TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v hướng dẫn thủ tục hải quan | Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty CP ô tô An Thái Coneco.
(Lô B3, KCN Nguyễn Đức Cảnh, Bùi Kiện, Thái Bình)
1. Theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14, khoản 1, khoản 2 Điều 38 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ thì thương nhân được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng nhận gia công sau khi được Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép theo trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định. Đối với hàng hóa thuộc danh Mục đầu tư kinh doanh có Điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các Điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính để thực hiện.
Điều 55, Điều 56, Điều 58, Điều 60, Điều 61, Điều 64, Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại các khoản 35, khoản 36, khoản 38, khoản 39, khoản 40, khoản 42, khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
- Như trên; | KT. CỤC TRƯỞNG |
Hướng dẫn
Luật Quản lý ngoại thương 2017
Điều 51. Quản lý hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài1. Thương nhân được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng nhận gia công sau khi được Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép theo trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thương nhân thực hiện hoạt động gia công hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.
Hướng dẫn
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
a) Sản phẩm gia công. máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn. nguyên liệu, vật tư dư thừa. phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
2. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.
3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
58. Khoản 3...Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.*
4. Thời hạn làm thủ tục hải quan
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
58. Khoản...4...Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.*
5. Thủ tục hải quan
a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:
a.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.
a.3) Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
b.3) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này.
d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:
d.1) Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
d.2) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá.
d.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
58. Khoản...5 Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
5. Thủ tục hải quan
a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:
a.1) Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.
a.3) Thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu.
a.4) Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
b.3) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
b.4) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu:
c.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này.
c.2) Theo dõi những tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ và thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để quản lý, theo dõi, đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan.
d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu:
d.1) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
d.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 01/TB- XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.
d.3) Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ hoàn thành thủ tục hải quan.”
...
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
(xem nội dung chi tiết tại Phụ lục V)*
6. Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên. doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau. Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện. chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra.
Hướng dẫn
1. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:
a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.
Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.
2. Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu là lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu.
3. Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.
4. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Khi xác định số tiền thuế được hoàn hoặc không thu, tổ chức, cá nhân quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này và định mức thực tế sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
35. Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 55. Định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công, hàng hóa sản xuất xuất khẩu
1. Định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định tại Điều này. (Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá đế sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh.. .thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2).
Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác. phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,...) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.
2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này.
Riêng đối với những sản phẩm sản xuất mà khi kết thúc năm tài chính vẫn chưa có sản phẩm hoàn chỉnh thì tổ chức, cá nhân chưa phải nộp định mức thực tế khi nộp báo cáo quyết toán (Ví dụ: gia công, sản xuất xuất khẩu tàu biển có thời gian dự kiến hoàn thành trong 3 năm thì đến năm tài chính thứ 3 mới phải nộp định mức thực tế).
Vật tư không xây dựng được định mức theo sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải lưu trữ các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tư và thể hiện trong báo cáo quyết toán về tình hình xuất - nhập - tồn kho của vật tư này.
3. Tổ chức, cá nhân và cơ quan hải quan sử dụng định mức thực tế sản xuất để xác định số thuế khi chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa sản phẩm, hoàn thuế, không thu thuế hoặc khi cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành.”
...
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
(xem nội dung chi tiết tại Phụ lục II)*
Điều 56. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
a) Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 Thông tư này (dưới đây viết tắt là Chi cục Hải quan quản lý) thông qua Hệ thống theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng đối với doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện thông báo này.
Đối với trường hợp có yêu cầu hoàn thuế nêu tại điểm c.2, c.5 khoản 5 Điều 114 Thông tư này thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng xuất khẩu phải thực hiện việc thông báo cơ sở sản xuất trước khi nộp hồ sơ hoàn thuế, báo cáo quyết toán quy định tại Thông tư này.
b) Trường hợp phát sinh việc lưu trữ nguyên liệu, vật tư, hàng hóa xuất khẩu ngoài cơ sở sản xuất đã thông báo thì phải thông báo bổ sung thông tin địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu.
d) Tiếp nhận phản hồi của cơ quan hải quan để sửa đổi, bổ sung (nếu có) thông tin đã thông báo trên Hệ thống.
2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
a) Tiếp nhận thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu.
b) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận văn bản thông báo, kiểm tra các tiêu chí ghi trong văn bản thông báo. trường hợp tổ chức, cá nhân thể hiện chưa đầy đủ các tiêu chí thì phản hồi thông tin trên Hệ thống để tổ chức, cá nhân biết sửa đổi, bổ sung.
c) Thực hiện kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất đối với trường hợp phải kiểm tra theo qui định tại Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Điều 57 Thông tư này.
d) Thực hiện kiểm tra địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư và hàng hoá xuất khẩu ngoài cơ sở sản xuất trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không lưu giữ nguyên liệu, vật tư và sản phẩm xuất khẩu tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
36. Điều 56 được sửa đổi bổ sung như sau:
“Điều 56. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu. hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công
1. Thông báo cơ sở gia công, gia công lại, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu (sau đây gọi là thông báo CSSX)
a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:
a.1) Thông báo CSSX theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 20 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và các chứng từ khác kèm theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (sau đây gọi là Chi cục Hải quan quản lý) Thông tư này thông qua Hệ thống, bao gồm cả trường hợp tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp chế xuất (sau đây gọi là DNCX).
Trường hợp Hệ thống gặp sự cố, tổ chức, cá nhân thông báo CSSX theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
a.2) Trường hợp thông tin về cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã thông báo có sự thay đổi thì tổ chức cá nhân phải thông báo bổ sung thông tin thay đổi cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi.
a.3) Trường hợp lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm ngoài cơ sở sản xuất thì trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đến địa điểm lưu giữ, tổ chức, cá nhân phải thông báo địa điểm lưu giữ cho Chi cục Hải quan quản lý thông qua Hệ thống theo mẫu số 20 Phụ lục II hoặc theo mẫu số 12/TB-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
a.4) Trường hợp thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì tổ chức, cá nhân thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý trước đây, Chi cục Hải quan quản lý mới thông qua Hệ thống hoặc bằng văn bản và thực hiện thông báo CSSX cho Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại điểm a.1 khoản này. Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan quản lý mới theo quy định tại Điều 60 Thông tư này.
a.5) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu.
a.6) Tiếp nhận phản hồi của cơ quan hải quan để sửa đổi, bổ sung (nếu có) thông tin đã thông báo trên Hệ thống.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Hệ thống tự động tiếp nhận thông báo CSSX.
b.2) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi hệ thống tiếp nhận thông báo cơ sở sản xuất, cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu thông tin thông báo CSSX với các chứng từ do tổ chức, cá nhân gửi kèm theo hệ thống và xử lý kết quả như sau:
b.2.1) Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp hoặc tổ chức cá nhân chưa khai đầy đủ chỉ tiêu thông tin thì phản hồi thông tin trên Hệ thống để tổ chức, cá nhân biết sửa đổi, bổ sung.
b.2.2) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp thì phản hồi thông tin chấp nhận thông báo CSSX trên Hệ thống cho tổ chức, cá nhân.
b.2.3) Trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất theo khoản 1 Điều 57 Thông tư này thì phản hồi trên Hệ thống để tổ chức, cá nhân biết.
b.3) Thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất đối với trường hợp phải kiểm tra theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Điều 57 Thông tư này.
b.4) Thực hiện kiểm tra địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu ngoài cơ sở sản xuất trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không lưu giữ nguyên liệu, vật tư và sản phẩm xuất khẩu tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan.
b.5) Trường hợp tổ chức, cá nhân thay đổi Chi cục Hải quan quản lý (nơi đã thông báo CSSX) thì Chi cục Hải quan quản lý mới thực hiện theo quy định tại điểm b.1, điểm b.2, điểm b.3 và điểm b.4 khoản này. Chi cục Hải quan quản lý trước đây trao đổi, cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân cho Chi cục Hải quan quản lý mới gồm thông tin về báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hóa xuất khẩu. tình hình chấp hành pháp luật. thông tin về các nghĩa vụ thuế, thủ tục hải quan tổ chức cá nhân chưa hoàn thành (nếu có) và các thông tin thu thập được trong quá trình quản lý tổ chức, cá nhân đến thời điểm thay đổi.
2. Thủ tục thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công
a) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:
Trước khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công cho Chi cục Hải quan quản lý nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21, mẫu số 22 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc theo mẫu số 18/TBHĐGC/GSQL phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Hệ thống tự động tiếp nhận và phản hồi số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công.
Tổ chức, cá nhân chỉ thông báo một lần và thông báo bổ sung khi có sự thay đổi về các nội dung đã thông báo. Số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công được khai trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị và sản phẩm để thực hiện hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công tại ô giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu theo hướng dẫn tại mẫu số 01, mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Cơ quan hải quan sử dụng thông tin thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để theo dõi, phân tích, đánh giá rủi ro quá trình hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm của tổ chức, cá nhân.”
...
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
(xem nội dung chi tiết tại Phụ lục II và Phụ lục V)*
...
Điều 58. Địa điểm làm thủ tục hải quan
1. Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu:
a) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công. nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:
a.1) Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất.
a.2) Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.
a.3) Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.
b) Đối với doanh nghiệp chế xuất (DNCX):
b.1) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX. hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp nhập khẩu). hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
b.2) Trường hợp DNCX nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
2. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu:
a) Đối với hàng hóa là sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện.
b) Đối với DNCX:
b.1) Hàng hóa là sản phẩm xuất khẩu của DNCX. hàng hóa là máy móc, thiết bị tái xuất sau khi đã tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp xuất khẩu) DNCX được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan thuận tiện. trừ trường hợp hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
b.2) Trường hợp DNCX xuất khẩu hàng hóa theo quyền xuất khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
...
Điều 60. Báo cáo quyết toán
1. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán
Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.
2. Địa điểm nộp báo cáo quyết toán
Tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 Thông tư này hoặc Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
a) Nộp báo cáo quyết toán
a.1) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:
Nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu và tổ chức, cá nhân xuất khẩu phải báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều này.
a.2) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài:
Trường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên đặt gia công cung cấp, máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia công, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh tại tài khoản ngoài bảng hoặc trên Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân thì nộp báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL đối với nguyên liệu, vật tư và mẫu số 16/BCQT-MMTB/GSQL đối với máy móc, thiết bị ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư này. Trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết lượng hàng hóa, không theo trị giá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ thống của tổ chức, cá nhân để lập báo cáo quyết toán đối với phần hàng hóa không quản lý theo trị giá này.
a.3) Đối với DNCX báo cáo quyết toán được lập theo nguyên tắc nêu tại điểm a.1, a.2 khoản này tương ứng với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công.
b) Lập và lưu trữ sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.
c) Lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo các quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ xuất khẩu theo số hợp đồng, đơn hàng.
d) Lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến việc xử lý phế liệu, phế phẩm.
đ) Xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
5. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
a) Tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu do người khai hải quan nộp.
b) Kiểm tra báo cáo quyết toán:
b.1) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán:
b.1.1) Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu.
b.1.2) Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với Hệ thống của cơ quan hải quan.
b.1.3) Kiểm tra sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế.
b.1.4) Kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp.
b.2) Trường hợp tại thời điểm kiểm tra báo cáo quyết toán phát sinh việc kiểm tra trước khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán kết hợp kiểm tra hoàn thuế, không thu thuế.
b.3) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 59 Thông tư này.
Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán kết hợp việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại trụ sở người khai hải quan, ngoài trình tự, thủ tục kiểm tra theo quy định tại Điều 59 Thông tư này, cơ quan hải quan phải thực hiện kiểm tra và kết luận về tính chính xác, trung thực của hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế và việc đáp ứng các điều kiện quy định về các trường hợp được hoàn thuế, không thu thuế của tổ chức, cá nhân.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
39. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 60. Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư. nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trước khi thực hiện việc trao đổi thông tin lần đầu khi kết nối với Hệ thống của cơ quan hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chốt tồn đầu kỳ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm công bố chuẩn dữ liệu để thực hiện việc trao đổi thông tin giữa Hệ thống của tổ chức, cá nhân với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.
Trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan hải quan thì định kỳ báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan theo năm tài chính. Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.
a) Nguyên tắc lập sổ chi tiết kế toán và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm quản lý và theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật trên hệ thống sổ kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho (nhập khẩu hoặc mua trong nước). Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng loại hình trong kỳ (nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh, nhập lại nguyên vật liệu sau sản xuất...) đã khai trên tờ khai hải quan và chứng từ nhập kho trong kỳ.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập và lưu trữ sổ chi tiết đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo chứng từ hàng hóa nhập khẩu. lập và lưu trữ sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu theo hợp đồng, đơn hàng. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không tách biệt được nguồn theo nguyên tắc này thì kiểm tra, xác định số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sử dụng đúng mục đích theo nguyên tắc tỷ lệ số lượng sản phẩm đầu ra được xuất khẩu đúng loại hình.
Tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo hình thức nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm.
Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình.
b) Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất - nhập - tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả nhập khẩu của DNCX) cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này. báo cáo quyết toán về tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này và định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 27 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 16/ĐMTT-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này.
c) Sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu
a) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán: Cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Riêng đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.
b) Thẩm quyền kiểm tra: Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra theo mẫu số 17/QĐ-KTBCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý thực hiện việc kiểm tra. Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán trùng với kế hoạch kiểm tra sau thông quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch.
c) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hải quan xuất khẩu sản phẩm, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác phát sinh trong kỳ báo cáo người khai hải quan phải lưu theo quy định tại Điều 16a Thông tư này. Trường hợp kiểm tra các nội dung quy định trên mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật.
d) Thời gian, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 59 Thông tư này. Riêng Biên bản kiểm tra báo cáo quyết toán và kết luận kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo mẫu số 17a/BBKT-BCQT/GSQL và mẫu số 17b/KLKT-BCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
4. Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu
a) Khi hết hạn nộp báo cáo quyết toán, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện các công việc sau:
a.1) Có văn bản mời tổ chức, cá nhân đến cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định.
a.2) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi văn bản, tổ chức, cá nhân không đến làm việc thì cơ quan hải quan thực hiện điều tra xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
a.3) Thực hiện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của tổ chức, cá nhân.
a.4) Phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, xác minh, truy tìm đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
b) Biện pháp xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc, điều tra, xác minh, truy tìm:
b.1) Đối với tổ chức, cá nhân không báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn hoạt động, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định và chuyển thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành.
b.2) Đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích mà cơ quan hải quan không có định mức thực tế để xác định số tiền thuế thì sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự của tổ chức, cá nhân khác. Sau khi xác định được số tiền thuế thì hoàn thiện hồ sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy định của Bộ Luật hình sự.”
...
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
(xem nội dung chi tiết tại Phụ lục II và Phụ lục V)*
Điều 61. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm
1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
a) Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh do bên đặt gia công cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ. nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng nhập khẩu từ nước ngoài) thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu qui định tại Chương II Thông tư này.
b) Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam cung cấp theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thực hiện theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
c) Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam, người khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan (trừ trường hợp mua từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu phi thuế quan). trường hợp nguyên liệu, vật tư thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, bên nhận gia công kê khai, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm gia công theo thuế suất, trị giá của nguyên liệu, vật tư tự cung ứng cấu thành sản phẩm.
d) Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu trước khi ký kết hợp đồng gia công:
Bên nhận gia công được sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu để cung ứng cho hợp đồng gia công. chính sách thuế, thủ tục hoàn thuế thực hiện theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu quy định tại Điều 114 Thông tư này nếu thời gian nhập khẩu không quá 02 năm kể từ khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu đến khi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu, vật tư cung ứng.
Đối với sản phẩm sản xuất xuất khẩu có chu kỳ sản xuất trên 02 năm thì thực hiện theo từng sản phẩm xuất khẩu. Tổ chức, cá nhân phải có văn bản giải trình, xuất trình chứng từ chứng minh chu kỳ sản xuất sản phẩm cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán hợp đồng gia công và được chấp thuận.
2. Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công
Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ hợp đồng gia công thì thực hiện theo loại hình tạm nhập-tái xuất quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
3. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công
Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu qui định tại Chương II Thông tư này.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
40. Điều 61 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 61. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài
1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
a) Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm cả sản phẩm hoàn chỉnh do bên đặt gia công cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ. nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng nhập khẩu từ nước ngoài) thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Chương II Thông tư này.
b) Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam cung cấp theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thực hiện theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
c) Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam, người khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan (trừ trường hợp mua từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu phi thuế quan).
d) Đối với nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu trước khi ký kết hợp đồng gia công, bên nhận gia công được sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu này để cung ứng cho hợp đồng gia công. Trước khi sử dụng nguyên liệu, vật tư để cung ứng cho hợp đồng gia công thì tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
2. Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công
Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ hợp đồng gia công thì thực hiện theo loại hình tạm nhập - tái xuất quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
3. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công
Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Chương II Thông tư này.
Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất khẩu thực hiện việc kê khai sản phẩm gia công trên một dòng hàng và nguyên liệu, vật tư mua trong nước cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai, tại chỉ tiêu “mã số quản lý riêng” của dòng hàng khai mã “NVLCTXK”, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) đối với nguyên liệu, vật tư trên tờ khai hải quan xuất khẩu.”*
...
Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa. phế liệu, phế phẩm. máy móc, thiết bị thuê, mượn
1. Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực
a) Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa. máy móc, thiết bị thuê, mượn. phế liệu, phế phẩm theo mẫu số 17/XL-HĐGC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
b) Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, tổ chức, cá nhân phải thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm (nếu có).
2. Các hình thức xử lý
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được thực hiện như sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam.
b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài.
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.
d) Biếu, tặng tại Việt Nam.
đ) Tiêu huỷ tại Việt Nam.
3. Thủ tục hải quan
a) Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa ngoài định mức, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam:
a.1) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
a.2) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổ chức, cá nhận khác tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
b) Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tạm nhập gia công ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
c) Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư. máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác cùng hoặc khác đối tác nhận, đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực, thực hiện theo thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này.
d) Tiêu huỷ nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu huỷ. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm tổ chức việc tiêu hủy, cơ quan hải quan không thực hiện giám sát.
đ) Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa do tổ chức, cá nhân tự cung ứng bằng hình thức nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình gia công, sau khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực:
đ.1) Trường hợp bên đặt gia công đã thanh toán tiền mua nguyên liệu, vật tư thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
đ.2) Trường hợp bên đặt gia công chưa thanh toán tiền mua nguyên liệu, vật tư thì đăng ký tờ khai mới và làm thủ tục theo quy định tại Chương II Thông tư này.
4. Đối với các hợp đồng gia công có cùng đối tác đặt gia công và cùng đối tác nhận gia công, tổ chức, cá nhân được bù trừ nguyên liệu cùng chủng loại, cùng quy cách, phẩm chất.
5. Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
42. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa. phế thải, phế liệu, phế phẩm. máy móc, thiết bị thuê, mượn
1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định.
2. Các hình thức xử lý
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công và sản phẩm gia công được thực hiện như sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam.
b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài.
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.
d) Biếu, tặng tại Việt Nam.
đ) Tiêu hủy tại Việt Nam.
3. Thủ tục hải quan
a) Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam:
a.1) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
a.2) Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này.
b) Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và khoản 21 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
Thủ tục xuất trả máy móc, thiết bị tạm nhập ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất trả ra nước ngoài theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.
c) Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư. máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác cùng hoặc khác đối tác nhận, đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực, thực hiện theo thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này.
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.”*
...
Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
a) Sản phẩm gia công. máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn. nguyên liệu, vật tư dư thừa. phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
2. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.
3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
58. Khoản 3...Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.*
4. Thời hạn làm thủ tục hải quan
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
58. Khoản...4...Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.*
5. Thủ tục hải quan
a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:
a.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.
a.3) Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
b.3) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này.
d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:
d.1) Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
d.2) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá.
d.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan. kiểm tra, giám sát hải quan. thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
58. Khoản...5 Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
5. Thủ tục hải quan
a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:
a.1) Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.
a.3) Thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu.
a.4) Tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#&số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
b.3) Ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ thì thông báo việc đã hoàn thành thủ tục cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
b.4) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu:
c.1) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này.
c.2) Theo dõi những tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ và thông báo cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu để quản lý, theo dõi, đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan.
d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu:
d.1) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
d.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 01/TB- XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.
d.3) Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ hoàn thành thủ tục hải quan.”
...
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
(xem nội dung chi tiết tại Phụ lục V)*
6. Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên. doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau. Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện. chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra.
File gốc của Công văn 3408/GSQL-GQ2 năm 2018 hướng dẫn thủ tục gia công hàng hóa có chỉ định giao nhận hàng tại Việt Nam do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành đang được cập nhật.
Xuất nhập khẩu
- Quyết định 2302/QĐ-BCT năm 2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Công văn 4833/TCHQ-GSQL năm 2021 xử lý xe ô tô tồn đọng theo quy định Quyết định 14/2021/QĐ-TTg do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4839/TCHQ-TXNK về công tác thu ngân sách nhà nước cuối năm 2021 do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4805/TCHQ-TXNK năm 2021 về khai báo C/O đối với mặt hàng sợi chịu thuế chống bán phá giá do Tổng cục Hải quan ban hành
- Quyết định 2556/QĐ-TCHQ năm 2021 về Sổ tay hướng dẫn công tác nghiên cứu khoa học ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4799/TCHQ-TXNK năm 2021 về gia hạn thời gian nộp thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4797/TCHQ-KTSTQ năm 2021 thực hiện công tác Kiểm tra sau thông quan trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4798/TCHQ-TXNK năm 2021 thực hiện công tác báo cáo vướng mắc phân loại hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành
- Thông báo 4800/TB-TCHQ năm 2021 về kết quả xác định trước mã số đối với Module điều khiển tín hiệu chiếu sáng của đèn LED do Tổng cục Hải quan ban hành
- Công văn 4779/TCHQ-TXNK năm 2021 về điều chỉnh Danh mục miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ dự án xây dựng tuyến Đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (Dự án) do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 3408/GSQL-GQ2 năm 2018 hướng dẫn thủ tục gia công hàng hóa có chỉ định giao nhận hàng tại Việt Nam do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
Chính sách mới
- Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
- Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
- Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
- Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
- Tiêu chí phân loại phim 18+
- Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
- Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
- Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023
Tin văn bản
- Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
- Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
- Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
- Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
- HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
- Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
- Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
- Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Cục Giám sát quản lý về hải quan |
Số hiệu | 3408/GSQL-GQ2 |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Vũ Lê Quân |
Ngày ban hành | 2018-10-25 |
Ngày hiệu lực | 2018-10-25 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |