BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4429/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2016-2020 được ban hành Kèm theo Quyết định số 1614/QĐ-BTC ngày 19/7/2016 của Bộ Tài chính;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- Như Điều 3; | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4429/QĐ-TCHQ ngày 21/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
- Điều 6, Điều 96 Luật Hải quan 2014 quy định về hoạt động Hợp tác quốc tế về hải quan và Thu thập thông tin hải quan ở nước ngoài;
- Quyết định số 1048/QĐ-BTC ngày 16/5/2016 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Hợp tác quốc tế - Tổng cục Hải quan;
- Chiến lược Phát triển ngành Hải quan đến năm 2020 đã được Chính phủ thông qua được ban hành kèm theo Quyết định số 1614/QĐ-BTC ngày 25/03/2011 của Thủ tướng Chính Phủ.
Kế hoạch hợp tác và hội nhập quốc tế 2016-2020 đặt ra các mục tiêu dưới đây:
- Đảm bảo việc đàm phán, triển khai, thực hiện các cam kết về hội nhập liên quan đến Hải quan một cách hiệu quả, đáp ứng mục tiêu bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế quốc gia;
- Khẳng định được hình ảnh và thể hiện được vai trò chủ động, tích cực và là thành viên có trách nhiệm trên các diễn đàn Hải quan quốc tế, đa phương và khu vực;
Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc dưới đây:
- Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, người đứng đầu trong tổ chức triển khai thực hiện;
- Công tác hợp tác và hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam phải gắn chặt với nhiệm vụ chính trị và các định hướng ưu tiên phát triển trực tiếp của Ngành.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1. Hợp tác song phương và thực hiện các cam kết song phương.
Trong thời gian qua hợp tác với Hải quan các nước đã được mở rộng từ các nước bạn bè truyền thống sang hợp tác với hải quan các nước có quan hệ kinh tế thương mại lớn với Việt Nam. Hoạt động hợp tác quốc tế nhằm mục đích quản lý tốt hơn hoạt động xuất nhập khẩu thông qua việc trao đổi thông tin nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm nghiệp vụ. Nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác hải quan đã được ký kết, nhằm nâng cao hiệu quả tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh qua biên giới, đồng thời tăng cường đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển các chất ma túy hàng cấm qua biên giới, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật đảm bảo an ninh, chủ quyền lợi ích kinh tế quốc gia. Các kết quả đạt được như sau:
- Đã hình thành được một hệ thống kênh thông tin trao đổi liên lạc với hải quan các nước nhằm trao đổi thông tin nghiệp vụ, hỗ trợ xác minh các lô hàng, phối hợp điều tra, chống vận chuyển hàng cấm, các chất ma túy,... nhằm phục vụ cho quản lý nhà nước về hải quan, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và đảm bảo an ninh.
- Hàng trăm lượt chuyên gia ngắn hạn của Hải quan các nước đã đến Việt Nam giảng dạy cho hàng nghìn lượt cán bộ hải quan theo các chương trình ngắn hạn như trị giá, xuất xứ, phân loại, thông tin tình báo, quản lý rủi ro, sở hữu trí tuệ, mô hình thông quan,…
- Hình thành và phát huy hiệu quả hợp tác hải quan giữa các địa phương dọc tuyến biên giới đất liền với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Cam Pu Chia, từ đó tạo thuận lợi cho thương mại, ngăn chặn buôn lậu, phối hợp nghiệp vụ và tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị giữa hai bên. Trong hợp tác với các nước láng giềng còn thể hiện qua các nỗ lực xây dựng các cặp cửa khẩu thực hiện kiểm tra một lần dừng, phối hợp thời gian làm việc.
1.2 Tình hình thực hiện các cam kết song phương:
2. Hội nhập và đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế đa phương
Việc gia nhập Tổ chức Hải quan Thế giới (tháng 7/1993) đã giúp Hải quan Việt Nam chuyển dần từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ hải quan tiên tiến của thế giới. Cùng với tiến trình hội nhập chung của đất nước Hải quan Việt Nam đã chủ động và tiến hành hội nhập sâu rộng trong khuôn khổ thể chế đa phương như ASEAN, APEC, ASEM, GMS trên cả cấp độ tiểu khu vực khu vực và thế giới. Quá trình đàm phán và chuẩn bị cho việc thực hiện các cam kết về hải quan trong khuôn khổ WTO năm 2006 cũng là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Hải quan Việt Nam. Một số kết quả hợp tác Hải quan đa phương như sau:
- Nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý và thực thi các hiệp định thương mại tự do và hiệp định đối tác kinh tế thông qua việc đàm phán, thực hiện các cam kết trong các hiệp định này.
- Nâng cao trình độ, kỹ năng đàm phán, kinh nghiệm hội nhập quốc tế thông qua việc tham dự các hội nghị, hội thảo, các vòng đàm phán thương mại từ đó bảo vệ được lợi ích kinh tế cho đất nước.
- Về mặt nghiệp vụ, hội nhập quốc tế đã giúp Hải quan Việt Nam áp dụng và thực hiện các cam kết quốc công ước HS, thông qua việc xây dựng danh mục biểu thuế hài hòa chung ASEAN, tiếp cận được với các chuẩn mực của Hải quan hiện đại, chuyển dần từ mô hình hải quan truyền thống sang hải quan hiện đại như tiến hành áp dụng kiểm tra sau thông quan, áp dụng hiệp định trị giá hải quan, xây dựng sách hướng dẫn xác định trị giá Hải quan ASEAN, các bộ sách, tài liệu hướng dẫn về trị giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới.
- Từ mô hình hải quan truyền thống, đến nay về cơ bản mô hình nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam đã có những đổi thay cơ bản. Nguyên lý quản lý mang nặng tính hành chính, một chiều đã được thay đổi bằng phương thức hướng tới cộng đồng nhiều hơn, có tính tương tác hơn. Các chuẩn mực quốc tế trong các điều ước quốc tế về hải quan và những thực tiễn tiên tiến học hỏi từ quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế như Công ước Kyoto sửa đổi, Hiệp định Trị giá WTO, Công ước HS, Khung tiêu chuẩn của WCO về An ninh và Tạo thuận lợi cho thương mại, Khung Tiêu chuẩn thực thi Quyền SHTT, các cam kết ASEAN về mô hình Hải quan một cửa, Tờ khai ASEAN,...đã được nội luật hóa thành các quy định pháp luật Hải quan Việt Nam. Đó chính là những tác động trực tiếp của quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.
Hiện tại, có tổng số khoảng 30 văn kiện đa phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán có nội dung liên quan đến hải quan. Trong đó, cam kết về Hải quan thể hiện cụ thể tại các khuôn khổ như sau:
- Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN: gồm 15 văn kiện cam kết như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN 2009-2015, Hiệp định Hải quan ASEAN, Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Úc- NewZealand, Hiệp định khung về Tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh ASEAN, Nghị định thư về thực hiện danh mục Biểu thuế hài hòa, Nghị định thư về khuôn khổ pháp lý thực hiện cơ chế một cửa…… Các cam kết chủ yếu liên quan về Thủ tục Hải quan (chứng từ tờ khai, quy trình giải phóng thông quan, thủ tục quá cảnh xử lý trước khi hàng đến, tạm nhập, kiểm soát hàng hóa...), cam kết liên quan đến cách thức xác định xuất xứ.
- Trong khuôn khổ hợp tác WTO: Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại WTO, Hiệp định xuất xứ, Hiệp định trị giá GATT, Hiệp định Sở hữu trí tuệ. Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại là một văn kiện mà hơn 2/3 nội dung liên quan trực tiếp đến thủ tục hải quan. Tuy chưa có hiệu lực song các hoạt động thúc đẩy triển khai ở các nước Thành viên đã được thực hiện. Chính vì tính chuẩn mực trong các cam kết về hải quan mà Hiệp định là một trong những cơ sở tham chiếu cho việc đàm phán các văn kiện khác liên quan đến hải quan đặc biệt là nội dung về Chương Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại trong các Hiệp định tư do thương mại.
Trong các cam kết đa phương nói trên, về cơ bản Hải quan Việt Nam đã triển khai thực hiện tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn một số các nội dung cam kết chưa triển khai thực hiện đầy đủ hoặc mới chỉ được thực hiện một phần như: cam kết về cơ chế một cửa, quản lý rủi ro, xác định trước, quy định về kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
1. Tồn tại, bất cập:
- Nhiều các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế trên thực tế xuất phát từ sức ép hội nhập chung của đất nước, xuất phát từ bên ngoài, do đó dẫn đến những bị động trong triển khai thực hiện. Vấn đề hợp tác và hội nhập quốc tế chưa có sự gắn kết hữu cơ giữa khâu đàm phán và thực thi.
- Hiệu quả hợp tác chưa cao do các quan hệ kinh tế- thương mại chưa nhiều, còn chủ yếu dựa trên vụ việc;
2. Những việc chưa triển khai:
- Chưa hoặc chậm tạo ra cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác chính thức giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước phát triển vì mục tiêu, yêu cầu, hệ thống pháp luật hải quan cũng như khả năng thực thi khác nhau quá lớn từ đó dẫn đến việc chậm ký kết văn kiện hợp tác tạo nền tảng cho các hoạt động hỗ trợ cụ thể;
- Việc đàm phán ký kết còn chưa đảm bảo hợp tác hiệu quả, thực chất do hai bên còn gặp những khác biệt về cơ sở pháp lý, thẩm quyền của 2 cơ quan hải quan;
- Việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định FTA đã ký kết trong thời gian qua dẫn đến xu thế gian lận nhiều hơn về C/O để được hưởng ưu đãi thuế suất kéo theo số lượng C/O cần xác minh ngày càng tăng trong khi phản hồi yêu cầu xác minh thông tin của phía nước ngoài cho Hải quan Việt Nam còn chậm, nhiều yêu cầu thậm chí không được phản hồi dẫn đến khó khăn và chậm trễ trong việc giải quyết thủ tục cho các lô hàng và doanh nghiệp nhập khẩu;
- Chưa thống nhất đầu mối trả lời kết quả xác minh cho Hải quan nước ngoài về cùng một vấn đề giữa các Bộ ngành do đó số liệu cung cấp cho Hải quan nước ngoài thiếu nhất quán;
- Theo các cam kết có quy định về trao đổi/chia sẻ thông tin hay hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan thì việc thực hiện cung cấp/trao đổi thông tin theo yêu cầu là nghĩa vụ và có căn cứ pháp lý để thực hiện, tuy nhiên trong thời gian qua Hải quan Việt Nam hầu hết cũng đã thực hiện hoạt động này theo yêu cầu của các nước đối tác chưa ký kết thỏa thuận hợp với Việt Nam như vậy chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng để thực hiện việc này từ đó dẫn đến khó khăn trong thực hiện.
Cần đưa vào văn bản pháp lý các quy định cụ thể hơn một số nội dung sau:
- Nghĩa vụ về thủ tục kiểm định lần 2 tại Khoản 3 Điều 5 TFA (quy định về kiểm định lần 2 đối với kết quả kiểm tra chuyên ngành, quy định về thông tin địa chỉ các đơn vị kiểm định);
- Nghĩa vụ tách việc giải phóng hàng khỏi quyết định cuối cùng về hải quan, thuế và các loại phí tại Khoản 3 Điều 7 TFA (quy định về hoàn trả khoản bảo lãnh);
- Nghĩa vụ về thủ tục hải quan đối với hàng chuyển phát nhanh theo Khoản 8 Điều 7 TFA (thủ tục kiểm tra chuyên ngành ưu tiên);
- Nghĩa vụ liên quan tới cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý biên giới tại Điều 8 TFA (quy định cụ thể về cơ chế phối hợp);
- Nghĩa vụ về các biện pháp xử lý đối với hàng hóa bị từ chối do không đáp ứng yêu cầu SPS, TBT tại Khoản 8 Điều 10 TFA (tiêu chí đối với từng biện pháp xử lý, cách thức xử lý đối với trường hợp không thực hiện được biện pháp xử lý theo yêu cầu);
3. Nguyên nhân:
- Về tổ chức đàm phán, sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong triển khai thực hiện hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế còn chưa thực sự chặt chẽ. Các đơn vị được giao chủ trì đàm phán thường gặp khó khăn trong việc chuẩn bị phương án đàm phán do chưa có đầy đủ thông tin. Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ hoặc chuyên môn, hoặc khi đã chuẩn bị được phương án đàm phán hoặc dự hội nghị thì phương án chưa đầy đủ. Sau khi đàm phán, kết quả đàm phán chưa được triển khai và theo dõi thực hiện cam kết một cách có kế hoạch và đôn đốc thường xuyên.
- Về giám sát thực hiện, công tác tổ chức theo dõi và đánh giá kết quả triển khai thực hiện các cam kết quốc tế chưa được thường xuyên triển khai một cách chặt chẽ, kể cả từ phương diện thực hiện tại cấp địa phương, về nguyên tắc, các nội dung của báo cáo của các đoàn công tác dự hội nghị, tham gia đàm phán hợp tác hải quan phải được làm rõ, các phương án đàm phán và triển khai kết quả đàm phán phải được nghiên cứu và phê duyệt trước khi thực hiện. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các cam kết quốc tế chưa thực sự hiệu quả.
+ Trình độ của cán bộ hải quan Việt Nam còn rất hạn chế, do chưa nắm bắt đầy đủ các nội dung, yêu cầu, tại các hội nghị, hội thảo, và kể cả các phiên đàm phán quan trọng;
+ Các nội dung đàm phán hợp tác quốc tế trải qua rất nhiều vòng, rất nhiều hội nghị; tuy nhiên mỗi vòng đàm phán lại thường cử các cán bộ khác nhau tham dự dẫn đến không nắm bắt hết diễn biết của các vòng đàm phán;
- Nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hải quan gồm cả trình độ ngoại ngữ của cán bộ công chức ngành Hải quan còn hạn chế. Tồn tại này do ngành Hải quan chưa có chiến lược và chương trình đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập và hợp tác quốc tế.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HẢI QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH.
1. Tình hình khu vực và thế giới
Khu vực đông Nam Á vẫn là khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới và là tiêu điểm của các tuyến vận tải cho thương mại quốc tế, tập trung các điểm trung chuyển hàng hóa trên thế giới với nhiều các hiệp định thương mại tự do có vai trò trung tâm của ASEAN. Xu thế hòa bình và hợp tác phát triển kinh tế vẫn sẽ tiếp tục được duy trì dù còn tiềm ẩn nguy cơ xung đột nhất định, cùng với nguy cơ khủng bố và có thể nhắm vào điểm yếu của dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế trong khu vực.
Sự phát triển của các hình thức thương mại gắn với vận tải quốc tế: như sự bùng nổ của thương mại điện tử với các lô hàng có giá trị thấp nhưng cần đảm bảo nhanh chóng, giao hàng tận tay người tiêu dùng với chi phí thấp, kết hợp giữa sản xuất và phân phối thành chuỗi cung ứng thương mại, vận tải đa phương thức.
Thất thu ngân sách vẫn còn nhiều nguy cơ do sự gian lận thuế và trốn thuế trong khi đó đây vẫn được coi là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan hải quan trong việc đảm bảo ngân sách quốc gia.
Nội dung chủ yếu của hợp tác quốc tế về hải quan tiếp tục xoay quanh vấn đề về tạo thuận lợi cho thương mại và đảm bảo an ninh cho dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế. Đối với những nước đã tự động hóa hải quan cao như: Nhật, Hàn, Mỹ, Úc, ... thì đã bắt đầu đàm phán kết nối các hệ thống lẫn nhau để chia sẻ dữ liệu, chia sẻ trực tuyến thông tin thông quan nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố, đảm bảo an ninh cho thương mại quốc tế, và đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp, vấn đề này thể hiện ở các biện pháp: (i) Các hiệp định công nhận AEO lẫn nhau; chia sẻ, cung cấp thông tin hàng xuất khẩu và nhập khẩu; (ii) Thực hiện cơ chế thủ tục hải quan một cửa (Single window) trên cấp độ song phương và khu vực; (iii) Đàm phán kết nối hải quan toàn cầu (Globally networked Customs) - Khái niệm mới về hợp tác hải quan trong thế kỷ 21 nhằm đảm bảo quản lý hải quan chặt chẽ từ điểm đầu đến điểm cuối; (iv) Hải quan và vai trò bảo vệ môi trường; (v) Cơ chế doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa và vai trò kiểm soát của hải quan...; và (vi) Vai trò của hải quan ngày càng tăng, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh chống khủng bố, bảo vệ cộng đồng;
Về mặt quyền hạn, nhằm đối phó với những thách thức về đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi thương mại, các cơ quan hải quan trên thế giới tiếp tục được tái cơ cấu và được trao thêm thẩm quyền như quyền yêu cầu cung cấp thông tin trước về hàng hóa, quyền yêu cầu chia sẻ thông tin từ các cơ quan liên quan trong nước và quốc tế, quyền tiến hành điều tra thu thập chứng cứ tại nước ngoài.
Việt Nam có địa chính trị quan trọng trong khu vực và trong thời gian tới vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Khu vực hạ nguồn sông Mê Kông đang được các cường quốc kinh tế trên thế giới quan tâm đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc và các thể chế tài chính quốc tế như ADB, AIIB, WB. Hàng loạt các dự án hỗ trợ cho các nước trong tiểu vùng tiếp tục được thúc đẩy và triển khai thực hiện. Những dự án này hướng đến các mục tiêu hài hòa và đơn giản hóa các thủ tục qua lại biên giới trong đó coi trọng đến thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu và quá cảnh.
- Yêu cầu của Chính phủ về việc triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả các cam kết về tạo thuận lợi cho thương mại, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong bối cảnh các thỏa thuận thương mại tự do: ASEAN - ATIGA, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Úc và New Zealand, TPP, RCEP, VKFTA, VEAEU-FTA, EFTA, EVFTA,...với hàng loạt các biện pháp quản lý hải quan bộ quy tắc xuất xứ hàng hóa khác nhau và khối lượng thương mại tăng lên nhanh chóng.
- Yêu cầu của Chính phủ trong việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đảm bảo an ninh biên giới, cửa khẩu và kiểm soát biên giới hiệu quả.
III. MỤC TIÊU CỦA HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP ĐẾN NĂM 2020
Mục tiêu chung là đến 2020 đưa hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý, mang lại lợi ích thực chất và đáp ứng yêu cầu cải cách, phát triển, hiện đại hóa Ngành Hải quan.
Đến năm 2020, hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế được tiến hành một cách chủ động, là nhân tố tích cực cho việc xây dựng một cơ quan hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, có những đóng góp tích cực cho hải quan thế giới về các chuyên đề nghiệp vụ, các sáng kiến hợp tác khu vực.
a) Đàm phán, ký kết và triển khai các thỏa thuận và điều ước quốc tế về hải quan theo đúng các quy định của pháp luật mang lại lợi ích thực chất chú trọng đến các đối tác thương mại quan trọng cũng như các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan then chốt.
c) Đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế liên quan đến Hải quan: có theo dõi, có đánh giá kết quả thực hiện các cam kết quốc tế;
e) Xây dựng đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện các nhiệm vụ về hợp tác, hội nhập quốc tế được đào tạo đầy đủ các chuyên môn theo yêu cầu nghiệp vụ, có các kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế.
CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
Nhiệm vụ 1. Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác song phương chú trọng đến công tác hợp tác chống buôn lậu.
- Xây dựng đề án cử đại diện hải quan Việt Nam tại một số nước và khu vực trọng điểm để thực hiện các nhiệm vụ theo các quy định của Luật Hải quan 2014;
- Xác định trọng điểm đàm phán ký kết các Hiệp định/Thỏa thuận hợp tác
- Tiến hành thu thập và khai thác có hiệu quả thông tin và kinh nghiệm của hải quan các nước/nền kinh tế phục vụ cho quá trình cải cách hiện đại hóa.
- Đối với công tác hợp tác về kiểm soát hải quan:
+ Đàm phán và ký kết các thỏa thuận văn kiện hợp tác về trao đổi thông tin với các nước mà thường xuyên có quan hệ xác minh để có căn cứ pháp lý chính thức cho việc trao đổi thông tin;
+ Đàm phán hợp tác hơn nữa về lĩnh vực trao đổi thông tin liên quan đến công tác phòng và đấu tranh chống gian lận và buôn lậu thương mại với các nước láng giềng và khu vực;
- Với các nước láng giềng tập trung vào nâng cao hiệu quả hợp tác trên cơ sở các thỏa thuận đã ký kết, đặc biệt là hợp tác thông qua các cặp cửa khẩu trên biên giới đất liền: như thống nhất giờ làm việc, thực hiện kiểm tra một lần tại các cặp cửa khẩu đã quy định, đơn giản hóa thủ tục hải quan, trao đổi số liệu thương mại qua các cặp cửa khẩu, tăng cường hợp tác giao lưu giữa các cặp cửa khẩu đối diện, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tăng cường … và đảm bảo tuân thủ pháp luật (như phối hợp chống buôn lậu, trao đổi thông tin, hỗ trợ điều tra xác minh vụ việc, xây dựng mạng lưới các đầu mối liên lạc, tổ chức hội nghị hợp tác,...). Tiếp tục nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác cụ thể giữa các Chi cục dọc theo biên giới đường bộ nhằm tăng cường kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng cấm và các chất ma túy qua biên giới; trao đổi thông tin về kiểm soát và các thông tin khác liên quan đến quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh;
Nhiệm vụ 2: Triển khai thực hiện các cam kết quốc tế đa phương liên quan đến quản lý hải quan đặc biệt là hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các nội dung còn chưa được quy định và các giải pháp cụ thể cho các lĩnh vực nghiệp vụ liên quan đến cơ chế một cửa, quản lý rủi ro, xác định trước và quy định về kiểm tra xuất xứ....
- Tăng cường hợp tác hải quan trong khuôn khổ WCO, WTO, ASEAN, APEC, ASEM, GMS và các thể chế đa phương có cam kết liên quan đến hải quan và tạo thuận lợi cho thương mại;
- Kiểm tra, kiểm soát đảm bảo việc nội luật hóa và thực hiện các cam kết quốc tế có hiệu quả và đúng lộ trình;
- Nâng cao năng lực thực hiện các cam kết về kỹ thuật nghiệp vụ Hải quan như xác định trị giá hải quan, phân loại hàng hóa, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, minh bạch hóa, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thủ tục hải quan thông qua việc điều phối, giám sát, theo dõi và đôn đốc thường xuyên việc thực hiện các cam kết quốc tế;
- Xây dựng và thực hiện cam kết về mô hình hải quan một cửa quốc gia tiến tới mô hình một cửa ASEAN;
- Xây dựng các biện pháp và kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện các chương trình an ninh thương mại liên quan như kiểm soát xuất khẩu, an ninh cảng biển, soi chiếu công ten nơ, phục hồi thương mại, doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt;
- Đối với các lĩnh vực nghiệp vụ liên quan đến cơ chế một cửa, quản lý rủi ro, xác định trước và quy định về kiểm tra xuất xứ.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý triển khai cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN trên nền tảng tổng kết, rút kinh nghiệm của cả giai đoạn triển khai trước đó;
- Tổ chức thực hiện Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 14/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN giai đoạn 2016-2020.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin;
- Tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các nước Hải quan phát triển về công tác xác định trọng điểm, thu thập thông tin hải quan cũng như đào tạo cán bộ quản lý rủi ro về công tác này thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật.
Cụ thể là xác định trước về xuất xứ, hiện tại mới quy định người khai hải quan gửi đơn đề nghị cho cơ quan hải quan để được xác định trước trong khi đó một số cam kết quy định bất kỳ doanh nghiệp nào, có trụ sở tại nước thành viên sẽ được gửi yêu cầu đề nghị xác định trước. Do đó cần mở rộng quy định về đối tượng được phép yêu cầu xác định trước trong các văn bản pháp luật.
Trên thực tế, các quy định về kiểm tra xuất xứ hàng hóa đều được quy định tại Thông tư do Bộ Công Thương ban hành hướng dẫn nên Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) không chủ động đề xuất sửa đổi các nội dung theo mục tiêu quản lý hải quan được. Do vậy, Tổng cục Hải quan cần báo cáo Bộ Tài chính để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong thẩm quyền của Bộ Tài chính để đảm bảo triển khai cam kết hiệu quả.
Giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này gồm các hoạt động sau:
- Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ tại các đơn vị chuyên môn và hải quan địa phương có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp thích hợp để tham gia các hoạt động hải quan khu vực và triển khai trong nước;
- Tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích song song với các chế tài đối với vấn đề đào tạo, học tập nói chung, trong đó có việc học tập, nâng cao trình độ, khả năng sử dụng, làm việc bằng ngoại ngữ thông qua các qui định về lương, thưởng, đề bạt, cấp học bổng, tài trợ học phí đào tạo.
Nhiệm vụ 4. Tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
- Tăng cường sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp đối với công tác hợp tác hội nhập quốc tế theo hướng thống nhất, nhất quán phát huy vai trò của đơn vị tham mưu về hợp tác và hội nhập quốc tế trong việc chủ trì, phối hợp với các các đơn vị triển khai thực hiện tốt các cam kết quốc tế, có phân công theo dõi, kiểm tra đôn đốc, tổng kết đánh giá hàng năm.
- Tổ chức tốt các đoàn ra đặc biệt là các đoàn đi dự các hội nghị, đàm phán quốc tế theo hướng đúng thành phần, gọn nhẹ, có phương án đàm phán được phê duyệt và đáp ứng được các yêu cầu cả về đối ngoại và nghiệp vụ chuyên môn.
- Xây dựng, triển khai, giám sát tổng kết đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án hợp tác và hội nhập quốc tế về hải quan trong từng giai đoạn.
Các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này bao gồm:
- Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền các nội dung hợp tác quốc tế trên các phương tiện truyền thông của ngành Hải quan và Bộ Tài chính thông qua tin bài, ảnh (trên báo Hải quan, website ngành Hải quan, thời báo Tài chính), các bài nghiên cứu trao đổi (trên tạp chí Nghiên cứu Hải quan);
- Tổ chức các khóa tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền về hợp tác và hội nhập quốc tế, các vấn đề quốc tế liên quan đến hải quan trên các diễn đàn quốc tế; các định hướng phát triển hải quan trên thế giới.
Nhiệm vụ 6: Xây dựng và quản lý tốt các chương trình/dự án hỗ trợ kỹ thuật.
- Tiến hành vận động các dự án hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại của các nước phục vụ cho quá trình tự động hóa, hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam, trong đó trọng tâm đến các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu (2016-2020).
Bố trí các nguồn lực cần thiết trong phạm vi của Tổng cục Hải quan để thực hiện kế hoạch này gồm: nguồn nhân lực, tài chính để chủ động thực hiện, về nguồn tài chính: chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp thường xuyên cho hoạt động của Ngành Hải quan. Đồng thời, tìm kiếm, khai thác và tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài cho quá trình triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế.
1. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và phân công thực hiện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai đúng các nội dung được Tổng cục Hải quan phân giao tại Kế hoạch này; thực hiện chế độ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu cho đơn vị tham mưu đầu mối hợp tác quốc tế;
3. Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì điều phối, giám sát, đôn đốc thực hiện tổng thể các nội dung trong kế hoạch, tổng hợp kết quả và báo cáo việc thực hiện kế hoạch này theo từng giai đoạn, thời kỳ;
5. Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì phối hợp với các đơn vị tiến hành rà soát, đề xuất, bổ sung sửa đổi kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu mới phát sinh.
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020 CỦA NGÀNH HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4429/QĐ-TCHQ ngày 21 tháng 12 năm 2016)
TT | Nội dung, hoạt động | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời hạn |
1 | Tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện | |||
1.1 |
Vụ HTQT | Các đơn vị thuộc và trực thuộc (gọi tắt các đơn vị) | Định kỳ hàng tháng, quý & năm. | |
1.2 |
Vụ HTQT | Vụ TCCB | 2016 | |
1.3 |
Vụ TCCB | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
1.4 |
Vụ TCCB | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
1.5 |
Vụ HTQT | Các đơn vị thuộc và trực thuộc TC | Quý 2/2020 | |
1.6 |
Vụ HTQT | Vụ TCCB | 2016-2020 | |
1.7 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
1.8 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
2 | Hợp tác song phương | |||
2.1 |
Cục ĐTCBL | Vụ Pháp chế | Tháng 6/2017 | |
2.2 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2017/2018 | |
2.3 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016/2017 | |
2.4 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
2.5 |
Cục ĐTCBL | Các đơn vị | 2016-2020 | |
2.6 |
Cục ĐTCBL | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
2.7 |
Cục HQ Lào Cai | Các HQ: Hà Giang, Điện Biên, Hải Phòng | 2016-2020 | |
2.8 |
Luân phiên giữa các Cục HQ Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh | Vụ HTQT và các đơn vị | 2016-2020 | |
2.9 |
Cục GSQL | Các đơn vị | 2016/2017 | |
2.10 |
Cục GSQL | Các đơn vị | 2016-2020 | |
2.11 |
Cục GSQL | Cục ĐTCBL Cục HQ các tỉnh Biên giới | 2016-2020 | |
2.12 |
Cục GSQL | Cục ĐTCBL | 2016-2020 | |
2.13 |
Cục GSQL | Cục ĐTCBL | 2016-2020 | |
2.14 |
Cục GSQL | Cục ĐTCBL | 2016-2020 | |
2.15 |
Vụ HTQT | Cục ĐTCBL | 2016-2020 | |
2.16 |
Vụ HTQT | Cục ĐTCBL | 5/2017 | |
2.17 |
Cục Hải quan tỉnh | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
2.18 |
Cục GSQL | Các đơn vị liên quan | 2016-2020 | |
2.19 |
Cục GSQL | Các đơn vị liên quan | 2016-2020 | |
2.20 |
Cục ĐTCBL | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
2.21 |
Cục ĐTCBL | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
2.22 |
Cục CNTT và TKHQ | Vụ HTQT | 6 tháng 2016-2020 | |
2.23 |
Cục HQ tỉnh Quảng Trị | Cục GSQL | 2016/2019 | |
2.24 |
Cục GSQL | Các đơn vị liên quan | 2016-2020 | |
2.25 |
Cục GSQL | Cục TXNK | 2016-2020 | |
2.26 |
Cục GSQL | Cục TXNK | 2016-2020 | |
2.27 |
Cục GSQL | Cục TXNK | 2016-2020 | |
2.28 |
Cục HQHN | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
2.29 |
Cục HQ tỉnh Điện Biên | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
2.30 |
Luân phiên giữa các Cục trong cụm | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
2.31 |
Luân phiên giữa các Cục trong cụm | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
2.32 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
2.33 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
2.34 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
2.35 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
2.36 |
Cục KTSTQ | Vụ HTQT | 2016/2017 | |
2.37 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
2.38 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
2.39 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
2.40 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2017 | |
2.41 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
2.42 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
2.43 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
2.44 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
2.45 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
2.46 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
2.47 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016/2017 | |
2.48 |
Cục ĐTCBL | Vụ Pháp chế | 2016/2017 | |
3 | Hợp tác Hải quan ASEAN | |||
3.1 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
3.2 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
3.3 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
3.4 |
Cục GSQL | Cục KTSTQ | 2016-2020 | |
3.5 |
Cục GSQL | Cục CNTT | 2016-2020 | |
3.6 |
Cục GSQL | Cục CNTT | 2016-2020 | |
3.7 |
Cục GSQL | Cục CNTT | 2016-2020 | |
3.8 |
Cục TXNK | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
3.9 |
Vụ TCCB | Trường HQ | 2016-2020 | |
3.10 |
Cục ĐTCBL | Cục KTSTQ | 2016-2020 | |
3.11 |
Cục CNTT | Cục GSQL | 2016-2020 | |
4 | Hiệp định Tạo thuận lợi Vận tải qua biên giới GMS-CBTA | |||
4.1 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
4.2 |
Cục GSQL | Cục CNTT | 2016-2020 | |
4.3 |
Vụ HTQT | Cục CNTT | 2016/2017 | |
4.4 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
4.5 |
Cục GSQL | Cục CNTT | 2017/2018 | |
4.6 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
5 | ASEM, APEC và các khuôn khổ khác | |||
5.1 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016/2017 | |
5.2 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
5.3 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
5.4 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
6 | WTO | |||
6.1 |
Cục TXNK | Cục KTSQT | 2016-2020 | |
6.2 |
Cục GSQL | Cục KTSQT | 2016-2020 | |
6.3 |
Cục GSQL | Cục ĐTCBL | 2016-2020 | |
6.4 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
6.5 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
7 | WCO | |||
7.1 |
Vụ HTQT | Tham tán tại Brussels | 2016-2020 | |
7.2 |
Cục ĐTCBL | Cục TXNK | 2016-2020 | |
7.3 |
Cục TXNK | Cục Kiểm định | 2016-2020 | |
7.4 |
Cục TXNK | Cục KTSQT | 2016-2020 | |
7.5 |
Cục GSQL | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
7.6 |
Cục GSQL | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
7.7 |
Cục GSQL | Vụ HTQT | 2016-2020 | |
7.8 |
Vụ TCCB | Trường HQ | 2016-2020 | |
7.9 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
7.10 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2017 | |
7.11 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2018 | |
7.12 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2019 | |
7.13 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2020 | |
8 | FTA | |||
8.1 |
Cục GSQL | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
8.2 |
Cục GSQL | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
8.3 |
Cục GSQL | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
8.4 |
Cục TXNK | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
8.5 |
Cục GSQL | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
8.6 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
8.7 |
Vụ HTQT | Vụ Pháp chế | 2016-2020 | |
9 | Tìm kiếm vận động các nguồn tài trợ | |||
9.1 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | Quý 1/2017 | |
9.2 |
Vụ HTQT | Các đơn vị | 2016-2020 | |
9.3 |
Các BQLDA | Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện | 2016-2020 | |
10 | Tuyên truyền đối ngoại | |||
10.1 |
Vụ HTQT | Văn phòng | Hàng năm | |
10.2 |
Vụ HTQT | Báo Hải quan | 4 bản tin/năm | |
10.3 |
Vụ HTQT | Các đơn vị trực thuộc TC | 2016-2020 |
File gốc của Quyết định 4429/QĐ-TCHQ về Kế hoạch hợp tác và hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam giai đoạn 2016-2020 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 4429/QĐ-TCHQ về Kế hoạch hợp tác và hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam giai đoạn 2016-2020 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 4429/QĐ-TCHQ |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Văn Cẩn |
Ngày ban hành | 2016-12-21 |
Ngày hiệu lực | 2016-12-21 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |