Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 23. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
1. Tại cửa khẩu nhập, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:
a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch theo quy định tại điểm a, b, d, đ khoản 3 Điều 21 của Thông tư này. giấy chứng nhận kiểm dịch (bản gốc) của nước xuất khẩu hoặc giấy phép liên quan đến việc khai thác hải sản đối với những lô hàng đánh bắt trực tiếp từ ngư trường.
b) Thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 7 Điều 17 của Thông tư này.
c) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ. thủy sản, sản phẩm thủy sản đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chứng nhận kiểm dịch (mẫu 8) để chủ hàng làm thủ tục hải quan.
d) Giám sát quá trình bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản lên phương tiện vận chuyển.
đ) Niêm phong phương tiện vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản.
e) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản.
f) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các yêu cầu về vệ sinh thú y trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam:
a) Chủ hàng phải thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ quan kiểm dịch động vật trong quá trình vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không làm rơi vãi các chất thải trên đường vận chuyển.
c) Không được tự ý bốc dỡ hàng hoặc thay đổi phương tiện vận chuyển phải được sự chấp thuận của cơ quan hải quan và cơ quan kiểm dịch động vật.
d) Không được tự ý thay đổi lộ trình hoặc dừng lại tại các địa điểm không được quy định trước
Trường hợp phương tiện vận chuyển không đi đúng lộ trình hoặc đỗ, dừng không đúng địa điểm quy định, chủ hàng phải giữ nguyên hàng hóa trên phương tiện vận chuyển và báo cho cơ quan thú y nơi gần nhất. Sau khi cơ quan thú y thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định thì mới được tiếp tục vận chuyển.
đ) Xác thủy sản, chất thải, nước thải, thức ăn thừa của thủy sản, bao bì đóng gói và các chất thải khác trong quá trình vận chuyển không được vứt xuống sân ga, bến cảng hoặc trên đường vận chuyển mà phải được xử lý tại các địa điểm theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền.
3. Tại cửa khẩu xuất:
a) Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện theo quy định tại điểm a, c, d khoản 6 Điều 15 của Thông tư này.
b) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ. thủy sản, sản phẩm thủy sản đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xác nhận số hàng xuất khỏi Việt Nam (mẫu 8) để chủ hàng làm thủ tục hải quan và nộp lại cho cơ quan kiểm dịch cửa khẩu nhập khi nhập các lô hàng tiếp theo.
4. Trường hợp lô hàng được vận chuyển bằng công ten nơ hoặc phương tiện kín khác:
a) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, phương tiện vận chuyển đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thì chứng nhận kiểm dịch và cho phép hàng qua cửa khẩu.
b) Trường hợp nghi ngờ thủy sản mắc bệnh, sản phẩm thủy sản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật phối hợp với cơ quan hải quan yêu cầu chủ hàng mở Công-ten-nơ hoặc dấu niêm phong với sự chứng kiến của chủ hàng để kiểm tra. Địa điểm mở Công-ten-nơ phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hóa do cơ quan kiểm dịch động vật xác định.
c) Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc xử lý theo quy định.
Điều 24. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản chuyển cửa khẩu
1. Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản chuyển cửa khẩu có gửi kho ngoại quan nhưng không vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam:
a) Thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại điểm a, c, e khoản 1 Điều 23 của Thông tư này.
b) Thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại khoản 2, 7 Điều 17 của Thông tư này.
c) Thực hiện việc giám sát quá trình bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản và trong thời gian lưu giữ tại kho ngoại quan.
d) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi bốc xếp, kho bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản.
2. Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản chuyển cửa khẩu có vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này.