ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 153/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 01 tháng 7 năm 2024 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DỮ LIỆU QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030; Công văn số 1901/BTTTT-VCL ngày 16/5/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn triển khai Chiến lược dữ liệu quốc gia; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ tại Quyết định số 142/QĐ-TTg phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của tỉnh.
- Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và xã hội tham gia thu thập, xây dựng, phát triển, khai thác, sử dụng và làm giàu dữ liệu. Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, tiên phong trong kết nối, chia sẻ dữ liệu.
- Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý, số hóa, tạo lập dữ liệu, xử lý dữ liệu, ứng dụng các công nghệ số trong thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dữ liệu.
2. Yêu cầu
- Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, chủ động tương tác với người dân, doanh nghiệp dựa trên dữ liệu số; chuyển đổi nhận thức từ tra cứu dữ liệu sang chia sẻ, tích hợp, tái sử dụng dữ liệu, từ sở hữu riêng dữ liệu sang chia sẻ dữ liệu sử dụng chung và cùng hưởng các lợi ích dữ liệu mang lại; việc chia sẻ, tích hợp, tái sử dụng dữ liệu là quyền, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển, sử dụng dữ liệu phải đi đôi với đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Khai thác, sử dụng dữ liệu phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.
- Các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin chuyên ngành của cơ quan, đơn vị không trùng lặp, chồng chéo và đảm bảo kết nối chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của các bộ, ngành trung ương.
1. Xây dựng cơ chế, chính sách
a) Rà soát, bổ sung, sửa đổi Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung; Danh mục cơ sở dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước tỉnh Lạng Sơn; triển khai xây dựng và cung cấp dữ liệu mở.
b) Xây dựng, ban hành, cụ thể hóa quy chuẩn đối với từng loại dữ liệu thuộc danh mục dữ liệu lớn; quy định kỹ thuật về cấu trúc dữ liệu, quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu của các cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.
c) Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật về kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin. Xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các công nghệ phân tích dữ liệu mới, tiên tiến trong công tác quản lý, điều hành để nâng cao khả năng phân tích và xử lý dữ liệu tại tỉnh.
2. Phát triển hạ tầng dữ liệu
a) Hoàn thiện Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh và sử dụng công nghệ điện toán đám mây, đảm bảo kết nối, chia sẻ, lưu trữ dữ liệu theo hướng dẫn của các bộ, ngành, địa phương, tạo thành một mạng lưới chia sẻ năng lực tính toán, xử lý dữ liệu lớn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Thực hiện quy hoạch, tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, đáp ứng 100% nhu cầu lưu trữ, thu thập, kết nối, chia sẻ dữ liệu và tuân thủ an toàn thông tin theo cấp độ quy định.
3. Phát triển dữ liệu phục vụ Chính phủ số, chính quyền số
a) Triển khai kết nối Nền tảng, chia sẻ tích hợp dữ liệu của tỉnh với 100% các cơ sở dữ liệu quốc gia (theo hướng dẫn của bộ, ngành trung ương), hoàn thành việc số hóa, cập nhật và đưa vào sử dụng hiệu quả.
b) 100% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành của các sở, ngành, địa phương (ngoại trừ các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đặc thù) có nhu cầu kết nối, khai thác, tích hợp, chia sẻ thông tin với các cơ sở dữ liệu khác được thực hiện qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh.
c) 100% các cơ quan nhà nước thực hiện mở và cung cấp dữ liệu mở đảm bảo chất lượng (không trùng lắp, dư thừa, không tốn công sức và chi phí để xử lý lại dữ liệu, hoặc thu thập lại dữ liệu), đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả, đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ, phục vụ cho các hoạt động chỉ đạo điều hành, phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
d) 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; tối thiểu 80% dữ liệu về kết quả thực hiện các thủ tục hành chính được tái sử dụng, chia sẻ theo quy định (ngoại trừ các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đặc thù) đảm bảo người dân và doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thực hiện các thủ tục hành chính.
đ) Tích hợp kết quả xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức vào phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc của từng đơn vị; tỷ lệ áp dụng dữ liệu trong phục vụ quản lý điều hành công việc trên môi trường số, trong kiểm tra, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức đạt tối thiểu 70%.
e) Kết hợp khai thác sử dụng dữ liệu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đối với 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện cung cấp trực tuyến, nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước và cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.
4. Phát triển dữ liệu phục vụ kinh tế số, xã hội số
a) Xây dựng và hoàn thành 100% các bộ dữ liệu ngành nông nghiệp gồm: dữ liệu đất đai, cây trồng, vật nuôi; hình thành dữ liệu của toàn bộ chuỗi quy trình sản xuất, kinh doanh, chế biến, quản lý giám sát nguồn gốc, cung ứng các sản phẩm nông nghiệp quan trọng, đảm bảo việc cung cấp thông tin minh bạch, chính xác, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. 100% sản phẩm OCOP có dữ liệu truy xuất nguồn gốc, xuất xứ được đăng bán, quảng bá trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.
b) Xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp, thương mại và năng lượng, bao gồm: dữ liệu về sản xuất và tiêu thụ điện, hệ thống điện quốc gia (lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối); dữ liệu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, mạng lưới, chuỗi cung ứng sản xuất cơ bản; dữ liệu về các trung tâm logistics, vận chuyển, kho bãi.
c) 90% các di sản văn hóa, di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh được số hoá, lưu trữ đầy đủ dữ liệu và hình thành thư viện số, di sản số, có hiện diện số trên môi trường mạng để mọi người dân, khách du lịch có thể truy cập, tra cứu tìm hiểu thuận lợi trên môi trường số; 100% các danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch được hoàn thành việc số hóa, lưu trữ và chia sẻ thông tin rộng rãi, quảng bá, phát triển du lịch của tỉnh.
d) 100% các bộ dữ liệu mở về lực lượng, thị trường lao động việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động và yêu cầu trình độ, kỹ năng tương ứng được cung cấp và đảm bảo cập nhật chính xác, kịp thời, làm cơ sở triển khai các giải pháp dự báo nhu cầu, sự biến động về lao động, việc làm; người lao động có thể tiếp cận với dữ liệu về nhu cầu lao động, việc làm của xã hội và được tự động cung cấp gợi ý về danh sách việc làm phù hợp khi bị thất nghiệp.
đ) Kho học liệu về giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập ngành giáo dục được số hóa, tích hợp với các nền tảng dạy và học trực tuyến đảm bảo hỗ trợ được cho 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến.
e) 100% dữ liệu không gian địa lý ngành tài nguyên và môi trường được số hóa, chuẩn hóa và liên thông, chia sẻ cho các cơ quan nhà nước... dưới dạng dịch vụ bản đồ và có thể chia sẻ cho các hệ thống thông tin của những lĩnh vực có sử dụng dịch vụ dữ liệu không gian địa lý kết nối, khai thác sử dụng.
g) 100% dữ liệu giám sát, quan trắc tự động việc xả thải của các khu công nghiệp, các điểm nóng về ô nhiễm môi trường được đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối về trung tâm giám sát tập trung của ngành tài nguyên và môi trường theo thời gian thực, phục vụ việc phân tích đưa ra các cảnh báo khi có nguy cơ về sự cố môi trường.
h) 100% dữ liệu về hạ tầng giao thông công cộng và phương tiện giao thông, dữ liệu về kho, bãi và các trung tâm logistics được số hóa, cập nhật kịp thời, hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc của ngành giao thông và đáp ứng được nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng giao nhận - kho vận và logistics.
i) 95% các dữ liệu về y tế được xây dựng, tổ chức phù hợp với kiến trúc chính quyền điện tử để phát triển, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về y tế và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành y tế.
5. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng
100% các cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành được triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và mô hình bảo vệ 4 lớp, đồng thời triển khai các hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về an ninh mạng.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
1. Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, vốn lồng ghép với các chương trình, kế hoạch và các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).
2. Huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là cơ quan đầu mối thực hiện nhiệm vụ phát triển dữ liệu, chịu trách nhiệm tham mưu các nội dung về dữ liệu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh;
- Quản lý, theo dõi giám sát việc khai thác sử dụng hiệu quả dữ liệu của tỉnh và kết nối liên thông, đồng bộ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Chủ trì triển khai, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Kế hoạch này; đồng thời, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh báo cáo theo quy định.
2. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức, lao động, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về vai trò, tầm quan trọng của giá trị dữ liệu, phát triển, khai thác sử dụng, chia sẻ dữ liệu hiệu quả.
3. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch này; báo cáo kết quả triển khai thực hiện (lồng ghép trong báo cáo kết quả chuyển đổi số định kỳ) về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan có liên quan đề xuất UBND tỉnh cập nhật, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương và theo tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang được cập nhật.
Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lạng Sơn |
Số hiệu | 153/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Dương Xuân Huyên |
Ngày ban hành | 2024-07-01 |
Ngày hiệu lực | 2024-07-01 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Chưa có hiệu lực |