CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v xử lý vướng mắc hàng gia công
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2020
Kính gửi:
Trả lời các công văn số 2108/CV-HAN ngày 21/8/2020, số 2508/CV-HAN ngày 25/8/2020 của Công ty TNHH HANJOO TRADE kiến nghị về việc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công sau đó thuê gia công lại, công văn số 2007/HQTPHCM-TXNK ngày 13/7/2020 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về vướng mắc đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công. Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
khoản 6 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06/4/2016, khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu để gia công theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu.
Điều 59 Luật Hải quan ngày 23/6/2014 thì hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng.
điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại cho người nộp thuế có cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thông báo cơ sở gia công, sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan và thông báo hợp đồng gia công cho cơ quan hải quan.
điểm a khoản 1 Điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo cơ sở sản xuất cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan.
khoản 1 Điều 62 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC) thì trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê tổ chức, cá nhân khác gia công thì tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại.
khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công đưa đi gia công lại nhưng thông báo cơ sở gia công lại và hợp đồng gia công lại chậm so với quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại không tư 39/2018/TT-BTC) thì thực hiện kiểm tra đối với cơ sở gia công lại.
Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, trong thời gian kiểm tra, rà soát hồ sơ hoặc thực hiện kiểm tra cơ sở gia công lại, cơ quan hải quan chưa thực hiện ấn định thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện doanh nghiệp đã đưa đi gia công lại.
Nơi nhận: - Như trên; - Thứ trưởng Vũ Thị Mai (để báo cáo); - Vụ CST, Vụ PC, Vụ HTQT - BTC (để biết); - Lưu: VT, TXNK (3b).
Điều 56. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
a) Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 Thông tư này (dưới đây viết tắt là Chi cục Hải quan quản lý) thông qua Hệ thống theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng đối với doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện thông báo này.
Đối với trường hợp có yêu cầu hoàn thuế nêu tại điểm c.2, c.5 khoản 5 Điều 114 Thông tư này thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng xuất khẩu phải thực hiện việc thông báo cơ sở sản xuất trước khi nộp hồ sơ hoàn thuế, báo cáo quyết toán quy định tại Thông tư này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
36. Điều 56 được sửa đổi bổ sung như sau:
“Điều 56. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu. hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công
1. Thông báo cơ sở gia công, gia công lại, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu (sau đây gọi là thông báo CSSX)
a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:
a.1) Thông báo CSSX theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và các chứng từ khác kèm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (sau đây gọi là Chi cục Hải quan quản lý) Thông tư này thông qua Hệ thống, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp chế xuất (sau đây gọi là DNCX).
Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo CSSX theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
a.2) Trường hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi.
a.3) Trường hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổ chức, cá nhân phải thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
a.4) Trường hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì tổ chức, cá nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trước đây, Chi cục Hải quan quản lý mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo CSSX cho Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại điểm a.1 khoản này. Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại Điều 60 Thông tư này.
a.5) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu.
a.6) Tiếp nhận phản hồi của cơ quan hải quan để sửa đổi, bổ sung (nếu có) thông tin đã thông báo trên Hệ thống.*
Điều 62. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê tổ chức, cá nhân khác gia công (thuê gia công lại) theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, báo cáo quyết toán hợp đồng gia công với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này. Tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về tên, địa chỉ trụ sở, địa chỉ cơ sở sản xuất của chính tổ chức, cá nhân và của tổ chức, cá nhân nhận gia công lại. thời gian đưa nguyên liệu, vật tư đi gia công để cơ quan hải quan kiểm tra khi cần thiết. Thời hạn nộp văn bản thông báo là trước thời điểm đưa nguyên liệu, vật tư đi gia công lại.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 41 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
41. Điều 62 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 62. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê tổ chức, cá nhân khác gia công toàn bộ hoặc gia công công đoạn (thuê gia công lại) thì tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, báo cáo quyết toán hợp đồng gia công với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này. Tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định lại theo mẫu số 23, mẫu số 24 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 18a/TB-HĐGCL/GSQL Phụ lục V Thông tư này bằng văn bản cho Chi cục Hải quan quản lý trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại.*
Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
1. Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm:
a) Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất. năng lực gia công, sản xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
b) Kiểm tra việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, kiểm tra số lượng hàng hóa tồn kho của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
c) Kiểm tra việc quyết toán, quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
3. Việc kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại Điều này thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
Điều 16. Miễn thuế
...
6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu. sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công. sản phẩm gia công xuất khẩu.
Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế.
File gốc của Công văn 5765/TCHQ-TXNK năm 2020 về việc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công sau đó thuê gia công lại do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.