – Viễn thông giai đoạn 1996 -2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 110/1997/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Đức Lương |
Ngày ban hành | 1997-02-22 |
Ngày hiệu lực | 1997-03-09 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Đã hủy |