BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v chấn chỉnh việc thực hiện thủ tục hải quan | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2015 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Để đảm bảo tính minh bạch và thống nhất trong việc thực hiện thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc thực hiện đúng các quy định của Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải quan, trong đó lưu ý chấn chỉnh các nội dung sau:
Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định hiện hành, một số Chi cục Hải quan vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với các tờ khai được phân luồng xanh, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được gửi đến cơ quan Hải quan bằng phương thức điện tử nhưng cơ quan hải quan vẫn yêu cầu nộp chứng từ giấy. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện theo quy định về việc kiểm tra hồ sơ như sau:
khoản 2 Điều 6 Quyết định 1966/QĐ-TCHQ, Hệ thống sẽ tự động kiểm tra các thông tin trên tờ khai và chuyển sang Bước 4 (Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí). Theo đó công chức hải quan không được yêu cầu người khai hải quan nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để kiểm tra đối với tờ khai luồng xanh.
khoản 2 Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC, người khai hải quan có thể nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc nộp bản giấy. Khoản 2 Điều 7 Quyết định 1966/QĐ-TCHQ hướng dẫn công chức hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan trên cơ sở hồ sơ hải quan người khai hải quan nộp thông qua Hệ thống hoặc nộp trực tiếp. Theo đó, cơ quan Hải quan chấp nhận hồ sơ người khai hải quan nộp dưới dạng điện tử hoặc dạng giấy. Yêu cầu các công chức khi kiểm tra hồ sơ đối với tờ khai được phân luồng vàng, luồng đỏ nếu doanh nghiệp đã nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thông qua Hệ thống, không được yêu cầu người khai hải quan xuất trình chứng từ giấy để kiểm tra.
2. Về yêu cầu nội dung nhãn xuất xứ trên sản phẩm, bao bì, hàng hóa xuất khẩu
Về nội dung này, theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ, việc ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu với doanh nghiệp xuất khẩu. Việc ghi nhãn hàng hóa trên sản phẩm xuất khẩu là trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu với tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu, không phải nội dung kiểm tra của cơ quan Hải quan.
3. Kiểm tra thực tế hàng hóa đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu
và xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp khi có sai khác về thành phần vải.
Đối với các sản phẩm may mặc xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu, khi kiểm tra thực tế hàng hóa, cơ quan Hải quan chấp nhận sai khác nhỏ về thành phần vải khi đối chiếu thành phần nguyên liệu trên nhãn sản phẩm xuất khẩu với nguyên liệu nhập khẩu nếu sai khác này không làm thay đổi mã số HS của hàng hóa nhập khẩu và không làm thay đổi chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với lô hàng (nếu có).
Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh của doanh nghiệp, Hiệp hội về việc một số đơn vị hải quan không đồng ý cho đưa hàng về bảo quản mặc dù doanh nghiệp đã có đơn đề nghị cũng như có ý kiến của cơ quan kiểm tra chuyên ngành tại Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành mà không thông báo rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp.
Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, theo đó, cơ quan hải quan căn cứ đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành hoặc đơn đề nghị của người khai hải quan để quyết định cho đưa hàng về bảo quản. Trường hợp không phê duyệt đề nghị đưa hàng về bảo quản của người khai hải quan, cơ quan Hải quan phải thông báo rõ lý do cho người khai hải quan thông qua Hệ thống (đối với tờ khai hải quan điện tử) hoặc bằng văn bản (đối với tờ khai hải quan giấy).
Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh, trong quá trình thực hiện công tác xác nhận hàng qua khu vực giám sát đối với những tờ khai hải quan nhập khẩu đủ điều kiện qua khu vực giám sát đăng ký tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, ngoài danh sách container, danh sách hàng hóa, một số Chi cục Hải quan cửa khẩu yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình manifest để kiểm tra, đối chiếu.
Thực hiện đúng theo quy định tại Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Phần V Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ, theo đó cơ quan hải quan căn cứ thông tin trên danh sách container, danh sách hàng hóa theo mẫu số 29/DSCT/GSQL, mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC do người khai hải quan nộp, xuất trình để kiểm tra, đối chiếu với thông tin trên Hệ thống giám sát, làm cơ sở để xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống, không yêu cầu người khai hải quan xuất trình tờ khai hải quan điện tử in, manifest hoặc bất kỳ chứng từ nào khác để đối chiếu.
Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh của doanh nghiệp, Hiệp hội về việc một số công chức hải quan vẫn xác nhận dấu “Thông quan” lên tờ khai hải quan hàng hóa đã được thông quan trên Hệ thống.
khoản 9 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản hướng dẫn riêng trong từng trường hợp về việc xác nhận trên tờ khai hải quan điện tử in để hỗ trợ người khai hải quan thực hiện các thủ tục có liên quan. Các đơn vị chỉ thực hiện việc xác nhận trên tờ khai hải quan điện tử in theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan (cho đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Hải quan đã có 02 văn bản hướng dẫn số 5259/TCHQ-GSQL ngày 09/6/2015 và số 6397/TCHQ-GSQL ngày 15/7/2015).
Theo phản ánh của Hiệp hội, doanh nghiệp, trong quá trình xử lý hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, một số đơn vị hải quan vẫn yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình tờ khai hải quan xuất khẩu, vận đơn, hóa đơn, phiếu đóng gói hàng hóa, ... để kiểm tra, xác nhận “Đã đối chiếu”, phục vụ công tác hoàn thuế.
Theo quy định tại Điều 119 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, khi làm thủ tục hoàn thuế đối với hàng SXXK khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan chỉ phải làm công văn yêu cầu hoàn thuế. Trong công văn nêu rõ (1) số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn thuế, số tờ khai xuất khẩu, số hợp đồng…; (2) Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp, số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn; (3) số chứng từ thanh toán đối với trường hợp đã thanh toán qua Ngân hàng; (4) thông tin về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 53 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Theo đó, ngoài công văn yêu cầu hoàn thuế, người khai hải quan không phải nộp các chứng từ khác trong bộ hồ sơ hoàn thuế. Cơ quan hải quan căn cứ vào thông tin trên Hệ thống của cơ quan hải quan để thực hiện kiểm tra, không được yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình các chứng từ khác (như vận đơn, hóa đơn, phiếu đóng gói hàng hóa, tờ khai hải quan điện tử in...) để phục vụ việc xét hoàn thuế.
Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh, một số Chi cục Hải quan không thực hiện thủ tục không thu thuế tại thời điểm người khai hải quan thực hiện thủ tục tái nhập đối với hàng hóa xuất khẩu bị trả lại.
khoản 4 Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định: “Cơ quan Hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập, người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định”.
Nếu người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định tại thời điểm làm thủ tục tái nhập, cơ quan hải quan phải thực hiện đồng thời thủ tục không thu thuế và thủ tục tái nhập trong thời hạn quy định tại Điều 23 Luật Hải quan.
Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh, một số Chi cục Hải quan yêu cầu người khai hải quan phải đăng ký thời gian thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa với Tổ, đội kiểm soát.
Điều 8 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ về việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Trong trường hợp có sự phối hợp kiểm tra giữa Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và Tổ, đội kiểm soát thì các đơn vị tự phối hợp, trao đổi thông tin về thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa của người khai hải quan, không yêu cầu người khai hải quan phải đăng ký thời gian thực hiện việc kiểm tra thực tế với Tổ, đội kiểm soát.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện và yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo nghiêm và tăng cường kiểm tra, giám sát; trường hợp phát hiện vi phạm phải có hình thức xử lý và báo cáo Tổng cục Hải quan./.
- Như trên;
- Tổ chức USAID - Dự án GIG;
- Hiệp hội Dệt may Việt Nam;
- Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản;
- ALC Corporation; (Lô B2, đường C2, Khu công nghiệp Cát Lái, cụm 2, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp HCM)
- Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú; (Khu công nghiệp Phường 8 - Tp. Cà Mau)
- Công ty TNHH TM-DV Thép Khương Mai; (Số 319 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh)
- Lưu: VT, GSQL.Cường(3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
File gốc của Công văn 9061/TCHQ-GSQL năm 2015 về chấn chỉnh việc thực hiện thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Công văn 9061/TCHQ-GSQL năm 2015 về chấn chỉnh việc thực hiện thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 9061/TCHQ-GSQL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Vũ Ngọc Anh |
Ngày ban hành | 2015-10-05 |
Ngày hiệu lực | 2015-10-05 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |