BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v trả lời kiến nghị về thủ tục hải quan | Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2014 |
Kính gửi: Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh
(Đ/c: Phòng 1407, Tòa nhà Sun Wah, số 115 Nguyễn Huệ, TP Hồ Chí Minh)
1. Phân luồng hàng hóa nhập khẩu: Việc phân luồng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện hoàn toàn tự động trên hệ thống VNACCS/VCIS, không có sự can thiệp, xử lý của công chức hải quan.
Căn cứ quy định tại Điều 21 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 01/4/2014):
2. Thủ tục kiểm tra giấy phép điện tử:
Tuy nhiên, hệ thống kiểm tra, đối chiếu thông tin giấy phép trên tờ khai chỉ thực hiện khi các Bộ, ngành cấp Giấy phép thông qua cơ chế hải quan một cửa quốc gia. Đến thời điểm hiện tại của việc triển khai Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm cơ chế hải quan một cửa quốc gia, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải về cơ bản đã hoàn thành giai đoạn 1 của lộ trình thí điểm. Hiện tại, cơ quan thường trực cũng đang xúc tiến các công tác chuẩn bị cho thực hiện giai đoạn 2 của 3 Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường.
Theo quy định Khoản 3, Điều 5, Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 thì: “Các chứng từ thuộc hồ sơ trên nếu không phải bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì người khai hải quan phải dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của chứng từ đó”. Theo đó, các chứng từ, hồ sơ cung cấp cho cơ quan Hải quan thể hiện bằng Tiếng Anh thì cơ quan Hải quan phải chấp nhận và xử lý.
Theo quy định tại khoản 6, Điều 24 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại thì khi doanh nghiệp chế xuất nộp báo cáo nhập-xuất-tồn, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện tiếp nhận thông tin khai báo; DNCX chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu báo cáo. Theo đó, cơ quan hải quan sẽ chấp nhận số liệu trên hệ thống của Doanh nghiệp, tại thời điểm nộp báo cáo Doanh nghiệp không phải giải trình về số liệu báo cáo. Sau khi tiếp nhận báo cáo nhập-xuất-tồn, cơ quan Hải quan trên cơ sở hệ thống quản lý rủi ro sẽ kiểm tra xác suất để đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết sẽ đề nghị Doanh nghiệp giải trình cụ thể về số liệu báo cáo nếu có sự không khớp giữa số liệu của Doanh nghiệp và dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Căn cứ quy định trên, Doanh nghiệp có cơ hội giải trình và cơ quan Hải quan chỉ tiến hành ấn định thuế sau khi đã thực hiện kiểm tra sau thông quan và có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
5.1. Liên quan đến định mức hành lý nhập cảnh, đề nghị Hiệp hội nghiên cứu quy định tại các văn bản:
Hiện nay, Tổng cục Hải quan và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ký thỏa thuận về việc cung cấp thông tin cho khách nhập cảnh trên chuyến bay tại Hội nghị phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng hàng không, theo đó liên quan đến định mức hành lý nhập cảnh và thủ tục khai báo hải quan đối với khách nhập cảnh được Chi cục Hải quan sân bay quốc tế phổ biến rộng rãi các thông tin cho hành khách xuất nhập cảnh. Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục phối hợp với các hãng hàng không để cung cấp kịp thời thông tin về chế độ, chính sách liên quan cho hành khách xuất nhập cảnh.
5.2. Về vấn đề lệ phí không chính thức tại sân bay:
6. Vấn đề về trị giá tính thuế và mã số HS của hàng hóa:
Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang thực hiện theo Hiệp định trị giá GATT 1994 và được nội luật hóa tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ, Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, theo đó: Trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn từ Điều 13 đến Điều 19 tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC.
6.1. Về mã số HS của hàng hóa:
7. Quy định liên quan đến lỗi nhỏ trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
8. Minh bạch hóa quy định trong Thông tư:
- Việc tham vấn trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một bước trong quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc tham vấn được thực hiện bằng cách trực tiếp gửi văn bản đề nghị tham gia ý kiến hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính.
- Như trên; | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Từ khóa: Công văn 3178/TCHQ-GSQL, Công văn số 3178/TCHQ-GSQL, Công văn 3178/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan, Công văn số 3178/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan, Công văn 3178 TCHQ GSQL của Tổng cục Hải quan, 3178/TCHQ-GSQL
File gốc của Công văn 3178/TCHQ-GSQL năm 2014 trả lời kiến nghị về thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Công văn 3178/TCHQ-GSQL năm 2014 trả lời kiến nghị về thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 3178/TCHQ-GSQL |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Vũ Ngọc Anh |
Ngày ban hành | 2014-03-28 |
Ngày hiệu lực | 2014-03-28 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |